A. Mục tiêu
– HS được hệ thống lại các kiến thức cơ bản về tính chất hoá học của oxi , hiđro , nước , điều chế oxi , hiđro.
+ Các khái niệm về phản ứng hoá hợp, phân huỷ , thế , oxi hoá khử.
+ Khái niệm , cách gọi tên, phân loại của oxi , axit , bazơ , muối.
– Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng , kỹ năng phân loại hợp chất vô cơ, kỹ năng phân biệt các chất.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 68 bài ôn tập học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/04/2013
Ngày giảng : 23/04/2013
Tiết 68 Bài ÔN TẬP HỌC KÌ II
A. Mục tiêu
– HS được hệ thống lại các kiến thức cơ bản về tính chất hoá học của oxi , hiđro , nước , điều chế oxi , hiđro.
+ Các khái niệm về phản ứng hoá hợp, phân huỷ , thế , oxi hoá khử.
+ Khái niệm , cách gọi tên, phân loại của oxi , axit , bazơ , muối.
– Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng , kỹ năng phân loại hợp chất vô cơ, kỹ năng phân biệt các chất.
– Liên hệ giải thích được các hiện tượng xảy ra trong thực tế.
B. Chuẩn bị
HS: Ôn lại các kiến thức trong học kỳ II
C. Hoạt động Dạy – Học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1
I. Tính chất hoá học của O2, H2 và định nghĩa các loại phản ứng
Gv nêu vấn đề
?Em hãy cho biết trong học kỳ II chúng ta đã học những chất cụ thể nào.
GV cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
?Nêu tính chất hoá học của oxi ,hiđro , nước.
GV phân cho mỗi nhóm trả lời tính chất của mỗi chất.
GV gọi đại diện nhóm trình bầy các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV nhận xét phần trình bầy của các nhóm.
GV cho HS vận dụng làm bài tập.
BT1: Viết phương trình phản ứng xảy ra giữa các cặp chất sau.
a) P + O2
b) Fe + O2
c) H2 + Fe2O
d) BaO + H2O
e) SO3 + H2O
f) Ba + H2O
? Cho biết các phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào.
? Tại sao lại phân loại như thế.
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
a. NhómI:
Tính chất hoá học của oxi gồm
+T ác dụng với 1 số kim loại , phi kim,với 1 số hợp chất.
Nhóm II: Tính chất hoá học của hiđro
+ Tác dụng với oxi, oxit 1 số kim loại
c. Nhóm III: Tính chất hoá học của nước
+ Tác dụng với 1 số kim loại oxit bazơ , oxit axit
d. Nhóm IV: Viết phương trình phản ứng của oxi ,hiđro , nước
HS lấy ví dụ
HS làm bài tập vào vở.
+ Các phản ứng a,b,d,e thuộc phản ứng hoá hợp.
+ Các phản ứng c,f thuộc phản ứng oxi hoá khử.
HS nhắc lại các khái niệm về phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, phản ứng thế, phản ứng oxi hoá khử.
Hoạt động 2
II. Cách điều chế oxi, hiđro
GV yêu cầu HS làm bài tập 2
Viết các phương trình phản ứng sau.
a. KMnO4
b. KClO3
c. Zn + HCl
d. Al + H2SO4 loãng
e. Na + H2O
f. H2O
? Trong các phản ứng trên phản ứng nà dùng điều chế O2, H2 trong phòng thí nghiệm.
? Cách thu oxi, hiđro trong phòng thí nghiệm có điểm gì giống và khác nhau?Vì sao.
GV gọi HS lên bảng làm.
HS làm bài tập 2.
Viết các phương trình phản ứng sau.
a.2KMnO4K2MnO4 +MnO2+ O2
b. 2KClO3 2KCl + 3O2
c. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
d. 2Al +3H2SO4 loãng Al2(SO4)3 + 3H2
e. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
f. 2H2O 2H2 + O2
– Phản ứng dùng điều chế O2 : a, b, f
– Phản ứng dùng điều chế H2 : c, d, e, f.
Thu oxi, hiđro bằng đẩy nước và đẩy không khí. Vì ít tan trong nước.
Khác thu oxi bằng để ngửa bình vì oxi nặng hơn không khí .
Thu hđro bằng úp bình vì H2 nhẹ hơn không khí.
Hoạt động 3
III. Khái niệm oxit, bazơ, axit, muối
GV cho HS làm bài tập sau.
Cho các hợp chất sau: K2O, Mg(OH)2, H2SO4, AlCl3, Na2CO3, CO2, Fe(OH)3, HNO3, Ca(HCO3)2, K3PO4, HCl, H2S, CuO, Ba(OH)2.
? Hãy phân loại và gọi tên các hợp chất trên.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
GV yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng
GV nhận xét .
Các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập.
+ nhóm 1: Oxit.
K2O : Kali oxit.
CO2: Cacbon đioxit.
CuO: Đồng II oxit.
+ Nhóm 2: Bazơ.
Mg(OH)2 : Magiêoxit.
Fe(OH)3: Sắt III hiđroxit.
Ba(OH)2: Barihđroxit.
+ Nhóm 3: Axit.
H2SO4 : Axitsunfuhđric.
HNO3: Axit nitric.
HCl : Axit clohđric.
H2S : Axit sunfuhddric.
+ Nhóm 4: Muối.
AlCl3 : Nhôm clôrua.
Ca(HCO3)2 : Canxihdrocacbonat.
K3PO4 : Kali phôtphat.
HS: Oxit : RxOy
Axit : HnA
Bazơ : M(OH)n
Muối : MxAy
Hoạt động 4
CỦNG CỐ
? Nhắc lại nội dung chính của bài.
Hoạt động 5
Học bài theo nội dung ôn tập
Ôn tập lại các kiến thức về nồng độ.
Ôn tập các dạng toán tính số mol, thể tích, khối lượng , C%, CM, dạng toán tính theo PTHH.
File đính kèm:
- Hoa tuan 35 tiet 68.doc