Bài giảng Tiết 68 Tổng kết chương trình toàn cấp

I/ Mục tiêu

 - Hệ thống hóa được kiến thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực vật và các nhóm động vật.

 HS nắm được sự tiến hoá của giới động vật, sự phát sinh phát triển của thực vật.

 - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm; kỹ năng khái quát kiến thức và kĩ năng vận dụnglí thuyết vào thực tiễn.

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1854 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 68 Tổng kết chương trình toàn cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 68 Tổng kết chương trình toàn cấp. I/ Mục tiêu - Hệ thống hóa được kiến thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực vật và các nhóm động vật. HS nắm được sự tiến hoá của giới động vật, sự phát sinh phát triển của thực vật. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm; kỹ năng khái quát kiến thức và kĩ năng vận dụnglí thuyết vào thực tiễn. II/ Chuẩn bị : - Phim trong hoặc giấy thường in nội dung bảng 64.1- 5 (Sgk) - Máy chiếu hoặc bút dạ. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : Kết hợp trong quá trình ôn tập. 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài mới. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoat động 1: - GV chia lớp thành 5 nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành các bảng 64.1 đ 64.5- SGK tr191,192. (Mỗi nhóm hoàn thành một bảng trong vòng 10 phút) - GV gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. - GV chữa lần lượt các nội dung và giúp HS hoàn thiện kiến thức . - GV thông báo nội dung đầy đủ trên máy chiếu để HS theo dõi. Hoat động 2: - GV yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành bài tập mục 6- SGK tr192. - GV chữa bài bằng cách gọi đại diện từng nhóm lên viết bảng. - Sau khi GV thảo luận đ GV thông báo đáp án đúng. - Yêu cầu HS lấy ví dụ động vật và thực vật đại diẹn cho các ngành động vật và thực vật. I/ Đa dạng sinh học. - HS thảo luận nhóm, hoàn thành các bảng 64.1 đ 64.5- SGK tr191,192 theo phân công của GV. - Thống nhất ý kiến đ Ghi vào giấy khổ to. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung hoặc hỏi thêm về vấn đề chưa rõ. - Các nhóm tìm ví dụ cho bài. - HS theo dõi và sửa chữa nếu cần. *Kết luận: Nội dung các bảng kiến thức như SGV. II/ Tiến hoá của thực vật và động vật. - Các nhóm tiếp tục thảo luận để hoàn thành 2 bài tập mục 6- SGK tr192. - Đại diện 2 nhóm lên viết kết quả trên bảng, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Các nhóm so sánh bài với kết quả GV đưa ra đ Tự sửa chữa. - HS nêu ví dụ: + Thực vật: Tảo xoắn, tảo vòng, cây thông, cây cải, cây bưởi, cây bàng,… + Động vật: Trùng roi, trùng biến hình, sán dây, thuỷ tức, sứa, giun đất, trai sông, châu chấu, sâu bọ, cá, ếch, thằn lằn, chim bồ câu, gấu, chó, mèo,… *Kết luận: + Sự phát sinh, phát triển của thực vật: SGK- Sinh học 6. + Sự tiến hoá của giới động vật: 1- d, 2- b, 3- a, 4- e 5- c, 6- i, 7- g, 8-h. C/ Củng cố: D/ Kiểm tra, đánh giá GV đánh giá hoạt động của các nhóm. E/ Hướng dẫn: - Ôn tập các nội dung ở bảng 65.1- 65.5 SGK. Tiết 69 Tổng kết chương trình toàn cấp. I/ Mục tiêu - Hệ thống hóa được kiến thức về sinh học cá thể và sinh học tế bào. HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm; kỹ năng khái quát kiến thức và kĩ năng vận dụnglí thuyết vào thực tiễn. II/ Chuẩn bị : - Phim trong hoặc giấy thường in nội dung bảng 65.1- 5 (Sgk) - Máy chiếu hoặc bút dạ. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : Kết hợp trong quá trình ôn tập. 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài mới. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoat động 1: - GV yêu cầu HS: + Thảo luận nhóm, hoàn thành các bảng 65.1 đ 65.2- SGK. + Cho biết những chức năng của các hệ cơ quan ở thực vật và người? - GV gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. - GV chữa lần lượt các nội dung và giúp HS hoàn thiện kiến thức . - GV thông báo nội dung đầy đủ trên máy chiếu để HS theo dõi. - GV hỏi thêm: + Lấy ví dụ chứng minh sự hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể sinh vật liên quan mật thiết với nhau? Hoat động 2: - GV yêu cầu HS: + Thảo luận, hoàn thành bảng 65.3-5 SGK. + Cho biết mối liên quan giữa quá trình hô hấp và quang hợp ở tế bào thực vật? - GV chữa bài như ở hoạt động 1. - GV đánh giá kết quả và giúp HS hoàn thiện kiến thức. - GV lưu ý HS: Cần khắc sâu kiến thức về các hoạt động sống của tế bào, đặc điểm quá trình nguyên phân và giảm phân. I/ Sinh học cá thể. - HS thảo luận nhóm, hoàn thành các bảng 65.1 đ 65.2- SGK và trả lời câu hỏi. - Thống nhất ý kiến đ Ghi vào giấy khổ to. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung hoặc hỏi thêm về vấn đề chưa rõ. - HS theo dõi và sửa chữa nếu cần. *Kết luận: Nội dung các bảng kiến thức như SGV. - HS có thể nêu ví dụ: + ở thực vật: Lá làm nhiệm vụ quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ nuôi cơ thể. nhưng lá chỉ quang hợp được khi rễ hút nước, muối khoáng và nhờ hệ mạch trong thân vận chuyển lên lá. + ở người: Hệ vận động có chức năng giúp đỡ cơ thể hoạt động, di chuyển, lao động. Để thực hiện được chức năng này cần có năng lượng lấy từ thức ăn do hệ tiêu hoá cung cấp, O2 do hệ hô hấp và được vận chyển tới từng tế bào nhờ hệ tuần hoàn. II/ Sinh học tế bào. - Các nhóm tiếp tục thảo luận để hoàn thành bảng 65.3-5 SGK. - Thống nhất ý kiến đ Ghi vào giấy khổ to. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung hoặc hỏi thêm về vấn đề chưa rõ. - HS theo dõi và sửa chữa nếu cần. *Kết luận: Nội dung trong các bảng ở SGV. C/ Củng cố: D/ Kiểm tra, đánh giá GV đánh giá hoạt động của các nhóm. E/ Hướng dẫn: - Ôn tập kiến thức trong chương trình Sinh học 9. - Ôn tập các nội dung ở bảng 66.1- 66.5 SGK. Tiết 70 Tổng kết chương trình toàn cấp. I/ Mục tiêu - Hệ thống hóa được kiến thức về sinh học cơ bản toàn cấp THCS. HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm; kỹ năng khái quát kiến thức và kĩ năng vận dụnglí thuyết vào thực tiễn. II/ Chuẩn bị : - Phim trong hoặc giấy thường in nội dung bảng 66.1- 5 (Sgk) - Máy chiếu hoặc bút dạ. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : Kết hợp trong quá trình ôn tập. 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài mới. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoat động 1: - GV yêu cầu HS: + Thảo luận nhóm, hoàn thành các bảng 66.1 đ 66.4- SGK. - GV gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. - GV chữa lần lượt các nội dung và giúp HS hoàn thiện kiến thức . - GV thông báo nội dung đầy đủ trên máy chiếu để HS theo dõi. - GV nhấn mạnh và khắc sâu kiến thức ở bảng 66.1 và 66.3- SGK. - GV yêu cầu HS phân biệt được đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST, nhận biết được dạng đột biến. Hoat động 2: - GV yêu cầu HS: + Giải thích sơ đồ hình 66- SGK tr197. - GV chữa bài bằng cách cho HS thuyết minh sơ đồ. - GV đánh giá kết quả và giúp HS hoàn thiện kiến thức. - GV yêu cầu HS thảo luận, hoàn thành bảng 66.5- SGK. - GV gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung. - GV chốt lại kiến thức chuẩn. - GV tiếp tục yêu cầu HS lấy ví dụ để nhận biết quần thể, quần xã với tập hợp ngẫu nhiên. I/ Di truyền và biến dị. - HS thảo luận nhóm, hoàn thành các bảng 66.1 đ 66.4- SGK. - Thống nhất ý kiến đ Ghi vào giấy khổ to. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung hoặc hỏi thêm về vấn đề chưa rõ. - HS theo dõi và sửa chữa nếu cần. *Kết luận: Nội dung các bảng kiến thức như SGV. - HS có thể nêu ví dụ: + Đột biến ở cà độc dược. + Đột biến ở củ cải. đ Thể hiện kích thước cơ quan sinh dưỡng to. II/ Sinh vật và môi trường. - Các nhóm nghiên cứu sơ đồ H66- SGK. - Thống nhất ý kiến đ Giải thích mối quan hệ theo các mũi tên. - HS đưa ra các ví dụ minh họa. Yêu cầu nêu được: + Giữa môi trường và các cấp độ tổ chức cơ thể thường xuyên có sự tác động qua lại. + Các cá thể cùng loài tạo nên đặc trưng về tuổi, mật độ,… có mối quan hệ sinh sản đ Quần thể. + Nhiều quần thể khác loài có mối quan hệ dinh dưỡng. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung hoặc hỏi thêm về vấn đề chưa rõ. - HS theo dõi và sửa chữa nếu cần. - Các nhóm tiếp tục hoàn thành bảng 66.5- SGK. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung hoặc hỏi thêm về vấn đề chưa rõ. *Kết luận: Nội dung trong các bảng ở SGV. - HS nêu được ví dụ: + Quần thể: Rừng đước Cà mau, đồi cọ Phú thọ, rừng thông Đà lạt,… + Quần xã: Ao cá, hồ cá, rừng rậm,… C/ Củng cố: D/ Kiểm tra, đánh giá GV đánh giá hoạt động của các nhóm. GV có thể kiểm tra HS bằng câu hỏi: + Trong chương trình sinh học bậc THCS, em đã học được những gì? E/ Hướng dẫn: - Kết thúc chương trình Sinh học bậc THCS. - Ghi nhớ kiến thức đã học để chuẩn bị cho việc học kiến thức sinh học THPT.

File đính kèm:

  • docTiet 68- 70 Sinh9.doc