A.Mục tiêu:
-HS biết và hiểu tính chất vật lý và tính chất hoá học của nước
-HS hiểu và viết được PTHH thể hiện được tính chất hoá học của nước,tiếp tục rèn luyện kỹ năng tính toán thể tích các chất khí theo PTHH.
-HS biết được những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng chống ô nhiễm,có ý thức giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm
8 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 55: nước (tiết hai), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...................
Ngày dạy:.....................
Tiết55:nước(tiếp)
A.Mục tiêu:
-HS biết và hiểu tính chất vật lý và tính chất hoá học của nước
-HS hiểu và viết được PTHH thể hiện được tính chất hoá học của nước,tiếp tục rèn luyện kỹ năng tính toán thể tích các chất khí theo PTHH.
-HS biết được những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng chống ô nhiễm,có ý thức giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV:Chuẩn bị để làm các thí nghiệm sau:
-Tác dụng với kim loại.
-Tác dụng với o xít bazơ.
-Tác dụng với 1 số o xít a xít.
*Dụng cụ:
-Cốc thuỷ tinh loại 250 ml: 2 chiếc.
-Phễu,ống nghiệm,lọ thuỷ tinh có nút nhám đã thu sẵn khí o xi,muôi sắt.
*Hoá chất:
-Quỳ tím,Na,H2O,vôi sống,phốt pho đỏ
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
Kiểm tra bài cũ và chữa bài tập về nhà
GV:Kiểm tra lý thuyết HS 1:Nêu thành phần hoá học của nước?
GV:Gọi HS 2 chữa bài tập 3(sgk tr 125)
GV:Có thể gọi HS giải bằng những cách khác.
GV:Gọi HS 3 chữa bài tập 4 sgk tr 125
GV:Gọi HS nhận xét.
HS 1:trả lời lý thuyết
HS 2:Chữa bài tập 3(sgk tr 125)
PTHH: 2H2 + O22H2O
2 mol 1mol 2 mol
2x 22,4l 22,4l 2x18 g
x lít y lít 1,8 g
VH2=x==2,24 lít
VO2=y=VH2==1,12 lít
HS 3:Chữa bài tập 4
2H2 + O22H2O
2x22,4l 2 x 18gam
112 l x gam
mH2O=x==90 gam
Hoạt động 2:
II/Tính chất của nước
1/Tính chất vật lý
GV:Yêu cầu HS liên hệ thực tế và nhận xét các tính chất của nước.
HS:Nước là chất lỏng không màu ,không mùi,không vị.
Sôi ở 1000C(áp suất 1atm)
Hoá rắn ở O0C.
Khối lượng riêng là 1g/ml
Nước có thể hoà tan được nhiều chất rắn,lỏng khí
Hoạt động 3
2/Tính chất hoá học
GV:Nhúng quỳ tím vào cốc nước
->Yêu cầu HS quan sát.
GV:Cho một mẩu Na vào một cốc nước
GV:Nhúng một mẩu quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng
GV:Hướng dẫn HS viết PTHH
GV:Gọi 1HS đọc phần kết luận ở sgk tr
GV:Làm thí nghiệm:Cho một cục vôi nhỏ vào cốc thuỷ tinh,rót một ít nước vào vôi sống
->Yêu cầu HS quan sát và nhận xét.
GV:Nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào.
GV:Vậy hợp chất được tạo thành có công thức như thế nào?
->Từ đó yêu cầu HS viết PTHH
GV:thông báo:Nước còn hoá hợp với Na2O,K2O,BaO...tạoNaOH,KOH,Ba(OH)2
GV:Gọi 1HS đọc kết luận trong sgk tr 123
GV:Làm thí nghiệm:
Đốt P đỏ trong o xi tạo thành P2O5(trong lọ thuỷ tinh có nút nhám)
Rót một ít nước vào lọ,đậy nút lại và lắc đều.Nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được->Gọi một HS nhận xét.
GV:Dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là dung dịch a xít.Vậy hợp chất tạo ra ở phản ứng trên thuộc loại a xít
->Gv hướng dẫn HS lập công thức của hợp chất tạo thành và viết PTHH
GV:Thông báo:
Nước còn hoá hợp với nhiều o xít a xít khác như SO2,SO3,N2O5.....tạo ra a xít tương ứng.
GV:Gọi 1 HS đọc kết luận sgk
a)Tác dụng với kim loại
HS:Quan sát và nhận xét:Quỳ tím không chuyển màu.
HS:Quan sát và nhận xét:Miếng Na chạy nhanh trên mặt nước(nóng chảy thành giọt tròn)->Phản ứng toả nhiều nhiệt
Có khí thoát ra(H2)
HS:Nhận xét:Quỳ tím chuyển thành màu xanh
PT:2Na + 2H2O2NaOH + H2
HS:Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như K,Na,Ca,Ba....
b)Tác dụng với một số o xít bazơ
HS:Nêu hiện tượng:
Có hơi nước bốc lên.
CaO rắn chuyển thành chất nhão.
Phản ứng toả nhiều nhiệt
HS:Quỳ tím hoá xanh.
HS:PTHH:CaO + H2O-> Ca(OH)2
HS:Hợp chất tạo ra do o xít bazơ hoá hợp với nước thuộc loại bazơ.Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh.
c)Tác dụng với một số o xít a xít
HS:Giấy quỳ tím hoá đỏ.
HS:P2O5 + 3H2O2H3PO4
HS:Hợp chất tạo ra do nước hoá hợp với o xít a xít thuộc loại a xít.Dung dich a xít làm đôỉ màu quỳ tím thành đỏ.
Hoạt động 4:
III/Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất- Chống ô nhiễm nguồn nước
GV:Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
Vai trò của nước trong đời sông và sản xuất?Chúng ta cần làm gì để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm?
GV:Gọi đại diện từng nhóm HS nêu:
HS:
1)Vai trò của nước trong đời sống sản xuất:Như sgk
2)Chúng ta cần góp phần để giữ cho các nguồn nước không bị ô nhiễm:
Không được vứt rác thải ra sông,hồ
Kênh ,rạch,ao.....
Phải xử lý nước thải sinh hoạt nướcthải công nghiệp trước khi cho chảy vào hồ sông
Hoạt động 5:
Luyện tập –Củng cố
GV:Yêu cầu HS làm bài luyện tập 1:
Bài tập 1:Hoàn thành PTHH khi cho nước lần lượt tác dụng với:K,Na2O,SO3......
GV:Gọi 1 HS lên chữa,đồng thời chấm vở của một vài HS.
GV:Cho HS làm bài luyện tập 2:
Bài tập 2:Để có một dung dịch chứa 16 gam NaOH,cần phải lấy bao nhiêu gam Na2O cho tác dụng với nước?
GV:Gọi 1 HS lên làm trên bảng.
HS:Làm bài tập vào vở
2K + 2H2O2KOH + H2
Na2O + H2O2NaOH
SO3 + H2OH2SO4
HS:nNaOH==0,4 mol
PT: Na2O + H2O2NaOH
Theo PT:nNa2O=nNaOH=0,2 mol
mNa2O=0,2 x 62=12,4 gam
Hoạt động 6:Dặn dò-Bài tập về nhà
GV:Dặn HS ôn lại khái niệm,cách gọi tên,phân loại o xít
Bài tập về nhà: 1->5 sgk và sbt
D.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:...................
Ngày dạy:.....................
Tiết56: a xít - bazơ - muối
A.Mục tiêu:
HS hiểu và biết cách phân loại a xít,bazơ,muối theo thành phần hoá học và tên gọi của chúng:
*Phân tử a xít gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc a xít,các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng kim loại.
*Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim koại liên kết với nhiều nhóm hiđro xít.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
GV:Máy chiếu,máy quét,một số miếng bìa có ghi công thức của một số loại hợp chất vô cơ(o xít,bazơ,muối,a xít)....để HS chơi trò chơi.
Bảng phụ 1:Tên,công thức,thành phần,gốc...của một số a xít thường gặp.
Bảng phụ 2:Tên,công thức,thành phần,gốc...của một số bazơ thường gặp.
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:
Kiểm trabài cũ
GV:Kiểm tra 2HS:
HS 1:Nêu các tính chất hoá học của nước
Viết các PTHH minh hoạ.
HS 2:Nêu khái niệm o xít,công thức chung của o xít,có mấy loại o xít?Cho mỗi loại một ví dụ minh hoạ.
GV:Gọi các HS khác nhận xét bổ sung.
GV cho điểm.
HS:trả lời lý thuyết.
HS:Viết vào góc bảng phải.
-O xít là hợp chất của hai nguyêntố,trong đó có một nguyên tố là o xi.
-Công thức chung RxOy
-Phân loại:O xít được chia thành hai loại chính.
O xít a xít:SO3,P2O5
O xít bazơ: Na2O,CuO.
Hoạt động 2:
I/A xít
GV:Yêu cầu HS lấy 3 ví dụ về a xít.
GV:Em hãy nhận xét điểm giống và khác nhau trong thành phần phân tử của các a xít trên?
GV:Từ nhận xét trên,em hãy rút ra định nghĩa a xít.
GV:Nếu kí hiệu công thức chung của các gốc a xít là A,hoá trị là n->Em hãy rút ra công thức chung của a xít.
GV:Giới thiệu:
Dựa vào thành phần có thể chia a xít thành hai loại chính:
+A xít có o xi
+A xít không có o xi.
->Các em hãy lấy ví dụ minh hoạ cho hai
loại o xít trên.
(GV hướng dẫn HS làm quen với một số gốc a xít thường gặp có trong bảng phụ lục 2 sgk tr 156)
GV:Hướng dẫn HS cách gọi tên a xít không có o xi.
GV:Yêu cầu HS đọc tên các axítHCl,HBr
GV:Giới thiệu tên của các gốc a xít tương ứng:(chuyển đuôi hiđríc thành đuôi ua)
Ví dụ:-Cl:Clo rua
=S:Sun fua
GV:Giới thiệu cách gọi tên a xít có o xi :
GV:Yêu cầu HS đọc tên các a xít:H2SO4
HNO3..........
GV:Yêu cầu HS đọc tên các a xít:HNO2
H2SO3.......
GV:Giới thiệu tên của gốc a xít tương ứng(theo nguyên tắc chuyển đuôi íc thành át,ơ thành ít).
Em hãy cho biết tên của các gốc a xít:
=SO4,-NO3,=SO3.....
GV:Yêu cầu HS làm bài luyện tập 1:
Bài tập 1:Viết công thức của các a xít có tên sau:
-A xít sun fu hiđríc
-A xít cácbo níc
-A xít phốt pho ríc
1/Khái niệm:
HS:Ví dụ:HCl,H2SO4,HNO3
HS:Nhận xét:
-Giống nhau:Đều có nguyên tử H.
-Khác nhau:Các nguyên tử H liên kết với các gốc a xít khác nhau.
HS:Kết luận
Phân tử a xít gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc a xít,các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
2/Công thức hoá học:
HS:Công thức hoá học chung của a xít là:
HnA
HS:Lấy ví dụ.
3/Phân loại:2 loại
-A xít không có o xi
Ví dụ: HCl,H2S
-A xít có o xi
Ví dụ:H2SO4,HNO3
4/Tên gọi:
-A xít không có o xi:
Tên a xít:a xít + tên phi kim +hiđríc
Ví dụ:HCl a xí clohiđríc
HBr a xít brômhiđríc
-A xít có o xi:
+A xít có nhiều nguyên tử o xi:
Tên a xít: a xít +tên phi kim+íc
Ví dụ:H2SO4 a xít sunfuríc
HNO3 a xít nitơríc
+ A xít có ít nguyên tử o xi:
Tên a xít: a xít +tên phi kim+ơ
Vídụ :HNO2 a xít sunfurơ
HS:=SO4:Sun fát
-NO3:Ni tơ rát
=SO3:Sun fít
HS:
A xít sun fu hiđríc:H2SO4
-A xít cácbo níc:H2CO3
-A xít phốt pho ríc:H3PO4
Hoạt động 3:
II/Bazơ
GV:Yêu cầu HS lấy ba ví dụ
-Em hãy nhận xét thành phần phân tử của các ba zơ trên?
-Vì sao trong thành phần phân tử của mỗi ba zơ chỉ có một nguyên tử kim loại?
-Số nhóm OH trong phân tử ba zơ được xác định như thế nào?
GV:Em hãy viết công thức chung của ba zơ
GV:Hướng dẫn cách đọc tên ba zơ.
GV:Yêu cầu HS đọc tên bazơ ở phần ví dụ.
GV:Thuyết trình phần phân loại.
GV:Hướng dẫn HS sử dụng bảng tính tan để lấy ví dụ về ba zơ tan.
1/Khái niệm
a)Ví dụ:
NaOH,Ca(OH)2,Al(OH)3
HS:
b)Nhận xét:
-Có một nguyên tử kim loại
-Một hay nhiều nhóm hiđro xít(OH)
HS:(Vì hoá trị của nhóm OH là I)
HS:Số nhóm OH được xác định bằng hoá trị của kim loại(kimloại có hoá trị bằng bao nhiêu thì phân tử ba zơ có bằng bấy nhiêu nhóm OH)
2/Công thức hoá học:
M(OH)n (n=hoá trị của kim loại)
3/Tên gọi:
Tên bazơ:Tên kim loại + hiđro xít
(Nếu kim loại có nhiều hoá trị,ta đọc tên ba zơ kèm theo hoá trị của kim loại)
HS:Ví dụ
NaOH:Nát ri hiđroxít
Fe(OH)2:Sắt (II) hiđro xít
Fe(OH)3 Sắt (III) hiđro xít
4/Phân loại:
Dựa vào tính tan ba zơ được chia thành hai loại:
a)Ba zơ tan được trong nước(gọi là kiềm)
ví dụ:NaOH,Ca(OH)2,Ba(OH)2.....
b)Ba zơ không tan trong nước:Ví Vídụ:Fe(OH)2,Al(OH)3,Cu(OH)2...
Hoạt động 4:
Luyện tập –củng cố
GV:Yêu cầu HS các nhóm thảo luận và làm vaò vở,bảng nhóm bài tập sau:
-Nhóm I:Viết công thức của của các o xítba zơ trong bảng I
-Nhóm II:Viết công thức của của các ba zơ trong bảng I
-Nhóm III:Viết công thức của của các o xít a xít trong bảng II
-Nhóm IV:Viết công thức của của các a xít tương ứng trong bảng II
Sau đó các nhóm trao đổi chéo để đọc tên
Bảng I:
STT
Nguyên tố
CTHH của o xít ba zơ
Tên gọi
Công thức của ba zơ tương ứng
Tên gọi
1
2
3
4
5
Na
Ca
Mg
Fe(II)
Fe(III)
Bảng II:
STT
Nguyên tố
Công thức của o xít a xít
Tên gọi
Công thức của a xít tương ứng
Tên gọi
1
2
3
4
S(IV)
P(V)
C(IV)
S(VI)
GV:Gọi HS tùng nhóm lần lượt lên điền vào bảng
GV:Chấm điểm các nhóm.
HS:Các nhóm thảo luận khoảng 3 phút
HS:Điền vào bảng với nội dung đầy đủ
Hoạt động 5:Bài tập về nhà:1->5 sgk tr 130
D.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet 56 hoa 8.doc