Bài giảng Tiết 6:nguyên tố hoá học

1.Học sinh nắm được “nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân”

học sinh biết được kí hiệu hoá học được dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố

Học sinh biết cách ghi và nhớ được kí hiệu một số nguyên tố thường gặp

2. Học sinh biết được tỉ lệ thành phần khối lượng các nguyên tố có trong vỏ Trái Đất.

 

doc13 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 6:nguyên tố hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 6:NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC A.MỤC TIÊU 1.Học sinh nắm được “nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân” học sinh biết được kí hiệu hoá học được dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố Học sinh biết cách ghi và nhớ được kí hiệu một số nguyên tố thường gặp 2. Học sinh biết được tỉ lệ thành phần khối lượng các nguyên tố có trong vỏ Trái Đất. Học sinh biết một số nguyên tố có nhiều trong vỏ Trái Đất như Silic, Oxi, Nhôm… 3.Học sinh được rèn luyện về cách viết kí hiệu của các nguyên tố hoá học B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIẾN VÀ HỌC SINH GV: Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học Máy chiếu Bảng một số nguyên tố hoá học C.HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bài Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ-Chữa bài tập về nhà(15’) 3’ 3’ 9’ GV:Kiểm tra hai HS Câu 1: Nêu định nghĩa nguyên tử là gì?. Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào? Bài tập áp dụng: Cho sơ đồ nguyên tử Na: 11+ Hãy cho biết số p, số e, số n ,số lớp electron ngoài cùng của nguyên tử Natri Câu 2: Vì sao nói khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử? Vì sao các nguyên tử có thể liên kết được với nhau? GV: Gọi HS3,4 chữa bài tập số 1,2/15 SGK GV: Gọi HS5 làm bài tập 5/16 SGK HS1:Trả lời lý thuyết HS: Nguyên tử Natri có: -11p -11e -12n -Số lớp electron ngoài cùng: 3 lớp -Số electron ngoài cùng: 1e HS2: Trả lời lý thuyết HS3:chữa bài 1/15 SGK “Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện.Từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi các electron mang điện tích âm” HS4:chữa bài 2/15 SGK Ba loại hạt đó là: Loại hạt Proton Nơtron Electron Kí hiệu p n e Điện tích +1 0 -1 HS5: chữa bài 5/16 SGK Nguyên tử số p số e Số lớp e Số lớp electron ngoài cùng Heli 2 2 1 2 Cacbon 6 6 2 4 Nhôm 13 13 3 3 Canxi 20 20 4 2 Hoạt động 2:I) Nguyên tố hoá học là gì?(15’) Thời gian 2’ 3’ 5’ 8’ Dẫn dắt: Ở tiết trước chúng ta đã nghiên cứu về nguyên tử và chúng ta đã biết nguyên tử là loại hạt cấu tạo nên vật chất, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về nguyên tố hoá học để xem giứa liệu chúng có mối liên hệ với nhau không? Chúng ta sẽ đi vào bài5:Nguyên tố hoá học GV: Chúng ta sẽ đi vào phần thứ nhất là phần 1:Định nghĩa GV: Khi nói đến những lượng nguyên tử vô cùng lớn người ta nói: “Nguyên tố hoá học” thay cho cụm từ “Loại nguyên tử”.Vậy nguyên tố hoá học là gì? GV: Gọi một học sinh nêu định nghĩa GV: Thông báo: Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học đều có tính chất hoá học như nhau GV:Yêu cầu HS làm bài luyện tập số 1(chiếu lên màn hình) Bài tập 1:Hãy điền số thích hợp vào các ô trống ở bảng sau: Số p Số n Số e Tên nguyên tố Nguyên tử 1 16 17 Nguyên tử 2 17 18 Nguyên tử 3 16 18 Nguyên tử 4 20 20 Nguyên tử 5 17 17 GV:Trong những nguyên tử trên, những cặp nguyên tử nào thuộc cùng một nguyên tố hoá học?Vì sao? Các em hãy tra bảng ở SGK trang 42 để biết tên của các nguyên tố đó. 2.Kí hiệu hoá học GV: Giới thiệu: “Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái ( chữ cái đầu được viết dưới dạng chữ in hoa), gọi là ký hiệu học Ví dụ: (GV giới thiệu kí hiệu một số nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn) GV: yêu cầu HS tập viết kí hiệu của một số nguyên tố hoá học thường gặp như:oxi, sắt, bạc, kẽm, magie, natri, bari… GV:Lưu ý HS về cách viết kí hiệu chính xác như sau: -Chữ cái đầu viết bằng chữ hoa. -Chữ cái thứ 2(nếu có) viết chữ thường và viết nhỏ hơn chữ cái đầu. GV: Giới thiệu: Mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ một nguyên tố đó. Ví dụ : Viết -H: chỉ 1 nguyên tử hidro -Fe: chỉ 1 nguyên tử sắt Nếu viết 2Fe chỉ 2 nguyên tử sắt GV: Thông báo : Kí hiệu hoá học được quy định thống nhất trên toàn thế giới . HS: Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.Như vậy số proton là số đặc trưng của một nguyên tố hoá học. HS: Nguyên tử 1 và nguyên tử 3 thuộc cùng một nguyên tố hoá học vì có cùng số proton Nguyên tử 2 và nguyên tử 5 thuộc cùng một nguyên tố hoá học vì có cùng số proton HS: Điền vào bảng Số p Số n Số e Tên nguyên tố Nguyên tử 1 16 17 16 Lưu huỳnh Nguyên tử 2 17 18 17 Clo Nguyên tử 3 16 18 16 Lưu huỳnh Nguyên tử 4 20 20 20 Canxi Nguyên tử 5 17 17 17 Clo Ví dụ: -Kí hiệu của nguyên tố canxi là Ca -Kí hiệu của nguyên tố nhôm là Al HS viết các kí hiệu: O, Fe, Ag, Zn, Mg, Na, Ba… Bài 5: NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (Tiết 1) 1.Định nghĩa: Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học đều có tính chất hoá học như nhau 2.Kí hiệu hoá học “Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một ký hiệu hoá học” -Chữ cái đầu viết bằng chữ hoa. -Chữ cái thứ 2(nếu có) viết chữ thường và viết nhỏ hơn chữ cái đầu.Mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ một nguyên tố đó. Kí hiệu hoá học được quy định thống nhất trên toàn thế giới . Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bài Hoạt động 3: II) Có bao nhiêu nguyên tố hoá học(5 phút) GV:Đến nay khoa học đã biết được trên 110 nguyên tố. Trong số này có 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại là các nguyên tố nhân tạo (GV có thể kể về một số nguyên tố phóng xạ) Lượng các nguyên tố tự nhiên có trong vỏ trái đất không đồng điều GV:Chiếu tranh “Tỉ lệ về thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất” GV: Yêu cầu HS kể tên 4 nguyên tố có nhiều nhất trong vỏ trái đất? GV: Thuyết trình -Hidro chiếm 1% về khối lượng vỏ trái đất nhưng nếu xét về số nguyên tử thì nó chỉ đứng sau oxi -Trong số 4 nguyên tố thiết yếu cho sinh vật là C, H, N, O thì C và N là 2 nguyên tố khá ít trong vỏ trái đất. (C: 0,08%, N: 0,03%) HS: 4 nguyên tố có nhiều nhất trong vỏ trái đất là: -Oxi: 49,4% -Silic: 25,8% -Nhôm:7,5% -Sắt : 4,7% Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bài Hoạt động 4: Củng cố( 8 phút) 8’ GV: Yêu cầu HS làm hai bài tập sau: GV:Đưa đề bài tập lên màn hình Bài tập 2: Trong các phương án sau, phương án nào đúng nhất: Tất cả các nguyên tử có cùng số nơtron bằng nhau thuộc cùng một nguyên tố hoá học Tất cả các nguyên tử có cùng số proton bằng nhau thuộc cùng một nguyên tố hoá học Trong hạt nhân nguyên tử số proton luôn luôn bằng số nơtron Trong một nguyên tử số proton luôn luôn bằng sô electron. Vì vậy nguyên tử trung hoà về điện. Bài tập 3: Hoàn thành bảng sau bằng cách điền vào chỗ trống thích hợp: HS: Câu b, d đúng Câu a, c sai Tên nguyên tố Kí hiệu hoá học Tổng số hạt trong nguyên tử Số protron Số nơtron Số electron 18 6 12 12 9 8 34 11 Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bài GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và làm bài tập vào bảng nhóm GV:Gọi một học sinh giải thích kết quả đã làm HS: Thảo luận nhóm Tên nguyên tố Kí hiệu hoá học Tổng số hạt trong nguyên tử Số protron Số nơtron Số electron Cacbon C 18 6 6 6 Magie Mg 36 12 12 12 Oxi O 25 8 9 8 Natri Na 34 11 12 11 Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bài Hoạt động 5:Bài tập về nhà(2 phút) GV: Bài tập về nhà: 1,2,3/20 SGK học thuộc kí hiệu hoá học của một số nguyên tố thường gặp

File đính kèm:

  • docnguyen to hoa hoc.doc