1. Kiến thức: Giúp học sinh biết oxi là một đơn chất rất hoạt động dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều phi kim, nhiều kim loại, nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hoá học, nguyên tố oxi chỉ có hóa trị II.
2. Kĩ năng: Rèn học sinh kĩ năng
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2664 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tính chất của oxi (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 38 TÍNH CHẤT CỦA OXI (tt)
Ngày so ạn: 15 / 1 / 07
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết oxi là một đơn chất rất hoạt động dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều phi kim, nhiều kim loại, nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hoá học, nguyên tố oxi chỉ có hóa trị II.
2. Kĩ năng: Rèn học sinh kĩ năng
- Viết phương trình hóa học của oxi với lưu huỳnh, với photpho, sắt và hợp chất.
- Sử dụng đèn cồn, đốt một số hóa chất và nhận biết sản phẩm tạo thành qua thí nghiệm.
3. Thái độ: Rèn học sinh tính cẩn thận khi thực hiện thí nghiệm và viết phương trình hoá học. Đồng thời xây dựng các em ý thức học tập bộ môn.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Lọ thu khí oxi, đèn cồn, dây sắt.
2. Học sinh : Làm bài tập, đọc trước thông tin, thí nghiệm và trả lời câu hỏi SGK/83, 84
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại, gợi mở, trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
8A1: .................................................... ; 8A2: ..........................................................
8A3: .................................................... ; 8A4: ..........................................................
2. Kiểm tra bài cũ :
Câu hỏi
- HS1: Viết công thức hoá học, phân tử khối , phương trình phản ứng cháy của S, P trong oxi đồng thời gọi tên các sản phẩm ? (9đ)
- HS 2: Viết phương trình phản ứng cháy của Al, Na, Mg trong oxi đồng thời gọi tên các sản phẩm ? (9đ)
- HS 3: (HS khá). Làm bài tập 4SGK/ 84 (10đ)
Đáp án
Trình bày rõ ràng, viết công thức hóa học chuẩn
CTHH : O2 PTK: 32
Phương trình hóa học
S (r) + O2(k) SO2 (r)
Lưu huỳnh đioxít
4P(r) + 5O2 (k) 2P2O5 (r)
Đi photpho pentaoxit
Phương trình hóa học
4Al(r) + 3O2 (k) 2Al2O3 (r)
nhôm oxit
2Na(r) + O2 (k) 2Na2O (r)
Natri oxit
Mg (r) + O2 (k) 2MgO (r)
magie oxit
Bài tập 4/84
Số mol của Phot pho
4P + 5O2 2P2O5
4mol 5mol 2mol
0,4mol 0,5mol
Số mol oxi
Số mol oxi có trong bình
a) Chất còn dư là Oxi
Lượng chất còn dư 0,53 - 0,5 = 0,03 (mol)
b) Số mol P2O5
Chất tạo thành là P2O5
Khối lượng P2O5
= n x m = 0,2 x 142 = 28,4 (g)
Điểm
1đ
2đ
3,5đ
3,5đ
3đ
3đ
3đ
1đ
2đ
1đ
1đ
0,5đ
1,5đ
1đ
0,5đ
1,5đ
- Học sinh nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, bình điểm.
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Chúng ta đã nghiên cứu tính chất hóa học của oxi với một số phi kim. Vậy oxi có thể tác dụng với kim loại và các hợp chất được không? Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu: “ Tính chất của oxi (tt)”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- GV ghi lại sườn bài tiết trước
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của oxi với kim loại.
HS đọc nhẩm thí nghiệm SGK /83
HS gấp sách lại
- GV thí nghiệm biểu diễn:
+ Dùng dây sắt đã uốn sẵn theo hình lò xo một đầu dây cắm sẵn mẫu than gỗ
+ Đốt mẫu dây sắt
+ Khi mẫu than cháy hồng đưa nhanh vào lọ chứa oxi
HS quan sát, thảo luận nhóm nhỏ nêu hiện tượng, nhận xét, viết phương trình phản ứng.
Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng của oxi với hợp chất.
- GV yêu cầu học sinh nhớ về các hiện tượng thường gặp trong đời sống như chất lỏng được hoá lỏng trong bình ga, bật lửa khí trong túi bioga, khí bùn ao… cháy trong không khí nêu phản ứng cháy của khí metan.
- Gọi học sinh khá viết phương trình phản ứng - GV uốn nắn học sinh yếu
Yêu cầu học sinh rút ra kết luận
? Oxi là một đơn chất phi kim hoạt động hóa học như thế nào?
HS đọc phần đọc thêm SGK / 84
* Hoạt động 4: Bài tập áp dụng
- GV treo bảng phụ bài tập
Bài tập1
1 HS lên bảng điền từ cả lớp giải vào tập.
Bài tập 2 : (SGK/84)
Mỗi nhóm cử 3 bạn thi đua viết ví dụ chứng minh rằng oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động (đặc biệt ở nhiệt độ cao)
- GV, HS nhận xét CTHH, PTHH đúng, sai
- GV Tuyên dương nhóm viết được nhiều công thức, đúng và chính xác phê điểm.
Bài tập 3
Tương tự bài tập 1 : HS hoạt động cá nhân
II. Tính chất hoá học
1. Tác dụng với phi kim
a. với lưu huỳnh
b. Với photpho
2. Tác dunïg với kim loại
Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không khói tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt (II, III) oxít. CTHH Fe3O4
Phương trình hóa học
3Fe (r) + 2O2(k) Fe3O4(r)
sắt II, III oxít
Hay oxit sắt từ
3. Tác dụng với hợp chất
Khí metan cháy trong không khí do tác dụng với khí oxi tạo ra khi cacbonic và nước.
Phương trình hóa học
CH4(k) + 2O2 (k) CO2(k)+ 2H2O (l)
Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hoá học, nguyên tố oxi có hoá trị II.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1: (SGK / 84) Điền từ
Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động. Oxi có thể phản ứng với nhiều phi kim, kimloại, hợp chất.
2. Bài tập 2: (SGK/84)
3. Bài tập 3: Viết phương trình hoá học biểu diễn sự cháy của bu tan(C4H10)
2C4H10 (k)+ 13O2 (k)8 CO2 (k)+ 10 H2O (l)
4. Củng cố và luyện tập : HS đọc tóm tắt SGK/ 83
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Luyện viết các phương trình phản ứng cháy với oxi.
- Làm hoàn chỉnh các bài tập 1 - 6 SGK/84.
- Đọc trước thông tin bài 25 SGK / 85
( Sưu tầm tranh chứng minh phản ứng xảy ra hoặc tranh ứng dụng của oxi trong đời sống sản xuất)
V. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung :
- Phương pháp :
- Hình thức tổ chức :
File đính kèm:
- T38.doc