Bài giảng Tính chất nóng chảy của chất tách chất từ hỗn hợp

1. Kiến thức :

- Theo dõi sự nóng chảy của một số chất (lưu huỳnh ra paraphin) để biết được các chất có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.

- HS được làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.

- Biết được một số thao tác làm thí nghiệm đơn giản.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tính chất nóng chảy của chất tách chất từ hỗn hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 4 BÀI THỰC HÀNH 1 TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP Ngày dạy: I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Theo dõi sự nóng chảy của một số chất (lưu huỳnh ra paraphin) để biết được các chất có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. - HS được làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. - Biết được một số thao tác làm thí nghiệm đơn giản. - Nắm được một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. 2. Kỹ năng : - Rèn học sinh kỹ năng đo độ nóng chảy paraphin và lưu huỳnh, tách được các chất hỗn hợp. - Rèn HS thao tác làm thí nghiệm. 3. Thái độ : - Rèn HS tính cẩn thận khi sử dụng hóa chất. - Nghiêm túc trong thực hành. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - 5 khay gồm : 2 ống nghiệm, 2 cốc thủy tinh, phễu, đũa thủy tinh, đèn cồn, kẹp gỗ, giấy lọc, giá để ống nghiệm, kiềng 3 chân, bột lưu huỳnh, paraphin, 2 chậu nước, nhiệt kế. - Giáo án, sách giáo khoa, bảng phụ - Phiếu học tập, các ô chữ để học sinh ghép từ. 2. Học sinh : - Sách giáo khoa, đồ dùng học tập, muối lẫn cát, paraphin, phiếu thu hoạch. - Đọc trước một số quy tắc an toàn, cách sử dụng hóa chất, một số dụng cụ thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại trực quan, thảo luận nhóm, thực hành TN. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS : nước, hỗn hợp muối cát, paraphin, bảng tường trình thí nghiệm. 3. Bài mới : * Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS một số quy tắc an toàn và cách sử dụng hóa chất, dụng cụ thí nghiệm. - GV nêu mục tiêu của bài : - GV giới thiệu một số dụng cụ đơn giản và cách sử dụng một số loại dụng cụ đó : ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, đèn cồn, phễu, giấy lọc.   HS nêu một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. (mục I SGK/154) - GV yêu cầu HS khi thí nghiệm trật tự gọn gàng, cẩn thận làm đúng theo trình tự không để hóa chất bắn vào người, tránh làm đổ vỡ dụng cụ hóa chất. Đèn cồn sử dụng xong đậy nắp để tắt lửa. Thí nghiệm xong phải rửa dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh nơi thực hành.   HS nêu cách sử dụng hóa chất (SGK/154) - GV nhấn mạnh những điểm HS cần lưu ý : + Không dùng hóa chất khi chưa biết rõ đó là hóa chất gì ? + Không được nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất. + Không dùng tay trực tiếp cầm hóa chất. + Không để hóa chất này vào hóa chất khác. + Không đổ hóa chất dùng thừa trở lại lọ chưa ban đầu. * Hoạt động 3 : Giới thiệu nội dung bài thực hành.   HS nêu nội dung từng thí nghiệm GV hướng để HS tập trung vào việc làm * Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS thực hành thí nghiệm.   HS nêu thí nghiệm 1, GV biểu diễn đồng thời hướng dẫn cả lớp quan sát. + Lấy ra 1 ít S và paraphin (bằng hạt đậu) cho vào từng ống nghiệm. Đặt 2 ống nghiệm chưa bột S và paraphin vào cốc nước (chiều cao nước khoảng 2cm). Cắm nhiệt kế vào cốc (để đứng nhiệt kế), để cốc lên giá thí nghiệm dùng đèn cồn đun nóng cốc. + Khi nước sôi, lưu huỳnh đã nóng chảy chưa ? (chưa). + HS theo dõi thí nghiệm để tự thực hành và rút ra nhận xét độ nóng chảy của S và paraphin. + Khi paraphin bắt đầu nóng chảy, GV hỏi S có nóng chảy không ? - GV hướng dẫn HS dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm cho nhiệt kế vào ống nghiệm và tiếp tục đun trên ngọn đèn cồn. - GV nhắc nhở HS nhớ : Chú ý để kết luận được độ nóng chảy của S, paraphin. Các chất khác nhau có t0 nóng chảy như thế nào ?   Thí nghiệm 2 : tương tự thí nghiệm 1, HS nêu thí nghiệm, GV hướng dẫn sơ lược cả lớp quan sát. + Cho vào ống nghiệm chừng 3g hỗn hợp muối ăn và cát, rồi rót tiếp khoảng 5ml nước sạch. Lắc nhẹ ống nghiệm cho muối tan hết. Đặt 1 ống nghiệm khác lên giá ống nghiệm. Gấp giấy lọc đặt vào phễu và đặt phễu vào ống nghiệm. Rót từ từ dung dịch muối vào phễu theo đũa thủy tinh. + Đun nóng phần nước lọc trên ngọn lửu đén cồn (lưu ý HS cách đun). Chú ý: - Nhận xét chất lỏng chảy xuống ống nghiệm và trên mặt giấy lọc. - Chất rắn thu được với hỗn hợp ban đầu để so sánh. * Hoạt động 5 : HS thực hành thí nghiệm.   Từng nhóm nhận dụng cụ và hóa chất tiến hành thí nghiệm. - GV treo bảng phụ mẫu tường trình thjí nghiệm. - GV theo dõi, gợi ý, uốn nắn theo tác HS, nhắc nhở HS chưa chú ý. * Hoạt động 6 : HS thu dọn vệ sinh viết tường trình. Yêu cầu - Làm quen và biết sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. - Biết được một số thao tác làm thí nghiệm. - Nắm được quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. - Đo được nhiệt độ nóng chảy của paraphin và lưu huỳnh Þ các chất có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. - Dựa vào tính chất vật lý tách riêng chất từ hỗn hợp. 2. Nội dung thí nghiệm: - Thí nghiệm 1 : Theo dõi sự nóng chảy của lưu huỳnh và paraphin. - Thí nghiệm 2 : Tách riêng mỗi chất từ hỗn hợp muối ăn và cát 3. Thực hành thí nghiệm. 4. Tường trình thí nghiệm. Bảng tường trình thí nghiệm TT Mục đích thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Kết quả thí nghiệm ( Giải thích) 1 2 Theo dõi sự nóng chảy của lưu huỳnh và paraphin Tách riêng muối ăn ra khỏi hỗn hợp với cát. - Paraphin nóng chảy khi nước chưa sôi. - Nước sôi S chưa nóng chảy - S nóng chảy khi đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn. - Dung dịch trước khi lọc còn bẩn. - Dung dịch sau khi lọc là dung dịch trong suốt. - Cát được giữa lại trên giấy lọc. - Nước lọc bay hơi hết, thu được muối ăn. - t0 nóng chảy của paraphin (420C) - Lưu huỳnh (1130C) Tách riêng được muối ăn và cát 4. Củng cố và luyện tập : - HS báo cáo tường trình thí nghiệm, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV kết luận tuyên dương nhóm hoàn thành tốt, phê điểm. 5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Viết tường trình đã bổ sung hoàn chỉnh vào tập. - Chuẩn bị : HS đọc trước bài “Nguyên tử” SGK/14 – 15. - Soạn : s Sơ đồ cấu tạo nguyên tử. s Đặc điểm hạt electron s Nguyên tử cùng loại là những nguyên tử nào ? s So sánh trong nguyên tử số electron và số proton. V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docT4.doc
Giáo án liên quan