Bài giảng Tính chất của oxi tuần 20 tiết 20

- Học sinh nắm được tính chất vật lí của oxi. Học sinh nắm được oxi có thể tác dụng được với phi kim, kim loại, hợp chất. Từ đó khái quát chung oxi là đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, có thể tham gia phản ứng với nhiều KL, phi kim, và hợp chất. Trong các hợp chất oxi có hoá trị II.

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, viết phương trình phản ứng.

- Rèn kĩ năng tính theo PTHH.

 

doc54 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tính chất của oxi tuần 20 tiết 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20: Ngày soạn 28 tháng 12 năm 2011 Tiết 20: Ngày dạy tháng năm 2012 TÍNH CHẤT CỦA OXI I. Mục tiêu - Học sinh nắm được tính chất vật lí của oxi. Học sinh nắm được oxi có thể tác dụng được với phi kim, kim loại, hợp chất. Từ đó khái quát chung oxi là đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, có thể tham gia phản ứng với nhiều KL, phi kim, và hợp chất. Trong các hợp chất oxi có hoá trị II. - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, viết phương trình phản ứng. - Rèn kĩ năng tính theo PTHH. II. Chuẩn bị - Gv: Các dạng bài tập. - Học sinh : Chuẩn bị bài ở nhà III. Tiến trình bài giảng 1.Ổn định lớp . 2.Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Nêu tính chất của oxi. 3.Bài mới Hoạt động 1: Lý thuyết ? Nêu tính chất vật lý của oxi ? Nêu tính chất hoá học của oxi. Viết phương trình phản ứng minh hoạ. HS: Thảo luận nhóm,trả lời HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận. I. Tính chất vật lý Khí oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hoá lỏng - 1830C và có màu xanh nhạt) II- Tính chất hoá học 1/ Tác dụng với Phi Kim a. Lưu huỳnh tác dụng với oxi. S(r) + O2 (k) SO2(k) b. Phôt pho tác dụng với oxi. 4P(r) + 5O2(k) 2P2O5 (r) Hoạt động 2: Bài tập GV yêu cầu HS làm bài tập SGK/ 84. HS làm bài tập GV hướng dẫn bài tập 4: ? Tính số mol P , O2 trước khí phản ứng. ? So sánh số mol của P , O2 và theo tỉ lệ mol của phương trình thì chất nào dư. ? Số dư là bao nhiêu. ? Vậy số mol P2O5 tính theo số mol của chất nào. HS là bài tập theo hướng dẫn của GV. GV: Hướng dẫn Hs làm bài tập 5. Đổi khối lượng của tập chất ra gam. ? Viết phương trình phản ứng. ? Tính khối lượng cacbon nguyên chất từ đó tính được số mol cacbon. ? Tính số mol CO2 . ? Tính thể tích CO2. ? Tính khối lượng S có trong tập chất. ? Tính số mol S. ? Tính số mol SO2 theo phương trình. ? Tính thể tích SO2. HS làm bài tập theo hướng dẫn. HS lên bảng làm bài tập HS nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, cho điểm. Bài tập 4 SGK/84. a. 4P + 5 O2 2P2O5 Số mol P là: nP = = 0,4 (mol) Số mol oxi là: nO2 = = 0,53 ( mol ) Theo phương trình phản ứng: nO2 = nP = . 0,4 = 0,5 ( mol ) Mà nO2 = 0,53 ( mol ) Vậy oxi dư, P phản ứng hết nO2 dư = 0,53 – 0,5 = 0,03 (mol) b. Theo phương trình phản ứng: nP2O5 = nP = . 0,4 = 0,2 ( mol ) Khối lượng P2O5 thu được là: mP2O5 = 0,2 x 142 = 28,4 gam Bài tập 5 SGK/84. 24 kg = 24 000 g Phương trình phản ứng: C + O2 CO2 ­ ( 1 ) S + O2 SO2 ­ ( 2 ) Khối lượng cacbon nguyên chất là: mC = 24000 . ( 100% – ( 0,5 %+ 1,5 %)) = 23520 g Số mol cacbon nguyên chất là: nC = = 1960 ( mol ) Theo phương trình phản ứng ta có: nCO2 = nC = 1960 ( mol ) Thể tích khí CO2 thu được là: VCO2 = n . 22,4 = 1960 . 22,4 = 43904 (l) Khối lượng của lưu huỳnh là: mS = 24000 . 0,5 % = 120 ( g ) Số mol lưu huỳnh là: nS = = 3,75 ( mol ) Theo phương trình phản ứng ta có: nSO2 = nS = 3,75 ( mol ) Thể tích khí SO2 thu được là: VSO2 = n .22,4 = 3,75 . 22,4 = 8,4 ( l ) 4. Củng cố . GV : khái quát lại các dạng bài tập. 5 . Hướng dẫn về nhà Làm BT: 5,3 SGK, 50% trong SBT ( tùy chọn) Đọc trước phần sau. Tuần 21: Ngày soạn 04 tháng 01 năm 2012 Tiết 21: Ngày dạy tháng năm 2012 SỰ OXI HOÁ – PHẢN ỨNG HOÁ HỢP I. Mục tiêu - Học sinh hiểu được: Sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp, ứng dụng của oxi. - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, viết phương trình phản ứng. - Giáo dục lòng yêu thích môn học II. Chuẩn bị Gv: Các dạng bài tập Học sinh : Kiến thức cũ, xem bài mới III. Tiến trình bài giảng 1.Ổn định lớp . 2.Kiểm tra bài cũ Sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp là gì ? oxi có ứng dụng gì 3.Bài mới Họat động 1: Lý thuyết ? Sự oxi hoá là gì ? Lấy vd về sự oxi hoá 1 số chất trong đời sống thực tế. ? Thế nào là phản ứng hoá hợp. ? Nêu các ứng dụng của oxi. I. Sự oxi hoá Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá ( chất đó có thể là đơn chất hay hợp chất) II. Phản ứng hoá hợp. Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới ( sản phẩm ) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. VD: Đâu là phản ứng hoá hợp, giải thích. 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 ®2Fe(OH)3 CaO + CO2 ®CaCO3 CaCO3CaO + CO2 Zn + 2HCl ®ZnCl2 + H2. III. ứng dụng của oxi Oxi được dùng vào 2 lĩnh vực chủ yếu là: Sự đốt nhiên liệu. Sự hô hấp… Hoạt động 2: Bài tập -Làm bài tập 1 sgk/87 Bài tập 2 SGK/ 87. Viết phương trình phản ứng. HS lên bảng trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận. Viết phương trình hoá học. Tính thể tích tạp chất có trong khí mêtan. Tính thể tích khí mêtan nguyên chất. Tính thể tích khí oxi cần dùng dựa vài phương trình hoá học. HS thảo luận, làm theo hướng dẫn của . HS lên bảng trình bày HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận. Bài tập 2 SGK/ 87. S + Mg ® MgS S + Zn ® ZnS S + Fe ® FeS 3S + 2 Al ® Al2S3 Bài tập 3 SGK / 87. 1 m3 = 1000 dm3 CH4 + 2 O2 2 H2O + CO2 ­ Thể tích tạp chất có trong khí mêtan là: Vtạp chất = = 20 dm3 Thể tích CH4 nguyên chất là: 1000 dm3 – 20 dm3 = 980 dm3 Theo phương trình phản ứng thể tích khí oxi cần dùng là: VO2 = 2 . VH2 = 2 . 980 = 1960 ( dm3 ) 4. Củng cố -Học sinh đọc phần ghi nhớ - GV khái quát lại các dạng bài tập. 5. Hướng dẫn về nhà : Làm các bài tập còn lại sgk, 50% bài tập trong sbt. Tiết 42 : Ngày soạn 08 tháng 01 năm 2012 Ngày dạy tháng năm 2012 OXIT I. Mục tiêu - Học sinh hiểu được định nghĩa oxít là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố O; Biết và hiểu công thức hoá học của ôxít, cách gọi tên ôxít. Bíêt được oxít có 2 loại, dẫn ra ví dụ minh hoạ. Biết vận dụng thành thạo cách lập CTHH. - Rèn kỹ năng lập CTHH, kĩ năng đọc tên oxit II. Chuẩn bị - GV: Các bài tập - HS: Ôn lại các dạng bài tập III. Tiến trình bài giảng 1.Ổn định lớp . 2.Kiểm tra bài cũ - Thế nào là oxit? Có mấy lạo oxit? đó là những loại nào? Lấy ví dụ. 3.Bài mới Vậy oxit là gì ? ? Nêu công thức tổng quát . ? Oxit được chia làm mấy loại, đó là những loại nào. ? Nêu cách gọi tên oxit. I/ Định nghĩa Oxit là hợp chất của hai nguyên tố hoá học trong đó có một nguyên tố là oxi. II/ Công thức Kết luận : Mxn OyII ® x. n = y. II III. Phân loại (2 loại chính) 1. Oxit axit - Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axít. Ví dụ: SO3 axit tương ứng H2SO4 2. Ôxít bazơ - Thường là ôxít của kim loại và tương ứng với 1 bazơ Ví dụ: Na2O tương ứng với bazơ NaOH IV/ Cách gọi tên Tên oxit = tên nguyên tố (kim loại, phi kim) + oxit - Với kim loại có nhiều hoá trị: Tên oxit bazo= Tên kim loại + hoá trị + oxit - Với phi kim nhiều hoá trị : Tên oxit axit = Tên phi kim + oxit cùng tiền tố chỉ nguyên tử phi kim, oxi . môno - 1; đi - 2; tri – 3 … Hoạt động 2: Bài tập Yêu cầu HS làm các bài tập 2,4,5 SGK/91 GV đưa bài tập: Bài tập 1: Cho các oxit sau: CO2 ; SO2 ; P2O5 ; Al2O3 ; Fe2O3 ; Fe3O4 . a, Chúng được tạo thành từ các đơn chất nào? b, Viết PT phản ứng và nêu điều kiện phản ứng ( nếu có ) điều chế các oxit trên. Bài tập 2: Hãy viết tên và CTHH của 4 oxit axit và 4 oxit bazơ. Hãy chỉ ra các oxit tác dụng với nước ( nếu có ) và cho biết mỗi phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào? GV: Hướng dẫn HS làm bài tập. HS làm theo hướng dẫn của Gv. HS lên bảng trình bày HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận. Bài tập 1: Các oxit: CO2 ; SO2 ; P2O5 ; Al2O3; Fe2O3; Fe3O4. a, Chúng được tạo thành từ các đơn chất: CO2 : từ 2 đơn chất cacbon và oxi SO2 : từ 2 đơn chất lưu huỳnh và oxi P2O5 : từ 2 đơn chất phôt pho và oxi Al2O3 : từ 2 đơn chất nhôm và oxi Fe2O3 : từ 2 đơn chất sắt và oxi Fe3O4 : từ 2 đơn chất sắt và oxi b, PT phản ứng điều chế các oxit trên: C + O2 CO2 S + O2 SO2 4P + 5O2 2P2O5 4Al + 3O2 2Al2O3 4Fe + 3O2 2Fe2O3 3Fe + 2O2 Fe3O4 Bài tập 2: - 4 oxit axit: SO2( khí anhiđric sunfurơ); SO3 (khí anhiđric sunfuric); P2O5 ( đi phôtpho pentaoxit); CO2 ( cacbon đioxit). SO2 + H2O ® H2SO3 : phản ứng hoá hợp SO3 + H2O ® H2SO4 : phản ứng hoá hợp P2O5 +3H2O ®2H3PO4:phản ứng hoá hợp CO2 + H2O ® H2CO3 : phản ứng hoá hợp - 4 oxit bazơ: Na2O (natri oxit); CaO (canxi oxit); Al2O3 ( nhôm oxit ); Fe2O3 ( sắt III oxit ). Na2O + H2O ® 2NaOH : p/ư hoá hợp CaO + H2O ® Ca(OH)2 : p/ư hoá hợp Al2O3 và Fe2O3 không tác dụng với nước. 4. Củng cố - Học sinh đọc kết luận chung SGK. 5. Hướng dẫn về nhà : - Làm các bài tập còn lại SGK, SBT Tiết 44: Ngày soạn 15 tháng 01 năm 2012 Ngày dạy tháng năm 2012 PHẢN ỨNG PHÂN HỦY I. Mục tiêu - Học sinh biết phương pháp điều chế, thu khí O2 trong PTN, biết được cách sản xuất O2 trong công nghiệp. - Hiểu được phản ứng phân huỷ, lấy được ví dụ. - Củng cố khái niệm chất xúc tác II. Chuẩn bị III. Tiến trình bài giảng 1.Ổn định lớp . 2.Kiểm tra bài cũ - Làm bài tập 2,3 SGK 3.Bài mới Hoạt động 1: Lý thuyết Những chất nào chứa oxi em biết ? Những chất như thế nào dùng để điều chế O2 ? Để sản xuất một lượng lớn O2 người ta lấy nguyên liệu từ đâu ? Cách sản xuất như thế nào ? Em hiểu thế nào là phản ứng phân huỷ ? So sánh phản ứng phân huỷ và phản ứng hoá hợp ? I/ Điều chế O2 trong PTN 2 KClO3  2KCl + 3O2 II. Sản xuất O2 trong Công nghiệp 1/ Sản xuất O2 từ không khí - Hoá lỏng không khí, cho không khí lỏng bay hơi. Ban đầu thu được N2 (- 1960C); sau đó thu được O2 (- 1830C) 2/ Sản xuất O2 từ H2O 2 H2O 2H2 + O2 III. Phản ứng phân huỷ 2 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 CaCO3 CaO + CO2 Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó có một chất sinh ra từ hai hay nhiều chất mới. Hoạt động 2: Bài tập GV: Yêu cầu HS làm bài tập 4, 6 SGK HS: Làm bài tập và thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. GV: Hướng dẫn bằng các câu hỏi mở. Bài tập 4. ? Tính số mol của oxi thu được . ? Theo PT tính số mol KClO3 . ? Từ số mol KClO3 tính khối lượng KClO3 . ? Từ thể tích oxi tính số mol của oxi dựa vào công thức nào. ? Theo phương trình tính số mol của KClO3. ? Từ số mol KClO3 tính khối lượng KClO3 cần dùng. Bài tập 6: ? Từ khối lượng của oxit sắt từ tính số mol . ? Từ số mol của oxit sắt từ theo phương trình tính số mol của sắt và oxi. ? Từ số mol của sắt và oxi tính khối lượng của sắt và oxi cần dùng. ? Từ số mol của oxi theo phương trình tính số mol của KMnO4 . ? Từ số mol của KMnO4 tính khối lượng KMnO4 cần dùng. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập. HS : là bài tập theo hướng dẫn của GV 3 HS: Lên bảng trình bày HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, kết luận , cho điểm. Bài tập 4 SGK. 2 KClO3  2KCl + 3O2 a, Số mol oxi thu được là: nO2 = ( mol ) Theo phương trình phản ứng, ta có: nKClO3 = nO2 = . 1,5 = 1 ( mol ) Khối lượng KClO3 cần để điều chế oxi là: mKClO3 = n . M = 1 . 122,5 = 122,5 ( g ) b, Số mol oxi thu được là: nO2 = ( mol ) Theo phương trình phản ứng, ta có: nKClO3 = nO2 = . 2 = ( mol ) Khối lượng KClO3 cần để điều chế oxi là: mKClO3 = n . M = . 122,5 = 163,3 ( g ) Bài tập 6 SGK. 3Fe + 2O2 Fe3O4 a, Số mol oxit sắt từ tạo thành là: nFe3O4 = ( mol ) Theo phương trình phản ứng ta có: nFe = 3nFe3O4 = 3.0,01 = 0,03 ( mol ) Khối lượng sắt cần dùng là: mFe = n . M = 0,03 . 56 = 1,68 ( g ) Theo phương trình phản ứng ta có: nO2 = 2nFe3O4 = 2.0,01 = 0,02 ( mol ) Khối lượng oxi thu được là: mO2 = n . M = 0,02 . 32 = 0,64 ( g ) b, 2 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 Theo phương trình phản ứng ta có: nKMnO4 = 2nO2 = 2.0,02 = 0,04 ( mol ) Khối lượng KMnO4 cần dùng là: mKMnO4 = n . M = 0,04 . 158 = 6,32 ( g ) 4. Củng cố - Học sinh đọc kết luận chung SGK. GV khái quát lại các dạng bài tập 5. Hướng dẫn về nhà : - Làm các bài tập còn lại SGK, SBT - Đọc trước bài sau. - Trả lời, làm toàn bộ các bài tập trong SGK (bài 29 luyện tập). Tuần 23 Ngày soạn 18 tháng 01 năm 2011 Tiết 45: Ngày dạy tháng năm 2011 BÀI LUYỆN TẬP 5 I. Mục tiêu - Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản và các khái niệm hoá học trong chương IV về ôxi, không khí; tính chất vật lý, tính chất hoá học, ứng dụng, điều chế ôxi trong PTN và trong công nghiệp, thành phần của oxit, sự cháy, sự ôxi hoá chậm, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ. - Rèn kĩ năng tính toán hoá học, viết PTPƯ II. Chuẩn bị - Học sinh ôn tập theo nội dung bài 29/Tr100 III. Tiến trình bài giảng 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ - 1 học sinh trả lời câu hỏi 3,4 SGK/99, 1học sinh trả lời câu 5, 6 SGK ? 3.Bài mới Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ Hoạt động 2: Bài tập GV : Yêu cầu HS làm bài tập SGK HS là bài tập ? Thế nào là oxit axit. Vậy đâu là oxit axit. ? Thế nào là oxit bazơ Vậy những oxit nào là oxit bazơ. ? Hãy chỉ ra những câu phát biểu sai ở bài tập 5. ? Các câu có xảy ra phản ứng oxi hoá là câu nào. Bài tập 3 SGK -Các oxit axit: CO2 ; SO2 ; P2O5 - Các oxit bazơ: Na2O ; MgO ; Fe2O3 Bài tập 4 SGK Câu phát biểu đúng: D Bài tập 5 SGK Câu phát biểu sai: B , C , E Bài tập 7SGK Các câu có xảy ra sự oxi hoá : a,b Bài tập 8: ? Tính thể tích oxi ở đktc. Từ thể tích oxi hãy tính số mol của oxi. ? Viết phương trình phản ứng phân huỷ KMnO4 . ? Tính số mol của KMnO4 theo phương trình. ? Từ số mol ta tính được gì. ? Tính khối lượng của KMnO4 cần dùng. HS: Làm bài tập theo hướng dẫn của Gv ? Viết phương trình phân huỷ KClO3 . Theo phương trình tính số mol của KClO3 . Từ đó tính khối lượng của KClO3 cần dùng. HS làm bài tập theo hướng dẫn HS lên bảng trình bày HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận , cho diểm Bài tập 8 SGK a, Thể tích khí oxi cần dùng (đktc) là: (0,1 . 20).= 2,222 lit Số mol của oxi là: nO=0,099 mol Phương trình phản ứng: 2 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 Theo phương trình ta có: nKMnO= 2 nO= mol Khối lượng KMnO4 cần dùng là: mKMnO= .158 = 31,346 gam b, Phương trình phản ứng: 2 KClO3  2KCl + 3O2 Theo phương trình phản ứng ta có: nKClO= nO= mol Khối lượng KClO3 cần dùng là: mKClO= . 122,5 = 8,101 gam 4. Củng cố - GV khái quát loại dạng bài tập 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, xem lại các dạng bài tập. Ngày soạn 25 tháng 01 năm 2012 TiẾT 46: KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT A) LÝ THUYẾT: Sự oxi hoá là gì? Lấy vd về sự oxi hoá 1 số chất trong đời sống thực tế. Thế nào là phản ứng hoá hợp? Cho ví dụ? Nêu tính chất hoá học của oxi. Viết phương trình phản ứng minh hoạ. Nêu các ứng dụng của oxi. Oxit là gì? Nêu công thức tổng quát của oxit. Oxit được chia làm mấy loại, đó là những loại nào? Cho ví dụ? Nêu cách gọi tên oxit. Cho ví dụ? Thế nào là phản ứng phân huỷ ? Cho ví dụ? So sánh phản ứng phân huỷ và phản ứng hoá hợp có gì khác nhau? Lấy ví dụ minh họa. Nêu thành phần không khí? Làm thế nào dập tắt sự cháy? Tại sao khi thực hiện các biện pháp trên thì dập tắt được sự cháy? Sự oxi hóa chậm là gì? Cho ví dụ. B) BÀI TẬP ÁP DỤNG: Bài 1 Hãy viết tên và CTHH của 4 oxit axit và 4 oxit bazơ. Bài 2: Cho các oxit sau: CO2 ; SO2 ; P2O5 ; Al2O3 ; Fe2O3 ; Fe3O4 . a, Chúng được tạo thành từ các đơn chất nào? b, Viết PT phản ứng và nêu điều kiện phản ứng ( nếu có ) điều chế các oxit trên. Bài 3: Viết phương trình hoá học biểu diễn sự cháy trong oxi của các đơn chất: cacbon, nhôm, photpho, sắt. Biết sản phẩm là những hợp chất lần lượt có công thức hoá học: CO2, Al2O3, P2O5, Fe3O4. Hãy gọi tên các sản phẩm đó. Bài 4: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau. Cho biết các phản ứng này thuộc loại phản ứng nào? S + O2 → ? ? + O2 → P2O5. ? + ? → Fe3O4 KClO3 → ? + ? ? → H2 + O2 Na + ? → Na2O ? + ? → Al2O3 KMnO4 → ? + ? + ? Bài 5: Lập CTHH của các oxit tạo bởi các nguyên tố sau: Mg, Na, Al, S (VI ) , P (V) , C(II). Gọi tên các oxit đó. C) BÀI TOÁN: Bài tập 1: Tính khối lượng oxi cần dùng để đốt cháy hết: a, 46,5 gam phôtpho b, 30 gam cacbon c, 67,5 gam nhôm d, 33,6 lit hiđro ( đktc). Bài tập 2: Trong công nghiệp người ta dùng đèn xì oxi-axetilen để hàn cắt kim loại. Tính thể tích oxi cần thiết để đốt cháy hết 17,92 lit axetilen (C2H2) . Biết rằng các khí đều đo ở đktc. Bài tập 3: Tính thể tích khí oxi ( đktc ) cần dùng để đốt cháy hết hỗn hợp gồm 18 gam cacbon và 8 gam lưu huỳnh. Bài tập 4: Người ta điều chế kẽm oxit ZnO bằng cách đốt bột kẽm trong oxi. a, Viết PT phản ứng hoá học xảy ra. Phản ứng điều chế kẽm oxit thuộc loại phản ứng nào? b, Tính khối lượng oxi cần thiết để điều chế được 40,5 g kẽm oxit. c, Muốn có lượng oxi nói trên, phải phân huỷ bao nhiêu g kali clorat KClO3 ? Bài tập 5: Cho 22,4 gam sắt tác dụng với oxi thu được sắt (III) oxit. a, Viết phương trình phản ứng b, Tính thể tích oxi cần dùng. c, Tính khối lượng sắt (III) oxit thu được. Bài tập 6: Đốt cháy hoàn toàn 18,6 gam phốt pho trong bình chứa khí oxi , ta thu được một chất bột màu trắng là đi photpho penta oxit. a) Viết phương trình phản ứng. b) Tính thể tích oxi (đktc) đã tham gia phản ứng. c) Gọi tên và tính khối lượng sản phẩm tạo thành. Bài tập 7: Lấy cùng một khối lượng KClO3 và KMnO4 để điều chế khí oxi O2. Chất nào cho nhiều khí oxi hơn. Viết phương trình phản ứng và giải thích. Bài tập 8: Đốt cháy 12,4 gam photpho trong bình chứa 17,6 gam khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit P2O5. Viết PTHH xảy ra. Chất nào dư? Lượng dư là bao nhiêu? Tính khối lượng sản phẩm tạo thành. Ngày soạn 29 tháng 01 năm 2012 Ngày dạy tháng năm 2012 TIẾT 47: CHỦ ĐỀ V: HIĐRÔ - NƯỚC TÍNH CHẤT CỦA HIĐRÔ I. Mục tiêu - Học sinh nắm được tính chất vật lí của H2, biết được H2 là chất khí, nhẹ nhất trong các khí. - Học sinh biết được H2 tác dụng được với ôxi, phản ứng này toả nhiều nhiệt, biết được hỗn hợp H2, O2 là hỗn hợp nổ. - Giáo dục đức tính cẩn thận, làm việc khoa học. II. Chuẩn bị III. Tiến trình bài giảng 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới - Giáo viên giới thiệu về chương V. Nghiên cứu cụ thể về H2 có những tính chất và ứng dụng gì ? ? Nêu tính chất vật lý. ? Nêu tính chất hoá học của hiđro. ? Hỗn hợp H2 và O2 có gì đặc biệt. I/ Tính chất vật lí Khí H2 là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí và ít tan trong nước. II/ Tính chất hoá học 1/ Tác dụng với O2 2H2 + O2 2 H2O Chú ý Hỗn hợp H2 và O2 là hỗn hợp nổ mạnh nhất ở tỉ lệ về thể tích. Hoạt động 2: Bài tập GV : yêu cầu HS làm bài tập 6 SGK Hs là bài tập Hs lên bảng trình bày GV nhận xét. GV đưa thêm một số bài tập Bài tập 1: Cho 6,5 g kẽm vào bình dung dịch chứa 0,25 mol axit clohiđric. a, Tính thể tích khi H2 ở đktc. b, Sau phản ứng chất nào còn dư? Khối lượng là bao nhiêu gam. Bài tập 2: Cho 2,8 gam sắt tác dụng với dung dịch chứa 14,6 gam axit clohiđic HCl nguyên chất. a, Viết phương trình phản ứng xảy ra. b, Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam. c, Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc) d, Nếu muốn cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì phải dùng thêm chất kia một lượng bao nhiêu. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập. HS : là bài tập theo hướng dẫn của GV 3 HS: Lên bảng trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, kết luận , cho điểm. Bài tập 6SGK/109 2H2 + O2 2 H2O Theo ptpư: VH2O = 2.VO2 = 2. 2,8 = 5,6 (l) Vậy th tích khí H2 dư. Số mol của oxi là: nO2 = = 0,125 mol Theo ptpư, ta có: nH2O = 2.nO2 = 2. 0,125 = 0,25 mol Khối lượng nước thu được sau phản ứng là: mH2O = n . M = 0,25 . 18 = 4,5 g Bài tập 1: a, Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2 Số mol của kẽm là: nZn = = 0,1 mol Theo ptpư, ta có: nHCl = 2 nZn = 2 . 0,1 = 0,2 mol Vậy chất còn dư sau phản ứng là HCl nHCl dư = nHCl - nHCl t/g = 0,25 – 0,2 = 0,05 mol Theo ptpư, ta có: nH = nZn = 0,1 mol Vậy thể tích khí H2 thu được là: VH = n . 22,4 = 0,1 . 22,4 = 2,24 lit b, Khối lượng chất còn dư là: mHCl = n . M = 0,05 . 36,5 = 1,825 gam Bài tập 2: a, Phương trình phản ứng: Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2 b, Số mol của sắt là: nFe = = 0,05 mol Số mol của axit là: nHCl = = 0,4 mol Theo ptpư, ta có: nHCl = 2 nFe = 2 . 0,05 = 0,1 mol Vậy chất còn dư sau phản ứng là HCl nHCl dư = nHCl - nHCl t/g = 0,4 – 0,1 = 0,3 mol Khối lượng chất còn dư là: mHCl = n . M = 0,3 . 36,5 = 10,95 gam c, Theo ptpư, ta có: nH = nZn = 0,05 mol Vậy thể tích khí H2 thu được là: VH = n . 22,4 = 0,05 . 22,4 = 1,12 lit d, Muốn cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì : nFe = nHCl = . 0,4 = 0,2 mol Vậy số mol Fe còn thiếu là : nFe = 0,2 – 0,05 = 0,15 mol Vậy khối lượng sắt cần thêm là: mFe = n . M = 0,15 . 56 = 8,4 gam 4, Củng cố - Gv khái quát lại các dạng bài tập 5, Hướng dẫn về nhà: - Về nhà các em học sinh đọc phần đọc thêm - Xem tiếp H2 còn tính chất hoá học nào khác và có ứng dụng gì ? Ngày soạn 01 tháng 02 năm 2012 Ngày dạy tháng năm 2012 Tiết 48 : TÍNH CHẤT CỦA HIDRO ( tiết 2 ) I. Mục tiêu - Học sinh biết được khí hiđro có tính khử . Nó có thể khử được nguyên tố oxi cả ở dạng đơn chất và hợp chất, các phản ứng này đều toả nhiệt. - Hs biết được hiđro có nhiều ứng dụng chủ yếu là do tính nhẹ, tính khử và phản ứng toả nhiều nhiệt khi cháy. II. Chuẩn bị III. Tiến trình bài giảng 1.ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới Hoạt động 1: Lý thuyết ? Ngoài tác dụng với oxi , hiđro còn tác dụng với chất nào. ? Nêu những ứng dụng của hiđro. 2/ Tác dụng với CuO H2 + CuO Cu + H2O Vậy nguyên tố hiđro có tính khử. ( khí hiđrô) III. ứng dụng - Dùng làm nhiên liệu - SX amoniăc, phân bón - Khử một số oxit kim loại - Bơm vào khí cầu... Hoạt động 2: Bài tập GV đưa một số bài tập Bài tập 1: Dùng hiđro để khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao. a, Viết phương trình phản ứng b, Sau phản ứng thu được 19,2 gam đồng. Hãy tính khối lượng đồng (II) oxit và thể tích khí hiđro (đktc) đã dùng. Bài tập 2: Dẫn dòng khí H2 đi qua hỗn hợp gồm 3,2 gam CuO và 2,33 gam PbO ở nhiệt độ cao. a, Viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra. b, Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng. c, Tính khối lượng hợp kim thu được sau phản ứng. d, Tính thể tích H2 (đktc) cần dùng cho những phản ứng trên. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập. HS : là bài tập theo hướng dẫn của GV 3 HS: Lên bảng trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, kết luận , cho điểm. Bài tập 1: a, H2 + CuO Cu + H2O b, Số mol Cu thu được sau phản ứng là: nCu = = 0,3 mol Theo phương trình phản ứng, ta có: nCuO = nH = nCu = 0,3 mol Khối lượng CuO tham gia phản ứng là: mCuO = n . M = 0,3 . 80 = 24 gam Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng là: VH = n . 22,4 = 0,3 . 22,4 = 6,72 lit Bài tập 2: a, H2 + CuO Cu + H2O (1) H2 + PbO Pb + H2O (2) b, CuO và PbO là chất oxi hoá. H2 là chất khử. c, - Số mol CuO tham gia phản ứng là: nCuO = = 0,04 mol Theo phương trình phản ứng 1, ta có: nCu = nH = nCuO = 0,04 mol Khối lượng Cu thu được sau phản ứng là: mCu = n . M = 0,04 . 64 = 2,56 gam - Số mol PbO tham gia phản ứng là: nPbO = = 0,01 mol Theo phương trình phản ứng 2, ta có: nPb = nH = nPbO = 0,01 mol Khối lượng Pb thu được sau phản ứng là: mCu = n . M = 0,01 . 207 = 2,07 gam - Vậy khối lượng hợp kim thu được là: mhợp kim = mCu + mPb = 2,56 + 2,07 = 4,63 gam d, Số mol H2 tham gia phản ứng là: nH = 0,04 + 0,01 = 0,05 mol Vậy thể tích khí H2 (đktc) cần là: VH = n . 22,4 = 0,05 . 22,4 = 1,12 lit 4. Củng cố Gv khái quát lại nội dung và cách làm bài tập 5. Hướng dẫn về nhà - GV hướng dẫn bài SBT - VN làm các bài tập sgk; số bài trong sbt. Tiết 49: Ngày soạn 05 tháng 02 năm 2012 Ngày dạy tháng năm 2012 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Học sinh nắm vững tính chất hóa học của H2. - Ren luyện kĩ năng giải bài tập. II. Chuẩn bị III. Tiến trình bài giảng 1.ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới Bài tập 1: Cân bằng các phương trình hoá học sau: Fe2O3 + CO Fe + CO2 Fe3O4 + H2 Fe + H2O H2 + CuO Cu + H2O Bài tập 1: Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O H2 + CuO Cu + H2O Bài tập 2: Tính thể tích khí H2 (đktc) cần dùng và khối lượng kim loại thu được khi cho khí H2 đi qua hỗn hợp gồm 10 gam CuO và 55,75 gam PbO ở nhiệt độ cao. Bài tập 3: Khử một hỗn hợp gồm có 0,1 mol Fe2O3 và 0,05 mol Fe3O4 ở nhiệt độ cao bằng khí H2. Tính khối lượng kim loại thu được và thể tích khí H2 (đktc) cần dùng. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập. HS : là bài tập theo hướng dẫn của GV 3 HS: Lên bảng trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, kết luận , cho điểm Bài tập 2: H2 + CuO Cu + H2O (1) H2 + PbO Pb + H2O (2) - Số mol CuO tham gia phản ứng là: nCuO = = 0,125 mol Theo pt 1, ta có: nCu = nH = nCuO = 0,125 mol Khối lượng Cu thu được sau phản ứng là: mCu = n . M = 0,125 . 64 = 8 gam - Số mol PbO tham gia phản ứng là: nPbO = = 0,25 mol Theo pt 2, ta có: nPb = nH = nPbO = 0,25 mol Khối lượng Pb thu được sau phản ứng là: mCu = n . M = 0,25 . 207 = 51,75 gam - Số mol H2 tham gia phản ứng là: nH = 0,125 + 0,25 = 0,375 mol Vậy thể tích khí H2 (đktc) cần là: VH = n . 22,4 = 0,375 . 22,4 = 8,4 lit Bài tập 3: Phương trình phản ứng

File đính kèm:

  • docTU CHON HOA 8 HKII BAM SAT TUNG BAI.doc
Giáo án liên quan