Bài giảng Tính chất của oxi (tiếp theo)

1.Kiến thức:

- Khí oxi là chất khí rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều kim loại, phi kim và các hợp chất. Trong các phản ứng hóa học, nguyên tố oxi luôn có hóa trị II

 2.Kĩ năng:

- Viết được PTHH với Fe; với hợp chất

- Tính theo PTHH

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tính chất của oxi (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 38 Tuần dạy: TÍNH CHẤT CỦA OXI (TT) I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Khí oxi là chất khí rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều kim loại, phi kim và các hợp chất. Trong các phản ứng hóa học, nguyên tố oxi luôn có hóa trị II 2.Kĩ năng: - Viết được PTHH với Fe; với hợp chất - Tính theo PTHH 3.Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ II. Trọng tâm: Tính chất hhóa học của oxi III. Chuẩn bị: -GV: oxi được điều chế sẳn và thu vào lọ 100ml, dây sắt, mẫu gỗ nhỏ, đèn cồn, diêm -HSø: Chuẩn bị bài phần còn lại IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện HS 8A1 8A2: 2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi Đáp án HS1: Hãy cho biết tác dung của oxi với lưu huỳnh. viết PTHH? (5đ) Trình bày tính chất vật lý của oxi: ( 5đ) HS2: Hãy viết PTHH của Phốt pho, cacbon tác dụng với oxi (10đ) t0 - Oxi tác dụng với lưu huỳnh tạo thành khí sunfurơ S + O2 à SO2 (5đ) ( r ) (k) (k) - Chất khí, không màu, không mùi, tan ít trong nước,… PTHH: 4P + 5O2 à 2P2O5 C + O2 à CO2 3. Bài mới: GV: Đặt vấn đề vào bài mới như sgk HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ NỘI DUNG BÀI DẠY * Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất hoá học của oxi : tác dụng với kim loại -GV: Yêu cầu HS đọc sgk phần thí nghiệm -GV: giới thiệu đoạn dây sắt, đưa vào lọ chứa khí oxi. Các em có thấy dấu hiệu của PƯHH không? +HS: quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV. Phát biểu không thấy dấu hiệu phản ứng. -GV tiếp tục làm TN +HS: nhóm quan sát, nhận xét à phát biểu về hiện tượng xảy ra -GV: chất tạo thành có CTHH là gì? Viết PTPỨ +HS: viết PTPỨ * Hoạt động 2: Tìm hiểu oxi tác dụng với hợp chất -GV: Chúng ta đã nghiên cứu tác dụng của oxi với đơn chất phi kim và kim loại. Vậy oxi có tác dụng với hợp chất không? -GV: Yêu cầu HS đọc phần sgk 3/11 HS đọc sgk theo yêu cầu -GV: Khí oxi có tác dụng với hợp chất nào? sản phẩm tạo thành là những chất gì? +HS: phát biểu, viết PTPỨ -GV: Hãy kết luận về tính chất hóa học của oxi +HS: thảo luận nhóm, phát biểu 1HS đọc sgk phần ghi nhớ Nhiều HS đọc phần ghi nhớ nhiều lần II. Tính chất hóa học. 2. Tác dụng với kim loại * Với sắt: 3Fe + 2O2 t0 Fe3O4 (r ) (k) (r, oxit sắt từ) 3. Tác dụng với hợp chất t0 Vd: Khí mê tan cháy trong không khí do tác dụng với oxi PTHH: CH4 + 2 O2 à 2 H2O + CO2 Ghi nhớ: Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II 4. Câu hỏi, bài tập củng cố: - Phát phiếu học tập câu 1 sgk - HS làm BT 3/84 sgk * giáo dục môi trường - BT5 sgk/84 ? Qua bài tập trên chúng ta thấy rằng khi đốt cháy 1 mol than sẽ tạo ra 1mol CO2, 1mol SO2… gây ra ô nhiễm môi trường…=> có biện pháp khắc phục? ( trồng nhiều cây xanh) - đáp án: (1) Rất hoạt động - Phi kim, kim loại, hợp chất t0 PTHH: 2C4H10 + 13O2 à 8CO2 + 10H2O - PTHH: C + O2 CO2 1960mol 1960 mol => PTHH: S + O2 SO2 3,75mol 3,75mol => 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học bài và Làm BT 1, 2, 3, 4 / 84 sgk - Chuẩn bị bài: “ Sự oxi hóa- phản ứng hóa hợp- ứng dụng của oxi”: Đọc kĩ nội dung bài và trả lời các câu hỏi sgk. V. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doc38.doc