1/ Kiến thức :
- Biết được: Khái niệm chất béo, trạng thái tự nhiên, công thức tổng quát của chất béo đơn giản là (R – COO)3C3H5, đặc điểm cấu tạo của chất béo.
- Biết được tính chất vật lí: Trạng thái, tính tan của chất béo.
- Tính chất hoá học: Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit và trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hoá).
- Biết các ứng dụng của chất béo: Là thức ăn quan trọng của người và động vật, là nguyên liệu trong công nghiệp.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 57 – bài 47: chất béo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký duyệt
Ngày soạn: / 3 / 2012.
Ngày giảng: / 3 / 2012.
TIẾT 57 – BÀI 47: CHẤT BÉO
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức :
- Biết được: Khái niệm chất béo, trạng thái tự nhiên, công thức tổng quát của chất béo đơn giản là (R – COO)3C3H5, đặc điểm cấu tạo của chất béo.
- Biết được tính chất vật lí: Trạng thái, tính tan của chất béo.
- Tính chất hoá học: Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit và trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hoá).
- Biết các ứng dụng của chất béo: Là thức ăn quan trọng của người và động vật, là nguyên liệu trong công nghiệp.
2/ Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra nhận xét về công thức đơn giản, thành phần phân tử và tính chất hóa học.
- Viết được phương trình hóa học của phản ứng thuỷ phân Etyl Axetat trong môi trường axit và môi trường kiềm.
- Phân biệt chất béo (dầu ăn, mỡ ăn) với hidrocacbon (dầu, mỡ công nghiệp).
- Tính khối lượng xà phòng thu được theo hiệu suất phản ứng.
3/ Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, nghiên cứu. Yêu bộ môn và ham thích tìm hiểu.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
+ Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, khay nhựa.
+ Hoá chất: Nước, benzen, dầu ăn.
2/ Học sinh:
- Đọc trước bài.
3/ Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp đàm thoại, vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....;
2/ Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ)
3/ Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung kiến thức
?
HS
1/ Hoạt động 1:
Trong thực tế chất béo có ở đâu?
Quan sát 1 số thực phẩm giàu chất béo đã chuẩn bị sẵn (dầu ăn, bơ, lạc, vừng…), nhận xét hiện tượng.
I/ CHẤT BÉO CÓ Ở ĐÂU:
- Chất béo có ở cơ thể động vật, thực vật và cả cơ thể con người.
GV
HS
?
GV
2/ Hoạt động 2:
Hướng dẫn các nhóm học sinh làm thí nghiệm: Cho 1 vài giọt dầu ăn lần lượt vào 2 ống nghiệm đựng nước và benzen, lắc nhẹ ® quan sát hiện tượng.
Làm thí nghiệm theo nhóm ® Nêu hiện tượng, nhận xét.
+ Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước (nổi trên mặt nước).
+ Chất béo tan được trong benzen.
Chất béo có những tính chất vật lí quan trọng nào?
Liên hệ thực tế: Quần áo dính dầu ăn, mỡ ® dùng xăng, dầu hoả làm sạch.
II/ CHẤT BÉO CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT VẬT LÍ QUAN TRỌNG NÀO:
- Nhẹ hơn nước, không tan trong nước.
- Chất béo tan được trong benzen, xăng, dầu hoả, …
GV
?
?
GV
3/ Hoạt động 3:
Giới thiệu: Đun chất béo ở nhiệt độ, áp suất cao có xúc tác người ta thu được glixerol và các axit béo.
Nêu cấu tạo phân tử glixerol và axit béo?
Nhận xét về thành phần của chất béo?
Giải thích sự khác nhau về trạng thái của dầu ăn và mỡ ở điều kiện thường.
+ Dầu ăn (lỏng): vì chứa chủ yếu các gốc axit cacboxylic không no.
+ Mỡ (rắn): vì chứa chủ yếu các gốc axit cacboxylic no.
III/ CHẤT BÉO CÓ THÀNH PHẦN VÀ CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
- Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixerol với các axit béo và có công thức chung là: (R- COO)3C3 H5
GV
?
GV
GV
?
GV
GV
HS
4/ Hoạt động 4:
Giới thiệu: Đun nóng các chất béo với nước (có axit làm xúc tác) tạo thành các axit béo và glixerol ® phản ứng thuỷ phân.
Viết phương trình phản ứng thuỷ phân?
Liên hệ quá trình hấp thụ chất béo đã được học ở môn sinh học lớp 8
Giới thiệu PƯ của chất béo với dung dịch kiềm.
Viết phương trình hoá học của phản ứng?
Giới thiệu: Hỗn hợp muối natri của các axit béo là thành phần chính của xà phòng.
Yêu cầu học sinh làm bài tập: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a.(CH3COO)3C3H5 + NaOH ® ? + ?
b.(C17H35COO)3C3H5 + H2O ® ? + ?
c.(C17H33COO)3C3H5 +?®
C17H33COONa +?
Làm bài tập vào vở ® 1 học sinh lên bảng chữa, học sinh khác nhận xét.
IV/ CHẤT BÉO CÓ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC QUAN TRỌNG NÀO?
- Chất béo bị thuỷ phân trong dung dịch axit hoặc dung dịch kiềm:
(R-COO)3C3H5 + 3 H2O
(Chất béo)
C3 H5(OH)3 + 3 R-COOH
(Glixerrol) (axitbéo)
Þ Phản ứng thuỷ phân
(R-COO)3C3 H5 + 3 NaOH
C3H 5(OH)3 + 3 R-COONa
Þ Phản ứng xà phòng hoá.
?
GV
?
GV
5/ Hoạt động 5:
Nêu các ứng dụng của chất béo?
Yêu cầu học sinh quan sát hình 5.8 để nhận thấy chất béo là loại thức ăn cung cấp nhiều năng lượng.
Chất béo để lâu trong không khí có hiện tượng gì?
Liên hệ thực tế: Cách bảo quản chất béo.
V/ ỨNG DỤNG:
- SGK/146
4. Tổng kết- đánh giá:
Chọn câu đúng trong những câu sau:
1/ Chất béo có các tính chất:
A. Chất béo đều là chất rắn không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và dầu bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. chất béo là este của glyxerol với axit vô cơ.
2. Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glyxerol?
A. Dầu vừng. B. Dầu lạc. C. Dầu dừa. D. Dầu luyn.
3. Xà phòng được điều chế bằng cách nào?
A. Phân huỷ chất béo. B. Thuỷ phân chất béo trong môi trường axit.
C. Thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm. D. Cả 3 cách trên.
Đáp án:1 - B; 2 - D; 3 – C.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Hướng dẫn học sinh làm các bài tập 1, 2 , 3, 4/147.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: "Luyện tập: Rượu Etylic, Axit Axetic và chất béo "
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ký duyệt
Ngày soạn: / 3 / 2012.
Ngày giảng: / 3 / 2012.
TIẾT 58 – BÀI 48: LUYỆN TẬP:
RƯỢU ETYLIC; AXIT AXETIC VÀ CHẤT BÉO.
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức :
- Củng cố các kiến thức đã học về rượu Etylic, Axit Axetic và chất béo.
- Hệ thống mối quan hệ giữa cấu tạo, tính chất của rượu Etylic, Axit Axetic và chất béo.
2/ Kĩ năng:
- Củng cố phương pháp giải bài tập nhận biết, xác định công thức hợp chất hữu cơ.
- Vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
3/ Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, nghiên cứu. Yêu bộ môn và ham thích tìm hiểu.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2/ Học sinh:
- Chuẩn bị bài.
3/ Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại và vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....;
2/ Kiểm tra bài cũ: (tiến hành trong giờ)
3/ Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
GV
HS
HS
?
HS
?
HS
1/ Hoạt động 1:
Yêu cầu học sinh làm bài tập số 1(SGK/148)
Hoạt động nhóm ® hoàn thành bài tập vào bảng nhóm.
Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung cho nhau.
Trong các chất trên, chất nào có thể phản ứng được với nước trong môi trường axit?
Xác định được chất béo còn có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.
Để giải được bài tập trên phải vận dụng kiến thức nào?
Nêu được: dựa vào công thức và tính chất hoá học của các chất đó.
1/ Bài tập 1 /148:
a) Chất có nhóm – OH: Rượu etylic,
Axit axetic
Chất có nhóm – COOH: Axit axetic.
b) Các chất tác dụng được với K: Rượu etylic, axit axetic.
2C2H5OH + 2K ® 2C2H5OK + H2
2CH3COOH + 2K ® 2CH3COOK + H2
- Chất tác dụng được với Zn: Axit axetic.
2CH3COOH + Zn ® (CH3COO)2Zn + H2
- Các chất tác dụng được với NaOH: Axit axetic, chất béo.
CH3COOH + NaOH ® CH3COONa + H2O
(RCOO)3C3H5+3NaOH®3RCOONa+C3H5(OH)3
- Chất tác dụng được với K2CO3: Axit axetic.
2CH3COOH+K2CO3®2CH3COOK+H2O+ CO2
GV
HS
GV
?
HS
2/ Hoạt động 2:
Yêu cầu học sinh làm bài tập số 2 (SGK/148).
Cá nhân làm bài tập.
Gọi 1-2 học sinh lên chữa bài tập, học sinh khác nhận xét sửa sai.
Hai phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?
Nêu được: phản ứng thuỷ phân và phản ứng xà phòng hoá.
2/ Bài tập 2 /148:
HCl
- PTHH:
CH3COOC2H5 + H2O ® CH3COOH + C2H5OH
CH3COOC2H5+NaOH® CH3COONa + C2H5OH
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
?
HS
?
?
HS
?
HS
3/ Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập số 7 (SGK/148).
Tóm tắt đề bài?
Viết các công thức tính C%; ma; mdd
Tính khối lượng CH3COOH có trong 100g dung dịch 12%?
Áp dụng công thức:
ma =
Tính số mol CH3COOH?
Viết PTPƯ ® Tính số mol NaHCO3; H3COONa; CO2
Tính khối lượng NaHCO3?
Tính khối lượng dung dịch NaHCO3 cần dùng?
Áp dụng CT: mdd= .100
Tính khối lượng muối CH3COONa?
Tính khối lượng của dung dịch sau phản ứng?
Áp dụng ĐLBTKL để tính.
Tính C% của dung dịch thu được sau phản ứng?
Áp dụng CT: C%=.100%
3/ Bài tập 7/ 148:
mdd CH3COOH = 100g
C% CH3COOH= 12%
C% NaHCO3 = 8,4 %
mdd NaHCO3?
C% CH3COONa = ?
Giải
+ Khối lượng CH3COOH có trong 100g dung dịch là:
mCH3COOH = = 12 (g)
nCH3COOH = = 0,2 (mol)
CH3COOH +NaHCO3® CH3COONa+ H2O+ CO2
0,2 0,2 0,2 0,2
nNaHCO3 = 0,2 (mol)
=> mNaHCO3 = 0,2.84 =16,8 (g)
=> Khối lượng dung dịch NaHCO3 cần dùng là:
mdd NaHCO3 = = 200 (g)
b, Dung dịch sau phản ứng có CH3COONa.
Theo PT: nCO2 = nCH3COONa = 0,2 (mol).
Þ mCH3COONa = 0,2.82 =16,4 (g)
- Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:
mdd = 200 + 100 – (0,2.44) = 291,2 (g)
- Nồng độ % của dung dịch sau phản ứng là:
C%CH3COONa = .100% = 5,6%
IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Yêu cầu và hướng dẫn học sinh làm một số bài tập trong sách Bài tập Hóa học.
- Học bài, làm bài tập và chuẩn bị nội dung "TH: Tính chất của rượu và axit".
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
File đính kèm:
- TIẾT 57 + 58 - BÀI 47 + 48 - CHẤT BÉO, LUYỆN TẬP RƯỢU ETYLIC, AXIT AXETIC VÀ CHẤT BÉO.doc