1.MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố, khắc sâu các kiến thức cơ bản ở lớp 8 chủ yếu về các khái niệm oxit, axit, bazơ, muối và các công thức tính khối lượng, số mol, nồng độ để chuẩn bị cho việc học lớp 9.
1.2. Kĩ năng :
- Rèn cho học sinh kỹ năng viết phương trình hoá học
- Vận dụng các công thức vào giải bài tập hoá học.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết một bài một ôn tập hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP
Tiết 1
Tuần 1 .
1.MỤC TIÊU :
1.1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố, khắc sâu các kiến thức cơ bản ở lớp 8 chủ yếu về các khái niệm oxit, axit, bazơ, muối … và các công thức tính khối lượng, số mol, nồng độ… để chuẩn bị cho việc học lớp 9.
1.2. Kĩ năng :
- Rèn cho học sinh kỹ năng viết phương trình hoá học
- Vận dụng các công thức vào giải bài tập hoá học.
1.3.Thái độ : Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
2.TRỌNG TÂM
Khái niệm ,công thức ,phân loại và cách gọi tên oxit ,axit ,bazơ,muối
3.CHUẨN BỊ :
3.1. GV: Các câu hỏi, bài tập.
3.2. HS: Kiến thức Hoá 8, Sách giáo khoa Hoá 8.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn địnhổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS
4.2.Kiểm tra miệng : Lồng ghép trong tiết dạy.
4.3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:Ôn kiến thức cơ bản
GV đặt câu hỏi, Hs trả lời(Hs có nhiều câu trả lời đúng, khuyến khích cho điểm)
?..Oxit là gì? Đặt công thức chung của oxit?
?..Oxit có mấy loại? Kể ra?
GV yêu cầu Hs cho ví dụ mỗi loại và gọi tên?
¶- CO2 Cacbonđioxit
- CaO Canxioxit
?..Nêu khái niệm axit? Cho ví dụ và gọi tên?
¶- K/n Sgk8.
?..Dùng chất chỉ thị nào để nhận biết axit?
¶-Quỳ tím hóa đỏ
?..Nêu khái niệm bazơ? Cho ví dụ và gọi tên?
¶- K/n Sgk8.
?..Có thể nhận biết bazơ bằng chất chỉ thị nào?
¶- Quỳ tím hóa xanh
?.. Nêu khái niệm muối? Cho ví dụ và gọi tên?
¶- K/n Sgk8.
? Cho biết tính tan của một số muối, bazơ đã học?
¶- Bảng tính tan
GV yêu cầu Hs lên bảng viết công thức tính: số mol, khối lượng, thể tích chất khí ở đktc, nồng độ?
Hoạt động 2:Học sinh vận dụng bài tập
Bài tập 1:
Cho các chất Mg(OH)2, Fe2O3, Ba(OH)2, CuSO4, HCl, CO2, Na2O, NaCl, H2CO3. Phân loại, gọi tên các chất trên?
- Các chất trên thuộc loại hợp chất nào?
Bài tập 2:
Hoà tan 6,5g kẽm vừa đủ vào dung dịch H2SO4 2M.
Viết phương trình hoá học xảy ra
Tính thể tích khí sinh ra?
. Tính thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng, biết khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn?
¶- Nêu tóm tắt, hướng giải?
?..Nêu và thực hiện từng bước giải lên bảng?
I- Kiến thức cần nhớ:
1. Oxit:
Là hợp chất hai nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.
→ Công thức dạng chung: AxOy.
- Có hai loại: oxit axit (CO2, SO2…), oxit bazơ (CuO, MgO…).
2. Axit:
Công thức dạng chung: HnG (G: gốc axit)
Ví dụ: HCl (axit clohiđric), H2SO4 (axit sunfuric).
3. Bazơ:
Công thức dạng chung: KL(OH)m.
Ví dụ: NaOH (Natri hiđroxit), Fe(OH)2 (sắt (II) hiđroxit).
4. Muối:
Công thức dạng chung: KL-Gốc axit.
Ví dụ: NaCl (Natri clorua), BaSO4 (bari sunfat).
5. Công thức:
Số mol: n = ; n =
→ m = n.M ;
Vđktc = n.22,4
- Nồng độ:
C%= (%) ; CM = (M)
II. BÀI TẬP:
Bài tập 1:
+ Oxit axit: CO2; oxit bazơ: Fe2O3, Na2O.
+ Bazơ tan: Ba(OH)2; bazơ không tan: Mg(OH)2.
+ Axit không oxi: HCl; axit có oxi: H2CO3.
+ Muối trung tính: CuSO4.
Bài tập 2:
a. Zn(r) + H2SO4(dd) → ZnSO4(dd) + H2(k)
1 mol 1 mol 1 mol 1 mol
0,1 mol 0,1 mol 0,1 mol 0,1 mol
b. nZn = = = 0,1 (mol).
2
4
2
Ta có: nH = nH SO = nZn= 0,1 (mol).
2
2
VH = nH .22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 (l).
c.
Vdd H2SO4 = = = 0,05 (l).
4.4. Câu hỏi ,bài tập cũng cố :
- Dựa vào cách giải Bài tập 2 nêu các bước giải bài toán tính theo phương trình hoá học?
- Giáo viên nhấn mạnh lại các công thức cơ bản?
* Viết phương trình hoá học.
* Tìm số mol chất đề cho.
* Dựa vào phương trình hoá học tìm số mol các chất đề hỏi.
*Vận dụng công thức tìm đại lượng đề yêu cầu
4.5. Hướng dẫn hs tự học:
Đối với bài học ở tiết học này : - Xem lại kiến thức ñaõ oân taäp veà oxit, axit, bazơ, muối
- oân laïi tính chất hoùa hoïc của nước, các công thức ñaõ hoïc
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : - Chuẩn bị bài "Tính chất hoá học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit".
Bài tập về nhà:
Hoà tan 30g Na2O vào nước, thu được 150g dung dịch. Xác định nồng độ % của dung dịch thu được?
5.RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
File đính kèm:
- GIAO AN HOA9 MOI 1314.doc