Bài giảng Tiết 67 - Bào 1: Một vài khái niệm mở đầu

MỤC TIÊU.

Qua bài học HS cần đạt:

1. Về kiến thức:

+ Nhận thức được tầm quan trọng của thống kê trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Nắm được các khái niệm: đơn vị điều tra, dấu hiệu, mẫu, kích thước mẫu.

2. Về kĩ năng:

+ Rèn luyện kỹ năng nhận biết khái niệm thống kê.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 67 - Bào 1: Một vài khái niệm mở đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn://2011 Ngày dạy:/.. Lớp:/.. Tiết: 67 CHƯƠNG V: THỐNG KÊ §1 MỘT VÀI KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU Số tiết: 01 I.MỤC TIÊU. Qua bài học HS cần đạt: Về kiến thức: + Nhận thức được tầm quan trọng của thống kê trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Nắm được các khái niệm: đơn vị điều tra, dấu hiệu, mẫu, kích thước mẫu. Về kĩ năng: + Rèn luyện kỹ năng nhận biết khái niệm thống kê. + Kỹ năng tìm kích thước mẫu. Về tư duy và thái độ: + Thông qua khái niệm thống kê, mẫu số liệu và kích thước mẫu, học sinh liên hệ với thực tế và từ thực tế có thể thiết lập một bài toán thống kê. + Hiểu rõ hơn vai trò của thống kê trong cuôc sống. II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. Chuẩn bị của GV: Ngoài giáo án, phấn, bảng, đồ dùng dạy học còn có: + Một số bảng trong SGK. + Chuẩn bị một số câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh trong thao tác dạy học. Chuẩn bị của HS: Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút,... còn có: + Kiến thức cũ về hàm số đã học. + Giấy trong và bút viết trên giấy trong khi trình bày kết qủa hoạt động. + Máy tính cầm tay. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, trong đó PP chính được sử dụng là :nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở vấn đáp và giải quyết vấn đề. IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC. Ổn định tổ chức: KT sĩ số, KT sự chuẩn bị của HS cho bài học (sách, vở, dụng cụ, ). KT bài cũ: Bài mới: Phần 1: Thống kê là gì? HĐTP 1: Tiếp cận Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng- Trình chiếu. GV: Nêu một ví dụ về thống kê, hỏi học sinh thống kê là gì? HS: Chú ý quan sát lên bảng kết hợp SGK nêu khái niệm thống kê là gì. GV: Nhận xét, phát biểu chính xác lên bảng. HS: Ghi nhận kiến thức. Ví dụ 1: điều tra về số học sinh trong mỗi lớp học khối 10A ở trường THPT Lê Hông Phong cho kết quả thống kê trong bảng sau: Lớp 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 Số HS 41 43 42 42 40 Thống kê là khoa học về các phương pháp thu thập, tổ chức, trình bày, phân tích và xử lý số liệu. HĐTP 2: Củng cố Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng- Trình chiếu. GV: Gọi học sinh cho ví dụ về thống kê trong cuộc sống mà em biết. HS: Cho ví dụ về thống kê đã gặp trong cuộc sống. Ví dụ 2: Điều tra về kết quả học tập học sinh lớp 10A4 cho kết quả trong bảng: Học lực Giỏi Khá TB Yếu Số HS 3 16 21 2 Phần 2: Mẫu số liệu HĐTP 1: Tiếp cận Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng- Trình chiếu. GV:Trong ví dụ 1, số học sinh mỗi lớp là dấu hiệu điều tra, một lớp học gọi là đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu điều tra ở lớp 10A1 là 41. HS: Chú ý lên bảng và ghi nhận kiến thức. GV: Nêu định nghĩa mẫu điều tra. HS: chú ý lên bảng và ghi nhận kiến thức. GV:người ta phải kiểm định chất lượng các hộp sữa của một nhà máy chế biến sữa bằng cách mở hộp sữa để kiểm tra. Có thể điều tra toàn bộ hay không? HS: Không thể, vì như thế làm hư hết các sản phẩm. GV: Nêu chú ý. Một tập con hữu hạn các đơn vị điều tra được gọi là một mẫu, số phần tử của một mẫu được gọi là kích thước mẫu. Các giá trị của dấu hiệu thu được trên mẫu được gọi là một mẫu số liệu (mỗi giá trị như thế còn gọi là một số liệu của mẫu). Chú ý: +Nếu điều tra trên mọi đơn vị điều tra thì đó là điều tra toàn bộ. Nếu chỉ điều tra trên một mẫu thì đó là điều tra mẫu. +Điều tra toàn bộ đôi khi không khả thi. Chúng ta thường chỉ điều tra mẫu và phân tích xử lý số liệu thu đựơc. HĐTP 2 : Củng cố - Luyện tập. Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng- Trình chiếu. GV:Yêu cầu học sinh đọc đề bài tập 1 trang 161 SGK Yêu cầu học sinh cho biết ở đây người ta điều tra mẫu hay điều tra toàn bộ. HS:Đọc kỹ đề SGK và trả lời: Điều tra mẫu. GV: Dấu hiệu và đơn vị điều tra ở đây là gì? Kích thước mẫu là bao nhiêu? HS: Thảo luận và trả lời giáo viên. GV: Hãy viết các giá trị khác nhau trong mẫu số liệu trên. HS: Thảo luận, suy nghĩ và trả lời giáo viên. Bài tập 1 trang 161 SGK: a. Dấu hiệu điều tra: số con mỗi gia đình ở huyện A. Đơn vị điều tra: Mỗi gia đình ở huyện A. Kích thước mẫu là: 80. b. Có 8 giá trị khác nhau trong mẫu số liệu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Củng cố toàn bài +Hoạt động ngôn ngữ: yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính đã học, giáo viên nhắc lại và chốt kiến thức trọng tâm tiết học. Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập về nhà +Hướng dẫn cách học, tự học bài. Nhắc nhở những HS chưa đạt yêu cầu bài học cách khắc phục, vươn lên. +Bài tập về nhà.: 2/161 SGK Hướng dẫn cách vận dụng tri thức được học để giải. Phụ lục:

File đính kèm:

  • doctiet 67 - mot vai khai niem mo dau.doc
Giáo án liên quan