Bài giảng Tiết 8. thực hành: tính chất hoá học của oxit và axit

1. Kiến thức:

- Thông qua các thí nghiệm thực hành để khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của oxit, axit

2. Kĩ năng:

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng về thực hành hoá học, giải bài tập thực hành nhận biết hoá học

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm và bảo vệ môi trường trong học tập và trong cuộc sống.

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 7125 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 8. thực hành: tính chất hoá học của oxit và axit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27.10.2013 Ngày dạy: 30.10.2013 Dạy lớp: 9A4 THCS Thân Nhân Trung-Việt Yên Tiết 8. Thực hành: tính chất hoá học của oxit và axit I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Thông qua các thí nghiệm thực hành để khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của oxit, axit 2. Kĩ năng: - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng về thực hành hoá học, giải bài tập thực hành nhận biết hoá học 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm và bảo vệ môi trường trong học tập và trong cuộc sống. Trọng tâm: Thực hành để khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của oxit, axit II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất cho mỗi nhóm 1 bộ thí nghiệm - Dụng cụ: Đế sứ-1, kẹp sắt-1, cốc thủy tinh-1, đèn cồn-1, muôi sắt-1, bình tam giác-1, thìa thủy tinh-1, nút cao su-2, giá ống nghiệm-1, ống nghiệm-3, kẹp gỗ-1, ống hút-4. - Hoá chất: CaO, H2O, P, dd CuSO4, dd HCl, dd Na2SO4, dd H2SO4, dd BaCl2, quỳ tím. 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về tính chất hóa học của oxit, axit, nhận biết axit sunfuric. Đọc trước các thí nghiệm, chuẩn bị mẫu tường trình và các nội dung: số thứ tự, tên thí nghiệm, cách tiến hành. III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 (5/) kiểm tra lí thuyết Bài 1. Đánh dấu x vào các ô trong bảng sau cho phù hợp: Oxit Phản ứng với H2O Sp của phản ứng dd axit dd bazơ CaO CuO P2O5 Bài 2. Phân loại các chất sau: H2SO4, Na2SO4, HCl. *Nhận xét chung trả lời của HS: -Tính chất hóa học của oxit, axit -Phân loại chất để nhận biết chất. Bài 1. -HS thảo luận nhóm, 1hs đại diện lên bảng trả lời. -HS nhận xét. Bài 2. -1HS đứng trả lời. -HS nhận xét. Hoạt động 2 (10/) cách tiến hành thí nghiệm -Giới thiệu bộ dụng cụ, hóa chất các nhóm. -Hướng dẫn HS làm các thí nghiệm: *Thí nghiệm 1. -Gv thao tác mẫu và nêu các yêu cầu đối với HS: +Cho 1 mẩu CaO (bằng hạt ngô) vào đế sứ, sau đó cho thêm dần 1-2 ống hút nước. Quan sát hiện tượng xảy ra? ?/ Mẩu vôi thay đổi như thế nào? Chứng tỏ điều gỉ? +Thử dung dịch sau phản ứng bằng giấy quỳ tím. ?/ Màu của thuốc thử thay đổi như thế nào? ?/ Kết luận gì về tính chất hoá học của CaO và oxit bazơ? *Thí nghiệm 2. - Gv thao tác mẫu và nêu các yêu cầu, chú ý đối với HS: +Thử nước trong bình tam giác bằng quỳ tím. +Đốt một ít phot pho đỏ (bằng hạt đậu xanh) trong bình tam giác có sẵn 2-3ml nước. Quan sát. Sau khi P cháy hết, đưa muôi sắt nhúng vào dd CuSO4, đậy nút bình, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng. +Thử dung dịch thu được bằng quỳ tím ?/ Các em hãy nhận xét sự biến đổi màu của quỳ tím? ?/ Kết luận gì về tính chất hoá học của P2O5 và oxit axit? *Thí nghiệm 3. -Gv: Gọi HS phân loại 3 chất đó. (Gv lập sơ đồ nhận biết theo trình bày của Hs) -Ta dựa vào đâu để nhận biết chúng? +Nhận biết axit và muối natri sunfat dùng thuốc thử là? +Nhận biết axit sunfuric dùng thuốc thử là? -Yêu cầu hs nêu cách tiến hành? - Gv thao tác mẫu và nêu các yêu cầu, chú ý đối với HS: - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả theo mẫu: +Lọ .... đựng Na2SO4 +Lọ .... đựng HCl +Lọ .... đựng H2SO4 ?/ Kết luận gì về cách nhận biết axit, axit sunfuric? -Lắng nghe và kiểm tra bộ dụng cụ, hóa chất của nhóm mình. -1hs nêu cách tiến hành thí nghiệm 1. -1hs nêu cách tiến hành thí nghiệm 2. - Phân loại: +Axit: HCl, H2SO4 +Muối: Na2SO4 - Tính chất khác nhau giúp ta phân biệt được các chất đó là: + Dung dịch axit làm quỳ tím hoá đỏ + Nếu nhỏ dung dịch BaCl2 vào 2 dung dịch HCl và H2SO4 thì chỉ có H2SO4 xuất hiện kết tủa trắng. -1hs nêu cách tiến hành thí nghiệm 2. Hoạt động 3 (20/) I. tiến hành thí nghiệm Theo dõi học sinh thí nghiệm và hỗ trợ kịp thời 1. Tính chất hoá học của oxit a/ Thí nghiệm 1: Phản ứng của CaO với nước: * HS: Làm thí nghiệm * Hiện tượng: - Mẩu CaO nhão ra, phản ứng toả nhiều nhiệt - Thử dd sau phản ứng bằng quỳ tím: Giấy quỳ chuyển sang màu xanh. * Giải thích – kết luận: -Có phản ứng hóa học xảy ra -Dung dịch thu được có tính bazơ PTHH: CaO + H2O Ca(OH)2 -Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo dd bazơ. b/ Thí nghiệm 2: Phản ứng của P2O5 với nước: * HS: Làm thí nghiệm * Hiện tượng: - P đỏ cháy trong bình tạo thành những hạt nhỏ màu trắng (khói trắng). - Khói trắng tan được trong nước tạo thành dung dịch trong suốt. - Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch đó, quỳ tím hoá đỏ *Giải thích – kết luận: -Có phản ứng hóa học xảy ra giữa P và O2 tạo P2O5 PTHH: 4P + 5O2 2P2O5 -Dung dịch thu được có tính axit PTHH: P2O5 + 3H2O 2H3PO4 -Kết luận: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo dd axit. 2. Nhận biết các dung dịch: H2SO4, HCl, Na2SO4 * HS: Làm thí nghiệm -Ghi số thứ tự 1,2,3 cho mỗi lọ đựng dung dịch ban đầu -Bước 1: Lấy ở mỗi lọ 1-2 giọt dung dịch nhỏ vào giấy quỳ tím. *Hiện tượng: +Nếu quỳ tím không đổi màu thì lọ số...đựng dung dịch Na2SO4. +Nếu quỳ tím đổi sang màu đỏ thì lọ số..và lọ số..đựng dung dịch axit -Bước 2: Lấy ở mỗi lọ chứa dung dịch axit 1-2 ống hút cho vào ống nghiệm. Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1-2 giọt dung dịch BaCl2. *Hiện tượng: +Nếu ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng thì lọ đựng dung dịch ban đầu có số... là dung dịch H2SO4. +Nếu không có kết tủa thì lọ đựng dung dịch ban đầu có số... là dd HCl *Giải thích – kết luận: -Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ. -Dung dịch H2SO4 tác dụng với dung dịch BaCl2 tạo kết tủa trắng BaSO4 PTHH: H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl -Kết Luận: +Nhận biết axit và muối natrisunfat dùng thuốc thử là quỳ tím. +Nhận biết axit sunfuric dùng thuốc thử có thể là dd BaCl2 Hoạt động 3 (10/) II. viết bản tường trình - Nhận xét về ý thức, thái độ của HS trong buổi thực hành. Đồng thời nhận xét kết quả thực hành của các nhóm - Hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, rửa dụng cụ thí nghiệm và vệ sinh lớp học -Yêu cầu HS báo cáo thực hành theo mẫu HS: Thu dọn và vệ sinh. HS: Viết báo cáo thực hành theo mẫu Bản tường trình Nhóm: Stt Tên TN Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích – Kết luận 1 Phản ứng của CaO với H2O -Cho mẩu vôi sống (bằng hạt ngô) vào lỗ lớn của đế sứ. Nhỏ 1-2 ống hút nước vào. Quan sát mẩu vôi. -Thử dung dịch sau phản ứng bằng quỳ tím. Quan sát mầu của quỳ tím. - - - - KL: 2 Phản ứng của P2O5 với H2O -Thử nước trong bình tam giác bằng quỳ tím. -Đốt photpho, đưa vào bình tam giác có sẵn 2-3ml nước. Quan sát hiện tượng. -Đậy nút bình, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng. -Thử dung dịch sau phản ứng bằng quỳ tím. Quan sát mầu của quỳ tím. - - - - - - - - KL: 3 Nhận biết các dung dịch HCl, Na2SO4, H2SO4 -Nhỏ lần lượt 1-2 giọt dd trong các lọ vào quỳ tím. Quan sát mầu của quỳ tím -Lấy 1-2 ống hút dung dịch mỗi axit vào các ống nghiệm làm mẫu thử. Nhỏ 1-2 giọt dung dịch BaCl2 vào các mẫu thử. Quan sát hiện tượng. - - - - KL: Stt Tên TN Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích – Kết luận 1 Phản ứng của CaO với H2O -Cho mẩu vôi sống (bằng hạt ngô) vào lỗ lớn của đế sứ. Nhỏ 1-2 ống hút nước vào. Quan sát mẩu vôi. -Thử dung dịch sau phản ứng bằng quỳ tím. Quan sát mầu của quỳ tím. -Mẩu vôi nhão ra, có hơi nước bốc lên -Quỳ tím chuyển mầu xanh - Có phản ứng xảy ra, phản ứng tỏa nhiệt. -Sản phẩm phản ứng là dd bazơ. Vậy CaO phản ứng H2O tạo ra Ca(OH)2 PTHH: CaO + H2O -> Ca(OH)2 KL: Một số oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd bazơ. 2 Phản ứng của P2O5 với H2O -Thử nước trong bình tam giác bằng quỳ tím. -Đốt photpho, đưa vào bình tam giác có sẵn 2-3ml nước. Quan sát hiện tượng. -Đậy nút bình, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng. -Thử dung dịch sau phản ứng bằng quỳ tím. uan sát mầu của quỳ tím. -Quỳ tím không đổi mầu -P cháy tạo khói trắng. -Khói trắng tạo thành dd không mầu. -Quỳ tím chuyển mầu đỏ - Trong bình là nước. -Có phản ứng xảy ra giữa P với O2 tạo thành P2O5. PTHH: 4P + 5O2 2P2O5 - P2O5 tác dụng với nước. -Sản phẩm phản ứng là dd axit. Vậy P2O5 tác dụng với H2O tạo ra H3PO4 PTHH: P2O5 + 3H2O 2H3PO4 KL: Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dd bazơ. 3 Nhận biết các dung dịch HCl, Na2SO4, H2SO4 -Nhỏ lần lượt 1-2 giọt dd trong các lọ vào quỳ tím. Quan sát mầu của quỳ tím -Lấy 1-2 ống hút dung dịch mỗi axit vào các ống nghiệm làm mẫu thử. Nhỏ 1-2 giọt dung dịch BaCl2 vào các mẫu thử. Quan sát hiện tượng. -dd lọ 1,3 làm quỳ tím chuyển đỏ, dd lọ 2 không làm quỳ tím đổi mầu. -Mẫu thử lọ 1 xuất hiện kết tủa trắng, mẫu thử lọ 3 không có kết tủa. -Lọ 1, 3 là axit. Vì dd axit làm quỳ tím thành đỏ. Lọ 2 đựng dd Na2SO4. vì Na2SO4 không làm quỳ tím đổi mầu. Dung dịch H2SO4 tác dụng với dung dịch BaCl2 tạo kết tủa trắng BaSO4 PTHH: H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl Vậy lọ 1 đựng dd H2SO4, lọ 3 đựng dd HCl. KL: +Nhận biết axit và muối natrisunfat dùng thuốc thử là quỳ tím. +Nhận biết axit sunfuric dùng thuốc thử có thể là dd BaCl2

File đính kèm:

  • docgiao an thi GVG tinh BG chu ki 20112015.doc
Giáo án liên quan