I - MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức.
- Phát biểu được sự đa dạng của TV là gì?
- Hiểu được thế nào là TV quí hiếm, kể tên được vài loài TV quí hiếm.
- Hiểu được hậu quả của việc tàn phá rừng, khai thác bừa bãi tài nguyên đối với tính đa dạng của TV.
- Nêu được các biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của TV.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, khái quát, hoạt động nhóm.
23 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3064 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 59. bảo vệ sự đa dạng của thực vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/03/2013
Ngày giảng: 02/04/2013
TIẾT 59. BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức.
- Phát biểu được sự đa dạng của TV là gì?
- Hiểu được thế nào là TV quí hiếm, kể tên được vài loài TV quí hiếm.
- Hiểu được hậu quả của việc tàn phá rừng, khai thác bừa bãi tài nguyên đối với tính đa dạng của TV.
- Nêu được các biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của TV.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, khái quát, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Tự xác định trách nhiệm trong việc tuyên truyền bảo vệ TV ở địa phương.
II - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Tranh một số TV quí hiếm.
- Sưu tầm tin, ảnh về tình hình phá rừng, khai thác gỗ, phong trào trồng cây gây rừng....
III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1 - Tổ chức: 6A
2 - Kiểm tra bài cũ.
- HS1: Con người sử dụng TV để phục vụ đời sống hằng ngày của mình như thế nào? Cho VD?
- HS2: Tại sao người ta nói: " Nếu không có TV thì cũng không có loài người" ?
3 - Bài mới.
Hoạt động 1: Đa dạng của thức vật là gì?
- GV y/c HS nghiên cứu TT SGK --> Hỏi:
? Kể tên một số TV mà em biết?
? Chúng thuộc ngành nào? Sống ở đâu?
- GV tổng kết --> Dẫn HS tới khái niệm đa dạng TV?
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS nhận xét, khái quát về tình hình TV ở địa phương.
* Kết luận: TV đa dạng về:
- Số loài và số cá thể trong loài.
- MT sống đa dạng.
Hoạt động 2: Tình hình đa dạng của TV ở Việt Nam.
- GV y/c HS nghiên cứu TT SGK --> Hỏi.
? Vì sao nói Việt Nam có tính đa dạng cao về TV?
- GV bổ sung -> Tổng kết lại tính đa dạng cao của TV ở VN.
- GV y/c HS tìm ví dụ về một số TV có giá trị về kinh tế và khoa học.
- GV nêu vấn đề: ở VN trung bình mỗi năm bị tàn phá từ 100.000 -> 200.000 ha rừng nhiệt đới.
- GV y/c HS làm bài tập:
? Theo em những nguyên nhân nào dẫn tới sự suy giảm tính đa dạng của TV?
1- Chặt phá rừng làm rẫy.
2- Chặt phá rừng để buôn bán lậu.
3- khoanh nuôi rừng.
4- Cháy rừng.
5- Lũ lụt.
6- Chặt cây làm nhà.
- Căn cứ vào kết quả bài tập hãy thảo luận.
? Nêu những nguyên nhân của sự suy giảm tính đa dạng của TV và hậu quả?
- GV bổ sung --> Chốt lại vấn đề.
- GV y/c HS đọc TT về TV quí hiếm.
? Thế nào là TV quí hiếm? Kể tên?
a - Việt Nam có tính đa dạng cao về TV.
- HS nghiên cứu TT --> Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận: VN có tính đa dạng cao về TV, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học.
b- Sự suy giảm tính đa dạng của TV ở VN.
- HS trao đổi nhóm và làm bài tập.
- Đại diện 3 em cho biết kết quả, HS khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận:
- Nguyên nhân: khai thác bừa bãi, phá rừng.
- Hậu quả: - Nhiều loài giảm về số lượng
- MT sống bị thu hẹp.
- Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- TV quí hiếm: là những loài TV có giá trị và có xu hướng ngày càng ít đi do bị khai thác quá mức.
Hoạt động 3: Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của TV.
- GV đặt vấn đề:
? Vì sao phải bảo vệ sự đa dạng của TV?
- GV y/c HS đọc các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của TV.
- GV y/c HS nhắc lại 5 biện pháp.
? Liên hệ với bản thân có thể làm được những gì trong việc bảo vệ TV ở địa phương?
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành câu trả lời.
+ Vì nhiều loài cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi.
- HS đọc các biện pháp và ghi nhớ.
- 1, 2 HS nhắc lại các biện pháp.
- HS thảo luận: VD tham gia trồng cây, bảo vệ cây cối.
4 - Củng cố - Đánh giá.
- Nguyên nhân gì khiến TV ở Việt Nam giảm sút về đa dạng?
- Thế nào là TV quí hiếm?
- Cần làm gì để bảo vệ TV?
5 - Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc " Em có biết"
Ngày soạn: 29/03/2013
Ngày giảng: 5/04/2013
CHƯƠNG X: VI KHUẨN – NẤM - ĐỊA Y
TIẾT 60. VI KHUẨN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Phân biệt được các dạng vi khuẩn trong tự nhiên.
- Hiểu được những đặc điểm chính của vi khuẩn về: kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng, phân bố.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
Tranh phóng to các dạng vi khuẩn.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1 – Tổ chức: 6A
2 – Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Đa dạng của thực vật là gì?
- HS2: Nêu các biện pháp bảo vệ sự đa dạng thực vật?
3 – Bài mới:
Hoạt động 1: Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn.
- GV cho HS quan sát các dạng vi khuẩn --> Hỏi:
? VK có những hình dạng nào?
GV lưu ý dạng VK sống thành tập đoàn tuy liên kết với nhau nhưng mỗi VK vẫn là một đơn vị sống độc lập.
? VK có kích thước như thế nào?
? Nêu cấu tạo TB vi khuẩn?
? So sánh với TBTV?
_ GV cung cấp : Một số VK có roi nên có thể di chuyển được.
- HS quan sát tranh --> gọi tên từng dạng VK.
- Đại diện một vài HS phát biểu.
- HS n.cứu TT --> Trả lời câu hỏi.
+ VK khác TBTV là: không có DL, chưa có nhân hoàn chỉnh.
*Kết luận:
- VK có nhiều hình dạng khác nhâu: hình cầu, hình que, hình dấu phảy, hình xoắn.
- VK có kích thước rất nhỏ, mắt thường không nhìn được.
- TB vi khuẩn gồm: Vách TB, chất TB, chưa có nhân hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Cách dinh dưỡng
GV y/c HS n.cứu TT --> Hỏi:
? VK không có DL vậy nó sống bằng cách nào?
- GV giải thích cách dinh dưỡng của VK:
+ Dị dưỡng ( là chủ yếu ) .
+ Tự dưỡng ( một số ít)
? Thế nào là kí sinh?
? Thế nào là hoại sinh?
HS n.cứu TT --> thảo luận nhóm --> Trả lời câu hỏi.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS thảo luạn phân biệt hoại sinh và kí sinh.
Kết luận: VK có các hình thức dinh dưỡng sau:
+ Dị dưỡng:
- Hoại sinh: Sống bằng chất hữu cơ có sẵn trong xác ĐV, TV dang phân huỷ.
- Kí sinh: Sống nhờ trên cơ thể sống khác.
+ Tự dưỡng: Một số VK có DL có khả năng tự dưỡng.
Hoạt động 3: Phân bố và số lượng.
- GV y/c HS n.cứu TT SGK -->Hỏi.
? Nhận xét sự phân bố VK trong tự nhiên?
- GV cung cấp TT: VK sinh sản bằng cách phân đôi. Gặp ĐK thuận lợi chúng sinh sản rất nhanh.
- Khi Đk kiện bất lợi ( khó khăn thức ăn và nhiệt độ ) thì chúng kết bào xác.
- GV giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
HS đọc TT --> Rút ra nhận xét.
- Một vài HS phát biểu, HS khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận : Trong tự nhiên nơi nào cũng có VK: Trong đất, trong nước, trong không khí và trong cơ thể sinh vật.
4. Củng cố - Đánh giá.
- Vk có cấu tạo như thế nào?
- VK có các cách dinh dưỡng nào? phân bố ở những đâu?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu những bệnh do VK gây ra cho người và các sinh vật khác.
Ngày soạn: 05/04/2013
Ngày giảng: 09/04/2013
TIẾT 61. VI KHUẨN ( Tiếp theo)
I – MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
Kể được các mặt có ích và có hại của vi khuẩn đối với thiên nhiên và đối với đời sống con người.
- Hiểu được những ứng dụng thực tế của VK trong đời sống và sản xuất.
- Biết được những nét đại cương vè vi rút.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh MT để tránh tác hại của VK gây ra.
II . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
Tranh phóng to H50.2; H50.3 SGK.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1 – Tổ chức: 6A
2 – Kiểm tra bài cũ.
- VK có hình dạng, kích thước, cấu tạo ntn?
- VK dinh dưỡng bằng cách nào? Phân biệt hoại sinh và kí sinh?
3 – Bài mới.
Hoạt động 1: Vai trò của vi khuẩn.
- GV y/c HS quan sát H50.2 --> Làm bài tập điền từ SGK
+ Xác ĐV, lá cây dụng --> VK biến đổi thành muối khoáng --> cung cấp lại cho cây.
- GV y/c HS n.cứu TT -> Hỏi:
? VK có vai trò gì trong tự nhiên? Và trong đời sống con người?
- GV giải thích khái niệm cộng sinh.
- GV cho HS giải thích hiẹn tượng thực tế:
? Vì sao dưa , cà ngâm vàonước muối sau vài ngày hoá chua?
- GC chốt lại vai trò có ích của VK.
a – Vi khuẩn có ích.
- HS quan sát hình và làm bài tập điền từ.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Vai trò của VK trong tự nhiên
+ Vai trò của VK đối với đời sống con người.
+ Nhờ có VK lên men gây chua.
* Kết luận:
- VK có vai trò trong tự nhiên:
+ Phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ để cây sử dụng
+ Góp phần hình thành than đá, dầu lửa.
- Vai trò trong đời sống:
+ Nông nghiệp: VK cố định đạm --> bổ sung nguồn đạm cho cây.
+ Chế biến thực phẩm: VK lên men.
+ Vai trò trong công nghệ sinh học.
- GV y/c HS n.cứu TT SGK --> hỏi:
? Hãy kể tên một vài loại bệnh do vi khuẩn gây ra?
? Các laọi thức ăn để lâu ngày dễ bị ôi thiu vì sao?
? Muốn thức ăn không bị ôi thiu phải làm thế nào?
+ Bệnh tả: do phẩy khẩn tả
+ Bệnh lao: do trực khuẩn lao.
? VK có hại ntn?
b – Vi khuẩn có hại.
- HS thảo luận nhóm --> Trả lời.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
+ Giữ lạnh, phơi khô. ướp muối.
* Kết luận:
- VK kí sinh gây bệnh cho người
- Nhiều VK hoại sinh làm hỏng thực phẩm
- VK gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động 2: Sơ lược về vi rút.
- GV giới thiệu thông tin khái quát về đặc điểm của vi rút.
? Hãy kể tên một số bệnh do vi rút gây ra?
- HS có thể kể một vài bệnh do vi rút gây ra như: cúm gà, sốt vi rút, HIV.....
* Kết luận
Vi rút rất nhỏ, chưa có cấu tạo TB sống, kí sinh bắt buộc và thường gây bệnh cho vật chủ.
4 – Củng cố - Đánh giá.
? VK có vai trò gì trong tự nhiên?
? Các VK hoại sinh có tác dụng ntn? Lấy ví dụ cụ thể về mặt có ích và có hại của chúng?
5 – Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị mấm rơm.
Ngày soạn: 06/04/2013
Ngày giảng: 12/04/2013
TIẾT 62. NẤM
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Biết được đặc điểm cấu tạo và dinh dưỡng của mốc trắng.
- Phân biệt được các phần của một nấm rơm.
- Nêu được đặc điểm chủ yếu của nấm nói chung.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ TV.
II . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
Tranh phóng to H51.1; H51.3
Mẫu: Mốc trắng, nấm rơm.
Kính hiển vi, kim nhọn....
III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Tổ chức: 6A
Kiểm trabài cũ:
- VK có vai trò gì trong thiên nhiên?
- Các VK có tác dụng ntn? Lấy ví dụ cụ thể về mặt có ích và mặt có hại của
chúng?
3 - Bài mới.
A. Mốc trắng và nấm rơm
Hoạt động 1: Mốc trắng
- GV y/c HS quan sát mốc trắng ---> Y/c HS lấy một sợi mốc trắng quan sát dưới kính hiển vi về hình dạng, màu sắc, cấu tạo sợi mốc, vị trí túi bào tử.
- GV tổ chức thảo luận cả lớp.
- GV đưa thông tin về dinh dưỡng và sinh sản của mốc trắng.
- GV dùng tranh giới thiệu mốc xanh, mốc tương, mốc rượu.
? Phân biệt các loại mốc này với mốc trắng?
? Em cho biết qui trình làm tương?
- GV có thể giới thiệu qui trình làm tương.
1. Quan sát hình dạng và cấu tạo mốc trắng.
- HS quan sát mẫu vật và làm theo y/c của GV.
- Quan sát và đối chiếu với hình vẽ => Nhận xét về hình dạng và cấu tạo.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận:
- Hình dạng: dạng sợi phân nhánh.
- Màu sắc: Không màu, không có diệp lục.
- Cấu tạo: Sợi mốc có chất TB, nhiều nhân, không có vách ngăn giữa các TB.
2. Một vài loại nấm khác.
- HS quan sát hình SGK => Nhận biết mốc xanh, mốc tương, mmốc rượu.
- Nhận biết các loại mốc này trong thực tế:
+ Mốc tương: màu vàng hoa cau --> làm tương.
+ Mốc rượu: màu trắng --> làm rượu.
+ Mốc xanh: màu xanh hay gặp ở vỏ cam, bưởi.
Hoạt động 2. Nấm rơm.
- GV y/c HS quan sát mẫu vật => Đối chiếu với tranh vẽ => Phân biệt các phần của nấm?
- GV gọi HS chỉ trên tranh và trên mẫu vật các phần của nấm.
- GV hướng dẫn HS lấy một phiến mỏng dưới mũ nấm => dầm nhẹ => quan sát bào tử dưới kính hiển vi.
? Nêu cấu tạo của mũ nấm?
- HS quan sát mẫu vật và phân biệt:
+ Mũ nấm, cuống nấm, sợi nấm.
+ Các phiến mỏng dưới mũ nấm.
- HS tiến hành quan sát bào tử nấm => Mô tả hình dạng
- Một HS nhắc lại cấu tạo --> HS khác bổ sung.
* Kết luận: Nấm gồm 2 phần:
+ Phần sợi nấm: gồm nhiếu TB phân biệt nhau có vách ngăn, mỗi TB có 2 nhân, không có diệp lục
+ Phần mũ nấm: Cơ quan sinh sản: Dưới mũ nấm có phiến mỏng chứa nhiều bào tử.
4 – Củng cố - Đánh giá.
- Mốc trắng và nấm rơm có cấu tạo ntn? Chúng sinh sản bằng gì?
- Nấm có đặc điểm gí giống VK?
- Nấm giống và khác tảo ở điểm nào?
5 – Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Thu thập một số bộ phận cây bị bệnh nấm.
Ngày soạn: 12/04/2013
Ngày giảng: 15/04/2013
TIẾT 63. NẤM ( Tiếp theo )
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Biết được một vài ĐK thích hợp cho sự phát triển của nấm, từ đó liên hệ áp dụng khi cần thiết.
- Nêu được một só ví dụ về nấm có ích và nấm có hại đối với con người.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng vận dụng kiến thức gải thích các hiện tượng thực tế.
3. Thái độ: Biết cách ngăn chặn sự phát triển của nấm có hại, phòng ngừa một số bệnh ngoài da do nấm.
II . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
+ Mẫu vật: Nấm hương, nấm rơm, mục nhĩ...
Một số bộ phận cây bị bệnh nấm.
+ Tranh một số nấm ăn được, nấm độc.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1 – Tổ chức: 6A:
2 – Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Nấm giống và khác tảo ở điểm nào?
- HS2: Nấm có đặc điểm gì giống VK?
3 – Bài mới.
Hoạt động 1: Điều kiện phát triển của nấm.
- GV y/c HS trả lời câu hỏi:
? Tại sao muốn gây mốc trắng chỉ cần để cơm ở nhiệt độ trong phòng và vẩy thêm ít nước?
? Tại sao quần áo lâu ngày không phơi nắng hoặc để nơi ẩm thường bị nấm mốc?
? Tại sao trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được?
=> GV tổng kết:
? Nêu các điều kiện phát triển của nấm?
- HS hoạt động nhóm.
+ Bào tử nấm mốc phát triển ở nơi giàu chất hữu cơ, ấm và ẩm.
+ Nấm sử dụng chất hữu cơ có sẵn.
Kết luận: Nấm chỉ sử dụng chất hữu cơ có sẵn và cần nhiệt độ, độ ẩm thích hợp để phát triển.
Hoạt động 2: Cách dinh dưỡng.
- GV y/c HS nghiên cứu thông tin SGK => Hỏi.
? Nấm không có diệp lục vậy nấm dinh dưỡng bằng cách nào?
? Lấy ví dụ về nấm hoại sinh và nấm kí sinh?
- HS n.cưu TT => Thảo luận nhóm.
+ Dinh dưỡng: Hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.
- Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận:
+ Nấm là cơ thể dị dưỡng: Hoại sinh hay kí sinh.
+ Một số nấm sống cộng sinh.
Hoạt động 3: Vai trò của nấm.
- GV y/c HS n.cứu TT SGK => Hỏi.
? Nêu công dụng của nấm? Lấy ví dụ?
- GV cho HS quan sát một số nấm có ích.
- GV cho HS quan sát một số cây bị bệnh do nấm
? Nấm gây những tác hại gì cho TV?
- GV gới thiệu một số nấm có hại ở TV.
? Kể một số nấm có hại cho con người?
- GV cho HS quan sát nhận biết một số nấm độc.
? Muốn phòng trừ các bệnh do nấm gây ra phải làm thế nào?
? Muốn đồ đạc quần áo không bị nấm mốc phải làm gì?
- HS thảo luận nhóm --> trả lời .
- HS nhận dạng một số nấm có ích.
- HS nêu được các bộ phận của cây bị nấm.
+ Nấm kí sinh trên TV gây bệnh cho cây làm thiệt hại mùa màng.
+ HS kể tên một số nấm gây hại: hắc lào, lang ben, nấm tóc...
+ HS nhận biết một số nấm độc.
- HS thảo luận đề ra các biện pháp.
* Kết luận:
+ Nấm có ích: ( Bảng SGK )
+ Nấm có hại:
- Nấm kí sinh gây bệnh cho cong người và TV
- Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng.
- Nấm độc có thể gây ngộ độc.
4 – Củng cố - Đánh giá.
- Nấm có các cách dinh dưỡng nào? Tại sao?
- Kể tên một số nấm có ích và có hại?
5 – Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Thu thập mẫu địa y trên các cây thân to.
Ngày soạn: 13/04/2013
Ngày giảng: ...../04/2013
TIẾT 64. ĐỊA Y
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Nhận biết được địa y trong tự nhiên qua các đặc điểm về hình dạng, màu sắc và nơi mọc.
- Hiểu được thành phần cấu tạo địa y.
- Hiểu được thế nào là hình thức sống cộng sinh.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ TV.
II . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
Mẫu vật: Địa y
Tranh hình dạng và cấu tạo của địa y.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1 – Tổ chức: 6A:
2 – Kiểm tra bài cũ.
HS1: Nấm có các cách dinh dưỡng nào ? Tại sao?
HS2: Nêu tầm quan trọng của nấm?
3 – Bài mới.
Hoạt động 1: Quan sát hình dạng ccấu tạo của địa y.
- GV cho HS quan sát mẫu, hình SGK => Hỏi:
? Mẫu địa y em lấy ở đâu?
? Nhận xét hình dạng bên ngoài của địa y?
? Nhận xét về thành phần cấu tạo của địa y?
- GV sửa chữa nếu cần.
- GV tổng kết lại hình dạng, cấu tạo.
? Vai trò của nấm và tảo trong đới sống của địa y?
? Thế nào là hình thức sống cộng sinh?
- HS hoạt động nhóm.
- HS nhận xét cấu tạo: gồm tảo và nấm.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận:
- Địa y có hình vảy hoặc hình cành.
- Cấu tạo của địa y gồm những sợi nấm xen lẫn TB tảo.
- Nấm hút nước và muối khoáng cho tảo.
- Tảo quang hợp --> chất hữu cơ nuoi sống 2 bên.
+ Cộng sinh : là hình thức sống chung giữa 2 cơ thể SV ( cả 2 đều có lợi)
Hoạt động 2: Vai trò của địa y:
- GV y/c HS đọc TT SGK
* Địa y có vai trò gì trong tự nhiên?
- GV tổ chức thảo luận toàn lớp.
- GV tổng kết lại vai trò của địa y
- HS đọc TT --> trả lời.
+ Tạo thành đất.
+ Lá thức ăn của hươu bắc cực
+ Là nguyên liệu chế nước hoa , phẩm nhuộm....
4 – Củng cố - Đánh giá.
-Thành phần cấu tạo của địa y gồm những gì?
- Địa y có vai tró ntn?
5 – Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị như SGK trang 173.
Tổ duyệt
Ngày soạn: 18/04/2013
Ngày giảng: …../04/2013
TIẾT 65. ÔN TẬP
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: Củng cố, khắc sâu kiến thức các nhóm TV, VK, nấm, địa y.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ TV.
II . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
Tranh ảnh về tảo, rêu, dương xỉ, hật trần, hạt kín.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1 – Tổ chức: 6A:
2 – Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới.
3 – Bài mới.
Hoạt động 1: Ôn tập phần lý thuyết
a- Ôn các nhóm TV
- GV cho HS ôn tập theo nội dung bảng sau:
Các nhóm TV
Nơi sống
Cơ qua sinh dưỡng
Cơ quan sinh sản
Tảo
Sống ở nước
Chưa có rể, thân, lá => Là TV bậc thấp.
Sinh sản bằng cách phân đôi TB
Rêu
Sống ở nơi ẩm ướt, là TV lên cạn đầu tiên.
Có thân, lá, rể giả. => TV bậc cao. Chưa có mạch dẫn
Sinh sản bằng bào tử, bào tử phát triển thành cây con.
Dương xỉ
Sông ở ven rừng, bờ tường....
Có rể, thân, lá thật. Trong thân có mạch dẫn
- Sinh sản bằng bào tử, bảo tử nảy mầm thành nguyên tản, nguyên tản phát triển thành cây con.
Hạt trần
Sống được ở nơi khô hạn
Có rể, thân, lá thường hình kim, có mạch dẫn phát triển
Sinh sản bằng hạt. Hạt nằm trên lá noãn hở ( hạt trần )
Hạt kín
Sống ở khắp mọi nơi trên trái đất.
- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng và phong phú.
Sinh sản bằng hạt. Hạt được bao bọc bởi lớp vỏ . Hạt nằm trong noãn, noãn nằm trong bầu => Hạt kín.
B : Sự phát triển của giới thực vật.
- GV y/c HS hoàn thành sơ đồ sau:
III ..........................
.................. ................... .................... ......................
II Dương xỉ cổ
.........................................
.............................
I
Các cơ thể sống đầu tiên
Nêu đặc điểm phát triển từng giai đoạn?
C : Ôn tập nấm, vi khuẩn và địa y.
- GV y/c HS thực hiện theo bảng sau.
Tên
Cấu tạo
Dinh dưỡng
Vi khuẩn
- Cơ thể đơn bào gồm: Vách TB, chất TB , chưa có nhân hoàn chỉnh
- Dị dưỡng: kí sinh, hoại sinh.
- Tự dưỡng: Một số ít VK có diệp lục có khả năng tự dưỡng.
- Cộng sinh: VK cố định đạm ở nốt sần rể cây họ đậu
chất TB , chưa có nhân hoàn chỉnh
- Tự dưỡng: Một số ít VK có diệp lục có khả năng tự dưỡng.
- Cộng sinh: VK cố định đạm ở nốt sần rể cây họ đậu
Nấm
- Cơ thể đa bào. TB có 2 nhân hoặc nhiều nhân, không có DL
- Dị dưỡng: Hoại sinh hoặc kí sinh.
- Cộng sinh: Nấm sống cộng sinh với tảo.
Địa y
Gốm các TB tảo xen lẫn các sợi nấm.
- Cộng sinh: Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo có DL quang hợp tạo chất HC nuôi 2 bên.
4 – Củng cố - Đánh giá.
- Nêu đặc điểm chung của TV hạt kín?
- So sánh cây một lá mầm và cây hai lá mầm?
5 – Hướng dẫn về nhà.
- Ôn kiến thức chương: VII-> X.
Ngày soạn: 19/04/2013
Ngày giảng: 27/04/2013
TIẾT 66. ÔN TẬP CUỐI NĂM
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: Củng cố, khắc sâu kiến thức các nhóm TV, VK, nấm, địa y.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ TV.
II . PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
Tranh ảnh về tảo, rêu, dương xỉ, hật trần, hạt kín.
III . HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
1 – Tổ chức: 6A:
2 – Kiểm tra bài cũ: Kết hợp bài mới.
3 – Bài mới.
Hoạt động 1: Ôn tập phần lý thuyết
? Có những loại quả nào? Phân biệt quả mọng và quả hạch?
? Những quả và hạt phát tán nhờ gió có những đặc điểm nào mà gió có thể giúp chúng phát tán đi xa?
? Những quả phát tán nhờ ĐV có đặc điểm nào phù hợp với cách phát tán nhờ ĐV?
? Con ngưới giúp cho việc phát tán quả và hạt không? Bằng những cách nào?
? Trình bày thí nghiệm và rút ra kết luận về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
Trình bày sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa?
? Thực vật góp phần điều hoà hàm luợng CO2 Và bảo vệ môi trường như thế nào.
? Vai trò của thực vật đối với động vật và với đời sống con người
I. Quả và hạt
1. Các loại quả
HS trả lời
2. Phát tán của quả và hạt
- Phát tán nhờ gió: Quả có cánh hoặc có túm lông nhẹ.
- Phát tán nhờ ĐV: Quả có nhiều gai hoặc nhiều móc dễ vướng vào da hoặc lông của ĐV; Hạt có vỏ cứng, không bị tiêu hóa bởi Enzim tiêu hóa.
- Phát tán nhờ con người: Con người vận chuyển quả và hạt tới các vùng miền khác nhau.
3. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.
Hs trình bày thí nghiệm
- TN1:
- TN2:
-> Kết luận: ĐK cần cho hạt nảy mầm là có đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp.
4. Tổng kết về cây có hoa
Các cơ quan của cây xanh liên quan mật thiết và ảnh hưởng tới nhau. Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới cơ quan khác và toàn bộ cây.
II. Vai trò của thực vật.
+ Nhờ có sự quang hợp của thực vật lấy vàokhí cácbônic và thải ra khí oxi mà lượng khí cacbonic và ôxi luôn được ổn định.
Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường.
- Lá cây có thể ngăn bụi và khí độc giúp không khí trong lành.
- Một số loài cây có thể tiết ra chất tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.
* Với động vật:
- TV cung cấp ô xi và thức ăn cho động vật.
- Thực vật gây hại đối với ĐV: một số tảo, cây duốc cá, cây nắp ấm, cây bắt ruồi…
* Với con người
- TV có công dụng nhiều mặt như: cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ, làm cảnh...
- Có khi cùng một cây nhưng có nhiều công dụng khác nhau, tuỳ vào bộ phận sử dụng.
- Bên cạnh những cây có ích thì còn có một số cây gây hại cho con nguời như: Cây thuốc phiện, cần xa, thuốc lá ...
4 – Củng cố - Đánh giá.
- Nêu đặc điểm chung của TV hạt kín?
- So sánh cây một lá mầm và cây hai lá mầm?
5 – Hướng dẫn về nhà.
- Ôn kiến thức chương: VII-> X.
Tổ duyệt
Nguyễn Thị Thuý Hà
Ngày soạn: 27/04/2013
Ngày giảng:
TIẾT 67. KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
Kiển tra, đánh giá nhận thức học sinh trong học kì II
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra khoa học.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên
a. Ma trận đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng mức độ cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Quả và hạt
Trình bày thí nghiệm và rút ra kết luận về điều kiện cần cho hạt nảy mầm
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2
20
1
2
20
Các nhóm thực vật
Cơ quan sinh sản của cây thông, cấu tạo
Đặc điểm chung của thực vật hạt kín
Vì sao thực vật hạt kín có thể phát triển đa dạng và phong phú như ngày nay.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1
10
1
1
10
1
1
10
3
3
30
Vai trò của thực vật
Thực vật có vai trò với con ngưòi như thế nào
Cho ví dụ về vai trò của thực vật với con ngưòi
Liên hệ địa phương
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1
10
1
1
10
1
1
10
3
3
30
Vi khuẩn- Nấm - Địa Y
Nấm có ích như thế nào với con nguời. Cho ví dụ
Tại sao trong chỗ tối nấm vẫn phát triển được?
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
1
10
1
1
10
2
2
20
Tổng
2
2
20
3
4
40
2
2
20
2
2
20
9
10
100
b. Đề bài
Câu 1: Trình bày thí nghiệm và rút ra kết luận về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm?
Câu 2: Cơ quan sinh sản của cây Thông là gỉ? Nêu cấu tạo?
Câu 3: - Đặc điểm chung của thực vật hạt kín?
- Vì sao thực vật hạt kín có thể phát triển đa dạng và phong phú như
ngày nay.
Câu 4: Thực vật có vai trò với con nguời như thế nào? Cho ví dụ? Kể một số cây hạt kín có giá trị ở địa phương em ?
Câu 5: - Nấm có ích như thế nào đối với con người? cho ví dụ
- Vì sao ở trong tối nấm vẫn phát triển đựơc?
c. Đáp án
Câu
Đáp án
Điểm
1.
* Học sinh trình bày đúng thí nghiệm
* Kết luận: Hạt nảy mầm cần có những điều kiện: Có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.
1.0
1.0
2
* Cơ quan sinh sản của cây thông là nón đực và nón cái
* Cấu tạo:
- Nón đực: + Nhỏ, màu vàngmọc thành cụm.
+ Gồm:Trục nón, vảy (nhị) mang túi phấn chứa hạt phấn.
- Nón cái: +Lớn, mọc riêng lẻ.
+ Gồm trục nón, Vảy (lá noãn) mang noãn.
0.5
0.25
0.25
3
* Đặc điểm chung.
- CQ sinh dưỡng phát triển, đa dạng.
- Trong thân có mạch dẫn phát triển.
- Có hoa, quả, có nhiề
File đính kèm:
- sinh 659-70.doc