Bài giảng Tiết 56 bài 40: ancol (tiết 1)

1. Kiến thức

a) HS biết:

 Định nghĩa về ancol

 Cách phân loại ancol

 Một số tính chất vật lí của ancol: nhiệt độ sôi, tính tan, liên kết hiđro.

b) HS hiểu:

 Mối quan hệ giữa liên kết hiđro với nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của ancol

pdf15 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 10693 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 56 bài 40: ancol (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT ĐỖ CÔNG TƯỜNG  GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 11 (Chương trình Chuẩn) BÀI 40: ANCOL TỔ: HÓA HỌC GVHD: ĐINH CÔNG TRẤN GSTH: NGUYỄN LONG THẠNH ĐỒNG THÁP, 2013 1 Tiết 56 Bài 40: ANCOL (Tiết 1) A – MỤC TIÊU 1. Kiến thức a) HS biết:  Định nghĩa về ancol  Cách phân loại ancol  Một số tính chất vật lí của ancol: nhiệt độ sôi, tính tan, liên kết hiđro. b) HS hiểu:  Mối quan hệ giữa liên kết hiđro với nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của ancol c) HS vận dụng:  Vận dụng kiến thức về liên kết hiđro giải thích một số tính chất vật lí của ancol. 2. Kĩ năng:  Viết đúng CTCT đồng phân ancol  Đọc tên ancol khi biết CTCT và viết được CTCT khi biết tên ancol. 3. Tình cảm, thái độ – Làm việc khoa học, nghiêm túc, tích cực. – Yêu thích môn hóa học, phát huy tính tư duy của học sinh. B – TRỌNG TÂM  Đặc điểm cấu tạo của ancol  Quan hệ giữa đặc điểm cấu tạo, liên kết hidro với tính chất vật lí (nhiệt độ sôi, tính tan) C – PHƯƠNG PHÁP  Đàm thoại, phát vấn, nêu và giải quyết vấn đề.  Quan sát trực quan. D – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên (GV)  Thiết kế các hoạt động giảng dạy  Chuẩn bị rượu etylic, nước.  Bảng phụ. 2. Chuẩn bị của học sinh (HS) Chuẩn bị trước nội dung bài học theo SGK. E – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: trong khi dạy bài mới 3. Vào bài mới: Ở lớp 9 các em đã được học rượu etylic. Rượu etylic là một hợp chất có thể dùng để uống thuộc hợp chất ancol. Vậy ancol là gì? Đặc điểm cấu tạo, cách gọi tên ra sao? Tính chất, điều chế và ứng dụng ancol như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu bài 40: Ancol. 2 TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học 5p Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa - GV đưa ra một số công thức cấu tạo của ancol (như Ví dụ), gợi ý cho HS hình thành định nghĩa về ancol: + Các công thức này có phần nào giống nhau? + GV thông báo nhóm –OH này gọi là nhóm hydroxyl. + Các nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử nào? + Nguyên tử C đó tạo với các nguyên tử khác bằng những liên kết gì ( đơn hay đôi)? - GV thông báo nguyên tử C này gọi nguyên tử C no - Từ các gợi ý đó GV yêu cầu HS nêu định nghĩa ancol + HS trả lời đều có nhóm -OH + HS trả lời nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon. + HS trả lời: Chỉ tạo liên kết đơn. + HS lắng nghe. + HS nêu định nghĩa I – ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI 1. Định nghĩa Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hyđroxyl –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no. Ví dụ: CH3–CH2–OH CH2=CH–CH2–OH CH2 OH OH 10p Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phân loại ancol - Chỉ ra các thành phần trong ancol gồm gốc hiđrocacbon, nhóm chức –OH - Giới thiệu các cách phân loại bằng cách phát vấn HS, GV vẽ thành sơ đồ tư duy: + Dựa vào đặc điểm gốc hiđrocacbon, gợi ý HS nhớ lại các loại hiđrocacbon đã học ? Tương ứng sẽ có ancol no, không no, ancol - HS lắng nghe - HS trả lời: hiđrocacbon no, hiđrocacbon không no, hidrocacbon thơm 2. Phân loại - Theo đặc điểm gốc hiđrocacbon: + Ancol no (mạch hở, mạch vòng) + Ancol không no ( mạch hở, mạch vòng) + Ancol thơm ( có vòng benzen) - Theo số nhóm –OH : + Ancol đơn chức: chỉ chứa 1 nhóm –OH + Ancol đa chức: chứa 2 hay nhiều nhóm –OH - Theo bậc ancol bằng bậc của nguyên tử C liên kết với nhóm –OH 3 thơm + Dựa vào số nhóm –OH - GV lưu ý khác với dẫn xuất halogen, mỗi nguyên tử C no chỉ liên kết với 1 nhóm OH -GV giới thiệu một số ancol tiêu biểu theo hai cách phân loại trên trình bày đặc điểm phân tử, công thức chung, cho ví dụ minh họa - Ngoài ra ancol được phân loại dựa vào bậc ancol - Bậc ancol bằng bậc của C liên kết với –OH GV giúp HS nhớ lại bậc C - GV dùng bảng phụ có sẵn một số công thức ancol các bậc yêu cầu HS xác định bậc của các ancol CH3 CH2 OH , CH3 CH OH CH3 , - HS: ancol đơn chức, ancol đa chức - Lắng nghe, ghi bài - Nhắc lại bậc cacbon bằng số nguyên tử C liên kết với nguyên tử C đang xét. - Xác định bậc của ancol.  Một số loại ancol tiêu biểu: a) Ancol no, đơn chức, mạch hở: Phân tử có 1 nhóm –OH liên kết với gốc ankyl: CnH2n+1OH (n1) Đối với phản ứng đốt cháy: CnH2n+2O (n1) VD: CH3–OH , C3H7–OH b) Ancol không no, đơn chức, mạch hở Phân tử có 1 nhóm –OH liên kết với nguyên tử C no của gốc hiđrocacbon không no. VD: CH2=CH–CH2–OH, CH3–CH =CH–CH2–OH c) Ancol thơm, đơn chức Phân tử có 1 nhóm –OH liên kết với nguyên tử C no thuộc mạch nhánh của vòng benzen. CH2 OH Ancol benzylic d) Ancol vòng no, đơn chức Phân tử có 1 nhóm –OH liên kết với nguyên tử C no thuộc gốc hiđrocacbon vòng no. OH xiclohexanol e) Ancol no, đa chức Phân tử có 2 hay nhiều nhóm –OH ancol. CH2 CH2 OH OH CH2 CH CH2 OH OH OH etylen glicol glixerol ;  Ancol các bậc: I, II, III, không có ancol bậc IV Ancol bậc I : R–CH2–OH CH3 CH2 OHVD: 4 CH3 OH CH3 CH3 Yêu cầu HS viết công thức tổng quát ancol các bậc - Chúng ta chỉ xét các ancol no, mạch hở. Viết công thức tổng quát VD: CH3 CH OH CH3 VD: CH3 OH CH3 CH3 8p Hoạt động 3: Tìm hiểu về đồng phân ancol - GV yêu cầu HS nhắc lại các loại đồng phân cấu tạo đã được học - GV thông báo ancol cũng có 2 loại đồng phân là: Đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức - GV hướng dẫn HS viết đồng phân ancol C4H10O: + Viết mạch C không nhánh sau đó gắn nhóm –OH vào các nguyên tử C khác nhau trong mạch + GV yêu cầu HS so sánh mạch C và vị trí của nhóm OH, từ đó giới thiệu đồng phân vị trí nhóm chức. + GV hướng dẫn HS cách viết đổng phân mạch C bằng cách giảm mạch chính. - Đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí nhóm chức - HS lắng nghe - Thực hiện theo hướng dẫn của GV - Biết về đồng phân vị trí nhóm chức - Theo hướng dẫn của GV viết được các đồng phân mạch C, đồng phân vị trí còn lại. II – ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP 1. Đồng phân Các ancol no, đơn chức, mạch hở có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức Ví dụ: Các đồng phân ancol ứng với CTPT C4H10O: ( 4 đồng phân) CH3 CH2 CH2 CH2 OH (1) CH3 CH2 CH CH3 OH (2) CH3 CH CH2 OH CH3 (3) CH3 C CH3 CH3 OH (4) Nhận xét: - Các đồng phân mạch cacbon là: 1 và 3, 2 và 4. - Các đồng phân vị trí nhóm chức là: 1 và 2, 3 và 4. 5 10p Hoạt động 4: Tìm hiểu danh pháp ancol - GV giới thiệu cách gọi tên thông thường của ancol - GV cho VD gọi mẫu 1 chất, yêu cầu HS gọi tên các ancol còn lại - GV hướng dẫn HS khai thác tên thường từ bảng 8.1 Đễ dễ dàng GV khai triển các tên sec-, iso, tert-butylic - GV hướng dẫn HS gọi tên thay thế của ancol theo danh pháp IUPAC. - GV cho vài ví dụ ancol không phân nhánh, gọi tên mẫu 1 ancol, yêu cầu HS lên bảng gọi tên các ancol còn lại. - GV cho một số ví dụ ancol phân nhánh, gọi tên mẫu 1 ancol, yêu cầu HS gọi tên các ancol còn lại. - HS lắng nghe - Gọi tên thường của ancol theo hướng dẫn của GV - Chú ý lắng nghe - Lắng nghe - Lắng nghe - Gọi tên các ancol còn lại Gọi tên các ancol còn lại 2. Danh pháp a) Tên thông thường: Ancol + tên gốc ankyl + ic Ví dụ: CH3OH ancol metylic CH3CH2OH ancol etylic CH3CH2CH2OH ancol propylic CH3 CH CH2 CH3 OH ancol isobutylic CH3 CH2 CH OH ancol sec-butylic CH3 CH3 C OH ancol tert-butylic CH3 CH3 b) Tên thay thế: - Tên ancol mạch không phân nhánh: Tên hiđrocacbon ứng với mạch chính + số chỉ vị trí nhóm OH + ol VD: CH3 CH2 CH2 CH2 OH butan-1-ol CH3 CH2 CH CH3 OH butan-2-ol - Tên ancol phân nhánh: Số chỉ vị trí nhánh + Tên nhánh + Tên hiđrocacbon mạch chính + số chỉ vị trí nhóm –OH + ol 6 - Mạch chính là mạch cacbon dài nhất liên kết với nhóm – OH - Đánh số thứ tự cacbon mạch chính bắt đầu từ phía gần nhóm –OH hơn VD: CH3 CH CH2 OH CH3 123 2-metylpropan-1-ol CH CH CH CH3 OH CH2 CH3 CH3 C2H5 123456 4-etyl-3-metylhexan-2-ol 5p Hoạt động 5: Tìm hiểu tính chất vật lí của ancol - Cho HS quan sát bình đựng ancol etylic, yêu cầu HS nhận xét trạng thái của ancol - Kết luận trạng thái của ancol: là chất lỏng hay chất rắn - GV cho nước vào ancol, yêu cầu HS quan sát nhận xét độ tan cua ancol trong nước - Hướng dẫn HS khai thác bảng 8.2, yêu cầu HS nhận xét sự biến đổi nhiệt độ sôi, độ tan trong nước của các ancol. - GV trình bày liên kết hiđro và ảnh hưởng của liên kết hiđro đến nhiệt độ sôi, độ tan của ancol. - Quan sát trả lời ancol là chất lỏng - Ancol tan nhiều trong nước - ts tăng dần - độ tan giảm dần - HS lắng nghe III – TÍNH CHẤT VẬT LÍ - Các ancol là chất lỏng hoặc chất rắn - Theo chiều tăng phân tử khối: nhiệt độ sôi các ancol tăng, độ tan trong nước giảm. - Khái niệm liên kết hiđro: là liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử có độ âm điện lớn với nguyên tử hiđro có bản chất là lực hút tĩnh điện - Liên kết hiđro giữa các phân tử ancol làm cho nhiệt độ sôi cao R O H R O H R O H... ... ... ... - Liên kết hiđro của ancol với nước làm cho ancol tan nhiều trong nước R O H H O H R O H... ... ... ... H O H ... 7 F – CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ ( 6 phút) 1. Củng cố a) GV tổ chức trò chơi cho HS: Chia lớp thành 2 đội A, B GV cho một số CTCT (dùng bảng phụ): 1. CH2=CH–OH  2. CH3–CH2–CHO  3. CH3CH2CH2OH  4. CH3–CH=CH–CH2–OH  5 CH3OCH2CH3  CH2 CH CH2 OH OH OH 6.  CH3 CH CH2 CH2 CH2 OH CH3 7.  OH8.  OH9.  Yêu cầu HS đánh dấu  vào chất là ancol và đánh dấu  vào chất không phải là ancol. b) Cho HS gọi tên các chất có CTCT sau: CH3 CH CH2 OH CH2CH3 ; CH3 CH CH2 CH2 OH C2H5 Đáp án: 2-metylbutan-1-ol; 3-metylpentan-1-ol c) Cho HS viết CTCT ứng với các chất có tên sau: 2-metylpropan-2-ol, 4-metylpentan-1-ol. Đáp án: CH3 C CH3 OH CH3 ; CH3 CH CH2 CH2 CH2 OH CH3 2. Dặn dò – Làm bài tập 1, 8 SGK – Chuẩn bị trước các nội dung còn lại của bài. 8 Tiết 57 Bài 40: ANCOL (Tiết 2) A – MỤC TIÊU. 1. Kiến thức a) HS biết:  Tính chất hóa học của ancol  Tính chất hóa học đặc trưng của glixerol  Các phương pháp điều chế và ứng dụng của ancol. b) HS hiểu:  Cấu trúc phân tử ảnh hưởng đến tính chất hóa học của ancol c) HS vận dụng:  Nhận biết ancol đơn chức với ancol đa chức  Giải các bài tập liên quan tính chất hóa học của ancol 2. Kĩ năng:  Thực hiện và quan sát hiện tượng thí nghiệm  Viết phương trình hóa học – Giải bài tập 3. Tình cảm, thái độ – Làm việc khoa học, nghiêm túc, tích cực, có tinh thần hợp tác tốt – Yêu thích môn hóa học, phát huy tính tư duy của học sinh. B – TRỌNG TÂM  Tính chất hóa học của ancol  Phương pháp điều chế ancol từ etilen, phương pháp sinh hóa. C – PHƯƠNG PHÁP  Đàm thoại, phát vấn, nêu và giải quyết vấn đề.  Quan sát trực quan. D – CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên (GV)  Thiết kế các hoạt động giảng dạy  Hóa chất: C2H5OH, Glixerol, CuSO4, NaOH, dây đồng, Na.  Dụng cụ: 3 ống nghiệm, chén sứ. 2. Chuẩn bị của học sinh (HS) Chuẩn bị trước nội dung bài học theo SGK. E – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (8 phút) – HS 1: Viết CTCT, xác định bậc và gọi tên các ancol đồng phân có CTPT C4H10O. – HS 2: Viết CTCT, xác định bậc các ancol sau: ancol isobutylic, 2-metylpentan-2-ol, 4-metylpentan-1-ol. 3. Vào bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu cấu tạo, cách gọi tên và tính chất vật lí của ancol. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu tính chất hóa học cùng với phương pháp điều chế và ứng dụng của ancol. 9 TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học 2p Hoạt động 1: Phân tích cấu trúc phân tử ancol - GV lấy C2H5OH phân tích cấu trúc C C O H H H H H H > < + Liên kết C→OH do độ âm điện của O > C, và liên kết O–H phân cực mạnh nhóm – OH , nhất là nguyên tử H dễ bị thay thế hoặc tách ra trong phản ứng hóa học + HS lắng nghe và theo dõi GV biểu diễn sự phân cực các liên kết Liên kết C – OH phân cực Liên kết O – H phân cực Ancol có phản ứng thế và tách H hoặc OH. 5p Hoạt động 2: Tìm hiểu phản ứng thế H của nhóm OH Hoạt động 2a: Tính chất chung của ancol - GV biểu diễn thí nghiệm Na + C2H5OH : Cho mẫu Na bằng hạt đậu xanh vào ống nghiệm khô chứa 1 – 2 ml etanol khan có lắp ống thủy tinh vuốt nhọn. Đốt khí thoát ra ở đầu ống vuốt nhọn , yêu cầu HS quan sát hiện tượng, màu ngọn lửa trên đầu ống vuốt nhọn. GV gợi ý HS dự đoán khí sinh ra - GV kết luận Na + C2H5OH giải phóng khí hiđro, yêu cầu HS viết PTHH. - GV viết PTHH tổng quát ancol CnH2n+1OH + kim loại kiềm - HS quan sát và nhận xét, có khí thoát ra, ở đầu ống vuốt nhọn ngọn lửa có màu xanh mờ - Khí sinh ra là khí hiđro - Viết PTHH - HS theo dõi. 1. Phản ứng thế H của nhóm OH a) Tính chất chung của ancol. Tác dụng với kim loại kiềm: 2C2H5OH + 2Na  2C2H5ONa + H2 Tổng quát: 2CnH2n+1OH + 2Na  2CnH2n+1ONa + H2 10 5p Hoạt động 2b: Tính chất đặc trưng của glixerol - GV làm 2 thí nghiệm đối chứng + TN1: C2H5OH + Cu(OH)2 + TN2: Glixerol + Cu(OH)2 - Đầu tiên cho vào ống nghiệm 3 – 4 giọt CuSO4 2% và 2 – 3ml dd NaOH 10% lắc nhẹ. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng. + Cho vào ống nghiệm thú nhất 3 – 4 giọt etanol + Cho 3 – 4 giọt glixerol vào ống nghiệm 2. - Lắc nhẹ cả 2 ống nghiệm. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng, viết PTHH. - GV lưu ý đây lả phản ứng đặc trưng nhận biết ancol đa chức và đơn chức - GV đưa ra vài CTCT cho HS nhận biết chất nào phản ứng được với Cu(OH)2 - HS quan sát hiện tượng khi cho NaOH vào CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa màu xanh. + Cho etanol vào kết tủa không tan + Cho glixerol vào kết tủa bị hòa tan tạo thành dd màu xanh lam. b) Tính chất đặc trưng của glixerol: Glixerol hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam: C3H5(OH)3 + Cu(OH)2  [C3H5(OH)2O]Cu + 2H2O đồng(II) glixerat Phản ứng này dùng để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có các nhóm – OH cạnh nhau trong phân tử 5p Hoạt động 3: Tìm hiểu phản ứng thế nhóm –OH - GV cho HS nghiên cứu SGK và yêu cầu HS: + Mô tả thí nghiêm + Viết PTHH + Nêu ứng dụng của phản ứng này - Mô tả thí nghiệm như SGK - Viết PTHH - Phản ứng này chứng minh ancol có nhóm OH 2. Phản ứng thế nhóm OH a) Phản ứng với axit vô cơ: C2H5 OH H Br C2H5 Br + H2O + etylbromua Tổng quát: R OH H Br R Br + H2O + 11 -GV mô tả, hướng dẫn HS nghiên cứu thí nghiệm: Cho 1ml etanol vào ống nghiệm khô. Nhỏ từ từ 1 ml H2SO4 đặc vào, lắc đều. Đun cẩn thận cho hh sôi nhẹ. Đưa ống nghiệm ra xa ngọn lửa, rồi nhỏ từ từ từng giọt etanol dọc theo thành ống nghiệm vào hh đang nóng, thấy có mùi đặc trưng của ete etylic bay ra. Yêu cầu HS nêu: + Tác dụng của H2SO4 đặc + PTHH - GV viết PTHH tổng quát. Chỉ bản chất của phản ứng là thế nhóm – OH bằng nhóm –OR’ - GV cho HS làm bài tập: Đun hh 2 ancol R1OH, R2OH ta có thể thu được những ete nào? Viết PTHH. Thảo luận trả lời: + Tác dụng của H2SO4 đặc: làm xúc tác cho phản ứng và hút nước + Viết PTHH - Thu được 3 ete là: R1OR1, R2OR2, R1OR2 - PTHH: ∙ 2R1OH 2 4140O H SO C R1OR1 + H2O ∙ 2R2OH 2 4140O H SO C R2OR2 + H2O ∙ R1OH +R2OH 2 4 140O H SO C R1OR2 + H2O b) Phản ứng với ancol C2H5 OH H OC2H5 O C2H5 + H2O + C2H5 H2SO4 140oC đietyl ete ( ete etylic) Tổng quát: R OH H OR' O R' + H2O + R H2SO4 140oC 4p Hoạt động 4: Tìm hiểu phản ứng tách nước - GV trình bày nếu đun ancol etylic với H2SO4 đặc tới 170oC sẽ thu được khí etilen - GV yêu cầu HS lên viết PTHH, chỉ rõ điều kiện phản ứng - GV hỏi HS trong phản ứng này các thành phân nào bị tách ra? - Lắng nghe - Viết PTHH theo yêu cầu của GV - Nhóm OH và H ó nguyên tử C bên cạnh. 3. Phản ứng tách nước CH2 CH2 H OH CH2 CH2H2SO4170oC + H2O Tương tự các ancol no, đơn chức, mạch hở (trừ metanol) có thể tách nước tạo thành anken: CnH2n+1OH 2 4170O H SO C CnH2n + H2O 12 - GV lưu ý nhiệt độ của phản ứng tách nước là 170oC khác với phản ứng tạo ete là ở 140oC - HS lắng nghe và ghi chú để làm bài tập 5p Hoạt động 5: Tìm hiểu phản ứng oxi hóa - GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm: Đốt nóng dây đồng cuộn lò xo bằng đèn cồn đến khi ngọn lửa không còn màu xanh, nhúng nhanh vào etanol trong ống nghiệm. Yêu cầu HS quan sát sự biến đổi màu dây đồng trước và sau thí nghiêm. - GV hướng dẫn HS giải thích: CuO đã oxi hóa etanol thành anđehit axetic (CH3CHO). - GV phân tích H của nhóm OH và H ở C kế nhóm OH kết hợp với O của CuO sinh ra nước. Yêu cầu HS viết PTHH - GV khái quát sự oxi hóa ancol các bậc và cho ví dụ minh họa - GV làm thí nghiệm đốt cháy ancol etylic yêu cầu HS: + Quan sát hiện tượng + Cho HS sờ vào chén sứ, nhận xét nhiệt + Viết PTHH + Yêu cầu HS nhận xét tỉ lệ số mol H2O và CO2 HS quan sát thí nghiệm và nhận xét. Dây đồng chuyển từ màu đỏ Cu) → CuO) → đỏ (Cu) - Lắng nghe - Theo dõi và viết PTHH - Theo dõi và ghi bài + Ancol cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt, tỏa nhiều nhiệt. + Viết PTHH + 2 2H O COn n + Phản ứng dùng trong 4. Phản ứng oxi hóa a) Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn - Ancol bậc I bị oxi hóa nhẹ thành anđehit: R–CH2–OH + CuO ot R–CHO + Cu + H2O VD: CH3–CH2–OH + CuO ot CH3 –CHO + Cu + H2O - Ancol bậc II bị oxi hóa nhẹ thành xeton: R CH R' OH R C R' O + CuO ot + Cu + H2O VD: CH3 CH C2H5 OH CH3 C C2H5 O + CuO ot + Cu + H2O - Ancol bậc III khó bị oxi hóa, gặp chất oxi hóa mạnh bị oxi hóa mạnh gãy mạch cacbon. b) Phản ứng oxi hóa hoàn toàn C2H5OH + 3O2 ot 2CO2 + 3H2O Tổng quát: CnH2n+2O + 3 1 2 n  O2 ot nCO2 + (n + 1) H2O 13 - Nêu ứng dụng của phản ứng đốt cháy ancol. - Viết PTHH tổng quát sát trùng dụng cụ y tế, làm nhiên liệu,… 5p Hoạt động 6: Điều chế - GV yêu cầu HS nhắc lại những tính chất hóa học của anken. + Tính chất nào có thể dùng để điều chế etanol + Viết PTHH - Ngoài ra còn có thể tổng hợp ancol bẳng phương pháp thủy phân dẫn xuất halogen trong dd kiềm. Viết PTHH - GV giới thiệu sơ đồ tổng hợp glixerol: CH2=CHCH3 2450o Cl C CH2 CH CH2 Cl 2 2Cl H O CH2 CH CH2 OHCl Cl NaOH CH2 CH CH2 OHOH OH Hướng dẫn HS viết các PTHH - Anken tham gia phản ứng cộng H2, halogen, cộng nước, cộng HX,… - Phản ứng cộng nước dùng để điều chế etanol - Viết PTHH - Viết các PTHH V – ĐIỀU CHẾ 1. Phương pháp tổng hợp a) Tổng hợp ancol đơn chức - Từ anken : C2H4 + H2O 2 4 , oH SO t C2H5OH Tổng quát: CnH2n + H2O 2 4 , oH SO t CnH2n+1OH Từ dẫn xuất halogen: R – X + NaOH ot R – OH + NaX VD: CH3–CH2–Cl + NaOH ot CH3–CH2–OH + NaCl b) Tổng hợp glixerol từ propilen: PTHH: (1) CH2=CHCH3 + Cl2 450o C CH2 CH CH2 Cl + HCl CH2 CH CH2 Cl + Cl2 + H2O(2) CH2 CH CH2 OHCl Cl + HCl CH2 CH CH2 OHCl Cl + 2NaOH(3) CH2 CH CH2 OHOH OH + 2NaCl 14 - GV yêu cầu HS liên hệ cách nấu rượu trong dân gian - Trong các bước trên bước nào có xảy ra PUHH - GV giới thiệu thành phần chín của gạo, khoai, bắp là tinh bột và hướng dẫn HS viết các PTHH - HS thảo luận trả lời: Gạo → Nấu chín → Ủ men → Nấu rượu - Nấu chín và ủ men xảy ra phản ứng hóa học - Viết PTHH theo hướng dẫn của GV 2. Phương pháp sinh hóa Sơ đồ : (C6H10O5)n 2,o H O t xt  C6H12O6 enzimC2H5OH PTHH: (C6H10O5)n + nH2O 2,o H O t xt  nC6H12O6 C6H12O6 enzim 2C2H5OH + 2CO2 2p Hoạt động 7: Ứng dụng của ancol - GV cho HS nghiên cứu hình trong SGK và trình bày những ứng dụng của etanol. - GV phân tích lợi ích và tác hại của etanol và metanol. - Ngộ độc rượu có lẫn metanol cực kì nguy hiểm gây tử vong, nếu sống cũng mù mắt suốt đời - GV liên hệ thực tế rượu gây thảm họa tai nạn giao thông để giáo dục ý thức cho HS Nghiên cứu SGK, trình bày ứng dụng củ etanol VI - ỨNG DỤNG Etanol được ứng dụng : - Làm nhiên liệu dộng cơ - Dược phẩm - Mỹ phẩm, phẩm nhuộm - Dung môi - Rượu, nước giải khát F – CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ (3 phút) 1. Củng cố Cho HS làm bài tập số 3. Phân biệt các chất lỏng riêng biệt là: etanol, glixerol, nước và benzen. 2. Dặn dò – Làm bài tập SGK. – Chuẩn bị trước bài 41: Phenol.

File đính kèm:

  • pdfgiao an lop 11.pdf
Giáo án liên quan