Bài giảng Tìm hiểu về Nước

I/ Mục tiêu:

HS biết và hiểu thành phần hoá học của hợp chất nước gồm 2 nguyên tố là hiđro và oxi, chúng hóa hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 phần hiđro và một phần oxi và tỉ lệ về khối lượng là 8 oxi và 1 hiđro.

II/ Chuẩn bị:

Dụng cụ điện phân nước bằng dòng điện

Bảng nhóm, bút dạ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tìm hiểu về Nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần: Ngày dạy: Tiết: NưỚc I/ Mục tiêu: HS biết và hiểu thành phần hoá học của hợp chất nước gồm 2 nguyên tố là hiđro và oxi, chúng hóa hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 phần hiđro và một phần oxi và tỉ lệ về khối lượng là 8 oxi và 1 hiđro. II/ Chuẩn bị: Dụng cụ điện phân nước bằng dòng điện Bảng nhóm, bút dạ. III/ Phương pháp: Trực quan IV/ Tiến trình tổ chức giờ học: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra : ko 3. Các hoạt động học tập Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Lắp thiết bị điện phân nước (có pha thêm 1 ít dd H2SO4 để làm tăng độ dẫn điện của nước) Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và nhận xét. HS: Quan sát thí nghiệm GV: ? Em hãy nêu các hiện tượng thí nghiệm HS: Khi cho dòng điện một chiều chạy qua nước, trên bề mặt của 2 điện cực xuất hiện nhiều bọt khí GV: Tại cực âm có khí H2 sinh ra và tại cực dương có khí O2 sinh ra. Em hãy so sánh thể tích của H2 và O2 sinh ra ở 2 điện cực? HS: Thể tích khí H2 sinh ra ở điện cực âm gấp 2 lần thể tích O2 sinh ra ở điện cực dương GV: Cho HS xem băng hình mô tả thí nghiệm Yêu cầu HS quan sát và nhận xét. (Ghi lại nhận xét vào bảng nhóm) HS: Xem băng hình GV: ? Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và O2 bằng tia lửa điện, có những hiện tượng gì ? Mực nước trong ống dâng lên có đầy không à Vậy các khí H2, O2 có p/ư hết ko? ? Đưa tàn đóm vào phần chất khí còn lại có hiện tượng gì? Vậy khí còn dư là khí nào ? HS: Hỗn hợp H2 và O2 nổ; Mực nước trong ống dâng lên Mực nước trong ống dâng lên và dừng lại ở vạch số 1 à Còn dư lại một thể tích khí Tàn đóm bùng cháy; Khí đó là oxi GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận để tính: Tỉ lệ hoá hợp (Về khối lượng) giữa hiđro và oxi Thành phần phần phần trăm về khối lượng của oxi và hiddro trong nước HS: Nhận xét HS: Giả sử có 1 mol oxi p/ư à mH2 p/ư = 2*2 = 4 gam mO2 p/ư = 1*32 = 32 gam Tỉ lệ hoá hợp (Về khối lượng) giữa hiđro và oxi là: 4/32 = 1/8 Thành phần % về khối lượng: %H = 1*100 : (1+8) = 11,2% %O=100%-11,1%=88,9% GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Nước là hợp chất tạo bởi nnhững nguyên tố nào? ? Chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ về khối lượng và thể tích như thế nào ? Em hãy rút ra CTHH của nước? HS: Kết luận: I/ Thành phần hoá học của nước 1/ Sự phân huỷ của nước: Nhận xét: Khi có dòng điện một chiều chạy qua, nước bị phân huỷ thành khí hiđro và oxi Thể tích khí hiđro bằng 2 lần thể tích oxi. PTHH: 2H2O Điện phân 2H2 + O2 2/ Sự tổng hợp nước: Khi đốt bằng tia lửa điện, hiđro và oxi đã hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2:1 2H2 + O2 à 2H2O 3/ Kết luận: Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi Tỉ lệ hoá hợp giữa hỉđo và oxi về thể tích là 2:1 và tỉ lệ về khối lượng là : 8 phần oxi và một phần hiđro Vậy công thức hopas học của nước là H2O V. Củng cố: Đọc kết luận SGK VI Củng cố và dặn dò

File đính kèm:

  • docnuoc.doc
Giáo án liên quan