Bài giảng Tính chất– ứng dụng của hiđro (tiếp)

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu và biết:

- Hiđro có tính khử tác dụng với oxi ở dạng đơn chất và hợp chất. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.

- Hiđro có nhiều ứng dụng chủ yếu do tính chất rất nhẹ, có tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2975 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tính chất– ứng dụng của hiđro (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 48 TÍNH CHẤT– ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO (tt) Ngày dạy: 15 / 2 / 08 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu và biết: - Hiđro có tính khử tác dụng với oxi ở dạng đơn chất và hợp chất. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt. - Hiđro có nhiều ứng dụng chủ yếu do tính chất rất nhẹ, có tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt. 2. Kĩ năng: Rèn học sinh kĩ năng quan sát so sánh nhận xét thí nghiệm hiđro tác dụng với đồng (II) oxit ( ở nhiệt độ thường và đốt nóng CuO ) 3. Thái độ: Rèn học sinh - Tính cẩn thận khi viết phương trình hoá học. - Tinh thần hợp tác khi hoạt động nhóm. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Tranh vẽ ứng dụng của hiđro, Phiếu học tập Hóa chất : dd HClloãng , bột CuO, Kẽm viên, nước. Dụng cụ: Ống nghiệm, ống dẫn khí, giá sắt, cốc thủy tinh, đèn cồn, diêm quẹt, thìa lấy hóa chất. 2. Học sinh : Xem kĩ các thí nghiệm và nội dung bài. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại, gợi mở, trực quan, hợp tác nhóm, thuyết trình. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 8A: .................................................... ; 8B: .......................................................... 2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi 1. Tính chất vật lí của hiđro Giải thích: Hỗn hợp khí hiđro và khí oxi khi cháy lại gây ra tiếng nổ (10đ) 2. Hiđro tác dụng với oxi tạo thành sản phẩm nào? Viết PTHH? Làm thế nào để biết dòng khí hiđro thoát ra là tinh khiết? (10đ) Đáp án HS chuẩn bị đầy đủ BT, soạn bài, vở ghi chép bài Hiđro là chất khí không màu, không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước. Các phân tử H2 khi tiếp xúc các phân tử O2. Khi được đốt nóng chúng lập tức tham gia phản ứng. Thể tích nước mới tạo thành bị giản nở đột ngột, gây ra sự chấn động không khí đó là tiếng nổ. Hiđro tác dụng với oxi tạo thành nước. 2H2 + O2 2H2O Hiđro tác dụng với oxi tạo thành nước. 2H2 + O2 2H2O Khi dưa que đóm đáng cháy vào đầu ống dẫn, khí bốc cháy phát ra tiếng “pép” nhỏ hoặc không nghe tiếng, với ngọn lửa màu xanh nhạt đó là hiđro tinh khiết. Điểm 2đ 4đ 4đ 4đ 4đ 3. Bài mới : * Hoạt động 1: Giới thiệu Các em đã biết về một số tính chất của oxi. Thế còn hiđro có những tính chất gì? Nó có lợi ích gì cho chúng ta? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó: “ Tính chất – ứng dụng của hiđrô (tt)” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của hiđro - GV: Yêu cầu HS đọc phần a (TN SGK /106) - GV: treo tranh giới thiệu dụng cụ hóa chất và cách tiến hành. - GV nêu câu hỏi cho học sinh chuẩn bị thảo luận sau khi quan sát thí nghiệm: + Khi Zn và dd HCl loãng đã phản ứng có lượng khí gì thoát ra? ( khí hiđro) + Màu sắc của bột CuO trước khi làm thí nghiệm? ( màu đen) + Ở nhiệt độ thường khi dòng khi hiđro đi qua bột CuO có hiện tượng gì xảy ra? (Không có hiện tượng gì). + Khi đun nóng phần ống thủy tinh có chứa CuO thì màu đen của bột CuO biến đổi như thế nào? ( Bột CuO đen màu đỏ gạch). + nhận xét sản phẩm tạo thành trong ống nghiệm hình trụ và ống dẫn khí? ( Có bột đồng màu đỏ và nước) + Ở nhiệt độ thường và đốt nóng CuO. Hiđro có khử oxi của CuO không? - GV biểu diễn song song 2 thí nghiệm: Cho luồng khí hiđro đi qua bột CuO ở nhiệt độ thường và đốt nóng.   HS quan sát thí nghịêm và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trên.   Các nhóm báo cáo kết quả.   Các nhóm khác bổ sung (nếu có) - GV thuyết trình   HS viết phương trình. - GV nhấn mạnh: * H2 khử oxit kim loại nào thì tạo thành nước và kim loại đó. * Aùp dụng: HS làm bài tập 1 SGK/109 Viết PTHH của các phản ứng hiđro khử các oxit sau: a/ Sắt (III) oxit. b/ Thủy ngân (II) oxit. c/ Chì (II) oxit.   Gọi 3 HS lên bảng viết phương trình các HS khác làm vào vở bài tập. 3H2 + Fe2O3 3H2O + 2Fe H2 + HgO H2O + Hg H2 + PbO H2O + Pb. ? Hiđro có tính khử, không những kết hợp với đơn chất oxi mà còn có thể kết hợp với nguyên tố nào trong một số oxit kim loại? ( nguyên tố oxi ) * Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của hiđro - GV treo tranh ứng dụng của hiđro.   HS nhìn tranh kể ứng dụng của hiđro? ( Nạp khí cầu, sản xuất nhiên liệu, hàn cắt kim loại, khử oxi của một số oxit kim loại, sản xuất NH3, phân đạm, sản xuất HCl…) - GV kết luận cho HS ghi bài * Liên hệ thực tế - Giáo dục HS tính cẩn thận. II. Tính chất hóa học của hiđro 1. Tác dụng với oxi 2. Tác dụng với đồng (II) oxít Hiđro có tính khử ( khử oxi) Khí hđro đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO H2 (k) + CuO (r) H2O (h) + Cu (r) 3. Kết luận: Ở nhiệt độ thích hợp khí hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi mà còn có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Khí hiđro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt. III. Ứng dụng Khí hiđro có nhiều ứng dụng, chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt. 4. Củng cố và luyện tập : - GV treo bảng phụ bài tập 3 SGK/10 - Gọi 1 HS lên bảng cả lớp làm vào vở bài tập (1) Nhẹ nhất (2) Tính khử (3) Tính khử (4) Chiếm oxi (5) Tính oxi hóa (6) Nhường oxi 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài, luyện viết các PTHH. - Làm hoàn chỉnh các bài tập: 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK/109 - Chuẩn bị: “Phản ứng oxi hóa - khử”. (Tìm hiểu thông tin SGK/110, 111 và đọc kĩ phần đọc thêm SGK/112) V. RÚT KINH NGHIỆM - Nội dung : - Phương pháp : - Hình thức tổ chức :

File đính kèm:

  • docT48.doc