Kiến thức:
- Biết khái niệm số gần đúng.
Kĩ năng:
- Viết được số qui tròn của một số căn cứ vào độ chính xác cho trước.
- Biết sử dụng MTBT để tính toán với các số gần đúng.
Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
- Biết được mối liên quan giữa toán học và thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ:
2 trang |
Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 1076 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết dạy: 07 - Bài 5: Số gần đúng. sai số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/9/2007 Chương I: MỆNH ĐỀ – TẬP HỢP
Tiết dạy: 07 Bàøi 5: SỐ GẦN ĐÚNG. SAI SỐ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
Biết khái niệm số gần đúng.
Kĩ năng:
Viết được số qui tròn của một số căn cứ vào độ chính xác cho trước.
Biết sử dụng MTBT để tính toán với các số gần đúng.
Thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
Biết được mối liên quan giữa toán học và thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, phiếu học tập. MTBT.
Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập kiến thức đã học về làm tròn số. MTBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
H. Viết p = 3,14. Đúng hay sai? Vì sao?
Đ. Sai.
3. Giảng bài mới:
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Số gần đúng
7’
H1. Cho HS tiến hành đo chiều dài một cái bàn HS. Cho kết quả và nhận xét chung các kết quả đo được.
H2. Trong toán học, ta đã gặp những số gần đúng nào?
Đ1. Các nhóm thực hiện yêu cầu và cho kết quả.
Đ2. p, ,
I. Số gần đúng
Trong đo đạc, tính toán ta thường chỉ nhận được các số gần đúng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Sai số tuyệt đối
15’
· Trong các kết quả đo đạt ở trên, cho HS nhận xét kết quả nào chính xác hơn. Từ đó dẫn đến khái niệm sai số tuyệt đối
H1. Ta có thể tính được các sai số tuyệt đối không?
· GV nêu một số VD về sai số tương đối để HS nhận xét về độ chính xác của số gần đúng.
– Đếm số dân trong thành phố
– Đếm số HS trong một lớp
· Các nhóm thực hiện yêu cầu
Đ1. Không. Vì không biết được số đúng.
· Các nhóm thực hiện yêu cầu
II. Sai số tuyệt đối
1. Sai số tuyệt đối của một số gần đúng
Nếu a là số gần đúng của thì Da = đgl sai số tuyệt đối của số gần đúng a.
2. Độ chính xác của một số gần đúng
Nếu Da = ≤ d
thì –d ≤ – a ≤ d hay
a – d ≤ ≤ a + d.
Ta nói a là số gần đúng của với độ chính xác d, và qui ước viết gọn là: = a ± d.
Chú ý: Sai số tuyệt đối của số gần đúng nhận được trong một phép đo đạc đôi khi không phản ánh đầy đủ tính chính xác của phép đo đạc đó.
Vì thế ngoài sai số tuyệt đối Da của số gần đúng a, người ta còn viết tỉ số da = , gọi là sai số tương đối của số gần đúng a.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách viết số qui tròn của số gần đúng
15’
H1. Cho HS nhắc lại qui tắc làm tròn số. Cho VD.
· GV hướng dẫn cách xác định chữ số chắc và cách viết chuẩn số gần đúng.
Đ1. Các nhóm nhắc lại và cho VD.
(Có thể cho nhóm này đặt yêu cầu, nhóm kia thực hiện)
· = 2841675±300
Þ x » 2842000
· = 3,1463±0,001
Þ y » 3,15
III. Qui tròn số gần đúng
1. Ôn tập qui tắc làm tròn số
Nếu chữ số sau hàng qui tròn nhỏ hơn 5 thì ta thay nó và các chữ số bên phải nó bởi số 0.
Nếu chữ số sau hàng qui tròn lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cũng làm như trên, nhưng cộng thêm 1 vào chữ số của hàng qui tròn.
2. Cách viết số qui tròn của số gần đúng căn cứ vào độ chính xác cho trước
· Cho số gần đúng a của số . Trong số a, một chữ số đgl chữ số chắc (hay đáng tin) nếu sai số tuyệt đối của số a không vượt quá một nửa đơn vị của hàng có chữ số đó.
· Cách viết chuẩn số gần đúng dưới dạng thập phân là cách viết trong đó mọi chữ số đều là chữ số chắc. Nếu ngoài các chữ số chắc còn có những chữ số khác thì phải qui tròn đến hàng thấp nhất có chữ số chắc
Hoạt động 4: Củng cố
3’
Nhắc lại cách xác định sai số tuyệt đối và viết số qui tròn
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- dai10cb07.doc