I/ Mục tiêu
- HS phân biệt được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên.
HS nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; Hiểu khái niệm phát triển bền vững.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm; phát triển kỹ năng thu thập thông tin từ sách báo.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị : - GV và HS sưu tầm tư liệu về tài nguyên thiên nhiên.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2624 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 61 Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương iv: bảo vệ môi trường.
Tiết 61 Sử dụng hợp lí
tài nguyên thiên nhiên.
I/ Mục tiêu
- HS phân biệt được 3 dạng tài nguyên thiên nhiên.
HS nêu được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; Hiểu khái niệm phát triển bền vững.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm; phát triển kỹ năng thu thập thông tin từ sách báo.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II/ Chuẩn bị : - GV và HS sưu tầm tư liệu về tài nguyên thiên nhiên.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - GV thu báo cáo thực hành của giờ trước.
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV hỏi HS: - Tài nguuyên thiên nhiên là gì? Kể tên những tài nguyên thiên nhiên mà em biết? đ Sau đó vào bài mới.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1:
- GV cầu HS nghiên cứu < mục I-Tr173, thảo luậnđ Trả lời câu hỏi:
+ Em hãy kể tên và cho biết đặc điểm của các dạng tài nguyên thiên nhiên?
(Hoàn thành bảng 58.1- SGK)
+ Tài nguyên không tái sinh Việt nam có các dạng nào? (Than đá, dầu mỏ, mỏ thiếc,…)
+ Tài nguyên rừng là loại tài nguyên gì? Vì sao? (Là tài nguyên tái sinh vì khai thác rồi có thể phục hồi).
- GV đánh giá hoạt động của các nhóm và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
Hoạt động 2:
- Y/cầu HS nghiên cứu < mục II.1-Tr174; thảo luận đ Hoàn thành bài tập mục 6- Tr174.
- GV thông báo đáp án đúng.
- GV hỏi:
+ Đặc điểm của tài nguyên đất?
+Sử dụng nguồn tài nguyên đất ntn là hợp lí? Biện pháp?
- GV đánh giá hoạt động của các nhóm và chốt lại đáp án đúng.
- Y/cầu HS quan sát H 58.2; nghiên cứu < mục II.2-Tr175, thảo luận đ Hoàn thành bài tập mục 6- Tr176.
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận:
+ Nêu đặc điểm của nguồn tài nguyên nước?
+ Sử dụng nguồn tài nguyên nước ntn là hợp lí? Biện pháp?
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu < mục II.3-Tr176, thảo luận đ Trả lời câu hỏi mục 6- Tr177.
- GV đánh giá hoạt động của các nhóm.
- GV hỏi tiếp:
+ Vai trò của nguồn tài nguyên rừng?
+ Cần có biện pháp gì để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng?
- Gv liên hệ: + Em hãy cho biết tình hình sử dụng nguồn tài nguyên rừng, nước, đất ở nước ta hiện nay? ( Chủ trương của đảng và nhà nước: Phủ xanh đất trống, đồi trọc; ruộng bậc thang; khử mặn, hạ mạch nước ngầm,… )
- GV cung cấp khái niệm phát triển bền vững.
+ Bản thân em làm gì để góp phần sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí?
I/ Tìm hiểu: Các dạng tài nguyên chủ yếu.
- HS đọc < mục I- SGK; thảo luận, trả lời câu hỏi và hoàn thành bảng 58.1- SGK.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên:
+Tài nguyên không tái sinh (than đá, dầu lửa,…) là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
+ Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước,…)
+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, sóng, thuỷ triều,…) là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường.
II/ Tìm hiểu: Sử dụng hợp lí tài nguyên
1/ Sử dụng hợp lí tài nguyên đất.
- HS nghiên cứu< mục II.1-SGK, thảo luận đ Hoàn thành bài tập mục 6- Tr174.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
đ Rút ra kết luận:
* Đặc điểm:
+ Đất là nơi ở, nơi sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và các sinh vật khác.
+ Tái sinh.
* Biện pháp: + Cải tạo đất, bón phân hợp lí. + Chống xói mòn đất, chống khô hạn, chống nhiễm mặn.
2/ Sử dụng hợp lí tài nguyên nước.
- HS HS quan sát H 58.2; nghiên cứu < mục II.2-Tr175 và thảo luận nhóm đ Hoàn thành bài tập mục 6- Tr176.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Đặc điểm:
+ Nước là nhu cầu không thể thiếu của tất cả các sinh vật trên trái đất.
+ Tái sinh.
* Biện pháp: + Khơi thông cống rãnh.
+ Không xả rác, chất thải công nghiệp và sinh hoạt xuống sông, hồ, biển.
+ Tiết kiệm nguồn nước ngọt.
3/ Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng.
- HS nghiên cứu < mục II.3-Tr176, thảo luận đ Trả lời câu hỏi mục 6- Tr177.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Đặc điểm: + Rừng là nguồn cung cấp lâm sản, thuốc, gỗ,…
+ Rừng điều hoà khí hậu.
+ Tái sinh.
* Biện pháp:
+ Khai thác hợp lí kết hợp trồng bổ sung.
+ Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên.
- HS thu nhận thông tin về khái niệm phát triển bền vững (Kết luận 2- Tr177).
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
Y/C nêu được: Bản thân hiểu giá trị của tài nguyên; Tham gia các hoạt động bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cây, rừng; Tuyên truyền cho mọi người cùng có ý thức bảo vệ …
C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận SGK – Tr177.
D/ Kiểm tra, đánh giá
- HS trả lời: + Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh?
+ Tại sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?
E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr177.
Tiết 63 Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.
I/ Mục tiêu
- HS đưa ra được các ví dụ minh họa các kiểu hệ sinh thái chủ yếu. Đồng thời trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái, từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh của địa phương.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm; kỹ năng khái quát kiến thức.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II/ Chuẩn bị : - GV và HS sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về hệ sinh thái.
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - Trình bày các biện pháp bảp vệ thiên nhiên hoang dã?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài mới.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1:
- GV cầu HS nghiên cứu < bảng 60.1- Tr180, thảo luậnđ Trả lời câu hỏi:
+ Trình bày các đặc điểm của các hệ sinh thái trên cạn, nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt?
+ Cho ví dụ về hệ sinh thái?
- GV đánh giá hoạt động của các nhóm và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV bổ sung:
+ Mỗi hệ sinh thái đều đặc trưng bởi các đặc điểm: Khí hậu, thực vật, động vât.
+ Mỗi hệ sinh thái đặc điểm riêng như: Hệ động vật, thực vật, độ phân tầng chiếu sáng,…
Hoạt động 2:
- Y/cầu HS nghiên cứu < mục II-Tr180; thảo luận đ Trả lời câu hỏi:
+Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?
+ Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng mang lại hiệu quả như thế nào?
+ Em hãy liên hệ thực tế?
( Nhà nước đầu tư xây dựng các khu tái định cư cho người dân tộc; Nhiều dịa phương tham gia trồng rừng; …)
- GV nhận xét ý kiến thảo luận của HS, thông báo đáp án đúng.
Hoạt động 3:
- Y/cầu HS nghiên cứu < mục III-Tr180; thảo luận đ Trả lời câu hỏi:
+Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái biển?
+ Hoàn thành bảng 60.3- SGK đ Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển?
+ Liên hệ thực tế?
- GV nhận xét ý kiến thảo luận của HS, thông báo đáp án đúng.
Hoạt động 4:
- Y/cầu HS nghiên cứu < mục IV-Tr180; thảo luận đ Trả lời câu hỏi:
+Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp?
+ Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp?
+ Liên hệ thực tế? ( Miền núi làm ruộng bậc thang; vùng đồi trồng cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su, sơn,…)
- GV nhận xét ý kiến thảo luận của HS, thông báo đáp án đúng.
- GV mở rộng: + Sự phát triển bền vững liên quan đến bảo vệ đa dạng hệ sinh thái như thế nào? (Các hệ sinh thái hiện có phải đáp ứng nhu cầu của con người; Không làm kiệt quệ sinh thái; Luôn có chính sách khai thác kết hợp phục hồi và bảo vệ)
I/ Tìm hiểu: Sự đa dạng của các hệ sinh thái.
- HS nghiên cứu < bảng 60.1- SGK; thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Có 3 kiểu hệ sinh thái chủ yếu:
+Hệ sinh thái trên cạn: Rừng, thảo nguyên, hoang mạc,…
+ Hệ sinh thái nước mặn: Có hệ sinh thái vùng khơi, hệ sinh thái vùng ven bờ (Rừng ngập mặn, rạn san hô,…)
+ Hệ sinh thái nước ngọt: Ao, hồ,sông suối,…
II/ Tìmhiểu: Bảo vệ các hệ sinh thái rừng
- HS nghiên cứu< mục II-SGK, thảo luận đ Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
đ Rút ra kết luận:
* Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng:
+Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừnghợp lý, tránh bị cạn kiệt.
+ Xây dựng khu bảo tồn đ để giữ cân bằng và bảo vệ nguồn gen.
+ Trồng rừngđ Phục hồi hệ sinh thái, chống xói mòn.
+ Vận động định cư đ bảo vệ rừng đầu nguồn
+ Phát triển dân số hợp lí.
+ Tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừngđ Toàn dân cùng tham gia bảo vệ…
III/ Tìmhiểu: Bảo vệ hệ sinh thái biển
- HS nghiên cứu< mục III-SGK, thảo luận đ Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
đ Rút ra kết luận:
* Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển:
+ Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải .
+ Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm.
+ Chống ô nhiễm môi trường biển.
IV/ Tìmhiểu: Bảo vệ hệ sinh thái biển
- HS nghiên cứu< mục IV-SGK, thảo luận đ Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
đ Rút ra kết luận:
*Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.
* Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp:
+ Duy trì hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu như: Cây lúa nước, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp,…
+ Cải tạo hệ sinh thái đưa giống mới để có năng suất cao.
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận SGK – Tr183.
D/ Kiểm tra, đánh giá
- HS trả lời: + Vì sao phải bảo vệ các hệ sinh thái?
+ Nêu các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái ?
E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr183.
Tiết 64 Luật bảo vệ môi trường.
I/ Mục tiêu
- HS hiểu được sự cần thiết phải ban hành Luật bảo vệ môi trường, đồng thời nắm được những nội dung chính của chương II và III trong Luật bảo vệ môi trường.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm; kỹ năng khái quát kiến thức.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ý thức chấp hành luật.
II/ Chuẩn bị : - GV và HS sưu tầm cuốn “Luật bảo vệ môi trường”
III/ Hoạt động dạy và học
1/ Tổ chức :
Lớp
9A1
9A2
9A3
9A4
Ngày dạy
Sĩ số
2/ Kiểm tra : - Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái?
- Nêu biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng, biển?
3/ Bài mới
A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài mới.
B/ Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1:
- GV cầu HS nghiên cứu < mục I- Tr184, thảo luậnđ Trả lời câu hỏi:
+ Vì sao phải ban hành Luật Bảo vệ môi trường?
+ Nếu không có Luật Bảo vệ môi trường thì hậu quả sẽ như thế nào?
- GV đánh giá hoạt động của các nhóm và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
Hoạt động 2:
- Gv giới thiệu sơ lược về nội dung Luật Bảo vệ môi trường gồm 7 chương, nhưng phạm vi bài học chỉ nghiên cứu chương II và III.
- GV yêu cầu:
+ HS đọc to các điều 13, 14, 15, 16, 19, 20, 29, 31, 34, 36 tại chương II và III của Luật Bảo vệ môi trường.
+ Trình bày sơ lược 2 nội dung về phòng chống suy thoái ô nhiễm môi trường và khắc phục ô nhiễm?
- GV yêu cầu HS thảo luận toàn lớp.
- Liên hệ: + Em đã thấy sự cố môi trường chưa và em đã làm gì?
Hoạt động 3:
- Y/cầu HS trả lời 2 câu hỏi mục 6- SGK, tr 185.
- GV nhận xét ý kiến thảo luận của HS, yêu cầu HS tự khái quát kiến thức.
- GV liên hệ: ở các nước phát triển mỗi người dân đều rất hiểuluật và thực hiện tốt nên môi trường được bảo vệ và bền vững.
đ Từ đó giáo dục HS phải biết chấp hành Luật ngay từ khi còn nhỏ.
I/ Tìm hiểu: Sự cần thiết phải ban hành luật.
- HS nghiên cứu < mục I- SGK; thảo luận, trả lời câu hỏi và hoàn thành cột 3, bảng 61- SGK.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Luật bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
* Luật … điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí đảm bảo sự phát triển bền vững.
II/ Tìmhiểu: Một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường ở Việt nam.
- HS nghiên cứu< mục II-SGK, thảo luận đ Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
đ Rút ra kết luận:
* Phòng chống suy thoá, ô nhiễm và sự cố môi tường ở Việt nam:
+ Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác , sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
+ Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt nam.
* Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (chương III):
SGK- Tr185.
III/ Tìmhiểu: Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường.
- HS thảo luận nhómđ Trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
đ Rút ra kết luận:
* Mỗi người dân phải tìm hiểu và nắm vững Luật Bảo vệ môi trường.
* Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.
- HS thảo luận , có thể kể các việc làm thể hiện việc chấp hành Luật ở một số nước.
VD: ở Singapore nếu vứt mẩu thuốc lá ra đường bị phạt 5 úD và tăng lên ở lần sau đối với bất kể công dân nào.
C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận SGK – Tr185.
D/ Kiểm tra, đánh giá
- HS trả lời: + Luật Bảo vệ môi trường ban hành nhằm mục đích?
+ Bản thân em đã chấp hành luật như thế nào?
E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr185.
File đính kèm:
- Tiet 61,63,64 Sinh 9.doc