1/ Kiến thức: Hsinh biết : H2SO4 loãng là một axít mạnh có đầy ủ tính chất chung của axit , nhưng H2SO4 lại có tính chất đặc biệt là tính oxi hoá mạnh .
Vai trò của H2SO4 trong nền kinh tế quốc dân. phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp .
Học sinh hiểu :H2SO4 đặc có tính oxi hoá mạnh gây ra bởi gốc , trong đó S có số oxi hoá cao nhất (+6).
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 6316 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 55 bài axit sunfuric - Muối sunfat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01-03-2009
Tiết : 55-56 Bài :
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ Kiến thức: Hsinh biết : H2SO4 loãng là một axít mạnh có đầy ủ tính chất chung của axit , nhưng H2SO4 lại có tính chất đặc biệt là tính oxi hoá mạnh .
Vai trò của H2SO4 trong nền kinh tế quốc dân. phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp .
Học sinh hiểu :H2SO4 đặc có tính oxi hoá mạnh gây ra bởi gốc , trong đó S có số oxi hoá cao nhất (+6).
2/ Kĩ năng: hsinh vận dụng : Viết PTHH của các phản ứng trong đó H2SO4 đặc nóng oxi hoá được cả kim loại hoạt động yếu và một số pkim
3/ Thái độ: cẩn thận khi làm việc cũng như trong nghiên cứu.
II/ CHUẨN BỊ:
1) Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, hình vẽ, H2SO4 đ, H2SO4l . Cu , quỳ tím, ống nghiệm đèn cồn, giá thí nghiệm.
Sử dụng phương pháp :Đàm thoại + Thí nghiệm trực quan+ Nêu vấn đề.
2) Chuẩn bị của học sinh :Ôn tập các nội dung tính chất axít của H2SO4 đã học lớp 9
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1) Ổn định tình hình lớp: Kiểm tra sỉ số, ổn định trật tự
2) Kiểm tra bài cũ : Hoạt động 1
3) Bài mới :
Tl
H-Đ CỦA THẦY
H-Đ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
TIẾT 55 A/ AXIT SUNFURIC H2SO4
6’
Hoạt động 2: I) TÍNH CHẤT VẬT LÍ
GV: GV: Cho hs q/sát lọ đựng axit H2SO4 đặc và yêu cầu mô tả trạng thái ,màu sắc của axit H2SO4 ?
GV làm TN pha loãng H2SO4 đ bằng nước (Cho axit đặc chảy dọc theo đũa thuỷ tinh vào cốc nước và khuấy đều,cho hs sờ vào thành cốc để cảm nhận) .
GV Có thể làm ngược lại được không? Giải thích ?
HS: Chất lỏng ,không màu, không bay hơi ,sánh như dầu thực vật.
HS: theo dõi và ghi chép .
HS: Nước sôi đột ngột bắn ra ngoài gây nguy hiểm.
-Chất lỏng ,k0 màu, k0 bay hơi ,sánh như dầu t/vật.
-Nặng gần gấp đôi nước
-Tan vô hạn trong nước, toả nhiều nhiệt .
Þ Pha loãng H2SO4 đặc bằng nước : chỉ được phép cho chảy từ từ dòng nhỏ axit đặc vào nước và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh ,không làm ngược lại .
5’
II) TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
Hoạt động 3: 1)Tính chất của dd H2SO4 loãng : có tính chất của một axit mạnh
GV: Nêu tính chất chung của axit và lấy ví dụ minh hoạ với H2SO4l?
GV: Xác định số oxi hoá của các chất tham gia phản ứng và vai trò của chúng?
HS:a)Làm đổi màu chất chỉ thị : làm quì tím hoá đỏ.
b.Tác dụng với bazơ và oxit bazơ:
c. Tác dụng với muối :
d.Tácdụng với kim loại
a.Làm đổi màu chất chỉ thị : làm quì tím hoá đỏ .
b.Tác dụng với bazơ và oxit bazơ: 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O
FeO + H2SO4 FeSO4 + H2O
c. Tác dụng với muối :
BaCl2+ H2SO4 BaSO4 ¯+ 2HCl
d.Tácdụng với kim loại :
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
15’
2) Tính chất của H2SO4 đặc - Hoạt động 4: a) Tính oxi hoá mạnh của H2SO4 đặc
GV : Cu + H2SO4 loãng ® ?GV: Nhưng với H2SO4đ,nóng thì sao? Các em quan sát TN sau và giải thích ?Gv cho mẫuCu vào ố/ng sau đó rót H2SO4đ vào, đậy ố/ng đèn cồn , quan sát màu trong dd và giấy quỳ tím .
GV: So sánh phản ứng của kim loại với H2SO4 l và H2SO4đ ? ( ví dụ với Fe)
GV: Các em quan sát 2TN sau và giải thích ?Gv cho 2 mẫu S vào 2 ô/ng sau đó rót H2SO4đ và H2SO4l vào môõi ô/ng, đậy ố/ng bằng giấy quỳ tím ẩm, rồi đun nóng trên ngọn đèn cồn, quan sát trong dd và giấy quỳ tím , rút ra nhận xét ?
GV: các em lấy vài ví dụ hợp chất có tính khử?
GV: Ssánh p.ứng của FeO với H2SO4l và H2SO4đ?
Học sinh quan sát thí nghiệm ,giải thích và viết phương trình chứng minh
*Tác dụng kim loại ( Trừ Au , Pt…)
Nhận xét: +Sản phẩm hầu như không có H2 .
+Kim loại bị oxi hoá lên mức cao.
+S trong bị khử xuống mức thấp hơn.
+ dd H2SO4 đ,nguội thụ động với Al, Fe…
* Tác dụng với phi kim : C, S, P …
*Tác dụng nhiều hợp chất có tính khử :
7’
Hoạt động 5: b) Tính háo nước của H2SO4 đặc
GV: Các em quan sát TN: dùng đũa thuỷ tinh nhúng vào dd H2SO4đ rồi viết lên tờ giấy sau đó đưa cho HS xem và nhận xét ?
GV: H2SO4đ hoá than được nhiều h/c gluxit, nên phải cẩn thận .
GV: Kết luận : T/c axit của H2SO4 loãng thể hiện bằng t/c của ion H+, còn tính oxi hoá mạnh H2SO4 đ thể hiện bằng t/c của toàn p.tử H2SO4
HS: nét chữ bị hoá đen .
Sau đó C bị oxi hoá thành CO2
5’
Hoạt động 6: Củng cố tiết 55.
GV: Có thể làm khô các khí ẩm sauH2S; HBr; HI bằng ddH2SO4đặc được không?Vì sao?Viết pt pư?
HS: Không được . Vì H2SO4 đặc là chất oxi hoá mạnh, còn H2S; HBr; HI là chất khử mạnh nên xảy ra phản ứng giữa chúng.Ví dụ H2SO4đ + 8HI H2S + 4I2 + 4 H2O
3’
TIẾT 56 Hoạt động 7: III) Ưùng dụng
GV: hãy cho biết vai trò và ứng dụng của axit H2SO4
HS: H2SO4 là hoá chất hàng đầu được dùng nhiều trong các ngành sản xuất ( trên thế giơi sản xuất 160 triệu tấn/ năm)
- Sx phân bón, thuốc trừ sâu, chất dẻo, sơn màu, dược phẩm…
-Là hoá chất hàng đầu được dùng nhiều trong các ngành sx ( trên TG sản xuất 160 triệu tấn/ năm)
-Sx phân bón, thuốc trừ sâu, chất dẻo, sơn màu, d/phẩm…
20’
Hoạt động 8: IV/ SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC ( H2SO4 có vai trò lớn trong đsống và sx, H2SO4 có trong t/nhiên k0? Việc sản xuất axit H2SO4 ntn?
GV: Phân tích các bước sản xuất axit H2SO4 :
GV: Hãy cho biết quá trình sản xuất H2SO4 trong công nghiệp gồm mấy công đoạn chính? Đó là công đoạn nào?Quá trình s/xuất mỗi công đoạn?
GV: bổ sung thêm và lưu ý học sinh người ta không dùng H2O để hấp thụ SO3 vì tạo dạng sương mù ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình sản xuất H2SO4 .
GV: người ta tiến hành pha loãng olêum bằng cách nào? vì sao ?
HS: cùng tham gia xây dựng bài với giáo viên .
HS: Gồm 3 công đoạn. đó là
Trong CN axit H2SO4 sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc. Chia ra 3 công đoạn :
1) Sản xuất lưu huỳnh đi oxit . SO2
Nguyên liệu : quặng S, quặng pirit sắt FeS2 .
Các phương trình : S+O2 SO2
4FeS2 + 11O2 2 Fe2O3 + 8 SO2
2) Sản xuất lưu huỳnh tri oxit SO3 .
2SO2 + O2 2 SO3
3) Hấp thụ SO3 bằng H2SO4 đ
-Dùng dd H2SO498% hấp thụ SO3 thành oleum
H2SO4 + n SO3 H2SO4.n SO3
- Dùng nước pha loãng oleum thành H2SO4đ
H2SO4 .n SO3 + n H2O (n+1) H2SO4
B) MUỐI SUNFAT. NHẬN BIẾT ION SUNFAT.
15’
Hoạt động 9: 1) Muối sunfat
GV: phân tích cấu tạo
GV: Axit H2SO4 có mấy loại muối tương ứng ? Cho VD ? Gọi tên từng muối đó ?
HS: có 2 loại muối tương ứng :
+Muối trung hoà (muối sunfat) :Na2SO4…
+Muối axit (muốihiđrosunfat):NaHSO4…
Muối sunfat là muối của H2SO4 Có 2 loại muối:
+Muối trung hoà(muối sunfat:):Na2SO4... Phần lớn muối tan tốt trừ BaSO4, SrSO4; PbSO4 không tan
+Muối axit (muối hiđrosunfat ) :NaHSO4…
15’
Hoạt động 10: 2) Nhận biết ion sunfat :
GV: Dựa vào tính tan của muối sunfat hãy nêu thuốc thử nhận biết gốc sunfat?trình bày phương pháp nhận biết ion sunfat?
HS: Dùng thuốc thử là dd muối Bari hoặc Ba(OH)2.
HS: BaCl2+ H2SO4 BaSO4 ¯+ 2HCl
Ba(OH)2+ Na2SO4 BaSO4 ¯+ 2NaOH
*Thuốc thử n/biết ion là Ba2+: BaCl2; Ba(NO3)2; Ba(OH)2
* Phương pháp :-Lấy mẫu thử + thuốc thử +Ht:kết tủa trắng không tan trong axit+Kết luận dd có ion .Viết ph.trình.
Ví dụ : BaCl2+ H2SO4 BaSO4 ¯+ 2HCl
5’
Hoạt động 6: Củng cố bài
GV: Có 4 lọ chứa 4 chất riêng biệt không màu: NaCl ,HCl , Na2SO4 , Ba(NO3)2 . Hãy nhận biết bằng pp hoá học .Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra?
HS: Dùng quỳ tím nhận ra dd HCl . Dùng BaCl2 nhận biết Na2SO4 . Dùng Na2SO4 nhận biết Ba(NO3)2 . còn lại NaCl.
4) Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau :
*Bài tập về nhà : Làm bài tập SGK từ bài 1 đến bài 6 /trang 143 và bài tập SBT.
*Các em về nhà học bài . Chuẩn bị bài : LUYỆN TẬP : OXI – LƯU HUỲNH
File đính kèm:
- T55-56HK2.doc