I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Học sinh biết
- Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon.
- Tính chất vật lí của ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon.
- Tính chất vật lí và ứng dụng của hiđro peoxit.
Học sinh hiểu
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3930 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 64. ozon – hiđro peoxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 64. OZON – HIĐRO PEOXIT
Mục tiêu
1. Kiến thức
Học sinh biết
- Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon.
- Tính chất vật lí của ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon.
- Tính chất vật lí và ứng dụng của hiđro peoxit.
Học sinh hiểu
- Cấu tạo phân tử, tính chất oxi hoá rất mạnh của ozon.
- Cấu tạo phân tử, tính chất oxi hoá và tính khử của hiđro peoxit.
2. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của ozon, hiđro peoxit.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất.
- Viết PTHH minh hoạ tính chất của ozon và hiđro peoxit.
- Giải được một số bài tập : Tính thể tích khí ozon tạo thành, khối lượng hiđro peoxit tham gia phản ứng, bài tập khác có nội dung liên quan.
3. Trọng tâm
- Cấu tạo phân tử, chất hóa học của ozon (là tính oxi hoá mạnh).
- Cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của H2O2 (vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử).
II. Phương pháp
- Nêu vấn đề, trực quan thí nghiệm.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên : SGK, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm
- Dụng cụ: Ống nghiệm, gỗ
- Hóa chất: dd KI, dd KMnO4, dd H2SO4, nước oxi già
2. Học sinh: SGK
IV. Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp (1')
Kiểm tra bài cũ (4')
HS1: Hoàn thành các phản ứng sau nếu có
a, Ag + O2 →
b, Zn + O2 →
c, dd HI + O2 →
d, Hg + O2 →
e, KI + O2 +H2O →
HS2: Nêu các mức oxi hóa có thể có của oxi? Lấy ví dụ minh họa?
Bài mới
Vào bài: Bài trước các em đã được nghiên cứu về cấu tạo phân tử, tính chất, ứng dụng và các điều chế oxi. Hôm nay cô và các em sẽ đi tìm hiểu 2 chất được tạo thành từ nguyên tố oxi đó là ozon và hidropeoxit. Để biết xem ozon và hidropeoxit có tính chất hóa học cơ bản nào và được ứng dụng để làm gì chúng ta vào bài ngày hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1: I. OZON (7 PHÚT)
GV: Các em tham khảo SGK cho cô biết ozon là chất được tạo thành từ các nguyên tố nào? số lượng nguyên tử các nguyên tố?
HS: Trả lời
GV: Các em đã được học đơn chất nào cũng được tạo thành từ nguyên tử oxi?
HS: Trả lời
GV: Oxi và ozon là 2 đơn chất được tạo thành từ nguyên tử oxi, chúng là 2 dạng thù hình của nguyên tố oxi. Vậy thù hình là gì?
HS: Trả lời
GV: Thù hình là các dạng cấu tạo khác nhau của cùng 1 nguyên tố, chúng có tính chất vật lý khác nhau nhưng tính chất hóa học đặc trưng giống nhau.
Chuyển ý: Như vậy phân tử ozon được tao thành từ 3 nguyên tử oxi. Để biết xem phân tử ozon có cấu tạo và hình thành như thế nào chúng ta vào phần 1
GV: Từ CTPT của ozon là O3 và đặc điểm cấu tạo nguyên tử oxi viết CT electron và CTCT của phân tử O3 biết trong phân tử đó các nguyên tử đều đạt cấu hình bền của khí hiếm
HS: Lên bảng
GV: Nhận xét
GV: Dựa vào CTCT của phân tử O3 1 bạn cho cô biết các loại liên kết trong phân tử O3?
HS: Trả lời
GV: Theo các em trong phân tử O3 liên kết nào bền hơn?
HS: Trả lời
GV: Chính vì trong phân tử có liên kết đơn kém bền nên O3 dễ bị bẻ gãy tạo ra oxi nguyên tử và oxi phân tử.
GV: Các em cho cô biết ozon được hình thành ở đâu và nó có vai trò gì đối với chúng ta?.
HS: Trả lời
GV: Trên tầng cao khí quyển ozon được hình thành như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Trên tầng cao có ozon vậy dưới mặt đất có ozon không và nó được tạo thành như thế nào?
HS: Trả lời
- O3 và O2 là hai dạng thù hình của nguyên tố oxi
Cấu tạo phân tử ozon – sự tạo thành ozon
a. Cấu tạo phân tử
. . . .
CTe : O : : O
¨O:
¨
CTCT O
O O
NX: Phân tử có 3 liên kết CHT trong đó có 1 liên kết đơn kém bền
→ Trong phân tử có liên kết đơn kém bền nên dễ bị bẻ gãy theo phương trình
O3 O2 + O
b. Sự tạo thành ozon
O2 2O
O2 + O O3
HOẠT ĐỘNG 2: TÍNH CHẤT CỦA OZON (10 PHÚT)
GV: Bằng sự hiểu biết của mình và dựa vào SGK nêu một số tính chất vật lý của O3?
GV: Dựa vào CTCT của O3 và độ âm điện của oxi em hãy cho biết khả năng hoạt động của O3? So sánh với O2 và khi hoath động O3 thể hiện tính chất đặc trưng gì? Giải thích?
HS: Trả lời
GV: Phản ứng nào chứng tỏ O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2?
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu HS lên bảng viết ptpư, xác định số oxi hóa và vai trò của O3 trong các phản ứng
Tính chất của ozon
Tính chất vật lý (SGK)
Tính chất hóa học- O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2.
- Dẫn chứng+ O3 có khả năng phản ứng được với các kim loại Ag, Hg trừ Au, Pt
2Ag + O3 → Ag2O + O2 Khử OXH
- O3 có khả năng oxi hóa được I- trong môi trường trung tính mà O2 thì không.
2KI + O30 + H2O → I20 + + O20
Khử OXH
HOẠT ĐỘNG 3 : ỨNG DỤNG CỦA OZON (3 PHÚT)
GV: Tham khảo SGK cho cô biết O3 có những ứng dụng gì?
Chuyển ý: Vừa rồi các em đã được nghiên cứu về cấu tạo và tính chất của phân tử O3. Sau đây chúng ta sang một chất khác cũng được tạo thành từ oxi đó là hidropeoxit
3.Ứng dụng của ozon (SGK)
II. HIDROPEOXIT
HOẠT ĐỘNG 4: II. HIDROPEOXIT (5 PHÚT)
GV: một bạn lên bảng viết công thức electron và CTCT của H2O2 theo quy tắc bát tử biết 1H, 8O phân tử là H2O2
HS: Lên bảng
GV: yêu cầu HS nhận xét về độ âm điện của H và O từ đó cho biết đặc điểm các liên kết trong phân tử H2O2 và số oxi hóa của oxi trong phân tử
Hidropeoxit
Cấu tạo phân tử của hidro peoxit.- CTCT
H
O O
H
Trong phân tử H2O2
+ Do χO > χH → lk O – H phân cực mạnh
+ Có lk O-O kém bền
+ Số oxh của oxi trong phân tử là -1
HOẠT ĐỘNG 5 : TÍNH CHẤT (12 PHÚT)
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu SGK và nêu một số tính chất vật lí của H2O2?
HS: Trả lời.
GV: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của H2O2 ở trên, một em cho cô biết H2O2 có bền không? Tại sao?HS: Trả lời.GV: Để biết xem H2O2 có bền không các em quan sát cô làm thí nghiệm sau
TN: Tính bền của H2O2.
Cho vào ống nghiệm khoảng 2ml H2O2 sau đó cho vào một ít MnO2
HS: Quan sát, nhận xét, viết ptpư
GV: Dựa vào CTCT và số oxh của oxi trong phân tử H2O2 các em cho cô biết H2O2 có tính chất hóa học gì? Giải thích?
HS: Trả lời
GV: H2O2 thể hiện tính oxi hóa khi nào?
HS: Trả lời
GV: Làm thí nghiệm
TN: Tính oxi hoá của H2O2.
Cho vào ống nghiệm 4ml H2O2 cho thêm 2ml KI.quan sát hiện tượng.
Lấy ½ thể tích dd sau phản ứng cho vào đó một ít hồ tinh bột.
Lấy ½ thể tích còn lại cho phenolphtalein vào .
HS: Quan sát, nhận xét, viết ptpư, xác định số oxh và vai trò của H2O2 trong các phản ứng
GV: H2O2 thể hiện tính khử khi nào?
HS: Trả lời
GV: Làm thí nghiệm
TN: tính khử của H2O2
Cho vào ống nghiệm 2ml KMnO4, vài giọt H2SO4 cho thêm 2ml H2O2 quan sát hiện tượng.
HS: Quan sát, nhận xét, viết ptpư, xác định số oxh và vai trò của H2O2 trong các phản ứng
Tính chất
a. Tính chất vật lý (SGK)
b. Tính chất hóa học
- Dưới tác dụng của nhiệt độ, ánh sáng, xúc tác... H2O2 dễ bị phân hủy
2H2O2 2H2O + O2
- Do oxi trong H2O2 có số oxi hoá -1 là số oxi hoá trung gian nên H2O2 vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hoá.
+ Tính oxi hóa : Thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử:
H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH
+Tính khử: Thể hiện tính khử tác dụng với chất oxi hoá.
2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4→ K2SO4 +2MnSO4 + 5O2 + 8H2O
HOẠT ĐỘNG 6: ỨNG DỤNG CỦA HIDRO PEOXIT (2 PHÚT)
GV: Các em tham SGK cho cô biết một số ứng dụng của H2O2
HS: Trả lời
3. Ứng dụng của hidro peoxit(SGK).
HOẠT ĐỘNG 7: CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ (1 PHÚT)
1. Củng cố.- Ozon có tính oxi hóa mạnh.
- H2O2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.2. Dặn dò.Về nhà các em hoàn thành các bài tập trong SGK –T165, 166. Đọc trước bài lưu huỳnh.
File đính kèm:
- TIET 64OZOZON HIDROPEOXIT.doc