Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
Hs biết: -Định nghĩa tốc độ pư, tốc độ trung bình, biểu thức tính tốc độ trung bình
Hs hiểu: -Các yếu tố: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt rắn, xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ pư
2. Về kỹ năng:
-Quan sát TN, rút ra nhận xét
-Sử dụng CT tính tốc độ trung bình của pư
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tốc độ phản ứng hóa học (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 7. Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
Tiết chương trình: 61 Ngày soạn: …./…../…….
Tên bài giảng: Ngày dạy:…../….../ ……..
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC (tiết 1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
Hs biết: -Định nghĩa tốc độ pư, tốc độ trung bình, biểu thức tính tốc độ trung bình
Hs hiểu: -Các yếu tố: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt rắn, xúc tác ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ pư
2. Về kỹ năng:
-Quan sát TN, rút ra nhận xét
-Sử dụng CT tính tốc độ trung bình của pư
-Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ pư để làm tăng hoặc giảm tốc độ pư trong đời sống, sản xuất theo hướng có lợi
3. Về thái độ:
-Tin tưởng vào khoa học, con người có khả năng điều khiển các quá trình hóa học
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
Dụng cụ: cốc thủy tinh, đền cồn, ống nghiệm
Hóa chất: dd BaCl2, Na2S2O3, H2SO4 0,1M, Zn, KMnO4r, CaCO3, H2O2, MnO2
2.Học sinh:
Xem trước bài ở nhà
III. Trọng tâm bài giảng:
Khái niệm tốc độ pư, ảnh hưởng của nồng độ và áp suất đến tốc độ pư
IV. Phương pháp:
-Hs quan sát hiện tượng TNo, nhận xét và rút ra kết luận
-Thuyết trình, phát vấn, đàm thoại nêu vấn đề
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Giảng bài mới:
tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1
-Giới thiệu vì sao pư xảy ra
-TN như sgk, yc hs quan sát hiện tượng, nhận xét về mức độ của các pư
-Yc hs tìm trong đời sống thực tế những pư minh họa cho loại pư xảy ra nhanh chậm khác nhau
-Kết luận: các pư hóa học xảy ra nhanh chậm khác nhau, để đánh giá mức độ nhanh chậm của pưhh, người ta dùng khái niệm tốc độ pư
-Khi pư hh xảy ra, nồng độ các chất pư và sản phẩm thay đổi ntn?
-Xét trong cùng 1 tgian, C cpư giảm càng nhiều, Csp tăng càng nhiều, pư xảy ra càng nhanh. Dùng đại lượng gì để đo tốc đọ pư?
-Giới thiệu: tốc pư được xác định bằng thực nghiệm
-Ống 1: ↓xuất hiện ngay, ống 2 để thời gian mới xuất hiện ↓. → Pư 1 nhanh hơn pư 2
-Pư oxh sắt (chậm), pư cháy (nhanh)....
C cpư tăng, Csp giảm
-Dùng biến thiên nồng độ để đo tốc độ pư
I. Khái niệm về tốc độ phản ứng
1. Thí nghiệm: sgk
2. Nhận xét, khái niệm
-Tốc độ phản ứng: là biến thiên nồng độ của 1 trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian
-Đơn vị: mol/l.s
-Xác định bằng thực nghiệm
Hoạt động 2
-Giới thiệu biểu thức tính
-Yc hs áp dụng tính của pư
-Áp dụng tính của pư
Vd: Xét pư
N2 + 3H2 ↔ 2NH3
0s t1 0,01mol/l
40s t2 0,008mol/l
cpư sp
=
Hoạt động 3
-Hd hs quan sát TN sgk (hoặc đổi thí nghiệm:
Znr + H2SO4 0,1M và Znr + H2SO4 0,01M)
-Yc hs quan sát hiện tượng, nhận xét
-Giải thích tại sao nồng độ chất pư có ảnh hưởng đến tốc độ pư
-Ở cốc nồng độ lớn, pư xảy ra nhanh hơn cốc có nồng độ thấp
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ pư
1. Ảnh hưởng của nồng độ
Khi tăng nồng độ chất pư, tốc độ pư tăng
Hoạt động 4
-Khi P tăng thì V chất khí ntn? C chất khí ntn?
-Khi P chất khí tăng thì tốc độ pư biến đổi ntn?
-Khi P tăng, V giảm, mà n không đổi nên C tăng
-Khi pư tăng tốc độ pư tăng
2. Ảnh hưởng của áp suất
Khi áp suất tăng, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ pư tăng
Hoạt động 5
-TN: thực hiện pư với 2 dd Na2S2O3 và H2SO4 cùng nồng độ. Đun nóng 1 trong 2 cốc Na2S2O3 sau đó đổ đồng thời dd H2SO4 vào.Yc hs quan sát, nhận xét
-Nêu vấn đề: vì sao nhiệt độ lại ảnh hưởng đến tốc độ pư
-Gợi ý để hs giải quyết vấn đề
-Giới thiệu biểu thức hằng số tốc độ
-Cho vd, yc hs vận dụng tính
-S xuất hiện ở cố ccó nhiệt độ cao nhanh hơn
-Pư xảy ra nhờ sự va chạm của các chất p, khi to tăng, CD tăng, tần số va chạm tăng, tần số va chạm hiệu quả tăng nhanh, tốc độ pư tăng
-Làm toán
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ
-Khi to tăng, tốc độ pư tăng
Giải thích: sgk
-Khi to tăng lên 10oC, tốc độ pư tăng từ 2-4 lần
-Giả sử to tăng lên 10oC, tốc độ pư tăng a lần
Khi to tăng từ t1 - t2 thì tốc độ pư tăng lần
Vd: Khi to tăng lên 10oC thì tốc độ 1 pư tăng lên 2 lần. Vậy tốc độ pư tăng bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ từ 20oC lên 100oC
ĐA: 64 lần
3. Củng cố
Câu 1.Tốc độ pư là:
A. Độ biến thiên nồng độ của 1 chất trong pư trong 1 đơn vị thời gian
B. Độ biến thiên nồng độ của 1 chất pư trong 1 đơn vị thời gian
C. Độ biến thiên nồng độ của 1 sản phẩm pư trong 1 đơn vị thời gian
D. Độ biến thiên khối lượng của 1 chất trong pư trong 1 đơn vị thời gian
Câu 2. Cho Zn viên tác dụng với dd H2SO4 5M ở to 25oC. Tốc độ pư thay đổi ntn nếu thay dd H2SO4 5M bằng dd H2SO4 2M
A. Tăng B. Giảm C. Không đổi D. Có thể tăng hoặc giảm
4. Dặn dò
Ôn tập học bài cũ, ôn bài mới, tiết sau kiểm tra 15 phút
5. Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- t61 tocdophanunghoahoc.doc