Bài giảng Tiết 60 bài40 dung dịch

A-MỤC TIÊU

 + Học sinh hiểu được các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch.

 + Học sinh hiểu được các khái niệm: dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà, hiểu được những biện pháp thúc đẩy sự hoà tan cuả chất rắn trong nước nhanh hơn. Đó là sự khuấy trộn, đun nóng và nghiền nhỏ chất rắn.

 + Học sinh biết cách pha chế một dung dịch chưa bão hoà và dung dịch bão hoà.

 

 

doc24 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 60 bài40 dung dịch, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 60 Bài40 DUNG DỊCH A-MỤC TIÊU + Học sinh hiểu được các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch. + Học sinh hiểu được các khái niệm: dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà, hiểu được những biện pháp thúc đẩy sự hoà tan cuả chất rắn trong nước nhanh hơn. Đó là sự khuấy trộn, đun nóng và nghiền nhỏ chất rắn. + Học sinh biết cách pha chế một dung dịch chưa bão hoà và dung dịch bão hoà. B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học + Hoá cụ: cốc thủy tinh, đuã thủy tinh, đèn cồn. + Hoá chất: đường, dầu ăn, giấm, 3 cốc đựng dung dịch CuSO4 nồng độ khác nhau. 2)- Phương pháp dạy học Trực quan, nêu vấn đề. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY Đặt vấn đề: trong thí nghiệm hoá học hoặc trong đời sống hàng ngày các em thường hoà tan nhiều chất như đường, muối,…trong nước, ta có những dung dịch đường, muối,…Vậy dung dịch là gì ? Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài - Giáo viên giới thiệu dụng cụ và cho học sinh tiến hành thí nghiệm 1 : hoà tan đường vào nước. - Chất lõng tạo thành không còn phân biệt được đâu là đường, đâu là nước ® đồng nhất. - Đường : chất tan - Nước : dung môi - Nước đường : dung dịch - Yêu cầu học sinh hoà tan giấm vào nước. - Qua các thí nghiệm và ví dụ trên ta thấy nước là dung môi cuả rất nhiều chất, nhưng có là dung môi cuả tất cả các chất không ? - Tiến hành thí nghiệm 2 : cho dầu ăn vào nước. - Học sinh trả lời câu hỏi trên. - Vậy thế nào là dung môi? chất tan? dung dịch? - Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm 3 cho thêm đường vào nước khuấy đều. - Dung dịch chưa bão hoà? dung dịch bão hoà? - Thí nghiệm cho muối ăn hoà tan vào nước. - Làm thế nào để muối tan nhanh trong nước ? - Tiến hành thí nghiệm 1, quan sát và nhận xét : đường tan vào nước thành nước đường có vị ngọt. - Yêu cầu học sinh cho ví dụ tương tự. - Học sinh làm thí nghiệm : xác định chất tan, dung môi. - Chất khí có tan trong nước không? Cho ví dụ. - Làm bài tập 5, 6 sách giáo khoa (các nhóm thảo luận). - Học sinh làm thí nghiệm 2 : quan sát, nhận xét hiện tượng dầu ăn không tan trong nước. - Tiến hành thí nghiệm, nhận xét : lúc đầu đường tan hết vào nước. Lúc sau đường không tan được nưã. - Làm bài tập 3, 4 sách giáo khoa. - Các nhóm làm thí nghiệm và rút ra kết luận. I/- DUNG MÔI – CHẤT TAN – DUNG DỊCH - Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch. - Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi. - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất cuả dung môi và chất tan. II/ DUNG DỊCH BÃO HOÀ – DUNG DỊCH CHƯA BÃO HOÀ Ở một nhiệt độ xác định : + Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan. + Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan. III/- LÀM THẾ NÀO ĐỂ QUÁ TRÌNH HOÀ TAN CHẤT RẮN TRONG NƯỚC XẨY RA NHANH HƠN ? - Khuấy dung dun dịch. - Đun nóng dung dịch. - Nghiền nhỏ chất rắn. D-CỦNG CỐ Củng cố từng phần. E-DẶN DÒ Xem trước bài “ĐỘ TAN CUẢ MỘT CHẤT TRONG NƯỚC”. KYÙ DUYEÄT TUAÀN 30 Ngaøy … thaùng … naêm 2008 Tuần 31 Tiết 61 Bài41 ĐỘ TAN CUẢ MỘT CHẤT TRONG NƯỚC A-MỤC TIÊU + Bằng thực nghiệm học sinh có thể nhận biết được chất tan và chất không tan trong nước. + Học sinh hiểu được độ tan cuả một chất trong nước là gì ? Biết được những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan cuả một chất trong nước. B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học + Hoá cụ : ống nghiệm, phểu, cốc thủy tinh, 2 tấm kính, đèn cồn, giấy lọc. + Hoá chất : CaCO3 , NaCl , H2O 2)- Phương pháp dạy học Đàm thoại, trực quan, diễn giảng. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY Giáo viên đặt vấn đề : như các em đã biết, ở một nhiệt độ nhất định, các chất khác nhau có thể bị hoà tan nhiều hay ít khác nhau. Đối với một chất nhất định, ở những nhiệt độ khác nhau cũng hoà tan nhiều ít khác nhau. Để có thể xác định được lượng chất tan này, chúng ta tìm hiểu về độ tan cuả chất. Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài - Giáo viên làm thí nghiệm 1 : hướng dẫn học sinh làm cho canxi cacbonat vào nước cất, lắc mạnh. Lọc, lấy nước lọc, làm bay hơi. - Cho học sinh quan sát và kết luận. - Giáo viên làm thí nghiệm 2 và hướng dẫn học sinh làm. Cho muối ăn và nước cất, lắc mạnh, lọc, lấy nước lọc làm bay hơi. - Cho học sinh quan sát và kết luận. Giáo viên thông báo - Những chất tan nhiều trong nước : đường C12H22O11, rượu etylic C2H5OH,… và có những chất ít tan : canxi sunfat CaSO4, canxi hidroxit Ca(OH)2,… - Giáo viên cho học sinh xem bảng tính tan cuả các axit, bazơ, muối. - Giáo viên hướng dẫn cách sử dụng bảng tính tan trả lời các câu hỏi : + Hầu hết tính tan cuả axit như thế nào ? + KOH, NaOH, Ba(OH)2 như thế nào trong nước ? + Tính tan cuả muối clorua, sunfat, cacbonat như thế nào ? - Giáo viên thông báo có nhiều biểu thị về độ tan, trong trường phổ thông chúng ta biểu thị độ tan cuả một chất trong nước là số gam chất tan trong 100 gam nước. - Giáo viên thông báo định nghiã độ tan. - Nếu muốn hoà tan thêm đường vào dung dịch đường đã bão hoà ta phải làm sao ? - Giáo viên liên hệ tới khí CO2 trong nước ngọt có gaz để kết luận về độ tan cuả chất khí. Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. Học sinh thảo luận câu hỏi 1 trong phiếu học tập. Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm. Học sinh thảo luận câu hỏi 2 trong phiếu học tập. Học sinh xem trong sách giáo khoa trang 156. Học sinh trả lời câu hỏi 3 trong phiếu học tập. Học sinh xem bảng tính tan và trả lời câu hỏi. Học sinh trả lời câu hỏi 4 trong phiếu học tập. Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi 5 trong phiếu học tập. Học sinh đưa ra kết luận về độ tan cuả chất rắn và chất khí. I/-Chất tan và chất không tan 1)-Thí nghiệm về tính tan cuả các chất +Thí nghiệm 1 : canxi cacbonat CaCO3 + nước. +Thí nghiệm 2 : muối ăn NaCl + nước. Kết luận : + Canxi cacbonat không tan trong nước, muối ăn tan trong nước. + Có chất không tan và có chất tan trong nước. Có chất tan nhiều, có chất tan ít trong nước. 2)-Tính tan trong nước cuả một số axit, bazơ, muối + Axit : hầu hết tan (trừ H2SiO3). + Bazơ : KOH, NaOH, Ba(OH)2 tan. Ca(OH)2 ít tan, còn lại không tan. + Muối : natri, kali, nitrat tan. Phần lớn muối clorua, sunfat tan. Phần lớn muối cacbonat không tan. II/-Độ tan cuả một chất trong nước 1)-Định nghiã Độ tan (S) cuả một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở nhiệt độ xác định. Thí dụ : ở 25oC độ tan cuả đường là 204 gam. 2)-Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan Độ tan cuả phần lớn chất rắn sẽ tăng nếu nhiệt độ tăng. Độ tan cuả chất khí tăng nếu giảm nhiệt độ, tăng áp suất. D-CỦNG CỐ + Định nghiã độ tan cuả một chất trong nước. + Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan cuả chất rắn và chất khí ? + Cho biết độ tan cuả một số : Axit : HCl, H2SO4, H2SiO3 Bazơ : NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)2 Muối : AgCl, Na2CO3, NaNO3 E-DẶN DÒ + Học kỹ bài. + Làm bài tập 1 ® 5 sách giáo khoa. + Xem trước bài : “NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH” Tiết 62 Bài42 NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH A-MỤC TIÊU + Học sinh biết ý nghiã cuả nồng độ phần trăm và nhớ được công thức tính nồng độ. + Học sinh biết vận dụng công thức để tính nồng độ phần trăm cuả dung dịch và những đại lượng liên quan đến dung dịch như khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, lượng chất tan. B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học + Sách giáo khoa, sách giáo viên. + Tranh, phiếu học tập. 2)- Phương pháp dạy học Phương pháp đàm thoaị, thảo luận nhóm. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1)- Kiểm tra bài cũ Kể ra một số chất tan và không tan được trong nước. Từ đó cho biết độ tan cuả một chất trong nước là gì ? 2)- Tổ chức dạy và học Đặt vấn đề : Ta đã biết chất có thể tan trong nước tạo thành dung dịch. Bằng cách nào biểu thị được khối lượng chất tan có trong dung dịch ? Người ta đưa ra khái niệm nồng độ cuả dung dịch. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu nồng độ phần trăm cuả dung dịch. Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài +Hoạt động 1 - Giáo viên thông báo : nồng độ phần trăm cho biết có bao nhiêu gam chất tan trong 100 gam dung dịch. Ví dụ 1 : dung dịch đường 20% cho biết trong 100 gam dung dịch đường có hoà tan 20 gam đường. Ví dụ 2 : dung dịch muối ăn 5% cho biết trong 100 gam dung dịch muối có hoà tan 5 gam muối ăn. - Giáo viên đưa ra công thức tính nồng độ phần trăm. - Giáo viên treo tranh ví dụ 1 lên bảng : hoà tan 5 gam KNO3 vào 45 gam nước. Tính nồng độ phần trăm cuả dung dịch. - Từ đó giáo viên đặt vấn đề muốn tính nồng độ phần trăm ta phải biết những đại lượng nào ? +Hoạt động 2 - Giáo viên nêu tiếp : vậy khi biết nồng độ phần trăm và khối lượng dung dịch ta tìm khối lượng chất tan được không ? Công thức tính ? - Giáo viên treo tranh ví dụ 2 : một dung dịch NaCl có nồng độ 5%. Tính khối lượng NaCl có trong 120 gam dung dịch. +Hoạt động 3 - Vậy muốn tính khối lượng dung dịch ta phải biết đại lượng nào ? Công thức tính ? - Giáo viên treo tranh ví dụ 3 : Hoà tan 30 gam KCl vào nước ta thu được dung dịch có nồng độ 10%. Tính khối lượng dung dịch và khối lượng nước cần dùng. Sau khi giáo viên đưa ra công thức, học sinh tự tìm hiểu 3 ví dụ trong sách giáo khoa. Các nhóm học sinh thảo luận và làm vào phiếu học tập. m dd = 5 + 45 = 50 (g) C% = = 10 (%) Học sinh thảo luận và trả lời : + Khối lượng chất tan + Khối lượng dung dịch Học sinh thảo luận và ghi công thức tính lên bảng : m ct = Học sinh thảo luận và làm bài vào phiếu học tập. m ct = = 6 (g) Học sinh thảo luận và ghi công thức tính lên bảng : m dd = Học sinh thảo luận và trả lời vào phiếu học tập : m dd = = 300(g) m dm = 300 – 30 = 270 (g) I/-Nồng độ phần trăm cuả dung dịch Nồng độ phần trăm cuả một dung dịch cho biết có số gam chất tan trong 100 gam dung dịch. Công thức : C% = m ct : khối lượng chất tan (g) m dd : khối lượng dung dịch (g) m dd = m dm + m ct m ct = m dd = D-CỦNG CỐ Học sinh làm vào phiếu học tập bài 5, 6b sách giáo khoa. E-DẶN DÒ +Học bài. +Làm bài tập 1, 7 sách giáo khoa. +Chẩn bị xem trước “NỒNG ĐỘ MOL CUẢ DUNG DỊCH” KYÙ DUYEÄT TUAÀN 31 Ngaøy … thaùng … naêm 2008 Tuần 32 Tiết 63 Bài42 NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH (tiếp theo) A-MỤC TIÊU + Học sinh biết ý nghiã cuả nồng độ mol và nhớ được công thức tính nồng độ mol. + Học sinh biết vận dụng công thức để tính nồng độ mol cuả dung dịch và những đại lượng liên quan đến dung dịch như lượng chất tan, thể tích dung dịch, thể tích dung môi. B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học + Sách giáo khoa, sách giáo viên. + Tranh, phiếu học tập. 2)- Phương pháp dạy học Phương pháp đàm thoaị, thảo luận nhóm. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1)- Kiểm tra bài cũ Nồng độ phần trăm là gì ? Công thức ? Đơn vị. 2)- Tổ chức dạy và học Đặt vấn đề : Tiết trước ta đã tìm hiểu về nồng độ phần trăm cuả dung dịch, hôm nay ta sẽ tìm hiểu tiếp về loại nồng độ khác đó là nồng độ mol cuả dung dịch. Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài +Hoạt động 1 Giáo viên thông báo nồn độ mol cuả dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lit dung dịch. Ví dụ 1 : dung dịch HCl 2M cho biết trong 1 lit dung dịch HCl có hoà tan 2 mol HCl (có khối lượng là 36,5.2 = 73 g) Ví dụ 2 : dung dịch NaOH 0,5M cho biết trong 1 lit dung dịch NaOH có hoà tan 0,5 mol NaOH (có khối lượng là 40.0,5=20g) - Giáo viên đưa ra công thức tính nồng độ mol. - Giáo viên treo câu hỏi ví dụ 1 lên bảng : 400 ml dung dịch có hoà tan 20 gam NaOH. Tính nồng độ mol cuả dung dịch bazơ. - Giáo viên đặt vấn đề : muốn tính nồng độ mol ta phải biết những đại lượng nào ? +Hoạt động 2 - Giáo viên đặt vấn đề : khi biết nồng độ mol và thể tích dung dịch ta có thể tính số mol hoặc khối lượng chất tan được không ? - Giáo viên treo câu hỏi ví dụ 2 lên bảng : tìm số mol và khối lượng chất tan có trong 250 ml dung dịch HCl 0,5M. +Hoạt động 3 - Giáo viên đặt vấn đề : muốn tính thể tích dung dịch phải biết những đại lượng nào ? Công thức tính. - Giáo viên treo câu hỏi ví dụ 3 lên bảng : Tìm thể tích dung dịch NaOH 5M trong đó có hoà tan 60 gam NaOH. +Hoạt động 4 Giáo viên cho học sinh tìm hiểu loại bài tập tìm nồng độ mol cuả hỗn hợp hai dung dịch để tính thể tích và nồng độ. - Giáo viên treo câu hỏi ví dụ lên bảng : trộn 2 lit dung dịch đường 0,5M với 3 lit dung dịch đường 1M. Tính nồng độ mol cuả dung dịch đường sau khi pha trộn. Học sinh tự tìm hiểu ví dụ 1, 2 sách giáo khoa. Các nhóm thảo luận và làm bài vào phiếu học tập. 400 ml = 0,4 lit n NaOH = = 0,5 mol C M = = 1,25 M Học sinh thảo luận và trả lời : + Số mol chất tan + Thể tích dung dịch Học sinh thảo luận và ghi công thức lên bảng : n = C M . V m = Học sinh thảo luận và trả lời vào phiếu học tập : 250 ml = 0,25 lit n = 0,5 . 0,25 = 0,125 mol m = 0,125 . 36,5 = 3, 5625 gam Học sinh thảo luận và trả lời vào phiếu học tập : n = = 1,5 mol V = = 0,3 lit Học sinh thảo luận và trả lời từng phần trên bảng : n 1 = 2 . 0,5 = 1 mol n 2 = 3 . 1 = 3 mol V 1 + V 2 = 2 + 3 = 5 lit C M (hỗn hợp) = = 0,8 M II/-Nồng độ mol cuả dung dịch (C M) Nồng độ mol cuả dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lit dung dịch. Công thức : C M = (mol/lit hay M) n : số mol chất tan (mol) V : thể tích dung dịch (lit) n = C M . V V = Các bước tính nồng độ mol cuả hỗn hợp 2 dung dịch : + Bước 1 : tìm số mol chất tan có trong mỗi dung dịch + Bước 2 : Tìm tổng thể tích cuả 2 dung dịch + Bước 3 : Tìm nồng độ mol cuả hỗn hợp : C M (hỗn hợp) = Học sinh chép bài giải vào tập. D-CỦNG CỐ Bài tập 3b, 3c, 6a, 6b sách giáo khoa E-DẶN DÒ + Học bài. + Làm bài tập 2, 3c, 3d, 4, 6c sách giáo khoa. + Chuẩn bị bài : “PHA CHẾ DUNG DỊCH” Tiết 64 Bài43 PHA CHẾ DUNG DỊCH A-MỤC TIÊU 1)- Kiến thức Biết cách tính toán các đại lượng liên quan đến pha chế dung dịch theo nồng độ phần trăm và nồng độ mol : khối lượng chất tan, số mol chất tan, khối lượng dung dịch, thể tích dung môi. 2)-Kỹ năng + Biết các thao tác (cân, đong, khuấy,…) để pha chế một dung dịch theo nồng độ phần trăm và nồng độ mol. + Các bước tiến hành pha chế các dung dịch theo nồng độ cho trước. B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học + Sơ đồ công thức nồng độ phần trăm và nồng độ mol. + Tranh vẽ các bước tiến hành pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước. + Muối CuSO4 , nước cất, cốc thủy tinh 100 ml, đuã thủy tinh, cân. 2)- Phương pháp dạy học Đàm thoại vấn đáp, diễn giảng C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1)- Kiểm tra bài cũ + Công thức tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol ? + Sưả bài tập 4, 5/trang 146 sách giáo khoa. 2)- Tổ chức dạy và học Đặt vấn đề : trong thực tế một số dung dịch phản ứng có nồng độ khác nhau sẽ tạo những sản phẩm khác nhau, có những chất chỉ phản ứng được với nhau khi chúng ở trang thái dung dịch. Do đó biết pha chế một dung dịch (quá trình hoà tan chất tan vào nước) là một yêu cầu quan trọng trong việc học tập và ứng dụng hoá học trong sản xuất. Các khái niệm về nồng độ phần trăm và nồng độ mol sẽ giúp chúng ta giải quyết được vấn đề này trong thực tế. Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài +Hoạt động 1 Bài tập 1 (Dùng bảng phụ) Từ muối CuSO4 , nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế : a)- 50 gam dung dịch CuSO4 có nồng độ 10%. - Để pha chế dung dịch trên về mặt lý thuyết chúng ta cần phải tính toán các đại lượng nào? - Giáo viên nhận xét và hệ thống lại kỹ thuật tính toán. - Với kết quả vưà tìm, trong thực tế chúng ta cần có những công cụ nào để thực hiện ? - Điều chỉnh những phát biểu chưa chính xác cuả các nhóm đồng thời giới thiệu những dụng cụ cần thiết. - Hướng dẫn các nhóm thực hành pha chế dung dịch. - Chú ý học sinh thực hiện các thao tác cân, quan sát, khuấy trộn thật chính xác. Þ Các buớc tính toán để pha chế một dung dịch theo nồng độ phần trăm cho trước. +Hoạt động 2 Bài tập 1 (Dùng bảng phụ) b)-50 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 1 M. Thực hiện tương tự hoạt động 1. - Để pha chế dung dịch trên về mặt lý thuyết chúng ta cần phải tính toán các đại lượng nào? - Giáo viên nhận xét và hệ thống lại kỹ thuật tính toán. - Với kết quả vưà tìm, trong thực tế chúng ta cần có những công cụ nào để thực hiện ? - Điều chỉnh những phát biểu chưa chính xác cuả các nhóm đồng thời giới thiệu những dụng cụ cần thiết. - Hướng dẫn các nhóm thực hành pha chế dung dịch. Þ Các buớc tính toán để pha chế một dung dịch theo nồng độ mol cho trước. - Các nhóm thảo luận và phát biểu ý kiến -Tìm khối lượng CuSO4 và khối lượng nước cần thiết. = = 5 (g) m nước = 50 – 5 = 45 (g) - Ghi nội dung tính toán vào vở. - Các nhóm thảo luận và phát biểu ý kiến Từ công thức nồng độ phần trăm : Þ m chất tan = Þ m nước = m dung dịch – m chất tan Tìm số mol CuSO4 Khối lượng CuSO4 =1 . 0,05 = 0,05 (mol) Þ = 160 . 0,05 = 8 (g) - Ghi nội dung tính toán vào vở Từ công thức nồng độ mol : Þ n = C M . V Þ m chất tan = n . M I/- Cách pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước 1)- Pha chế dung dịch theo nồng độ phần trăm Bài tập 1a - Khối lượng CuSO4 = = 5 (g) - Khối lượng nước m nước = 50 – 5 = 45 (g) Các bước tính toán +Tìm khối lượng chất tan m chất tan = +Tìm khối lượng dung môi (nước) m nước = m dung dịch – m chất tan 2)- Pha chế dung dịch theo nồng độ mol Bài tập 1b - Số mol CuSO4 =1. 0,05 =0,05 (mol) - Khối lượng cuả 0,05 mol CuSO4 = 160 . 0,05 = 8 (g) Các bước tính toán + Tìm số mol chất tan n = C M . V + Chuyển đổi số mol chất tan sang khối lượng : m chất tan = n . M D-CỦNG CỐ Dùng bảng phụ giới thiệu các bài tập tượng tự. E-DẶN DÒ Xem trước phần II/trang 148 sách giáo khoa. KYÙ DUYEÄT TUAÀN 32 Ngaøy … thaùng … naêm 2008 Tuần 33 Tiết 65 Bài43 PHA CHẾ DUNG DỊCH (tiếp theo) A-MỤC TIÊU 1)- Kiến thức Biết cách tính toán các đại lượng liên quan đến pha chế dung dịch theo nồng độ phần trăm và nồng độ mol như : khối lượng chất tan, số mol chất tan, khối lượng dung dịch, thể tích dung môi. 2)-Kỹ năng + Biết các thao tác (cân, đong, khuấy,…) để pha loãng một dung dịch theo nồng độ phần trăm và nồng độ mol. + Các bước tiến hành pha loãng các dung dịch theo nồng độ cho trước. B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học + Sơ đồ công thức nồng độ phần trăm và nồng độ mol. + Tranh vẽ các bước tiến hành pha loãng dung dịch theo nồng độ cho trước. + Muối MgSO4 , nước cất, cốc thủy tinh 100 ml, đuã thủy tinh, cân. 2)- Phương pháp dạy học Đàm thoại vấn đáp, diễn giảng, thảo luận. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1)- Kiểm tra bài cũ + Công thức tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol ? Từ đó suy ra công thức tính khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, số mol chất tan, thể tích dung dịch. 2)- Tổ chức dạy và học Đặt vấn đề : trong phần I đã học ở tiết trước chúng ta đã biết cách pha chế dung dịch từ chất tan và nước theo nồng độ cho trước. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm kỹ thuật pha loãng một dung dịch có sẳn để thu được một dung dịch mới có nồng độ cho trước. Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài +Hoạt động 1 Bài tập 1 (Dùng bảng phụ) Có nước cất và những dụng cụ cần thiết hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế : a)-100ml dung dịch MgSO4 0,4M từ dung dịch MgSO4 2M - Để pha loãng dung dịch trên về mặt lý thuyết chúng ta cần phải tính toán các đại lượng nào? - Giáo viên nhận xét và hệ thống lại kỹ thuật tính toán. - Với kết quả vưà tìm, trong thực tế chúng ta cần có những công cụ nào để thực hiện ? - Giáo viên nhấn mạnh : khi pha loãng một dung dịch thì chỉ có thể tích dung dịch thay đổi, còn lượng chất tan trong dung dịch trước và sau khi pha loãng vẫn giữ nguyên. - Hướng dẫn các nhóm thực hành pha loãng dung dịch. - Chú ý học sinh thực hiện các thao tác cân, quan sát, khuấy trộn thật chính xác. Þ Các buớc tính toán để pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước. +Hoạt động 2 Bài tập 2 (Dùng bảng phụ) b)-150 gam dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 10%. Thực hiện tương tự hoạt động 1. - Để pha loãng dung dịch trên về mặt lý thuyết chúng ta cần phải tính toán các đại lượng nào? - Giáo viên nhận xét và hệ thống lại kỹ thuật tính toán. - Với kết quả vưà tìm, trong thực tế chúng ta cần có những công cụ nào để thực hiện ? - Điều chỉnh những phát biểu chưa chính xác cuả các nhóm đồng thời giới thiệu những dụng cụ cần thiết. - Hướng dẫn các nhóm thực hành pha loãng dung dịch. Þ Các buớc tính toán để pha loãng một dung dịch theo nồng độ phần trăm cho trước. - Các nhóm thảo luận và phát biểu ý kiến. - Ghi nội dung tính toán vào vở. -Học sinh thảo luận và trả lời. - Các nhóm thảo luận và phát biểu ý kiến. - Ghi nội dung tính toán vào vở. - Học sinh thảo luận và trả lời. II/-Cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước 1)- Pha loãng dung dịch theo nồng độ mol Bài tập 2a - Số mol MgSO4 có trong 100ml dung dịch : mol - Thể tích dung dịch MgSO4 2M có chưá 0,04mol MgSO4 : V dd = = 20ml Các bước tính toán + Tìm n trong dung dịch con : n = C M . V dd + Tìm V dd mẹ : V dd = 2)- Pha loãng dung dịch theo nồng độ phần trăm Bài tập 2b - Khối lượng NaCl có trong 150 gam dung dịch : m NaCl == 3,75 g - Khối lượng dung dịch NaCl ban đầu có chưá 3,75gam NaCl : m dd = =37,5 g -Khối lượng nước cần dùng = 150 – 37,5 = 112,5 gam Các bước tính toán + Tìm khối lượng chất tan trong dung dịch con : m ct = + Tìm khối lượng dung dịch mẹ : m dd = + Tìm khối lượng nước : m nước = m dd con – m dd Mẹ D-CỦNG CỐ Dùng bảng phụ giới thiệu các bài tập tượng tự. E-DẶN DÒ Xem trước : “BÀI LUYỆN TẬP 8” Tiết 66 Bài44 BÀI LUYỆN TẬP 8 A-MỤC TIÊU + Học sinh biết độ tan cuả một chất trong nước là gì và những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan cuả chất rắn và chất khí trong nước. + Học sinh biết được ý nghiã cuả nồng độ phần trăm, nồng độ mol. Hiểu và vận dụng được công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol cuả dung dịch để tính toán nồng độ dung dịch hoặc các đại lượng liên quan đến dung dịch. + Học sinh biết tính toán và pha chế dung dịch theo nồng độ phần trăm và nồng độ mol với những yêu cầu cho trước. B-CHUẨN BỊ CUẢ GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1)- Đồ dùng dạy học Phiếu học tập, bảng phụ. 2)- Phương pháp dạy học Đàm thoại, nêu vấn đề. C-TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY Giáo viên đặt vấn đề : để củng cố các khái niệm nồng độ phần trăm và nồng độ mol cuả dung dịch, làm quen với các thao tác pha chế dung dịch và rèn luyện thêm các kỹ năng tính toán hôm nay chúng ta sẽ luyện tập bài 8. Hoạt động cuả Giáo viên Hoạt động cuả học sinh Nội dung ghi bài Phát phiếu câu hỏi cho các nhóm học sinh 1-Độ tan cuả một chất trong nước là gì ? 2- Nhiệt độ thay đổi sẽ ảnh hưởng thế nào đến : a)- Độ tan cuả chất rắn trong nước ? b)- Độ tan cuả chất khí trong nước ? Bài tập 1/trang 151 3- Xác định độ tan cuả Na2SO4 ở 20oC biết rằng ở nhiệt độ này 10 gam nước chỉ hoà tan được 1,51 gam Na2SO4 tạo thành dung dịch bão hoà. Giáo viên đề nghị học sinh trau đổi cách giải, cho biết kiến thức liên quan để giải. Phát phiếu câu hỏi cho các nhóm học sinh 1-a)- Công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol cuả dung dịch ? b)- Từ công thức trên có thể tìm được đại lượng nào liên quan ? 2- Ý nghiã cuả nồng độ phần trăm và nồng độ mol cuả dung dịch ? Bài tập 3/trang 151 Bài tập 2/trang 151 Làm thế nào để pha loãng dung dịch ? Khi pha loãng dung dịch thì đại lượng nào không đổi ? Để pha chế dung dịch cần thực hiện những bước nào ? Giáo viên phân tích ví dụ trang 151 để học sinh hiểu được các bước giải bài tập pha chế dung dung dịch. Bài tập 5/trang 151 - Các đại lượng cần dùng là gì ? - Công thức để tính các đại lượng đó. (D nước = 1g/ml) Biết m nước Þ V nước ? - Giáo viên lưu ý cho học sinh từ số mol chất tan phải đổi ra khối lượng mới cân được. Bài tập 6/trang 151 - Giáo viên nhấn mạnh : khi pha loãng một dung dịch thì lượng chất tan vẫn không đổi. Học sinh thảo luận, phát biểu và n

File đính kèm:

  • docChuong VI.doc
Giáo án liên quan