I: MỤC TIÊU.
- Axit cacbonic là một axit yếu, không bền
- Muối cacbonat có những tính chất của muối như: tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng ra khí cacbonic.
- Muối cacbonat có ứng dụng trong đời sống và sản xuất
90 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết số : 37 axit cacbonic và muối cacbonat, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày ký: …………..
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy: …………….
Số tiết: 1
Tiết số : 37
Axit cacbonic và muối cacbonat
I: Mục tiêu.
Axit cacbonic là một axit yếu, không bền
Muối cacbonat có những tính chất của muối như: tác dụng với axit, tác dụng với dung dịch muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng ra khí cacbonic.
Muối cacbonat có ứng dụng trong đời sống và sản xuất
II: Chuẩn bị.
Giáo viên:
Bảng nhóm, nam châm.
Chuẩn bị các thí nghiệm sau:
- NaHCO3 và Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl
- Tác dụng của dung dịch Na2CO3 với Ca(OH)2
- Tác dụng của Na2CO3 với dung dịch CaCl2.
Dụng cụ:
Giá và 12 ống nghiệm
ống hút
Kẹp gỗ
Hoá chất:
Các dung dịch Na2CO3. K2CO3, NaHCO3, HCl, Ca(OH)2, CaCl2…
Tranh vẽ: Chu trình cácbon trong tự nhiên.
Học sinh: Học tính chất hoá học của muối cacbonat và đọc trước bài.
III: Tiến trình lên lớp .
1: ổn định tổ chức : (1p)
Sĩ số : 9A: 9B:
9C: 9D:
2: Kiểm tra bài cũ (Không)
3. Bài mới: (37p)
I: axit cacbonic (H2CO3) (10P)
Giáo viên cho học sinh quan sát lọ dựng khí CO2 . Học sinh kết hợp đọc SGK.
H: Nêu tính chất vật lý của cacbonnic ?
* Giáo viên thuyết trình các ý còn lại
1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý
Học sinh: Tự tóm tắt và ghi vào vở.
2. Tính chất hoá học
- H2CO3 là một axit yếu, dung dịch H2CO3 làm quỳ tím chuyển thành màu hồng.
H2CO3 là một axit không bền, dễ bị phân huỷ ở thành CO2 và H2O
H2CO3 D H2O + CO2
II. Muối cacbonat (20p)
Giáo viên đặt vấn đề:
Liệu clo có các tính chất hoá học chung của phi kim hay không
G: Thông báo .
Clo có tính chất hoá học của phi kim
Tác dụng với kim loại tạo ra muối
Tác dụng với hiđrô tạo thành khí hiđrô clorua .
H: hãy viết phương trình phản ứng minh hoạ ?
H: Ghi trạng thái các chất bên cạnh phương trình phản ứng?
H: Học sinh đọc lại kết luận trong SGK.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ về thí nghiệm này
Lưu ý: Clo không phản ứng trực tiếp với oxi?
Giáo viên đặt vấn đề: Ngoài tính chất hoá học của phi kim clo còn có tính chất hoá học nào khác không?
Giáo viên chiếu lên màn hình mục này.
Giáo viên làm thí nghiệm
Điều chế khí clo và dẫn khí clo vào cốc dựng nước
Nhúng môt mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được .
H: học sinh nêu hiện tượng?
H: Học sinh viết phương trình phản ứng?
Giáo viên đặt vấn đề:
Vậy clo có phản ứng với chất nào nữa không?
à Giáo viên làm thí nghiệm
- Dẫn khí clo vào cố đựng dung dịch trì
Phân loại
- Muối cacbonat trung hoà:
ví dụ: CaCO3 , Na2CO3, K2CO3…
- Muối hiđrôcacbonat – muối axit
Ví dụ : NaHCO3……
Học sinh lấy ví dụ
- Muối cacbonat trung hoà.
MgCO3, CaCO3, Na2CO3….
Học sinh lấy ví dụ
- Muối hiđrô cacbonat
NaHCO3, Ca(HCO3)2….
2. Tính chất.
a) Tính tan.
- Đa số các muối cacbonat đều không tan trừ một số muối của kim loại kiềm.
- Hầu hết các muối hiđrôcacbonat đều tan.
b) Tính chất hoá học.
* Tác dụng với dung dịch axit.
Học sinh tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm.
Hiện tượng:
Có bọt khí thoát ra cả ỏ 2 ống nghiệm
- Phương trình phản ứng:
NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2
Na2CO3 + HCl NaCl + H2O + CO2
Nhận xét:
Muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phòng ra khí CO2.
* Tác dụng với dung dịch bazơ.
Học sinh tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm.
- Hiện tượng.
Có vẩn đục trắng xuất hiện.
- Phương trình phản ứng.
K2CO3 + Ca(OH)2 KOH + CaCO3(trằng)
- Nhận xét: Một số dung dịch muối cacbonat phản ứng với dung dịch bazơ tạo thành muối cacbonat không tan và bazơ mới.
Đối với muối axit:
NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O
* Tác dụng với dung dịch muối .
- Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.
- Hiện tượng.
Có vẩn đục trắng xuất hiện.
- Phương trình phản ứng:
Na2CO3 + CaCl2 NaCl + CaCO3
* Muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ.
Nhiều muối cacbonat (trừ các muối cacbonat tan) bị nhiệt phân huỷ, gỉải phóng khí cacbonic.
NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2
Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2.
CaCO3 CaO + CO2
3. ứng dụng.
(SGK)
4. Củng cố ( 5p)
Yêu cằu học sinh làm bài luyện tập 1 trong phiếu học tập vào vở.
Bài tập 1 : Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt chất bột: CaCO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2, NaCl.
Bài tập 2: Hoàn thành phương trình theo sơ đồ sau:
C CO2 Na2CO3 BaCO3
NaCl
5. Hướng dẫn ( 1p)
Bài tập về nhà 3.4.5.6. SGK/91
Rút kinh nghiệm.
Tuần 19 Ngày ký: …………..
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy: …………….
Số tiết: 1
Tiết số : 38
Silic. Công nghiệp silicat
I: Mục tiêu.
Silic là một phi kim hoạt động yếu và là một chất bán dẫn.
Silic đioxit là chất có nhiều trong tự nhiên ở dạng đất sét trắng, cao lanh, thạch anh … Silic đi oxit là một oxit axit.
Biết được các nguyên tắc sản xuất đồ : Gốm, sứ, xi măng, thuỷ tinh….
II: Chuẩn bị.
Giáo viên:
Bảng nhóm
+ Các bảng nhóm về:
+ Đồ gốm, sứ,thuỷ tinh, xi măng,
+ sản xuất dồ gốm sứ, xi măng, thuỷ tinh…
+ Mẫu vật: Đất sét, cát thạch anh.
Học sinh: Học tính chất hoá học phi kim và đọc trước bài.
III: Tiến trình lên lớp .
1: ổn định tổ chức : (1p)
Sĩ số : 9A: 9B:
9C: 9D:
2: Kiểm tra bài cũ (6p)
Câu hỏi:
H: Nêu tính chất hoá học của muối cacbonat? Viết phương trình phản ứng?
H: Bài tập 1 : Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt chất bột: CaCO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2, NaCl.
Bài tập 2: Hoàn thành phương trình theo sơ đồ sau:
C CO2 Na2CO3 BaCO3
NaCl
Giáo viên nhận xét cho điểm.
Lớp 9A:…………… …..9B…………………..9C……………..9D……………
3. Bài mới: (37p)
I: SIlic (8P)
Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
H:Nêu trạng thái tự nhiên của silic?
Học sinh viết vào bảng nhóm giáo viên tổng kết lại kiến thức.
H: Giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm quan sát các mẫu vật và nhận xét tính chất vật lý của silic?
1. Trạng thái tự nhiên.
- Silic là nguyên tố phổ biến thứ 2 sau oxi
- Silic chiếm 1/4 khối lượng vỏ trái đất .
- Trong thiên nhiên Silic không tồn tại ở dạng đơn chất ma chỉ ở dạng hợp chất.
- Các hợp chất Silic tồn tại nhiều là: cát trắng, đất sét….
2. Tính chất .
- Silic là một chất rắn màu trắng khó nóng chảy.
- Có vẻ sáng của kim loại
- Dẫn điện kém
- Tinh thể Silic tinh khiết là chất bán dẫn .
* là phi kim hoạt động yếu hơn cả cacbon, clo..
- Tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao.
Si + O2 SiO2
* Silic được dùng làm vật liệu bán dẫn trong kỹ thuâth điện tử và được dùng để chế tạo pin mặt trời.
II. Silic đioxit (6p)
Giáo viên đặt vấn đề:
Silic đioxit thuộc loại hợp chất nào? Vì sao? tính chất hoá học của nó?
Học sinh thảo luận nhóm và nghi lại ý kiến của nhóm minh vào bảng nhóm.
Giáo viên dán bảng nhóm của 12 học sinh lên bảng rồi gọi học sinh khác nhận xét giáo viên rút ra ý đúng.
* Silic đioxit là một oxit axit.
Tính chất hoá học của Silic đioxit là :
- Tác dụng với kiềm ở nhiệt độ cao
SiO2 + NaOH Na2SiO3 + H2O
- Tác dụng với oxit bazơ ở nhiệt độ cao.
SiO2 + CaO CaSiO3
- Silic đioxit không phản ứng với nước tạo thành axit.
III. Sơ lược về công nghiệp silicat (13p)
Giáo viên giới thiệu: Côngnghiệp siliccat gồm sản xuất đồ gốm, sứ, thuỷ tinh, xi măng từ những hợp chất có trong thiên nhiên như đá vôi đất sét…
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật, tranh ảnh, rồi kể tên các sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất đồ gốm sứ ?
Học sinh thảo luận và nghi vào bảng nhóm các nội dung sau:
Nguyên liệu
Các công đoạn chính
Kể tên các cơ sở sản xuất ở Việt Nam
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật, tranh ảnh, rồi kể tên các sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất xi măng ?
Học sinh thảo luận và nghi vào bảng nhóm các nội dung sau:
Nguyên liệu
Các công đoạn chính
Kể tên các cơ sở sản xuất ở Việt Nam
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật, tranh ảnh, rồi kể tên các sản phẩm của ngành công nghiệp sản xuất xi măng ?
Học sinh thảo luận và nghi vào bảng nhóm các nội dung sau:
Nguyên liệu
Các công đoạn chính
Kể tên các cơ sở sản xuất ở Việt Nam
1. Sản xuất đồ gốm, sứ.
Học sinh quan sát tranh mẫu vật
Ví dụ : Gạch, ngói,sành, sứ…ư
a) Nguyên liệu chính.
- Đất sét, thạch anh, fenpat...
b) Các công đoạn.
SGK
c) Cơ sở sản xuất
Bát tràng, Hải Dương…
2. sản xuất xi măng.
a) Nguyên liệu chính.
Đất sét (có SiO2)
Đá vôi, cát….
b) Các công đoạn chính (SGK)
c) Các cơ sở sản xuất ở nước ta. (SGK)
3. Sản xuất thuỷ tinh
a) Nguyên liệu chính.
- Cát thạch anh
- Đá vôi
- Sođa: Na2CO3
b) Các công đoạn sản xuất chính.
SGK
c) Các cơ sở sản xuất.
(SGK)
4. Củng cố ( 5p)
Học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
Gọi 1 vài học sinh nhắc các ý chính
5. Hướng dẫn ( 1p)
Bài tập về nhà 1,2, 3.4.. SGK/95
Rút kinh nghiệm.
Tuần 20 Ngày ký: …………..
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy: …………….
Số tiết: 1
Tiết số : 39
Sơ lược về bảng tuần hoàn
các nguyên tố hoá học
I: Mục tiêu.
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của các điện tích hạt nhân nguyên tử.
Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: Ô, nhóm, chu kỳ.
Quy luật biến đổi trong chu kỳ, nhóm, áp dụng đối với các nhóm ở chu kỳ 2,3 trong nhóm I, VII.
Dựa vào vị trí của nguyên tố ( 20 nguyên tố đầu) suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
II: Chuẩn bị.
Giáo viên:
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học phóng to.
Học sinh: Ôn lại kiến thức lớp 8.
III: Tiến trình lên lớp .
1: ổn định tổ chức : (1p)
Sĩ số : 9A: 9B:
9C: 9D:
2: Kiểm tra bài cũ (4p)
Câu hỏi:
Công nghiệp silic cat là gì? Kể tên một số ngành công nghiệp silicat và nguyên liệu chính.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
Lớp 9A:…………… …..9B…………………..9C……………..9D……………
3. Bài mới: (35p)
I. Giới thiệu về bảng tuần hoàn và giá trị của bảng tuần hoàn (3p)
Giáo viên gới thiệu bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học của nhà bác học: Menđeleep.
ố giáo viên gới thiệu cơ sở sắp xếp của bảng hệ thống tuần hoàn.
Học sinh nghe và ghi:
Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học có hơn 100 nguyên nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn (25p)
Giáo viên giới thiệu khái quát bảng hệ thống tuần hoàn:
Ô
Chu kỳ
Nhóm
Sau đó treo sơ đồ lên bảng 12 phóng to yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét.
H: Học sinh nhận xét các con số trong ô 12 nguên tố Mg.
H: Nêu ý nghĩa của các ô số: 13, 15, 17 và cho biết ý nghĩa của các con số, kí hiệu trong các ô đó.
Giáo viên yêu cầu học sinh qua sát bảng hệ thống tuần hoàn nhỏ trogn SGK đồng thời quan sát sơ đồ cấu tạo nguyên tử của các nguyen tố: H, O, Na, Li, Mg, C, N…. và thảo luạn theo nội dung sau:
Bảng hệ thống tuần hoàn có bao nhiêu chu kỳ, mỗi chu kỳ có bao nhiêu hàng/
Điện tích hạt nhân nguyên tử trong mỗi chu kỳ?
Số lớp e của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kỳ có đặc điểm gì?
Giáo viên gọi học sinh và nêu ý kiến của mình (hoặc treo bảng nhóm) và nhận xét .
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học quan sát sơ đồ cấu tạo và thảo luận với nội dung trên.
Bảng hệ thống tuần hoàn có bao nhiêu nhóm?
Trong cùng một nhóm, điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố thay đổi như thế nào
Số e lớp thay đổi như thế nào trong một nhóm ?
Giáo viên gọi học sinh đại diện các nhóm nêu các ý kiến của nhóm mình?
1) Ô nguyên tố
Ô nguyên tố cho biết:
Số hiệu nguyên tử có trị số đúng bằng điện tích hạt nhân và bằng số e trong hạt nhân.
Kí iệu hoá học
Nguyên tử khối
Ví dụ: Ô nguyên tử Mg
- Số nguyên tử của magielà 12 cho biết :
+ Mg ở ô số 12
+ Điện tích hạt nhân là : +12
+ Có 12 e ở lớp vỏ
- Ký hiệu hoá học của nguyên tố : Mg
- Tên nguyên tố : magie
- Nguyên tử khối : 24
2. Chu kỳ.
- Bảng hệ thống tuần hoàn có 7 chu kỳ trong đó :
+Chu kỳ 1,2,3 mỗi chu kỳ có một hàng
(chu kỳnhỏ)
+ Chu kỳ 4,5,6 là chu kỳ lớn
Trong mỗi chu kỳ, từ trái qua phải điện tích hạt nhân tăng dần
Số lớp e của các nguyên tử trong một chu kỳ là bằng nhau.
3) Nhóm
- Bảng hệ thống tuần hoàn chia làm 8 nhóm được đánh số thứ tự từ I à VIII.
- Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm.
Nhận xét :
Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số e lớp ngoài cùng bằng nhau
4. Củng cố ( 6p)
Học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
Yêu cầu học sinh làm một số bài tập sau.
Bài tập 1: cho các nguyên tố thứ tự:15,14,20,19 trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Em hãy cho biết
a) Vị trí trên trong bảng hệ thống tuần hoàn
- Số thứ tự, tên nguyên tố, ký hiệu hoá học .
- Chu kỳ
- Nhóm
b) Đặc điểm cấu tạo của nguyên tử đó
học sinh làm vào phiếu học tập theo mẫu sau.
Phiếu học tập
Kí hiệu
Tên nguyên tố
NTK
Vị trí trên bảng hệ thống TH
Cấu tạo nguyên tử
Stt
Chu kỳ
Nhóm
Điện tích hạt nhân
Số p
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Si
28
14
3
P
31
15
3
K
29
19
4
Ca
40
20
4
5. Hướng dẫn ( 1p)
Bài tập về nhà 1,2SGK/101
Rút kinh nghiệm.
Tuần 20 Ngày ký: …………..
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy: …………….
Số tiết: 1
Tiết số : 40
Sơ lược về bảng tuần hoàn
các nguyên tố hoá học (Tiếp)
I: Mục tiêu.
* Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của các điện tích hạt nhân nguyên tử.
* Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: Ô, nhóm, chu kỳ.
* Quy luật biến đổi trong chu kỳ, nhóm, áp dụng đối với các nhóm ở chu kỳ 2,3 trong nhóm I, VII.
* Dựa vào vị trí của nguyên tố ( 20 nguyên tố đầu) suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
II: Chuẩn bị.
Giáo viên:
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học phóng to.
Học sinh: Ôn lại kiến thức lớp 8.
III: Tiến trình lên lớp .
1: ổn định tổ chức : (1p)
Sĩ số : 9A: 9B:
9C: 9D:
2: Kiểm tra bài cũ (4p)
Câu hỏi:
Công nghiệp silic cat là gì? Kể tên một số ngành công nghiệp silicat và nguyên liệu chính.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
Lớp 9A:…………… …..9B…………………..9C……………..9D……………
3. Bài mới: (35p)
III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn (20P)
Giáo viên giới thiệu bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học của nhà bác học: Menđeleep.
G: Các em nghiên cứu kỹ các nguyên tố thuộc chu kỳ 2,3 liên hệ với dãy hoạt động hoá học của kim loại và phi kim và nhận xét theo nội dung sau:
- Đi dần từ đầu đến cuối chu kỳ (theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân)
- Sự thay đổi về số e lớp ngoài cùng như thế nào?
- Tính kim loại phi kim của các nguyên tố thay đổi như thế nào?
Giáo viên cho 1 vài học sinh nhận xét
* Giáo viên bổ xung kiến thức.
- Số e của các nguyên tố tăng dần từ 1e đến 8e và lặp lại một cách tuần hoàn ở các chu kỳ sau.
Bài tập 1:
Sắp xếp các nguyên tố sau theo thứ tự: a) Tính kim loại giảm dần :Si, Mg, Al, Na.
b) Tính phi kim tăng giảm dần: C, O, N, F.
( Giải thích ngắn gọn)
Yêu cầu học sinh các nhóm trực tiếp thảo luận theo nội dung câu hỏi sau:
H:Quan sát nhóm 1 và nhóm VII dựa vào tính chất hoá học của các nguyên tố đã biết, hãy cho biết:
- Số lớp e, số e lớp ngoài cùng của các nguyên tố trong cùng một nhóm có đặc điểm như thế nào
- Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố trong một nhóm thay đổi như thế nào?
Giáo viên cho học sinh nhận xét rồi trốt lại các ý đúng.
- Tong một chu kỳ, khi đi từ đầu dến cuối chu kỳ theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì số lớp ngoài cùng của nguyên tử củng tăng dàn từ 18.
ố đầu mỗi chu kỳ là một kim loại mạnh, cuối mỗi chu kỳ là một phi kim mạnh kết thúc chu kỳ là một khí hiếm.
ố Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
2) Trong một nhóm.
Học sinh thảo luận ở các nhóm.
- Trong cùng một nhóm khi đi từ trên xuống dưới (theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân ) cấu tạo lớp vỏ của các nguyên tử các nguyên tố có đặc điểm như sau:
+ Số lớp e lớp ngoài cùng bằng nhau
+ Số lớp e tăng dần từ 1 đến 7.
+ Tính chất của các nguyên tố thay đổi như sau: Tính kim loại tăng dần đồng thời tính phi kim giảm dần.
IV. ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học (15p)
G: Khi biết vi trí của một nguyên tố hoá học trên bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Ta có thể suy đoán được những đặc điểm gì về nguyên tử đó?
Ví dụ: Biết nguyên tố A có số hiệu 17,chu kỳ 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố A.
Giáo viên chiếu lên màn hình.
H: Gọi học sinh trả lời theo câu hỏi sau.
Giáo viên đặt vấn đề: Ngược lại nếu biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố, ta có thể biết vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
1) Biết vị trí của nguyên tố, ta có thể suy đoán được cấu tạo nguyên tử và tính chất của các nguyên tố.
Câu tạo nguyên tử của nguyên tố như sau:
ZA = 17
+ Điện tích hạt nhân = 17+
+ Có 17p, 17e.
- A ở chu kỳ 3 nguyên tử A có 3 lớp e
- A thuộc nhóm VII lớp ngoài cùng có 7 e.
Vì A ở cuối chu kỳ III nên A là phi kim mạnh.
2) Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố, ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó
4. Củng cố ( 6p)
Học sinh nhắc lại nội dung chính của bài.
Yêu cầu học sinh làm một số bài tập sau.
Bài tập 1: cho các nguyên tố thứ tự:12,14,19,17 trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Em hãy cho biết
a) Vị trí trên trong bảng hệ thống tuần hoàn
- Số thứ tự, tên nguyên tố, ký hiệu hoá học .
- Chu kỳ
- Nhóm
b) Đặc điểm cấu tạo của nguyên tử đó
học sinh làm vào phiếu học tập theo mẫu sau.
Phiếu học tập
Kí hiệu
Tên nguyên tố
NTK
Vị trí trên bảng hệ thống TH
Cấu tạo nguyên tử
Stt
Chu kỳ
Nhóm
Điện tích hạt nhân
Số p
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Si
28
14
3
P
31
15
3
K
29
19
4
Ca
40
20
4
5. Hướng dẫn ( 1p)
Bài tập về nhà 3.4.5.6.7 SGK/101
Rút kinh nghiệm.
Tuần 21 Ngày ký: …………..
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy: …………….
Số tiết: 1
Tiết số : 41
Luyện tập
Phi kim- sơ lược bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học
I: Mục tiêu.
* Giúp học sinh hệ thống kiến thức trong chương như sau:
- Tính chất của phi kim, clo, cacbon, silic, oxitcacbon, muối cacbonat
- Cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn các tính chất của nguyên tố trong chu kỳ, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
II: Chuẩn bị.
Giáo viên: Máy chiếu, giấy trong ……
Hệ thống các bài tập trong SGK và trong SBT.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học phóng to.
Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương.
III: Tiến trình lên lớp .
1: ổn định tổ chức : (1p)
Sĩ số : 9A: 9B:
9C: 9D:
2: Kiểm tra bài cũ (4p)
Câu hỏi:
H: Nêu quy luật biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học ?
- ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học?
H: Học sinh chữa bài tập 6/SGK .
Giáo viên nhận xét cho điểm.
Lớp 9A:…………… …..9B…………………..9C……………..9D……………
3. Bài mới: (35p)
I. Kiến thức cần nhớ (20P)
Phi kim
+ +
(1) (2)
+ (3)
1) Tính chất hoá học của phi kim.
Học sinh làm bài tập trên.
Yêu cầu học sinh điền các loại hợp chất cụ thể.
Giáo viên chiếu sơ đồ hoàn chỉnh, yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng minh hoạ.
Học sinh hoàn thành sơ đồ sau:
Viết các phương trình minh hoạ?
Clo
Chiếu sơ đồ 3 ở dạng sơ đồ câm.
C
CO2
2) Tính chất hoá học của một số nguyên tố phi kim.
a) Tính chất hoá học của clo.
Hoàn thành sơ đồ sau:
Các phương trình phản ứng:
1) H2 + Cl2 2HCl
2) Mg + Cl2 MgCl2
3) Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
4) Cl2 +H2O HClO+ HCl
b) Tính chất hoá học của cácbon và các oxit cacbon, muối cacbonat
Phương trình phản ứng :
1) C + CO2 2CO
2) C + O2 CO2
3) 2CO + 02 2CO2
4) CO2 + C 2CO
5) CO2 + CaO CaCO3
6) CO2+NaOHCaCO3+H2O
7) CaCO3 CO2 + CaO
8) Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O
II. Bài tập (20P)
Giáo viên chiếu đề bài bài tập 1 lên bảng và gợi ý:
Bài tập 1: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các chất khí không màu (đựng trong bình không màu mất nhãn ) CO, CO2, H2 .
Học sinh thảo luận nhóm rồi làm bài tập trên.
Bài tập 2.Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm MgO và MgCO3 hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl. Toàn bộ khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn bằng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy thu được 10 gam kết tủa.
Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Giáo viên gọi lần lượt học sinh lên viết phương trình phản ứng.
- Tính số mol CaCO3 kết tủa số mol CO2 ở phản ứng 2
- Tính khối lượng MgCO3
- Tính khối lượng MgO
Chú ý: Giáo viên có thể chiếu lên màn hình câu hỏi dẫn dắt.
Bài làm:
+ Lần lượt dẫn các khí vào dung dịch nước vôi trong lấy dư :
- Nếu thấy dung dịch nước vôi trong vẩn đục là khí CO2.
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3
- Nếu dung dịch nước vôi trong không vẩn đục thì là khí: CO và H2
+ Đốt cháy hai khí còn lại rồi dẫn sản phẩm qua nước vôi trong lấy dư ;
- Nếu thấy nước vôi trong vẩn đục thì là CO
- Nêu cháy với ngọn lửa màu xanh và có tiếng nổ nhẹ là H2
CO + O2 CO2
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
Hoặc còn lại là khí H2.
Bài tập 2:
Bài làm
Phương trình:
1) MgO + 2HCl MgCl2 + H2O
2) MgCO3 + 2HCl MgCl2+H2O +CO2
3) CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
Số mol của CaCO3 = 0,1 mol
Theo phản ứng 2,3
Số mol của MgCO3 = 0,1 mol
à Khối lượng MgCO3 = 0,1. 84 = 8,4 gam
Khối lượng MgO = 10,4 – 8,4 = 2 gam
4. Củng cố ( 2p)
5. Hướng dẫn (1p)
Bài tập về nhà 4,5,6 SGK/103
Giáo viên dặn học sinh chuẩn bị buổi thực hành.
Rút kinh nghiệm.
Tuần 21 Ngày ký: …………..
Ngày soạn:…………….
Ngày dạy: …………….
Số tiết: 1
Tiết số : 42
Thực hành
Tính chất hoá học chung của phi kim và các hợp chất của chúng
I: Mục tiêu.
* Giúp học sinh hệ thống kiến thức trong chương như sau:
- Tính chất của phi kim, clo, cacbon, silic, oxitcacbon, muối cacbonat
- Tiếp tục rèn luyện về kỹ năng thực hành hoá học, giải bài tập thực hành thực nghiệm hoá học.
II: Chuẩn bị.
Giáo viên: Máy chiếu, giấy trong ……
Dụng cụ hoá chất như sau:
* Dụng cụ:
- Giá ống nghiệm
- 10 ống nghiệm
- Đèn cồn
- Giá sắt
- ống dẫn khí
- ống hút
* Hoá chất.
- CuO, C
- Dung dịch nước vôi trong
- NaHCO3
- NaCl
- Dung dịch HCl
- H2O
Học sinh: Ôn lại kiến thức trong chương.
III: Tiến trình lên lớp .
1: ổn định tổ chức : (1p)
Sĩ số : 9A: 9B:
9C: 9D:
2: Kiểm tra bài cũ (Không)
Kiểm tra dụng cụ hoá chất của học sinh
3. Bài mới: (38p)
I. Tiến hành thí nghiệm (35P)
Giáo viên hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ thí nghiệm?
Như hình 3.1 SGV trang 129.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hiện tượng thí nghiệm
Gọi địa diện các nhóm nêu hiện tượng thí nghiệm
Học sinh tự nghi hiện tượng thí nghiệm vào trogn bảng nhóm
Học sinh khác bổ xung ý kiến
Giáo viên trốt lại ý kiến đúng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hiện tượng thí nghiệm
Gọi địa diện các nhóm nêu hiện tượng thí nghiệm
Học sinh tự nghi hiện tượng thí nghiệm vào trogn bảng nhóm
Học sinh khác bổ xung ý kiến
Giáo viên trốt lại ý kiến đúng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hiện tượng thí nghiệm
Gọi địa diện các nhóm nêu hiện tượng thí nghiệm
Học sinh tự nghi hiện tượng thí nghiệm vào trogn bảng nhóm
Học sinh khác bổ xung ý kiến
Giáo viên trốt lại ý kiến đúng.
1) thí nghiệm 1: Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao.
- Tiến hành thí nghiệm :
+ Lấy một thìa con hỗn hợp C và CuO cho vào ống nghiệm A, lắp dụng cụ như hình vẽ trong SGK.
Chú ý: Dùng đnè cồn hơ nóng đều ống nghiệm A rồi mới tập trung đun
Học sinh quan sát thí nghiệm và các hiện tượng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm.
* Hiện tượng.
+ Hỗn hợp chất rắn trong A lần lượt chuyển dẫn sang màu đỏ.
+ Dung dịch nước vôi trong vẩn đục vì
C + 2CuO 2Cu + CO2
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
2) Thí nghiệm 2:
Nhiệt phân muối NaHCO3
Học sinh tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Lấy một thìa nhỏ NaHCO3 cho vào đáy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí như hình vẽ trong SGK.
- Dùng đèn cồn hơ ống nghiệm đều sau đó tập trung đun dưới đáy ống nghiệm
+ học sinh quan sát thí nghiệm và các hiện tượng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm.
* Hiện tượng.
- Dung dịch nước vôi trong vẩn đục vì:
2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
3) Thí nghiệm 3.
Nhận biết muối cacbonat và muối clorua.
Học sinh trình bày cách tiến hành phân biệt vào bảng nhóm.
Cách tiến hành:
- Đánh số thứ tự tương ứng giữa các lọ hoá chất và ống nghiệm
- Lấy hoá
File đính kèm:
- Hoc ki II lop 9.doc