Bài giảng Tiết số : 31 Clo (Cl=35,5)

I: MỤC TIÊU.

-Học sinh hiểu được tính chất vật lý của clo

- Khí màu vàng lục mùi hắc rất độc

- Tan được trong nước và nặng hơn không khí .

- Học sinh biết được tính chất hoá học của clo là mang đầy đủ tính chất hoá học của phi kim và còn có tính chất hoá học riêng là tác dụng với nước và dung dịch kiềm.

- Tính tảy màu của clo.

 

doc23 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết số : 31 Clo (Cl=35,5), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Ngày ký: ………….. Ngày soạn:……………. Ngày dạy: ……………. Số tiết: 1 Tiết số : 31 Clo (Cl=35,5) I: Mục tiêu. -Học sinh hiểu được tính chất vật lý của clo - Khí màu vàng lục mùi hắc rất độc - Tan được trong nước và nặng hơn không khí . - Học sinh biết được tính chất hoá học của clo là mang đầy đủ tính chất hoá học của phi kim và còn có tính chất hoá học riêng là tác dụng với nước và dung dịch kiềm. - Tính tảy màu của clo. II: Chuẩn bị. Giáo viên: Máy chiếu giấy trong bút dạ Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm hoá chất trong bài clo Thí nghiệm 1. Tác dụng với nước Thí nghiệm 2. Tác dụng với dung dịch kiềm Dụng cụ: Bình thuỷ tinh có nút nhám Đèn cồn Đũa thuỷ tinh Giá sắt Hệ thống ống dẫn khí Cốc thuỷ tinh Hoá chất . MnO2 Dung dịch HCl đặc Bình khí clo thu sẵn Dung dịch NaOH Nước . Học sinh: Học tính chất hoá học của phi kim và đọc trước bài. III: Tiến trình lên lớp . 1: ổn định tổ chức : (1p) Sĩ số : 9A: 9B: 9C: 9D: 2: Kiểm tra bài cũ (5p) H: Nêu tính chất hoá học chung của phi kim? Viết phương trình phản ứng minh hoạ? H: Nêu độ hoạt động của phi kim ? Hãy lấy vài ví dụ ? Học sinh làm bài tập sau? Bài tập : Viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi biến hoá hoá học sau? H2S S SO2 SO3 H2SO4 K2SO4 BaSO4 FeS H2S Giáo viên nhận xét cho điểm Lớp 9A: ………………9B: ……………………….9C: …………………9D: ……. 3. Bài mới: (37p) I: Tính chất vật lý (5P) Giáo viên cho học sinh quan sát lọ dựng khí clo. Học sinh kết hợp đọc SGK. H: Nêu tính chất vật lý của clo ? H: So sánh tỷ khối cuả clo với không khí ? Học sinh khác bổ xung và giáo viên trốt kiến thức. Clo là một chất khí màu vàng lục, mùi hắc . Clo nặng gấp 2,5 lần không khí Tan được trong nước Clo là một khí độc. II. tính chất hoá học (18p) Giáo viên đặt vấn đề: Liệu clo có các tính chất hoá học chung của phi kim hay không G: Thông báo . Clo có tính chất hoá học của phi kim Tác dụng với kim loại tạo ra muối Tác dụng với hiđrô tạo thành khí hiđrô clorua . H: hãy viết phương trình phản ứng minh hoạ ? H: Ghi trạng thái các chất bên cạnh phương trình phản ứng? H: Học sinh đọc lại kết luận trong SGK. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ về thí nghiệm này Lưu ý: Clo không phản ứng trực tiếp với oxi? Giáo viên đặt vấn đề: Ngoài tính chất hoá học của phi kim clo còn có tính chất hoá học nào khác không? Giáo viên chiếu lên màn hình mục này. Giáo viên làm thí nghiệm Điều chế khí clo và dẫn khí clo vào cốc dựng nước Nhúng môt mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được . H: học sinh nêu hiện tượng? H: Học sinh viết phương trình phản ứng? Giáo viên đặt vấn đề: Vậy clo có phản ứng với chất nào nữa không? à Giáo viên làm thí nghiệm - Dẫn khí clo vào cố đựng dung dịch NaOH - Nhỏ 1-2 giọt dung dịch vừa tạo thành vào mẩu giấy quỳ tím H: học sinh nêu hiện tượng? H: Viết phương trình phản ứng minh hoa? H: Sản phẩm của nước clo là những chất gì? Giáo viên giảng nước Javen. 1. Clo có những tính chất hoá học của phi kim không ? a) Tác dụng với kim loại. 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 (r) (k) (r) Cu + Cl2 CuCl2 (r) (k) (r) b) Tác dụng với hiđrô H2 + Cl2 2HCl (k) (k) (k) Kết luấn: Clo mang đầy đủ tính chất hoá học của phi kim như: tác dụng với kim loại, tác dụng với với hiđrô … Clo là một phi kim hoạt động mạnh. 2. Clo còn có tính chất hoá học khác nào không? a) Tác dụng với nước Học sinh quan sát giáo viên làm thí nghiệm . * Hiện tượng: Dung dịch nước clo có màu vàng lục, mùi hắc. - Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ sau đó mất màu ngay. * Phương trình phản ứng: Cl2 + H2O HCl + HClO Học sinh thảo luận nhóm. * Dẫn khí clo vào nước xảy ra cả hai hiện tượng vật lý và hoá học . - Khí clo tan vào nước là hiện tượng vật lý. - Clo phản ứng với nước tạo thành chất mới đó là : HCl và HClO ( Hiện tượng hoá học) b) Tác dụng với dung dịch NaOH. Học sinh quan sát thí nghiệm và làm thí nghiệm theo nhóm. *Hiện tượng: Dung dịch tạo thành không màu Giấy quỳ tím mất màu . Clo đã phản ứng với dung dịch NaOH theo phương trình phản ứng : Cl2 +2NaOH NaCl+NaClO + H2O Sản phẩm là: NaCl và NaClO Dung dịch hỗn hợp tạo thành 2 muối gọi là nước Giaven. 4. Củng cố ( 5p) H: Nêu tính chất hoá học của clo . Viết phương trình phản ứng? Học sinh làm bài tập sau: Bài tập: Viết các phương trình phản ứng hoá học và ghi đầy đủ điều kiện khi cho clo tác dụng với: a) Nhôm b) Đồng c) Hiđrô d) Nước e) Dung dịch NaOH ĐA: a) 2Al + 3Cl2 2AlCl3 b) Cu + Cl2 CuCl2 c) H2 + Cl2 2HCl d) Cl2 + H2O HCl + HClO e) Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O 5. Hướng dẫn ( 1p) Bài tập về nhà 3.4.5.6.11 SGK/80 Rút kinh nghiệm. Tuần 16 Ngày ký: ………….. Ngày soạn:……………. Ngày dạy: ……………. Số tiết: 1 Tiết số : 32 Clo ( tiếp) I: Mục tiêu. Học sinh hiểu được ứng dụng của clo Học sinh biết được một số phương pháp + Điều chế hiđrô trong phòng thí nghiệm: bộ dụng cụ hoá chất thao tác thí nghiệm cách thu khí . + Điều chế khí clo trong công nghiệp: điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. II: Chuẩn bị. Giáo viên: Máy chiếu giấy trong bút dạ Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm hoá chất trong bài clo Thí nghiệm 3. Bình điện phân dung dịch NaCl Thí nghiệm 4. Tác dụng của HCl đặc với MnO2 Dụng cụ: Bình thuỷ tinh có nút nhám Đèn cồn Đũa thuỷ tinh Giá sắt Hệ thống ống dẫn khí Cốc thuỷ tinh Hoá chất . MnO2 Dung dịch HCl đặc Bình khí clo thu sẵn Dung dịch NaOH Nước . Học sinh: Học tính chất hoá học của clo và đọc trước bài. III: Tiến trình lên lớp . 1: ổn định tổ chức : (1p) Sĩ số : 9A: 9B: 9C: 9D: 2: Kiểm tra bài cũ (5p) H: Nêu tính chất hoá học của clo . Viết phương trình phản ứng? Học sinh làm bài tập sau: Bài tập: Viết các phương trình phản ứng hoá học và ghi đầy đủ điều kiện khi cho clo tác dụng với: a.Nhôm b.Đồng c. Hiđrô d. Nước e.Dung dịch NaOH ĐA: a.2Al + 3Cl2 2AlCl3 b.Cu + Cl2 CuCl2 c.H2 + Cl2 2HCl d.Cl2 + H2O HCl + HClO e.Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O Giáo viên nhận xét cho điểm Lớp 9A: ………………9B: ……………………….9C: …………………9D: ……. 3. Bài mới: (37p) I: ứng dụng của clo (8P) Giáo viên treo tranh hình 3.4 SGK hoặc chiếu lên màn hình và yêu cầu học sinh nêu ứng dụng của clo ? G: Vì sao clo lại đượng dùng để tảy trắng vải sợi ? Khử trùng nước sinh hoạt? H: Nước Javen có ứng dụng gì trong đời sống ? Dùng để khử trùng nước sinh hoạt Tẩy trắng vải sợi Điều chế nước Javen. Điều chế nhựa PVC chất dẻo, chất màu, cao su….. IV. Điều chế khí clo (15p) H: Nguyên liệu để điều chế clo trogn phòng thí nghiệm? Học sinh làm thí nghiệm điều chế clo H:Học sinh nhận xét hiện tượng ? Giáo viên chiếu lên màn hình hiện tượng . H: Học sinh viết phương trình phản ứng: Chú ý ghi trạng thái các chất. H: Vậy ta có thể thu khí clo bằng cách nào? Vì sao không thể thu khí clo bằng cách đẩy nước? H: Vai trò của NaOH đặc ? H: Vai trò của H2SO4 đặc ? Giáo viên giới thiệu và chiếu lên màn hình ? H: Sử dụng bình điện phân dung dịch NaCl bão hoà ? Giáo viên nhỏ một vài dung dịch phenol phtalein vào dung dịch. H: học sinh nhận xét hiện tượng ? H: Viết phương trình phản ứng xảy ra? Giảng: Nói về vai trò của màng ngăn xốp sau đó liên hệ nhà máy hoá chất Việt Trì , công ty giấy Bãi Bằng …. Có dùng khí clo trong công nghệ sản xuất . 1. Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm ( 7p) * Nguyên liệu: - MnO2 ( Hoặc KMnO4, KClO3…) - Dung dịch HCl đặc * Cách điều chế . Học sinh quan sát hiện tượng Phương trình hoá học: MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + H2O Cách thu: Thu bằng cách đẩy không khí (đặt ngửa bình thu, vì khí clo nặng hơn không khí) Chú ý: Không nên thu khí clo bvằng cách đẩy nước vì clo tan được trong nước, đồng thời có phản ứng với nước. Dùng H2SO4 đặc để làm khô khí clo . Dùng bình đựng dung dịch NaOHđặc để khử khí clo dư sau phản ứng trong phòng thí nghiệm. 2. Điều chế khí clo trong công nghiệp. Trong công nghiệp clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hoà (có màng ngăn) Hiện tượng: - ở 2 điện cực có nhiều bọt khí thoát ra . - Dung dịch từ không màu chuyên dần sang màu hồng . Viết phương trình phản ứng: 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2 4. Củng cố- luyện tập ( 9p) H: Nêu lại những ứng dúng dụng cuả clo và phương pháp điều chế, sản xuất clo? Bài tập: Hãy hoàn thành sơ đồ chuyển hoá hoá học sau: HCl Cl2 NaCl Đáp án: ……………………… 5. Hướng dẫn (1p) bài tập về nhà 7.8.9.10SGK/81 Rút kinh nghiệm. Tuần 17 Ngày ký: ………….. Ngày soạn:……………. Ngày dạy: ……………. Số tiết: 1 Tiết số : 33 - Kí hiệu hoá học là: C - Nguyên tử khối: 12 Các bon I: Mục tiêu. Học sinh biết được: Đơn chất các bon có 3 dạng thù hình, dạng hạot động hoá học nhất là các bon vô định hình . Sơ lược tính chất vật lý của 3 dạng thù hình . Tính chất hoá học của các bon: Cácbon có tính chất hoá học của phi kim . tính chất đặc biệt của các bon là tính khử ở nhiệt độ cao. Một số ứng dụng của các bon dựa vào tính chất vật lý và tính chất hoá học để suy ra. II: Chuẩn bị. Giáo viên: Máy chiếu giấy trong bút dạ * Mẫu vật: Than chì. Các bon vô định hình . * Chuẩn bị dụng cụ hoá chất cho học sinh làm thí nghiệm. Tính hấp phụ của than gỗ . Các bon tác dụng với oxit kim loại Các bon cháy trong oxi . Học sinh: Học tính chất hoá học của clo và đọc trước bài. III: Tiến trình lên lớp . 1: ổn định tổ chức : (1p) Sĩ số : 9A: 9B: 9C: 9D: 2: Kiểm tra bài cũ (5p) H: Nêu những ứng dúng dụng cuả clo và phương pháp điều chế, sản xuất clo? Bài tập: Hãy hoàn thành sơ đồ chuyển hoá hoá học sau: HCl Cl2 NaCl Đáp án: ……………………… Giáo viên nhận xét cho điểm Lớp 9A: ………………9B: ……………………….9C: …………………9D: ……. 3. Bài mới: (37p) I: Các dạng thù hình của cácbon (8P) Giáo viên giới thiệu nguyên tố Cacbon, giới thiệu về các dạng thù hình (chiếu lên màn hình) . Giáo viên: giới thiệu các dạng thù hình của các bon. Học sinh thảo luận nhóm để điền bảng sau? Học sinh điền bảng sau? G nhấn mạnh. Sau đây, ta chỉ xét tính chất của cacbon vô định hình . 1. Dạng thù hình là gì? Dạng thù hình của nguyên tố là dạng tồn tại của những đơn chất khác nhau do cùng một nguyên tố hoá học tạo nên Ví dụ: Nguyên tố Oxi có 2 dạng thù hình là : O2 và O3 (ozon) 2. Cacbon có những dạngthù hình nào ? Cacbon Cacbon vô định hình - - - Than chì - - - Kim cương - - - Bảng đầy đủ: Cacbon Cacbon vô định hình -Xốp không dẫn điện - - Than chì -Mềm dẫn điện - - Kim cương -Cứng trong xuốt - - II: tính chất của cacbon ( 25p) Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: Chảy mực qua lớp bột than gỗ. Phía dưới có đặt một chiếc cốc thuỷ tinh như hình vẽ 3.7 SGK. H: Gọi một vài học sinh nhận xét hiện tượng thí nghiệm? H: Qua thí nghiệm trên các em cho biết tính chất gì của bột than gỗ ? ( giáo viên có thể giợi ý nếu được dùng từ “hấp phụ” Giáo viên giới thiệu bằng nhiều thí nghiệm khác nhau người ta đã nhận thấy than gỗ có tính hấp phụ….có nghĩa là than gỗ có khả năng hấp thụ trên bề mặt của nó các chất khí, chất tan trong dung dịch …. Giáo viên giới thiệu về than hoạt tính và tính chất của than hoạt tính : Dùng làm trắng đường , trong mặt nạ phòng độc…. Giáo viên thông báo: Cácbon có tính chất hoá học của phi kim như tác dụng với kim loại, hiđrô. Tuy nhiên, điều kiện xảy ra phản ứng rất khó khăn cacbon là phi kim hoạt động yếu . (giáo viên chiếu câu này lên màn hình) Sau đây là tính chất và một số ứng dụng cuả cacbon. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: Cho tàn đóm đỏ vào lọ đựng oxi. H: Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng? Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm : Trộn một ít bột CuO với bột than sau đó nung nóng. Thu khí và dẫn qua dung dịch nước vôi trong H: Nhận xét hiện tượng ? H: Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm trên.? Tính hấp phụ ( 5p) Hiện tượng: Ban đầu mực nước mùa đen (hoặc xanh tím). Dung dịch ban đầu thu được trong cốc thuỷ tinh không có màu . Nhận xét: Than gỗ có tính hấp phụ. 2. Tính chất hoá học ( 20p) Học sinh nghe giảng . a) Tác dụng với với oxi. * hiện tượng tàn đóm đỏ bùng cháy . Phương trình: Phản ứng C + O2 CO2 + Q b) Cacbon tác dụng với oxit của một số kim loại. Học sinh quan sát thí nghiệm. Hiện tượng: Hỗn hợp trong ống nghiệm chuyển dần từ màu đen sang màu đỏ. Nước vôi trong vẩn đục. Chất rắn màu đỏ sinh ra là : Cu và khí làm cho nước vôi trong vẩn đục là CO2. Phương trình phản ứng: 2CuO + C 2Cu + CO2 (đen) (đỏ) III. ứng dụng của cacbon ( 4p) H: Học sinh tự nghiên cứu SGK, H: Nêu ứng dụng của cacbon Học sinh thảo luận nhóm Giáo viên tổng hợp các kết quả rồi chiếu lên màn hình. Học sinh nêu ứng dụng của cacbon (kim cương, than chì, cacbon vô định hình) 4. Củng cố ( 5p) H: Nêu tính chất của cacbon? Viết phương trình phản ứng minh hoạ cho tính chất hoá học ? Học sinh làm bài tập sau: Bài tập: Đốt cháy 1,4 gam một loại than có lẫn tạp chất không cháy trong oxi dư. Toàn bộ lượng khí sinh ra cho hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 10 gam kết tủa. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra? b. Tính thành phần phần trăm cacbon trong than? Đáp án:…………………….. 5. Hướng dẫn ( 1p) Bài tập về nhà: 1.2.3.4.5 SGK/84 Rút kinh nghiệm. Tuần 17 Ngày ký: ………….. Ngày soạn:……………. Ngày dạy: ……………. Số tiết: 1 Tiết số : 34 Các oxit của cacbon I: Mục tiêu. Học sinh biết được: Cacbon tạo được 2 oxit tương ứng: Co và CO2 CO là oxit trung tính và có tính khử mạnh CO2 là một oxit axit. Biết cách điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm. Biết quan sát thí nghiệm qua hình vẽ và nhận xét các hiện tượng thí nghiệm. Viết phương trình phản ứng? II: Chuẩn bị. Giáo viên: + Thí nghiệm điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm + 1 bình kíp cải tiến, dung dịch NaHCO3 1 lọ thu khí + Thí nghiệm CO2 phản ứng với nước vôi trong Học sinh: Đọc trước bài. III: Tiến trình lên lớp . 1: ổn định tổ chức : (1p) Sĩ số : 9A: 9B: 9C: 9D: 2: Kiểm tra bài cũ (5p) H: Nêu tính chất của cacbon? Viết phương trình phản ứng minh hoạ cho tính chất hoá học ? Học sinh làm bài tập sau: Bài tập: Đốt cháy 1,4 gam một loại than có lẫn tạp chất không cháy trong oxi dư. Toàn bộ lượng khí sinh ra cho hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 10 gam kết tủa. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra? b. Tính thành phần phần trăm cacbon trong than? Đáp án:……… Giáo viên nhận xét cho điểm Lớp 9A: ………………9B: ……………………….9C: …………………9D: ……. 3. Bài mới: (35p) I: Các oxit của cácbon (20P) G: CO vào CO2 khác nhau gì về thành phần cấu tạo và tính chất vật lý, tính chất hoá học? H: Hãy cho biết CO có tính chất vật lý gì? d= H: CO thuộc loại oxit gì? H: ở điều kiện thường CO không có tính chất hoá học gì? ( Của oxit axit) H: Quan sát hình vẽ 3.11 SGK. H: Học sinh viết phương trình phản ứng. H:Viết phương trình phản ứng cháy của CO? H: Nêu ứng dụng của CO? 1. Tính chất vật lý * Là một khí không màu không mùi ít tan trong nước nhẹ hưon không khí và rất độc. 2. Tính chất hoá học a) CO là một oxit trung tính nên ở điều kiện thường không phản ứng với nước, kiểm, axit . b. CO có tính khử mạnh. - ở nhiệt độ cao CO khử được nhiều oxit của kim loại tạo ra khim loại và khí cacbonic. Phương trình phản ứng: CO + CuO Cu + CO2 (k) (r) đen (r) đỏ k - CO khử sắt trong lò cao . 4CO + Fe3O4 4CO2 + Fe - CO cháy ngoài không khí . 2CO + O2 CO2 3. ứng dụng - Trong công nghiệp: Nguyên liệu chất khử. II. Cacbonđioxit (15p) CO2=44 H: Nêu tính chất vật lý của CO2 ? H: CO2 có nhiều ở đâu ? H: CO2 có cháy và duy trì sự cháy? (d= vậy CO2 nặng hơn không khí ?). H: Bằng những Ví dụ cụ thể hãy chứng minh CO2 là một oxit axit? Giáo viên cho học sinh làm thí nghiệm trong SGK? G: Tuỳ theo tỷ lệ số mol mà sản phẩm của CO2 tác dụng với với dung dịch kiềm tạo ra muối axit hay muối trung hoà? H: Nêu ứng dụng của CO2 ? 1. Tính chất vật lý * Là một khí không màu không mùi tan trong nước và nặng hơn không khí . * CO2 không cháy và không duy trì sự cháy. 2. Tính chất hoá học CO2 là một oxit axit nên mang đầy đủ tính chất hoá học của oxit . a) Tác dụng với nước. CO2 + H2O D H2CO3 b. CO2 tác dụng với dung dịch bazơ . - Phương trình phản ứng: CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O c. Tác dụng với oxit bazơ. Phương trình phản ứng: CO2 + CaO CaCO3 Kết luận: CO2 có những tính chất của oxit axit. 3. ứng dụng CO2 dùng để chữa cháy boả quản thực phẩm. CO2 dùng để sản xuất nước giải khát có ga. 4. Củng cố ( 4p) Câu hỏi: Nêu tính chất hoá học chứng tỏ CO2 là một oxit axit? Viết phương trình phản ứng? Bài tập: 2SGK/86 5. Hướng dẫn ( 1p) Bài tập về nhà: 3.4.5 SGK/87 Rút kinh nghiệm. Tuần 18 Ngày ký: ………….. Ngày soạn:……………. Ngày dạy: ……………. Số tiết: 1 Tiết số : 35 ÔN TậP HọC Kỳ i I: Mục tiêu. Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ, kim loại, để học sinh thấy được mối quan hệ giữa chúng. Từ đó rút ra sơ đồ chuyển đổi . Mối quan hệ Biết lấy ví dụ và viết được phương trình phản ứng biến đổi . II: Chuẩn bị. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi Học sinh: Ôn tập lại kiến thức cũ. III: Tiến trình lên lớp . 1: ổn định tổ chức : (1p) Sĩ số : 9A: 9B: 9C: 9D: 2: Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong giảng dạy) 3. Bài mới: (35p) I: Kiến thức cần nhớ (15P) Giáo viên chiếu mục tiêu cảu tiết ôn tập lên màn hình. H: Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận gồm các nội dung sau: - Từ kim loại có thể chuyển hoá thành những hợp chất nào? Viết sơ đồ phản ứng của các chuyển hoá đó? Giáo viên chiếu lên màn hình sơ đồ chuyển hoá kim loại thành các hợp chất vô cơ. a) Kim loại Muối H: Lấy Ví dụ minh hoạ? H: Viết phương trình phản ứng minh hoạ? b) Kim loại oxit bazơbazơ muối H: Lấy Ví dụ minh hoạ? H: Viết phương trình phản ứng minh hoạ? G: Học sinh làm tương tự với các sơ đồ chuyển hoá còn lại? 1. Sự chuyển đổi kim loại thành các hợp chất vô cơ. a) Kim loại Muối Ví dụ: Mg + 2HCl MgCl2 + H2 b) Kim loại bazơ muối . ví dụ: Na NaOH Na2SO4 c) Kim loại oxit bazơbazơ muối ví dụ: Ca àCaO à Ca(OH)2àCaSO4 2. Sự chuyển đổi các hợp chất vô cơ thành kim loại. Các sơ đồ chuyển hoá các hợp chất vô cơ thành kim loại. a) Muối kim loại Ví dụ: CuCl2Cu Phương trình phản ứng: CuCl2 + Fe Cu + FeCl2 b) Muối bazơoxit bazơ kimloại Ví dụ: Fe2(SO4)3Fe(OH)3Fe2O3à Fe II. bài tập (24P) Bài tập 1: Cho các chất sau: CaCO3,FeSO4, H2SO4, K2CO3, Cu(OH)2 MgO. Gọi tên, phân loại các hợp chất trên. Trong các hợ chất trên chất nào tác dụng với: Dung dịch HCl Dung dịch KOH Dung dịch BaCl2 Viết các phương trình phản ứng xảy ra? Giáo viên có thể hướng đẫn học sinh làm bài bằng cách kẻ bảng sau. TT Công thức Phân loại Tên gọi Tác dụng với dung dịch HCl Tác dụng với dung dịch KOH Tác dụng với dung dịch BaCl2 1 CaCO3 Muối không tan x 2 FeSO4 Muối tan x x 3 H2SO4 Axit x x 4 K2CO3 Muối tan x x 5 Cu(OH)2 Bazơ không tan x 6 MgO Oxit bazơ x Học sinh thảo luận để viết phương trình phản ứng? Bài tập 2. Hoà tan hoàn toàn 4,54 gam hỗn hợp Zn, ZnO bằng 100ml dung dịch HCl 1,5M . Sau phản ứng thu được 448cm3 khí ( đktc) Viết phương trình phản ứng xảy ra. Tính khối lượng cảu mỗi chất trong hỗ hợp ban đầu? Tính nồng độ của các chất có trong dung dịch khi kết thúc phản ứng ( giả sử thể tích dung dịch không thay đổi) Giáo viên gọi học sinh lên bảng viết phương trình phản ứng và đổi số liệu trên bảng, các học sinh khác làm bài tập vào vở bài tập. Học sinh có thể mõi bàn một nhóm để thảo luận bàn bạc và thống nhất kết quả. Gợi ý: Học sinh có thể so sánh sản phẩm của phản ứng 1 và phản ứng 2 H: Từ phương trình phản ứng nào ta xẽ tính ra được số mol của Zn.? Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 ZnO + 2HCl ZnCl2 + H2O Đổi số liệu nHCl = 0.15 mol nH2 = 0.02 mol. Theo phương trình phản ứng 1 Ta có số mol của H2 = Số mol của Zn = 0.02 mol àKhối lượng của Zn =0.02.65=1.3gam. à khối lượng của ZnO = 4.54 –1.3 = 3.24 gam c) Dung dịch sau phản ứng là ZnCl2 có thể là HCl dư. Giáo viên hướng dẫn học sinh Học sinh tự làm. 4. Củng cố + Hướng dẫn bài tập về nhà . Dăn dò học sinh ôn tập để kiểm tra học kỳ Ra bài tập về nhà: 1.2.3.4.5.6.7.8.9.10 SGK/72 Rút kinh nghiệm Tuần 18 Ngày ký: ………….. Ngày soạn:……………. Ngày dạy: ……………. Số tiết: 1 Tiết số : 36 Kiểm tra học kỳ I I: Mục tiêu. Kiểm tra phần kiến thức hoá học cơ bản của học kỳ I lớp 9 cụ thể : + Kiểm tra tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ. + tính chất hoá học của kim loại + Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ với kim loại. II: Chuẩn bị. Giáo viên: + Chuẩn bị để photo Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học. III: Tiến trình lên lớp . 1: ổn định tổ chức : (1p) Sĩ số : 9A: 9B: 9C: 9D: 2: Kiểm tra bài cũ (Không) 3. Bài mới: (35p) Đề bài: Phần I: Trắc nghiệm khách quan.(3đ) Câu 1.(3đ) Hãy ghép các chữ cái A,B,C,D ….chỉ nội dung thí nghiệm với chữ số 1, 2, 3, 4….chỉ hiện tượng xảy ra cho phù hợp ( Ví dụ: nếu em ghép ý A với 1 thì ghi vào bài làm là: A-1…) Thí nghiệm Hiện tượng A. Cho dây nhôm vào cốc đựng dung dịch NaOH đặc. 1. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Cho bôt sắt vào dung dịch HCl 2. Bọt khí xuất hiện nhiều, kim loại tan dần tạo thành dung dịch không màu. C. Cho lá kẽm vào dung dịch CuCl2 3. Có khí không màu mùi hắc bay ra tạo thành dung dịch có màu xanh lam. D. Cho dây Cu vào dung dịch FeSO4 4. Có chất rắn màu đỏ tạo thành bám vào lá Zn, màu xanh của dung dịch nhạt dần, kim loại tan dần. E. Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2SO4. 5. Có bọt khí thoát ra sắt tan dần . F. Cho lá Cu vào dung dịch H2SO4 đặc nung nóng. 6. Có xuất hiẹn chất kết tủa . 7. Có kimloại màu trắng tạo thành bám vào thanh kim loại., dung dịch chuyển dẫn sang màu xanh. II. Phần II. Trắc nghiệm khách quan (7đ) Câu 2: (3đ) Hoàn thành các phương trình phản ứng cho sơ đồ sau. Cu CuCl2Cu(NO3)2Cu(OH)2CuO CuSO4 Cu(NO3)2. Câu 3.(4đ) Hoà tan hoàn toàn 4,4 gam hỗnhợp gồm có Mg và MgO bằng dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ) . Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc) . Viết phương trình phản ứng xảy ra. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu . Tính khối lượng dung dịch HCl cần để hoà tan hết hết hỗn hợp trên Tính nồng độ phần trăm của các dung dịch thu được sau phản ứng./ Hết Hướng dẫn chấm Câu 1: (3đ) Mỗi ý ghép đúng được 0.5 điểm Câu 2: (3đ) Mỗi phương trình viết đúng 0.5điểm Câu 3: (4đ) Viết đúng 2 phương trình phản ứng được 1điểm Làm đúng được 1điểm Làm đúng được 1điểm Làm đúng được 1điểm

File đính kèm:

  • docTiet 31- 36.doc