I: MỤC TIÊU.
Học sinh hiểu được:
+ Tính chất vật lý tính chất hóa học của một số muối quan trong như NaCl , KNO3.
+ Trạng thái tự nhiên cách khai thác muối NaCl
+ Những ứng dụng quan trọng của muối NaCl, KNO3
+ Tiếp tục rèn cách viết phương trình phản ứng và các kỹ năng làm bài tập định tính.
18 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết số : 15 một số muối quan trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày ký: …………..
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy: …………….
Số tiết: 1
Tiết số : 15
Một số muối quan trọng
I: Mục tiêu.
Học sinh hiểu được:
+ tính chất vật lý tính chất hóa học của một số muối quan trong như NaCl , KNO3.
+ Trạng thái tự nhiên cách khai thác muối NaCl
+ Những ứng dụng quan trọng của muối NaCl, KNO3
+ Tiếp tục rèn cách viết phương trình phản ứng và các kỹ năng làm bài tập định tính.
II: Chuẩn bị.
Giáo viên:
+ Tranh vẽ
Ruộng muối
Một số ứng dụng của NaCl
- Phiếu học tập
Học sinh: Ôn lại các kiến thức trong bài : Muối
III: Tiến trình lên lớp .
1: ổn định tổ chức : ( 1p)
Sĩ số : 9A: 9B:
9C: 9D:
2: Kiểm tra bài cũ (5p)
H: Nêu tính chất hóa học của muối . Viết phương trình phản ứng minh họa?
Bài tập : Hãy viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến đổi hóa học sau.
Zn ZnSO4 ZnCl2 Zn(NO)3 Zn(OH)2 ZnO
Phân loại các phản ứng trên .
Giáo viên nhận xét cho điểm .
9A: 9B: 9C: 9D:
3. Bài mới: ( 35p)
I: Muối natriclorua (NaCl) (10p)
H: Trong tự nhiên các em thấy muối ăn có ở đâu?
Giáo viên giới thiệu:
Trong 1 m3 nước biển có hòa tan chừng 27 kg NaCl, 5 gam MgCl2, 1 kg CaSO4, và một số muối khác .
H: Gọi 1 học sinh đọc phần “Trạng thái tự nhiên – SGK 34”
Giáo viên đưa tranh vẽ ruộng muối .
H: Em hãy trình bày cách khai thác muối ăn từ nước biển?
G: Muốn khai thác NaCl từ những mỏ muối trong lòng đất, người ta làm như thế nào ?
H: Các em quan sât sơ đồ cho biết ứng dụng của muối ăn .
H: Gọi một vài học sinh nêu những ứng dụng khác của muối ăn ?
1. Trạng thái tự nhiên
Học sinh đọc SGK 34.
2. Cách khái thác
Học sinh mô tả cách khai thác.
3. ứng dụng.
- Làm gia vị và bảo quản thực phẩm
- Dùng để sản xuất Na, Cl2, H2, NaOH, Na2CO3, NaHCO3…..
II: Muối kali nitơrat ( KNO3) (10p)
Giáo viên giới thiệu.
Muối kali nitơ rat còn gọi là diêm tiêu là một chất bột màu trắng .
Giáo viên: Cho học sinh quan sát lọ đựng KNO3
Giáo viên giới thiệu các tính chất của muối .
H: Nêu ứng dụng của KNO3?
1. Tính chất
Muối KNO3 tan nhiều trogn nước, bị phân hủy ở nhệt độ cao à KNO3 có tính chất oxi hóa mạnh .
2KNO3 KNO2 + O2
2. ứng dụng.
Muối KNO3 được ứng dụng làm thuốc nổ đen .
Làm phân bón (cung cấp nguyên tố N và K cho cây trồng)
- Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.
4. Củng cố – Luyện tập ( 7p)
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 1 .
Bài tập 1: Hãy viết các phản ứng thực hiện chuỗi biến hóa hóa học sau?
Cu CuSO4 CuCl2 Cu(OH)2 CuO Cu
Cu(NO3)2
Bài tập 2: Trộn 75 gam dung dịch KOH 5,6% với 50 gam dung dịch MgCl2 9,5%.
Tính khối lượng kết tủa thu được .
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng?
5. Hướng dẫn (1p)
Bài tập về nhà : 1.2.3.4 5 SGK/ 36
Rút kinh nghiệm
Tuần 8 Ngày ký: …………..
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy: …………….
Số tiết: 1
Tiết số : 16
Phân bón hóa học
I: Mục tiêu.
Học sinh hiểu được:
+ Phân bón hóa học là gì ? Vai trò của nguyên tố hóa học đối với cây trồng như thế nào?
+ Biết công thức hóa học của một số loại phân bón hóa học thường dùng và hiểu được một số tính chất của các loại phân bón hóa học đó .
+ Rèn một số kỹ năng phân biệt mẫu phân đạm , lân , kali dựa vào các tính chất hóa học ?
+ Củng cố kỹ năng làm bài tập tinh theo công thức hóa học.
II: Chuẩn bị.
Giáo viên:
+ Các mẫu phân bón hóa học
+ Các phiếu học tập .
Học sinh: Ôn lại các kiến thức trong bài : Muối
III: Tiến trình lên lớp .
1: ổn định tổ chức : ( 1p)
Sĩ số : 9A: 9B:
9C: 9D:
2: Kiểm tra bài cũ (5p)
Học sinh làm bài tập sau .
ài tập 1: Hãy viết các phản ứng thực hiện chuỗi biến hóa hóa học sau?
Cu CuSO4 CuCl2 Cu(OH)2 CuO Cu
Cu(NO3)2
Bài tập 2: Trộn 75 gam dung dịch KOH 5,6% với 50 gam dung dịch MgCl2 9,5%.
Tính khối lượng kết tủa thu được .
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng?
Giáo viên nhận xét cho điểm .
9A: 9B: 9C: 9D:
3. Bài mới: ( 35p)
I: Nhu cầu của cay trồng (10p)
H: Giáo viên giới thiệu thành phần của thực vật .
“ Nước chiếm tỷ lệ rất lớn
H: Trong tự nhiên các em thấy muối ăn có ở đâu?
Giáo viên giới thiệu:
Trong 1 m3 nước biển có hòa tan chừng 27 kg NaCl, 5 gam MgCl2, 1 kg CaSO4, và một số muối khác .
H: Gọi 1 học sinh đọc phần “Trạng thái tự nhiên – SGK 34”
Giáo viên đưa tranh vẽ ruộng muối .
1. Thành phần của thực vật
2. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật
Học sinh đọc sgk
II: Phân bón hóa học thường dùng (16p)
H: Giáo viên giới thiệu thành phần của thực vật .
“ Nước chiếm tỷ lệ rất lớn
H: Trong tự nhiên các em thấy muối ăn có ở đâu?
.
1. Phân bón đơn
Phân bón đơn chỉ chứa một trong ba bguyên tố dinh dưỡng chính là đạm , lân, kali.
a) Phân đạm : Một số phân đạm thường dùng là :
- Urê : CO(NH2)2 tan trong nước .
- Amoni nitơrat : NH4NO3.
- Amoni sunfat : (NH4)2SO4
b) Phân lân : Một số phân lân thường dùng là :
- Photphat tự nhiên .
- Supe phot phat
c) Phân kali
Thường dùng là :KCl. KNO3, K2SO4 đều dễ tan trong nước.
2. Phân bón kép.
Có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố N, P,K .
3. Phân vi lượng .
Có chứa một lượng rất ít các nguyên tố hóa học dưới dạng hợp chất cần thiết cho cây trồng như : bo , mangan, kẽm ……
Hs : Đọc thêm bài
4. Củng cố ( 5p) .
Học sinh làm bài tập sau :
Bài tập 1: Tính thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố có trong đạm urê.
Bài tập 2: Một loại phân đạm có tỷ lệ về khối lượng như sau :
N= 35%, O= 60% còn lại là hiđro .
Xác định công thức hóa học trên .
5. Hướng dẫn (1p)
Bài tập về nhà 1.2.3 SGK/39
Rút kinh nghiệm
Tuần 9 Ngày ký: …………..
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy: …………….
Số tiết: 1
Tiết số : 17
Mối quan hệ giữa các loại
hợp chất vô cơ
I: Mục tiêu.
- Học sinh hiểu được mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ, viết được các phương trình phản ứng hóa học thể hiện sự chuyển hóa giữa các hợp chất vô cơ đó .
- Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng hóa học
II: Chuẩn bị.
Giáo viên:
+ Máy chiếu bút dạ
- Bộ bìa màu có ghi các loại hợp chất vô cơ .
- Phiếu học tập
Học sinh: Ôn lại các kiến thức Oxit, axit , bazơ , muối .
III: Tiến trình lên lớp .
1: ổn định tổ chức : ( 1p)
Sĩ số : 9A: 9B:
9C: 9D:
2: Kiểm tra bài cũ (5p)
Học sinh làm bài tập sau .
Bài tập 1: Tính thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố có trong đạm urê.
Bài tập 2: Một loại phân đạm có tỷ lệ về khối lượng như sau :
N= 35%, O= 60% còn lại là hiđro .
Xác định công thức hóa học trên .
Giáo viên nhận xét cho điểm .
9A: 9B: 9C: 9D:
3. Bài mới: ( 35p)
I: Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ (18p)
H: Giáo viên chiếu lên màn hình sơ đồ sau :
Muối
Muối
1 2
3 4 5
6 7 8 9
Học sinh các nhom thảo luận để điền vào bảng sau ?
H: Điền vào nội dung sau các loại hợp chất vô cơ cho phù hợp ?
H: Chọn các chất có thể để viết các phương trình phản ứng ?
Oxit bazơ
Muối
Bazơ
ôxit axit
Axit
II: Những phản ứng minh họa
(SGK)
4. Củng cố (5p)
Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau:
Bài tập: Viết phương trình phản ứng cho những biến đổi hóa học sau ?
a) Na2O NaOH Na2SO4 NaCl NaNO3
b) Fe(OH)3 Fe2O3 FeCl3Fe(NO3)3Fe(OH)3Fe2(SO4)3
5. Hướng dẫn (1p)
Bài tập về nhà 1.2.3.4 SGK/
Rút kinh nghiệm
Tuần 9 Ngày ký: …………..
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy: …………….
Số tiết: 1
Tiết số : 18
Luyện tập chương I
Các loại hợp chất vô cơ
I: Mục tiêu.
Học sinh được ôn tập để hiểu kỹ về tính chất của các hợp chất vô cơ- mối quan hệ giữa chúng.
Rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng hoá học, kỹ năng phân biệt hoá chất
Tiếp tục rèn kỹ năng làm bài tập định lượng
II: Chuẩn bị.
Giáo viên:
+ Máy chiếu bút dạ
- Bộ bìa màu có ghi các loại hợp chất vô cơ .
- Phiếu học tập
Học sinh: Ôn lại các kiến thức Oxit, axit , bazơ , muối .
III: Tiến trình lên lớp .
1: ổn định tổ chức : ( 1p)
Sĩ số : 9A: 9B:
9C: 9D:
2: Kiểm tra bài cũ (5p)
Học sinh làm bài tập sau .
Bài tập: Viết phương trình phản ứng cho những biến đổi hóa học sau ?
a) Na2O NaOH Na2SO4 NaCl NaNO3
b) Fe(OH)3 Fe2O3 FeCl3Fe(NO3)3Fe(OH)3Fe2(SO4)3
Giáo viên nhận xét cho điểm .
9A: ………… 9B: ………… 9C: ………… 9D: …………
3. Bài mới: ( 35p)
I: Kiến thức cần nhớ (20P)
1. Phân loại hợp chất vô cơ .
- Giáo viên chiếu lên màn hình bảng phân loại các hợp chất vô cơ.
Các hợp chất vô cơ
H: Học sinh thảo luận với yêu cầu nội dung câu hỏi sau:
Câu hỏi 1. Điền các loại hợp chất vô cơ vào các ô trống cho phù hợp với nội dung ?
Giáo viên có thể sử dụng bảng màu để học sinh dán vào bảng.
Các hợp chất vô cơ
Axit
Muối
Bazơ
ôxit
Oxitaxxit
Giáo viên gọi các học sinh khác lên nhận xét?
2. Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ .
Giáo viên giới thiệu tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ như sau:
Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ được thể hiện ở sơ đồ sau:
Giáo viên chiếu lên màn hình sơ đồ 2 SGK trang 42.
Oxit bazơ
Muối
Bazơ
ôxit axit
Axit
H: Nêu lại tính chất hoá học của oxit, axit, bazơ, muối? Viết phương trình phản ứng minh hoạ?
II. Luyện tập (23p)
Bài tập 1. Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt 5 lọ hoá chất bị mất nhãn sau mà chỉ được dùng quỳ tím?
KOH, HCl, H2SO4, Ba(SO)4, KCl.
Học sinh làm vào vở bài tập và giấy trong.
Bài làm:
- Đánh số thứ tự các lọ hoá chất và lấy mẫu thử.
Bước 1:
Lần lượt lấy mỗi lọ 1 giọt dung dịch nhỏ vào mẩu quỳ tím.
Nếu quỳ tím chuyển thành màu đỏ đó là HCl, H2SO4
Nếu quỳ tím chuyển thành xanh đó là : KOH và Ba(OH)2
Nếu quỳ tím không chuyển màu đó là : KCl
Bước 2:
Lần lượt lấy các dung dịch ở nhóm 1 nhỏ vào các ống nghiệm có chứa các dung dịch ở nhóm II.
Nếu thấy kết tủa trắng xuất hiện thì ở nhóm bazơ là Ba(OH)2 và ở nhóm axit là H2SO4.
Còn lại ở nhóm 1: là KOH
Còn ở nhóm II là HCl.
*Phương trình:
Ba(OH)2 + H2SO4 à BaSO4 + 2H2O
Bài tập 2: Cho các chất Mg(OH)2, CaCO3, K2SO4, HNO3, CuO,NaOH, P2O5
Gọi tên, phân loại các chất trên
Trong các chất trên, chất nào tác dụng được với:
Dung dịch HCl
Dung dịch Ba(OH)2
Dung dịch BaCl2
Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
Giáo viên gợi ý cho học sinh có thể làm như sau?
TT
Công thức
Tên gọi
Tác dụng với dung dịch HCl
Tác dụng với dung dịch Ba(OH)2
Tác dụng với dung dịch BaCl2
1
2
3
4
5
Bài làm cho học sinh đối chiếu lên màn hình
TT
Công thức
Tên gọi
Tác dụng với dung dịch HCl
Tác dụng với dung dịch Ba(OH)2
Tác dụng với dung dịch BaCl2
Bài tập 3. Hoà tan 9,2 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO cần vừa đủ m gam dung dịch HCl 14,6%. Sau phản ứng thu được 1,12 l khí (đktc)
Tính thành phần trăm các chất trong hỗn hợp.
Tính m
Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Học sinh tự làm bài tập trên . Sau đó giáo viên chiếu lên màn hình cho cả lớp nhận xét.
4+5) Củng cố + Hướng dẫn ( 1p)
bài tập về nhà 1.2.3 SGK/42
Rút kinh nghiệm
Tuần 10 Ngày ký: …………..
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy: …………….
Số tiết: 1
Tiết số : 19
Thực hành : tính chất
Hoá học của bazơ - muối
I: Mục tiêu.
Học sinh được củng cố các kiến thức đã học bằng thực nghiệm .
Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, khả năng phán đoán quan sát thí nghiệm.
II: Chuẩn bị.
Giáo viên:
Chuẩn bị cho học sinh làm thí nghiệm tại phòng học bộ môn thực hành theo nhóm.
4 Bộ dụng cụ thí nghiệm của học sinh
* Hoá chất:
Dung dịch NaOH
Dung dịch FeCl3
Dung dịch CuSO4
Dung dịch HCl
Dung dịch BaCl2
Dung dịch Na2SO4
Dung dịch H2SO4
Đinh sắt
Học sinh: Ôn lại các kiến thức bài bazơ , muối .
III: Tiến trình lên lớp .
1: ổn định tổ chức : ( 1p)
Sĩ số : 9A: 9B:
9C: 9D:
2: Kiểm tra bài cũ (Không)
Kiểm tra dụng cụ hoá chất của các nhóm học sinh
3. Bài mới: ( 40p)
A: Kiểm tra lý thuyết có liên quan đến buổi thực hành.
H: Nêu tính chất hoá học của bazơ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ?
H:Nêu tính chất hoá học của muối? Viết phương trình phản ứng minh hoạ?
B: Mục tiêu của tiết thực hành.- Những điểm cần lưu ý trong buổi thực hành.
I: Tiến hành thí nghiệm (3op)
Tính chất hoá học của bazơ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm .
Thí nghiệm 1. Nhỏ một vài dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch FeCl3 lắc nhẹ ống nghiệm
Quan sát hiện tượng?
Thí nghiệm 2. Đồng (II) hiđrôxit tác dụng với axit:
Cho một ít Cu(OH)2 vào đáy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch HCl lắc đều quan sát?
GV: Gọi học sinh nêu:
- Hiện tượng quan sát được.
- Giải thích và viết phương trình phản ứng
- Kết luận tính chất hoá học của bazơ.
Thí nghiệm 3. Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại.
Ngâm một đinh sắt nhỏ, sạch trong ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch CuSO4 , quan sát hiện tượng.
Thí nghiệm 4. Dung dịch BaCl2 tác dụng với Na2SO4.
Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch Na2SO4 à Quan sát
Thí nghiệm 5. Dung dịch BaCl2 tác dụng với axit.
Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch H2SO4 loãng,à Quan sát.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh các nhóm nêu hiện tượng:
Viết phương trình phản ứng .
Giải thích các hiện tượng
Kết luận về tính chất hoá học của muối .
Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm
Học sinh : Nêu hiện tượng viết phương trình hoá học và nêu kết luận.
2. Tính chất hoá học của muối .
học sinh làm thí nghiệm theo nhóm
HS: Nêu hiện tượng
Viết phương trình phản ứng
Giải thích các hiện tượng
Kết luận về tính chất hoá học của muối
II. Viết bản tường trình thí nghiệm (6p)
Gv: Nhận xét buổi thục hành thí nghiệm . Cho học sinh kê lại bàn ghế – Rửa dụng cụ.
GV: Yêu cầu học sinh viết bản tường trình thí nghiệm (Theo mẫu cho sẵn)
Học sinh kê lại bàn ghế và rửa dụng cụ
Học sinh viết bản tường trình thí nghiệm theo mẫu
Rút kinh nghiệm
Tuần 10 Ngày ký: …………..
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy: …………….
Số tiết: 1
Tiết số : 20
Kiểm tra 1 tiết
I: Mục tiêu.
Kiểm tra đánh giá học sinh trong chương I đó là tính chất hoá học của oxit, axit, bazơ, muối.
Lấy điểm tổng kết.
Có biện pháp giảng dạy cho từng đối tượng học sinh ở chương sau.
II: Chuẩn bị.
Giáo viên:
Đề kiểm tra
Học sinh: Ôn lại các kiến thức chương I .
III: Tiến trình lên lớp .
1: ổn định tổ chức : ( 1p)
Sĩ số : 9A: 9B:
9C: 9D:
2: Kiểm tra bài cũ (Không)
3. Bài mới: ( 40p)
Đề bài:
Câu 1. (3đ) Cho các chất sau: Mg(OH)2, CaCO3, K2SO4, HNO3, CuO, NaOH, P2O5.
Gọi tên phân loại các hợp chất trên.
Trong các chất trên, chất nào tác dụng với
Dung dịch HCl
Dung dịch Ba(OH)2
Dung dịch BaCl2.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
Câu 2 (2đ) Hoàn thành phương trình phản ứng sau:
CuO + ? CuCl2 + H2O
Fe(OH)3 ? + ?
AgNO3 + HCl ? + ?
BaCl2 + K2SO4 ? + ?
Câu 3 (2đ) Cho các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau : NaCl, KOH, Ba(OH)2, HCl, H2SO4 . Chỉ được dùng quỳ tím hãy phân biệt được:
1 lọ
2 lọ
3 lọ
4 lọ
5 lọ
Viết phương trình phản ứng và nêu cách nhận biết
Câu 4 (3đ) Trộn 100ml dung dịch H2SO4 20% (d= 1,14 g/ml) với 400 gam dung dịch BaCl2 5,2%.
Tính khối lượng chất kết tủa tạo thành.
Tính nồng độ phần trăm các chấtthu được sau phản ứng.
Hướng dẫn chấm
Câu 1 ( 3đ) tên gọi phân loại đúng cho 1 điểm
Các phương trình phản ứng cho 2 điểm
Câu 2. (2đ)
Mỗi phương trình phản ứng đúng cho 0.5 điểm
Câu 3 ( 2đ)
E- 5lọ (0.5điểm)
Trình bày được cách nhận biết cho 1điểm
Câu 4 ( 3đ)
Tính khối lượng kết tủa cho 1 điểm
Tính C% dung dịch sau phản ứng cho 2 điểm
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Tiet 15- 20.doc