1- Kiến thức: + Học sinh biết Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích.
+ Bước đầu học sinh biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần thiết phải có kiến thức Hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.
7 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 1 tiết 1 mở đầu môn hoá học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
Mở đầu môn hoá học
Ngày:
A - Mục tiêu:
1- Kiến thức: + Học sinh biết Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là một môn học quan trọng và bổ ích.
+ Bước đầu học sinh biết rằng hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần thiết phải có kiến thức Hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống.
2- Kĩ năng: + HS biết cách quan sát ,làm quen với một số thao tác ,dụng cụ và hoá chất đơn giản.
3- Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn hoá học nói riêng và khoa học nói chung .
B - chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của GV:
+ 06 bộ dụng cụ thí nghiệm ( khay nhựa, giá ống nghiệm, 2 ống nghiệm nhỏ và 4 ống nghiệm lớn, ống chữ L )
+ Hoá chất: dung dịch NaOH; CuSO4; HCl; kẽm ; Ca(OH)2
+ Tranh vẽ: thành tựu của ngành hoá học
+ Phiếu học tập 1 và 2 ( 18 PHT)
2- HS chuẩn bị:
+ một số tranh vẽ liên quan đến hoá học
+ Sách vở, đồ dùng học tập bộ
C - Tiến trình tiết dạy
I - Tổ chức
II - Bài mới:
Hoạt động 1:Hoá học là gì?
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
GV: - Phân nhóm học tập
- Phát dụng cụ và hoá chất
yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 1 và quan sát H.01
làm mẫu thí 1(không nhỏ dd NaOH vào dd CuSO4 ), yêu cầu học làm
? Hãy nhận xét sự biến đổi của các chất trong thí nghiệm 1
+ Nhận xét câu trả lời của học sinh và kỹ năng làm thí nghiệm
GV: tiếp tục làm mẫu thí nghiệm 2
? Nêu hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm 2
từ đó cho biết
? Zn và dd HCl có bị biến đổi không
GV: cung cấp thêm một số thông tin về bộ môn
Qua ba thí nghiệm và những hiện tượng có bản chất tương tự như các thí nghiệm trên... có ứng dụng trong cuộc sống tạo thành một ngành khoa học mới là Hoá học
? Hoá học là gì
GV: nhận xét bổ sung
HS: ổn định nhóm học tập
Nhận dụng cụ - hoá chất
+ 01 em đọc cách làm thí nghiệm 1
Cả lớp theo dõi
Quan sát thao tác làm mẫu của giáo viên
Các nhóm tự làm thí nghiệm 1
+ tạo ra chất có màu xanh và không tan trong nước
Vì vậy có sự biến đổi của các chất
HS: quan sát cách làm mẫu thí nghiệm 2
Nêu cách làm thí nghiệm 2 ( từ thông tin và H.02 )
Các nhóm làm thí nghiệm
HS: nhận xét hiện tượng
+ tạo chất khí....
Vì vậy có biến đổi chất...
HS: trả lời - nhận xét, bổ sung
I - Hoá học là gì
Thí nghiệm
( SGK/ Tr.3 )
Quan sát
.
a) Thí nghiệm 1
Tạo ra chất mới (màu xanh) không tan trong nước
b) Thí nghiệm 2
Tạo ra chất khí sủi bọt trong chất lỏng
3-Nhận xét:
Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng
Hoạt động 2: Vai trò của Hoá học trong cuộc sống.
GV: yêu cầu học sinh trả lời 3 câu hỏi ở SGK
? Hãy kể ba loại vật dụng là đồ dùng thiết yếu sử dụng trong gia đình em
? Kể ba loại sản phẩm hoá học được sử dụng nhiều trong sản xuất Nông nghiệp
? Hãy kể ra những sản phẩm hoá học phục vụ cho học tập của em và bảo vệ sức khoẻ của gia đình
+ đưa ra tranh ảnh và tư liệu về thành tựu của một số ngành: Dầu khí, gang thếp, xi măng...
? Em có nhận xét gì về vai trò của Hoá học trong cuộc sống của chúng ta
+ Lưu ý về vấn đề ô nhiễm môi trường khi các ngành công nghiệp phát triển...
+ Giáo dục lòng say mê môn học qua phần này.
HS: liên hệ thực tế tìm câu trả lời
HS: trả lời cá nhân
- nồi, xoong, bát, đĩa, quần áo,...
- phân bón hoá học, thuốc BVTV, chất bảo quản thực phẩm,...
- giấy, cặp, sách, bút, thước,...
HS: đưa ra những tranh ảnh đã chuẩn bị kết hợp với việc quan sát tranh của Giáo viên và tự ghi nhớ thông tin về thành tựu của nghành Hoá học
+ Thảo luận nhóm
Các nhóm báo cáo
II - Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta
Kết luận:
Hoá học có vai trò quan trong trong cuộc sống của chúng ta
Hoạt động 3: Làm thế nào để học tốt môn Hoá học
GV: gọi một Học sinh đọc thông tin SGK/ Tr.5, cả lớp theo dõi
? Cần thực hiện những hoạt động nào khi học môn Hoá học
GV: đặt tiếp câu hỏi sau
? Học tốt môn Hoá học là như thế nào
? Để có kết quả đó các em cần phải làm gì
GV: nhân xét bổ sung
HS: một em đọc thông tin SGK/ Tr.5, cả lớp chú ý theo dõi để trả lời câu hỏi
+ nêu đủ 4 hoạt động như ở mục III. 1/ Tr.5
- nghiên cứu SGK tìm câu trả lời
* Học tốt là
+ Nắm vững
+ Vận dụng thành thạo
- Cách học ( Học sinh tự đọc SGK/Tr.5 ) ở nhà
III - Cần phải làm gì để học tốt môn Hoá học
1. Các hoạt động cần chú ý thực hiện khi học tập môn Hoá học
a-Tự thu thập, tìm kiếm kiến thức
b -Xử lý thông tin
c-Vận dụng
d- ghi nhớ kiến thức
2. Phương pháp học tập môn Hoá học như thế nào là tốt ( tự xem thông tin mục III. 2/ Tr.5)
III - Củng cố
Làm bài tập ở phiếu học tập số 1 ?
Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống. Lấy ví dụ chứng minh ?
Làm bài tập ở phiếu học tập số 2 ?
* 01 Học sinh đọc kết luận ( khung màu xanh ) ở SGK/ Tr.5
IV - Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài theo vở ghi và SGK
- Tìm hiểu vai trò của Hoá học trong cuộc sống hàng ngày
- Đọc trước bài Chất
Tuần 1
Tiết 2
Chương I: Chất - Nguyên tử - phân tử
Chất
Ngày:
A- Mục tiêu.
Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được vật thể ( tự nhiên và nhân tạo ) vật liệu và chất.
- Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất . Các vật thể tự nhiên được hình thành từ cvác chất; các vật thể nhân tạo đựoc làm ra từ các vật liệu mà vật liệu là chất hay hỗn hợp 1 số chất .
- Biết được mỗi chất có những tính chất vật lí và tính chất hoá học nhất định
2- Kĩ năng: Học sinh biết cách quan sát , làm thí nghiệm .
3- Thái độ: . Biết dựa vào tính chất của chất để nhận biết và giữ an toàn khi dùng hoá chất .
B. Chuẩn bị
Phiếu học tập 1 (Theo nội dung bài 3 tr.11 SGK)
Bảng phụ ghi bài 5 trang 11 kèm PHT 2 ( Ghi nội dung bài 5 tr.11 SGK)
Mẫu lưu huỳnh; phốt pho đỏ; nhôm và đồng, đèn cồn, nhiệt kế....
C - Tiến trình tiết dạy.
Tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ
? Mô tả lại thí nghiệm H02 SGK/3 ,từ đó nêu hiện tượng và trả lời hoá học là gì
? Vì sao chúng ta cần hiểu biết về Hoá học
III. Bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chất và vật thể
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV. Tất cả những gì xung quanh ta và kể cả cơ thể con người đều là vật thể.
? Kể tên 1 số vật thể mà em biết.
? Trong các vật thể trên thì vật thể nào có sẵn trong tự nhiên, vật thể nào do con người tạo ra
? Vật thể chia làm mấy loại, là những loại nào
- GV tổng kết - sơ đồ
Sau đó: GV: Phân tích đặc điểm vật thể tự nhiên ( gồm 1 số chất ... )
Vật thể nhân tạo (Làm từ vật liệu , vật liệu là chất hay 1 số chất)
- Yêu cầu học sinh.
? Hãy kể tên 1 số vật liệu (trang 7 + thực tế)
? Từ những vật liệu trên đã tạo ra 1 số vật thể nào
.
? Ta phân biệt , vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo ở điểm nào.
GV. Tổng kết phần cuối của sơ đồ
Sau đó đặt câu hỏi
? Chất có ở đâu
Củng cố mục I
- Cho học sinh làm bài 2,3, Tr.11
Bài 2 . Kể tên 3 vật thể làm từ : a- Nhôm; b- thuỷ tinh.
Bài 3: Phát PHT số 1
- Yêu cầu các nhóm báo cáo
GV. Đánh gía cho điểm.
HS. Từ thực tế
- Con mèo, cái bút, mũ, cây mía....
HS: Phân chia
+ Vật thể có trong tự nhiên: con mèo, cây mía...
+ Vật thể do con người tạo ra: Vở, mũ ....
HS. Tập trung nghe giáo viên phân tích (vật thể, chất, vật liệu)
Vật liệu: Sắt, da, tre, gỗ, đá( vật liệu tự nhiên)
Vật liệu nhân tạo: (đồng, gang,thép, hợp kim , xi măng, sứ....)
Chất dẻo....
. + Dao, nhà, bình thuỷ tinh, ấm ,chén
- Trả lời
+ Vật thể tự nhiên gồm 1 số chất)
+ Vật thể nhân tạo (làm từ vật liệu)
Dựa vào sơ đồ - Trả lời
Bài 2: a- Mâm, xoong, vành xe, thìa...
b- Bình, cốc,đũa....
- Thước, bút bi, dép
- Các nhóm làm bài 3 vào Phiếu học tập 1 và lần lượt báo cáo
Chất có ở đâu?
Vật thể
Tự nhiên Nhân tạo
Mọi vật liêu đều là chất hay hỗn hợp chất
* Chất có ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể thì ở đó có chất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất của chất
GV. Cho học sinh đọc phần đầu của mục 1
? Tính chất của chất được chia làm mấy nhóm, là những nhóm nào
- Yêu cầu nêu rõ đặc điểm từng nhóm tính chất.
Làm thế nào để biết được tính chất của chất ?
* Đưa ra mẫu S, P đỏ...
? Quan sát bằng mắt, ta biết lưu huỳnh có tính chất gì
? Muốn biết nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh ta làm như thế nào
* Làm thí nghiệm H1.1 hoặc cho quan sát tranh H1.1
- Xem lưu huỳnh có dẫn điện hay không - H1.2.
Làm tương tự cho nhôm
* Khẳng định,( quan sát, thí nghiệm; dụng cụ đo) - tính chất của chất ( tính chất hoá học và tính chất vật lí)
* Treo bảng phụ có đề bài 5 và phát phiếu học tập số 2
- Cho các nhóm báo cáo
GV. Nêu vấn đề:
? Hiểu biết về tính chất của chất có lợi gì
_Yêu cầu HS nghiên cứu SGK
? Vì sao lại dùng chất dẻo làm vỏ bọc dây điện
Vậy hiểu biết về tính chất của chất cò có lợi gì.
HS. Đọc thông tin mục 1
- Tính chất vật lí (..)
- Tính chất hoá học....
HS. Quan sát mẫu S, P đỏ
S + Thể rắn
+ Màu vàng tươi
P: + Thể rắn
+ Màu đỏ
- Dùng dụng cụ đo.
HS. Xác định tính chất của nhôm theo hướng của lưu huỳnh
Học sinh lên bảng làm bài 5 Tr.11
HS khác: Tự làm dưới lớp
Các từ cần điền là:
1, 1 số tính chất bề ngoài
2, t0 n/c , t0 sôi, khối lượng riêng
3, Làm thí nghiệm
- Phân biệt chất...
- Sử dụng thích hợp...
+ Cấm lửa
+ Tránh gây chập điện
- Cách điện
+ ứng dụng thích hợp
HS tự rút ra kl
II. Tính chất của chất
1 Mỗi chất có những tính chất nhất định.
Mỗi chất đều gồm : Tính chất hoá học và tính chất vật lý
* Muốn xác định tính chất của chất thì: Quan sát; dùng dụng cụ đo; làm thí nghiệm
2, Hiểu biết về tính chất của chất có lợi gì.
a, Giúp phân biệt chất này với chất khác (nhận biết )
b, Biết cách sử dụng thích hợp
c, ứng dụng thích hợp trong đời sống.
IVCủng cố
Yêu cầu HS hệ thống lại
GV chốt lại
V. Hướng dẫn về nhà
Học bài, làm bài 4,6 Tr.11
Bài 2.1, 2.2, 2.3 Trang3 (SBT hoá 8 )
Hết tuần 1:
File đính kèm:
- hoa8tuan1.doc