A. Mục tiêu
– HS biết được khái niệm độ tan và những yếu tố ảnh hưởng tới độ tan của chất rắn và khí trong nước.
– Biết được ý nghĩa của nồng độ phần trăm và nồng độ mol là gì.
– Hiểu và vận dụng được công thức tính C%, CM để làm các bài tập liên quan.
– Biết tính toán và pha chế một dung dịch theo nồng độ và những yêu cầu bài cho trước.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 67 bài bài luyện tập 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/04/2013
Ngày giảng: 17/04/2013
Tiết 67 Bài bài luyện tập 8
A. Mục tiêu
– HS biết được khái niệm độ tan và những yếu tố ảnh hưởng tới độ tan của chất rắn và khí trong nước.
– Biết được ý nghĩa của nồng độ phần trăm và nồng độ mol là gì.
– Hiểu và vận dụng được công thức tính C%, CM để làm các bài tập liên quan.
– Biết tính toán và pha chế một dung dịch theo nồng độ và những yêu cầu bài cho trước.
B. Chuẩn bị
Bảng phụ ghi nội dung các bài tập.
HS ôn tập những kiến thức về độ tan, C%, CM
C. Hoạt động Dạy – Học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1 ( /)
I. Kiến thức cần nhớ
GV ra câu hỏi giúp học sinh ôn tập lại kiến thức.
? Độ tan của một chất là gì.Những yếu tố nào ảnh hưởng tới độ tan.
? Nồng độ % của dung dịch là gì. Biểu thức tính.
? Nồng độ mol và biểu thức tính.
? Để pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước ta cần thực hiện những bước nào.
GV nhận xét.
HS thảo luận trả lời các câu hỏi.
S =
Độ tan của chất phụ thuộc vào nhiệt độ hoặc áp suất.
C% =
CM =
Bước 1: Tính các đại lượng.
Bước 2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng.
Hoạt động 3 ( /)
ii. Bài tập
GV ra bài tập yêu cầu HS làm.
Bài tập 1: Tính khối lượng KNO3 bão hoà ở 20oC có chứa 63.2g KNO3 ( S = 31.6g).
GV hướng dẫn và yêu cầu hs lên bảng làm.
Bài tập 2 : Hoà tan 3.1 g Na2O vào 50 g H2O.
? Tính C% của dung dịch thu được.
GV hướng dẫn:
? Chất tan trong dung dịch thu được là chất nào.
mct= ?
mdd = ?
C% = ?
Bài tập 3 : Hoà tan a gam nhôm bằng thể tích vừa đủ dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thu được 6.72 lit khí ở đktc.
a. Viết PTPƯ.
b. Tính a.
c. Tính thể tích HCl cần dùng.
GV hướng dẫn và gọi HS lên bảng làm.
GV nhận xét.
Bài tập 4 : Pha chế 100g dung dịch NaCl 20%.
GV hướng dẫn HS làm.
HS làm bài tập vào vở.
mdd KNO3 = 100 + 31.6 = 131.6 (g)
100 g nước hoà tan 31.6 g KNO3
x g nước hoà tan 63.2 g KNO3
x = = 200 ( g )
Khối lượng KNO3 bão hoà ở 20oC có chứa 63.2g KNO3 là :
200 + 63.2 = 263.2 ( g )
HS làm bài tập vào vở theo hướng dẫn.
HS: Chất tan là : NaOH.
nNa2O = = 0.05 (mol)
Na2O + H2O 2 NaOH
Theo phương trình: nNaOH = 2nNa2O
= 2 x 0.05 = 0.1mol
mNaOH = 0.1 x 40 = 4 ( g )
mdd = 50 + 3.1 = 53.1 (g )
C% = x 100% = 7.53 %
HS đọc đề và làm bài theo hướng dẫn của GV.
a . 2Al + 6 HCl 2AlCl3 + 3H2 ư
nH2 = = 0.3 (mol)
b. Theo PT: nAl = = 0.2 (mol)
a= mAl = 0.2 x 27 = 5.4 ( g)
c.Theo PT: nHCl = 2nH2 = 2 x 0.3 = 0.6 (mol)
VHCl = = 0.3 (l )
HS làm bài theo các bước:
Khối lượng NaCl cần dùng:
mNaCl = = 20 (g )
mH2O = 100 – 20 = 80 (g)
– Cách pha: Cân 20g NaCl cho vào cốc.
Cân 80 g nước ( 80 ml) nước cho vào cốc khuấy đều đến khi NaCl tan hết ta được dung dịch NaCl 20%
Hoạt động 4 ( /)
Luyện tập – củng cố
? Nhắc lại nội dung chính của bài.
Hoạt động 6 ( /)
Bài tập về nhà :
Học bài, làm các bài 1,2,3,4,5,6 SGK tr 151.
File đính kèm:
- Hoa 8 tuan 34 tiet 67.doc