Qua bài học HS cần đạt:
1. Về kiến thức:
Qua tiết học, giúp học snh ôn tập lại một số kiến thức:
+ Mệnh đề là gì? Như thế nào là phủ định của một mệnh đề; Mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề chứa biến; Mệnh đề có chứa kí hiệu và , phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu và ; Hiểu được như thế nào là chứng minh phản chứng một mệnh đề.
2. Về kĩ năng:
2 trang |
Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 6: Luyện tập (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25 / 08 / 2011
Ngày dạy: 27/ 08 / 2011.
Lớp: 10A3
Tiết: 06
LUYỆN TẬP
Số tiết: 01
I.MỤC TIÊU.
Qua bài học HS cần đạt:
Về kiến thức:
Qua tiết học, giúp học snh ôn tập lại một số kiến thức:
+ Mệnh đề là gì? Như thế nào là phủ định của một mệnh đề; Mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, mệnh đề chứa biến; Mệnh đề có chứa kí hiệu và , phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu và ; Hiểu được như thế nào là chứng minh phản chứng một mệnh đề.
Về kĩ năng:
Qua tiết học, giúp học sinh rèn luyện một số kỹ năng:
+ Phân biệt được đâu là mệnh đề, cách đề phủ định mệnh đề; Phân biệt được đâu là mệnh đề kéo theo, đảo được một mệnh đề kéo theo, biết xác đinh tính đúng sai của mệnh đề chứa biến trong từng trường hợp cụ thể; Mã hóa một mệnh đề bằng lời thành mệnh đề có chứa kí hiệu và , có thể phủ định được mệnh đề có chứa kí hiệu và ; Chứng minh một mệnh đề bằng phương pháp phản chứng.
Về tư duy và thái độ:
+ Nghiêm túc, tích cực, có tư duy logic; Biết đưa những KT-KN mới về KT-KN quen thuộc; Biết nhận xét và ĐG bài làm của bạn cũng như tự ĐG kết quả học tập của mình; Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
Chuẩn bị của GV:
+ Giáo án, phấn, bảng, đồ dùng dạy học còn có.
Chuẩn bị của HS:
+ Đồ dùng học tập như SGK, bút.
+ Kiến thức cũ về Mệnh đề đã học trong những tiết vừa qua.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, trong đó PP chính được sử dụng là :nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở vấn đáp và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC.
Ổn định tổ chức.
+ KT sĩ số, KT sự chuẩn bị của HS cho bài học (sách, vở, dụng cụ, ).
KT bài cũ:
+ Đan xen trong tiến trình luyện tập.
Bài mới:
Phần 1: Ôn tập lý thuyết
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
Ghi bảng- Trình chiếu.
GV: Gọi học sinh đứng tại chỗ nhắc lại thế nào là một mệnh đề? Phủ định một mệnh đề như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
HS:Trả lời câu hỏi giáo viên.
GV: Gọi học sinh đứng tại chỗ nhắc lại thế nào là một mệnh đề kéo theo? Mệnh đề đảo? Cho ví dụ minh họa.
HS:Trả lời câu hỏi giáo viên.
GV: Gọi học sinh đứng tại chỗ nhắc lại thế nào là một mệnh đề tương đương? Cho ví dụ minh họa.
HS:Trả lời câu hỏi giáo viên.
GV: Gọi học sinh cho ví dụ minh họa mệnh đề chứa biến.
HS:Trả lời câu hỏi giáo viên.
GV: Gọi học sinh đứng tại chỗ nêu qui tắc phủ định mệnh đề có chứa kí hiệu ", $.
HS:Trả lời câu hỏi giáo viên.
GV: Chứng minh một định lý bằng phương pháp phản chứng gồm những bước như thế nào?
HS: Trả lời câu hỏi của giáo viên.
1. Khái niệm mệnh đề.
2. Mệnh đề phủ định.
3. Mệnh đề kéo theo và mệnh đề đảo.
4. Mệnh đề tương đương.
5. Khái niệm mệnh đề chứa biến.
6. Các kí hiệu ", $, mệnh đề phủ định của mệnh đề có chứa kí hiệu ", $.
7. Phương pháp chứng minh bằng phương pháp phản chứng.
Phần 2: Bài tập
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng- Trình chiếu.
GV:Gọi học sinh thực hiện bài tập đã chuẩn bị ở nhà.
HS: Trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
GV:Gọi học sinh đứng lên làm bài tại chỗ.
HS: Trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
GV:Gọi học sinh đứng lên làm bài tại chỗ.
HS: Trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
GV: Gọi học sinh trình bày tại chỗ.
HS: Trả lời câu hỏi giáo viên.
GV: Gọi học sinh trình bày tại chỗ.
HS: Trả lời câu hỏi giáo viên.
GV: Gọi học sinh lên bảng trình bày.
HS: Lên bảng trình bày theo yêu cầu giáo viên.
GV: Gọi học sinh trả lời tại chỗ.
HS: Trả lời theo yêu cầu giáo viên.
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm và gọi lên bảng trình bày.
HS: Lên bảng trình bày theo yêu cầu giáo viên
Bài 12/13 SGK:
Câu
Không phải mệnh đề
Đ
S
24 – 1 chia hết cho 5.
x
153 là số nguyên tố.
x
Cấm đá bóng ở đây!
x
Bạn có máy tính không?
x
Bài 13/13 SGK:
a) Tứ giác ABCD không phải là hình chữ nhật.
b) Số 9801 không phải là số chính phương.
Bài 14/13 SGK:
Mệnh đề P Þ Q: “Nếu tứ giác ABCD có tổng hai góc đối là 1800 thì tứ giác đó nội tiếp trong một đường tròn”
Bài 15/14 SGK:
Mệnh đề P Þ Q: “Nếu 4686 chia hết cho 6 thì 4686 chia hết cho 4” là một mệnh đề sai vì P đúng Q sai.
Bài 18/14 SGK:
a): “ Có một học sinh lớp em không thích môn toán”
b): “Mọi học sinh lớp em đều biết sử dụng máy tính”
c): “Có một học sinh lớp em không biết chơi bóng đá”
d): “Mọi học sinh lớp em đều đã được tắm biển”.
Bài 19/14 SGK:
a) Đúng. : “ "x Î , x2 ≠ 1”
b) Đúng. : “ "n Î, n(n + 1) Không là số chính phương.
c) Sai. : “ "x Î ,(x - 1)2 = x - 1”
d) Đúng. : “ "n Î, n2 + 1 4”.
Bài 20/14 SGK:
Phương án B đúng.
Bài 21/14 SGK:
Phương án A đúng.
Bài 11/12 SGK:
Giả sử n là số tự nhiên, n2 chia hết cho 5 nhưng n không chia hết cho 5, tức là n = 5a + b (Trong đó a, b là các số tự nhiên và 0<b<5)
Khi đó n2 = 25a2 + 10ab + b2 không chia hết cho 5( vì b2 không chia hết cho 5) mâu thuẫn với giả thiết. Vậy nếu n là số tự nhiên, n2 chia hết cho 5 thì n chia hết cho 5.
Củng cố toàn bài
+ Gọi học sinh nhắc lại các nội dung kiến thức đã ôn tập trong bài.
Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập về nhà
+ Yêu cầu học sinh về nhà xem lại các bài tập, học kỹ các kiến thức và chuẩn bị bài mới cho tiết sau.
Phụ lục:
File đính kèm:
- tiet 6 - Luyen tap.doc