I/ Mục tiêu.
1. Học sinh biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích.
2. Bước đầu học sinh biết rằng hoá học quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần thiết có kiến thức hoá học về các chất và ứng dụng của chúng trong cuộc sống.
3. Bước đầu học sinh biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn học, thêm yêu quê hương đất nước, con người Việt nam.
190 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần 1 tiết 1: mở đầu môn hoá học - Đỗ Bắc Kinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1: mở đầu môn hoá học
Ngày soạn: 3/9/2007 Ngày dạy: .........................
I/ Mục tiêu.
1. Học sinh biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích.
2. Bước đầu học sinh biết rằng hoá học quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần thiết có kiến thức hoá học về các chất và ứng dụng của chúng trong cuộc sống.
3. Bước đầu học sinh biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn học, thêm yêu quê hương đất nước, con người Việt nam.
II/ Chuẩn bị
GV:
1. Dụng cụ GV, HS
2. Hoá chất : D2NaOH, D2CuSO4, D2HCl
HS:
1. Vở ghi, vở bài tập
2. SGK, các nhóm chuẩn bị đinh sắt( nhỏ )
III/ Tiến trình tiết học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Vào bài: ở lớp 6,7 ta đã được học các môn Toán, Lý, Sinh...... tronh năm học lớp 8 và các năm học tiếp theo ta sẽ tìm hiểu môn học mới là môn Hoá học. Vậy Hoá học là gì? Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? ta xét bài học đầu tiên của môn học là:
Bài mở đầu môn hoá học.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Hoá học là gì?
1, Thí nghiệm:
a, Dụng cụ, hoá chất:(Sgk).
b, Thí nghiệm 1
*/Cách tiến hành : ( Sgk/5)
*/ Hiện tượng:
- Dung dịch trong suốt màu xanh của dung dịch CuSO4 và d2 trong suốt không màu của NaOH biến đổi thành chất kết tủa Cu(OH)2 có màu xanh.
c. Thí nghiệm 2.
*/ Cách tiến hành.
( Sgk / 6)
*/ Hiện tượng:
- Có bọt khí xuất hiện và thoát ra khỏi bề mặt chất lỏng.
2/ Quan sát: (Sgk)
3/ Nhận xét:
- Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng trong thực tế.
II. Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta.
1, Trả lời câu hỏi.
2, Nhận xét.
- Hoá học cung cấp vật dụng gia đình, thuốc chữa bệnh.
- Hoá học cung cấp phân bón, dược phẩm cho nông nghiệp.
- Hoá học cung cấp nhiên liệu, nguyên liệu cho công nghiệp, thiết bị thông tin liên lạc.
III.Các em cần phải làm gì để học tốt môn Hoá học.
1, Khi học tập môn Hoá học các em cần chú ý các hoạt động sau:
a, Thu thập tìm kiếm kiến thức.
b, Xử lý thông tin.
c, Vận dụng.
d, Ghi nhớ.
2, Phương pháp học tập như thế nào là tốt:
- Giáo viên giới thiệu thí nghiệm, dụng cụ , hoá chất ở bộ dụng cụ của giáo viên.
- Phát bộ dụng cụ cho các nhóm, yêu cầu HS kiểm tra các dụng cụ và hoá chất.
- GV làm mẫu thí nghiệm và hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1
? Cho biết nhận xét của em về sự biến đổi của các chất trong ống nghiệm?
- GV nhận xét bổ xung cho hoàn thiện.
- GV tiếp tục hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2
- Các nhóm nghe hướng dẫn và làm thí nghiệm 2 và báo cáo kết quả của hiện tượng xảy ra.
- GV trình bày cho HS nghe.
? Qua 2 thí nghiệm trên nhóm nào rút ra kết luận?
- GV gọi một HS đọc các câu hỏi trong Sgk a,b,c.
? Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời?
- GV cho HS quan sát một số tranh ảnh, và các thông tin về vai trò của Hoá học trong cuộc sống.
? Em có nhận xét gì về vai trò của Hoá học trong cuộc sống?
? HS đọc thông tin trong Sgk / 5?
? Để học tốt môn Hoá học các em cần có những hoạt động nào?
- GV phân tích khắc sâu thêm kiến thức.
? Thế nào để học tốt môn Hoá học?
? Để học tốt môn Hoá học mỗi HS cần phải làm gì?
- HS theo dõi GV hướng dẫn.
- HS nhận dụng cụ.
- Quan sát chú ý theo dõi GV làm thí nghiệm mẫu.
- Một vài nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Nhóm khác bổ xung.
- HS tự tóm tắt ghi vở các hiện tượng.
- Các nhóm nghe hướng dẫn và làm thí nghiệm 2 và nhận xét hiện tượng xảy ra.
- HS tự tóm tắt vào vở ghi.
- HS báo cáo, các HS khác bổ xung thêm.
- Hs đọc.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS khác bổ xung, hoàn thiện.
- HS quan sát tranh ảnh.
- HS nghiên cứu trả lời.
- Hs khác bổ xung thêm.
- HS đọc thông tin Sgk.
- HS nghiên cứu trả lời.
- Hs trả lời.
- Hs trả lời.
4. Củng cố.
? HS đọc phần kết luận in trên nền xanh ở Sgk / 6.
( Đó chính là phần kiến thức trọng tâm của bài học.)
5. Dặn dò.
Học bài cũ và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2+3 : chất
Ngày soạn: 3/9/2007 Ngày dạy: ......................
I/ Mục tiêu.
1. Học sinh biết hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích.
2. Bước đầu học sinh biết rằng hoá học quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần thiết có kiến thức hoá học về các chất và ứng dụng của chúng trong cuộc sống.
3. Bước đầu học sinh biết các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn học, thêm yêu quê hương đất nước, con người Việt nam.
II/ Chuẩn bị
GV:
1. Dụng cụ GV, HS
2. Hoá chất : D2NaOH, D2CuSO4, D2HCl
HS:
1. Vở ghi, vở bài tập
2. SGK, các nhóm chuẩn bị đinh sắt( nhỏ )
III/ Tiến trình tiết học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
Vào bài: ở lớp 6,7 ta đã được học các môn Toán, Lý, Sinh...... tronh năm học lớp 8 và các năm học tiếp theo ta sẽ tìm hiểu môn học mới là môn Hoá học. Vậy Hoá học là gì? Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? ta xét bài học đầu tiên của môn học là:
Hỗn hợp là nhiều chất trộn lẫn vào nhau
Ví dụ: +Nước khoáng
+Nước biển, nước sông
(?)Vì sao nước biển được coi là một hỗn hợp?
2. Chất tinh khiết:
- Chất tinh khiết là chất không có lẫn các chất khác.
- Chỉ có chất tinh khiết mới có những tính chất không đổi
3.Tách chất ra khỏi hỗn hợp:
a. Thí nghiệm: SGK
- Đun hỗn hợp nước muối ta thu được muối.
- Dùng nam châm tách sắt ra khỏi hỗn hợp sắt và lưu huỳnh.
b. Kết luận: Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp
- GV kiểm tra sự chuẩn bị vật mẫu của các nhóm HS.
- GV yêu cầu HS quan sát chai nước khoáng và ống nước cất trả lời câu hỏi.
+ Nêu tính chất giống nhau và tác dụng của nước khoáng, nước cất.
+ HS đọc kỹ nhãn ở chai nước khoáng trả lời câu hỏi: Vì sao nước khoáng không được dùng để tiêm?
+ GV nêu vấn đề: nước khoáng là một hỗn hợp - Vậy hỗn hợp là gì?
- GV treo tranh vẽ H4.1(a) mô tả quá trình chưng cất nước cho HS nhớ lại và liên hệ những giọt nước đựng trên nắp ấm đun nước
-> Nước cất là nước tinh khiết
*Hỏi: Thế nào là chất tinh khiết?
- GV làn thế nào cho nhiệt độ sôi của nước cất, nhiệt độ n/c, KLR.
* Hỏi: Nhận xét kết quả thí nghiệm?
- GV: Với nước TN kết quả này đều sai khác.
* Hỏi: Vậy theo em chất như thế nào mới có những tính chất nhất định?
- GV tiến hànhTN
+ Hoà tan muối ăn vào nước.
+Đun hỗn hợp nước dưới ngọn lửa đèn cồn.
*Hỏi: + Nhận xét hiện tượng?
+ Vì sao khi đun hỗn hợp nước muối ta thu được muối( nước hay bay hơi ở nhiệt độ 1000c, muối ăn không bay hơi vì nhiệt độ sôi cao = 14500c)
- GV làm thêm thí nghiệm: trộn bột sắt với bột S. Dùng nam trâm để tách Fe ra khỏi S
*Hỏi: Dựa vào đâu ta có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp.
- HS quan sát nước khoáng và nước cất nêu được chúng giống nhau: là chất lỏng trong suốt không màu đều uống được.
Tác dụng khác: nước cất còn được dùng để tiêm
* HS: Vì nước khoáng ngoài nước còn có một số chất tan khác( Na; K; Fe;I...)
* HS quan sát tranh vẽ liên hệ với những giọt nước cất đọng trên nắp ấm-> Kết luận: Nước cất không có chất lẫn nào khác
-> Nước cất là chất tinh khiết.
* HS ghi nhận kết quả
Nhiệt độ n/c của nước cất 00c, nhiệt độ sôi:1000c; d =1g/m3
- Từ sự hướng dẫn của GV
-> KL: chỉ có chất tinh khiết mới có tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không
- HS quan sát hiện tượng
- HS nhận xét:
Hoà muối ăn vào nước
-> Hỗn hợp nước vào muối. Đun hỗn hợp muối ăn và nước thu được muối ăn vì nước bay hơi hết.
- HS quan sát nhận xét -> Kết luận
4. Củng cố:
GV treo bảng phụ nội dung bài tập:
Cho biết lưu huỳnh có những tính chất nhất định: Thể rắn, màu vàng tươi, giòn, không mùi, không tan trong nước, lưu huỳnh cháy được tạo ra khói màu trắng.
Vậy S có phải là chất tinh khiết hay không?
Có hỗn hợp: Nước, bột gạo, đường. Biết bột gạo không tan làm thế nào để tách bột gạo ra khỏi hỗn hợp trên.
5. Dặn dò: BT: 7, 8 Tr/11 (SGK).
BT: 2.6; 2.7; 2.8; (SBT- Tr/4)
* Mỗi nhóm chuẩn bị 50g muối ăn và một cốc nước, cồn, diêm, cát
Tuần 2
Tiết 4: bài thực hành 1
Tính chất nóng chảy của chất. tách chất từ hỗn hợp
Ngày soạn: 7/9/2007 Ngày dạy: ......................
I. Mục tiêu:
1. HS làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
2. HS nắm được một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
3.Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy được sự khách nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất.
4. Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp.
II. Chuẩn bị của GV:
- Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, Kẹp ống nghiệm, phễu thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, nhiệt kế, đèn cồn, giấy lọc.
- Hoá chất: lưu huỳnh; parapin; muối ăn.
III. Chuẩn bị của học sinh: Muối ăn, nước sạch.
IV. Tiến trình
1. ổn định tổ chức: GV chi nhóm thực hành, cử nhóm trưởng.
2. Kiểm tra: HS chữa bài tập 2-8 (SBT); Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
3. Bài mới:
V. Tiến hành thí nghiệm.
1. Một số quy tắc an toàn: SGK - Tr/154
2. Cách sử dụng hoá chất: SGK - Tr/ 154
3. Một số dụng cụ thí nghiệm.
* GV lần lượt giới thiệu dụng cụ thí nghiệm nêu tác dụng của từng dụng cụ và cách sử dụng.
4. Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và lưu huỳnh:
- GV phát dụng cụ hoá chất cho các nhóm.
- GV hướng dẫn HS và làm các thao tác của thí nghiệm 1.
+ Lấy một ít lưu huỳnh, một ít parafin ( bằng hạt lạc) cho vào từng ống nghiệm. Cho cả 2 ống nghiệm vào 1 cốc thuỷ tinh đựng nước( chiều cao của nước trong cốc khoảng 2 cm). Cắm nhiệt kế vào cốc, để nhiệt kế đứng quay mặt số ra cho dễ đọc.
+ Để cốc lên giá thí nghiệm, dùng đèn cồn đun nóng cốc.
- GV hướng dẫn HS quan sát sự nóng chảy của parafin. Ghi lại nhiệt độ của nhiệt kế khi parafin bắt đầu nóng chảy, khi nước sôi, sau khi nước sôi lưu huỳnh có nóng chảy không?
- Khi nước sôi, lưu huỳnh chưa nóng chảy hướng dẫn HS dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm và tiếp tục đun trên ngọn lửa đèn cồn đến khi lưu huỳnh nóng chảy. Cho nhiệt kế vào lưu huỳnh nóng chảy nghi lại nhiệt độ của nhiệt kế xác định nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh.
- Mỗi nhóm cử 1 bạn làm, các HS khác quan sát, một thư ký ghi chép lại cac hiện tượng xảy ra.
- GV theo dõi uốn nắt các thao tác của HS, giúp đỡ các nhóm tiến hành chậm hoặc kỹ năng yếu.
5. Thí nghiệm 2: Tác riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo các bước:
+ Cho ống nghiệm chừng 3g hỗn hợp muôí ăn và cát rồi rót tiếp khoảng 5ml nước sạch.
+ Lắc nhẹ ống nghiệm cho muối tan trong nước( chú ý dùng ngón tay trỏ phải đập nhẹ vào ống nghiệm)
+ Lắy 1 ống nghiệm khác đặt trên giá ống nghiệm đơn giản hoặc cặp ống nghiệm bằng kẹp ngỗ. Đặt phễu lên mặt ống nghiệm.
+ Hướng dẫn HS gấp giấy lọc: Gấp đôi rồi gấp 4 tờ giấy lọc tách giấy lọc thành hình nón, đặt giấy lọc đã được gấp vào phễu, làm ẩm giấy lọc và ấn sát vào thành phễu cho thật khít. Giót từ từ dung dịch muối vào phễu theo đũa thuỷ tinh.
+ Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng.
- Chất lỏng chảy qua phễu vào ống nghiệm, so sánh với dung dịch nước trước khi lọc. Cát được giữ lại trên mặt giấy lọc.
- Đun nóng phần nước lọc trên ngọn lửa đèn cồn.
* Cách làm: Dùng kẹp gỗ cặp 1/3 ống nghiệm từ miệng xuống. Để ống nghiệm hơi nghiêng. Hơ dọc ống nghiệm cho nóng đều sau khi đó đun ở đáy ống. Vừa đun vừu lắc để tránh chất lỏng sôi đột ngột và phụt mạnh ra ngoài. Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
- Khi nước trong ống nghiệm bay hơi hết hướng dẫn HS quan sát chất rắn thu được ở đáy ống nghiệm, so sánh với muối ăn lúc đầu.
So sánh chất giữ lại trên giấy lọc.
4. Công việc cuối buổi thực hành.
+ GV hướng dấn các nhóm làm tường trình sau tiết thực hành
Số TT thí nghiệm
MĐ thí nghiệm
Hiện tượng quan sát
Kết quả thí nghiệm
+ HS thu rửa dụng cụ, vệ sinh phòng học
Tuần 3
Tiết 5: nguyên tử
Ngày soạn: 13/9/2007 Ngày dạy: ......................
I. Mục tiêu:
* Kiến thức : Biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và tạo ra chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi các electron mang điện tích âm. Electron(e) có điện tích âm nhỏ nhất ghi bằng dấu (-)
- Biết được hạt nhân nguyên tử tạo bởi Proton(p) có điện tích ghi bằng dấu( +) còn Notron không mang điện. Những nguyên tử cùng loại có cùng số P trong hạt nhân.
- Biết số P = số e trong một nguyên tử. Electron luôn chuyển động và xắp xếp thành lớp. Nhờ e mà nguyên tử có khả năng liên kết.
* Kỹ năng: Rèn tính quan sát và kỹ năng cho HS.
* Thái độ: Cơ sở hình thành thế giới quan khoa học và tạo cho HS hứng thú học bộ môn.
II. Chuẩn bị: Sơ đồ nguyên tử Neon, Hiđro, Oxi, Natri.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra:
a. Cho VD về vật thể tự nhiên và cho biết vật thể tự nhiên đó gồm những chất nào?
b. Cho VD về vật thể nhân tạo và vật thể đó được tạo ra từ vật liệu nào.
3. Bài mới: Qua các VD vừa nêu các em đã biết có cách chất mới có vật thể. Còn các chất được tạo ra từ đâu? Để tìm hiểu vấn đề này, hôm nay chúng ta học bài “ Nguyên tử”.
Nội dung
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
1. Nguyên tử là gì?
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện
- Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân mang điện tích dương
+ Vỏ tạo bởi những Electron mang điện tích âm
2.Hạt nhân nguyên tử:
+ Hạt nhân tạo bởi Proton và Nơtron.
+ Trong mỗi nguyên tử số Proton (p;+) bằng số Electron (e;-)
3. Lớp Electron:
Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xết thành từng lớp.
HĐ1:
GV: Cách chất được tạo ra từ nguyên tử (NT). Ta hãy hình dung NT như một quả cầu cực kỳ nhỏ bé đường kính cỡ 10-8 cm.
- Yêu cầu HS đọc SGK phần(1)
- GV: Từ những vấn đề vừa nêu các em có nhận xét gì về NT?
- GV: Dùng tranh vẽ sơ đồ NT Neon; Hiđro; Oxi và Natri.
- Giới thiệu cấu tạo NT
*Đặt vấn đề: Môn vật lý lớp 7 đã học sơ lược cấu tạo nguyên tử. Nguyên tử có cấu tạo ntn? Mang điện tích gì?
HĐ2:
GV: ( Các chất được tạo ra từ nguyên tử)
Hạt nhân NT được tạo ra từ những hạt chủ yếu nào?
GV Giới thiệu các hạt trong NT và ghi phần bảng nháp.
Proton KH(P;+)
-Hạt nhân:
NơtronKH(n-K0 mđ).
- Electron KH( e; -)
- GV: NT trung hoà về điện 1 P mang 1 điện tích(+); 1 e mang 1 điện tích (-). quan hệ giữa số lượng P và e như thế nào để NT luôn trung hoà về điện.
- GV: Nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?
- GV: Đã là hạt nên P;n và e cũng có khối lượng. Kết luận các hạt này ra sao?
( Bằng nhiều thí nghiệm người ta đã chứng minh được 99%
khối lượng tập trung vào hạt nhân chỉ còn 1% là khối lượng các hạt Electron ). Có thể coi KL hạt nhân là KL nguyên tử hay không
HĐ3
- GV yêu cầu HS đọc SGK phàn 3- Tr/14.
- GV: Trong HH phải quan tâm đến sự xắp xếp số e này.
- GV: Dùng sơ đồ minh hoạ phần cấu tạo nguyên tử H; O; Na-> giới thiệu vòng nhỏ trong cùng là hạt nhân, mỗi vòng tiếp theo là 1 lớp Electron. Hình tròn xanh là các Electron có trong mỗi lớp.
- GV cho HS theo dõi bảng Tr/ 15.
-GV đưa sơ đồ Mg; K và một bảng trống các loại hạt.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng đối với NT Mg và K.
- GV: Để tạo ra chất này từ chất khác các NT phải liên kết với nhau. Nhờ đâu mà NT liên kết được?
HS đọc SGK phần(1) và đọc thên trang 16
“Nếu xếp hàng...mới dài được thế”
- HS trao đổi và phát biểu.
- HS quan sát trang vẽ.
- HS thảo luận theo nhóm và phát biểu.
- HS nhóm làm bài tập(1) SGK Tr/15.
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
_ HS trao đổi trong nhóm và phát biểu: Trong NT số P= số e.
- HS nhóm phát biểu và làm BT2- Tr/15.
- HS nhóm trao đổi kết hợp SGK và trả lời.
- HS nhóm thảo luận và phát biểu.
- HS đọc SGK phần 3 tr/14
- HS quan sát theo dõi ghi nhớ sự xắp xếp các Electron trong NT.
- HS theo dõi thảo luận nhóm- hoàn thành nội dung các ô trống trong bảng- phát biểu.
- 1 HS ghi lên bảng.
- HS trao đổi nhóm phát biểu: Nhờ Electron mà nhuyên tử có khối lượng liên kết dược với nhau
4. Củng cố: HS đọc phần KL (sgk).
GV đưa mô hình nguyên tử Al. Hãy chỉ ra số P trong hạt nhân; số e; số lớp e và số e lớp ngoài cùng của mỗi NT.
5. Dặn dò: BT (3, 4, 5, - tr/ 15, 16 sgk)
tiết 6: nguyên tố hoá học
Ngày soạn: 14/9/2007 Ngày dạy: ......................
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: Hiểu được nguyên tố hoá học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số P trong hạt nhân.
- Biết được KHHH dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi KH còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố.
- Biết được thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất là không đồng đều và Oxi là nguyên tố phổ biến nhất.
* Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết KHHH, biết sử dụng thông tin, tư liệu để phân tích tổng hợp giải thích vấn đề.
* Thái độ: Tạo hứng thú học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị:
- ống nghiệm đựng 1 g nước cất.
- Tranh vẽ ( Hình 1.8 Tr/ 19 - SGK)
- Bảng 1 trang 42 ( SGK)
III. Tiến trình:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra:
a. Nguyên tử có cấu tạo ntn? Vì sao nói nguyên tử trung hoà về điện?
b. Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân vì sao khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.
c. Bài mới: Trên nhãn hộp sữa có ghi hàm lượng can xi cao, thực ra phải nói trong thành phần sữa có NTHH can xi. Bài này giúp các em một số hiểu biết về nguyên tố hoá học.
Nội dung
HĐ của giáo viên
HĐ của HS
I.Nguyên tố hoá học là gì?
1. Định nghĩa:
Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số Proton trong hạt nhân
Số Proton là số đặc trưng của 1 NTHH
2. Ký hiệu hoá học
- KHHH biểu diến nguyên tố và biểu diễn 1 nguyên tử của nguyên tố.
- Cách ghi:
+ Lấy chữ cái đầu viết kiểu in hoa.
+ Trường hợp chữ cái đầu trùng nhau lấy chữ cái thứ 2 viết kiêủ chữ thường.
VD: Cacbon: C
Can xi: Ca
Oxi: O
Phôt pho: P
HĐ1
- GV yêu cầu 2 HS của 2 nhóm đọc SGK phần 1(I) trang 17
- GV cho HS xem 1 g nước cất. Đặt câu hỏi ( nội dung PHT 1)
+ Trong 1g nước cất có những loại ngguyên tử nào?.
Số lượng nhuyên tử từng loại là bao nhiêu?
+ Nếu lấy 1 lượng nước lớn hơn nữa thì số nhuyên tử Hiđro và Oxi ntn?
- GV yêu cầu các nhóm đọc kết qủa PHT.
- GV: để chỉ những nguyên tử cùng loại ta dùng từ “ nguyên tố hóa học”
Nguyên tố hoá học là gì?
- GV sử dụng bảng 1 Tr /43.
+ Hãy đọc tên những nguyên tử có số Proton là 8; 13; 20.
+ Hãy nêu số Proton có trong hạt nhân của nguyên tử Magiê, Photpho, Brom?. Đối với 1 số nguyên tố P có ý nghĩa ntn?
HĐ2
GV: làm thế nào để trao đổi với nhau về nguyên tố một cách ngắn gọn mà ai cũng hiểu?
GV: Yêu cầu HS đọc câu đầu tiên trong phần 2/ 1 Tr/17 SGK
* Hỏi: Nhận xét gì vè cách viết ký hiệu hoá học của nguyên tố P có số là 8; 6; 15.
GV cho HS vận dụng làm BT 2 Tr/20
GV: Nguyên tố HH Canxi và Cac bon có
HS đọc SGK, HS cả lớp chú ý theo dõi ( HS chỉ đọc đến...NTHH kia)
- HS nhóm thảo luận và lần lượt trả lời từng câu hỏi ghi PHT.
+ Trong 1 g nước gồm 2 loại nguyên tử H và O
+ Số lượng nguyên tử Oxi: 3 vạn tỷ tỷ, số lượng nhuyên tử Hiđro: 6 vạn tỷ tỷ.
+ Nếu 1 lượng nướpc lớn hơn nữa thì số nguyên tử H và O sẽ lớn hơn rất nhiều.
-HS đọc SGK- Định nghĩa.
-> HS nhóm thảo luận phát biểu.
- HS xem bảng và trả lời .
+ Nguyên tử có số P là 8; 13; 20 là Oxi, nhôm, canxi.
+ Số P có trong hạt nhân của nguyên tử Magiê, P, Brom là 12; 15; 35.
HS trả lời làm bài tập 1
( 20 ) SGK
Hs nhóm trao đổi và trả lời: dùng KHHH.
- HS đọc SGK
- HS nhóm tham khảo bảng 1 Tr/ 42 trả lời.
Dùng 1 hay 2 chữ cái đầu trong tên la tinh của nguyên tố ( O; Ca, P, C )
- Nhóm thảo luận và phát biểu.
2. Ký hiệu hoá học
- KHHH biểu diến nguyên tố và biểu diễn 1 nguyên tử của nguyên tố.
- Cách ghi:
+ Lấy chữ cái đầu viết kiểu in hoa.
+ Trường hợp chữ cái đầu trùng nhau lấy chữ cái thứ 2 viết kiêủ chữ thường.
VD: Cacbon: C
Can xi: Ca
Oxi: O
Phôt pho: P
Magiê: Mg
III. Có bao nhiêu nguyên tố hoá học?
- Có tren 100 nguyên tố
- Oxi là yếu tố phổ biến nhất
HĐ2
GV: làm thế nào để trao đổi với nhau về nguyên tố một cách ngắn gọn mà ai cũng hiểu?
GV: Yêu cầu HS đọc câu đầu tiên trong phần 2/ 1 Tr/17 SGK
* Hỏi: Nhận xét gì vè cách viết ký hiệu hoá học của nguyên tố P có số là 8; 6; 15.
GV cho HS vận dụng làm BT 2 Tr/20
GV: Nguyên tố HH Canxi và Cac bon có cùng chữ đầu làm cách nào phân biệt 2 nguyên tố HH này? ( Cacbon dùng 1 chữ cái C, còn Canxi dùng 2 chữ cái Ca)
+ Hãy đọc số nguyên tử khi nhìn vào các KHHH trên?
+Làm thế nào để biểu diễn 3 NT Cachbon; 5 nguyên tử Sắt.
+ Nêu ỹ nghĩa ký hiệu hoá học?
- GV hướng dẫn ghi số nguyên tử.
Cách nhớ và cách đọc ký hiệu HH ( phần II) học ở tiết sau.
HĐ3
- GV yêu cầu HS nghiên cứu phần III Tr/19.
- Sử dụng H1.6 gắn lên bảng.
- treo bảng phụ có nội dung câu hỏi:
+Hiện nay đã biết được bao nhiêu nguyên tố hoá học?
+ Sự phân bố nguyên tố trong lớp vỏ trái đất thế nào?
+ Nhận xét thành phần % về khối lượng của nguyên tố Oxi?
+ kể những nguyên tố Oxi cho sinh vật?
- HS trao đổi nhóm và dùng bảng con trả lời 3 nguyên tử Cacbon: 3 C
5 nguyên tử sắt: 5 Fe
- Hs nhóm trao đổi sau đó 1 HS đọc câu hỏi và phát biểu.
4. Củng cố: GV đưa sơ đồ các nguyên tử: Liti; beri; Bovà Flo
Yêu cầu HS viết KHHH của mỗi nguyên tố.
* Gợi ý: Từ điện tích hạt nhân( Số P) -> tên nguyên tố ->KHHH ( B1 - 42)
5. Dặn dò: BT 3 ( Tr/20)
Học thuộc KHHH các nguyên tố B1- TR/42
BT: 5.1; 5.2; 5.4; ( Tr/ 6- SGK)
Tuần 4
tiết 7: nguyên tố hoá học (tiếp theo)
Ngày soạn: 20/9/2007 Ngày dạy: ......................
I. Mục tiêu:
* Kiến thức: Hiểu được nguyên tử khối là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon ( đv C)
- Biết được mỗi đơn vị C bằng khối lượng của 1/12 nguyên tử C.
- Biết được mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
* Kỹ năng: Biết dựa vào bảng1 trang 42 SGK để:
- Tìm ký hiệu và NTK khi biết tên nguyên tố.
- Xác định được tên và ký hiệu của nguyên tố khi biết NTK.
- Rèn kỹ năng tính toán.
II. Chuẩn bị: Bảng 1- Tr/ 42: một số nguyên tố hoá học.
III. Tiến trình:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: Viết KHHH các nguyên tố Kali; sắt; bạc; Ni tơ; CLo.
- Các cách viết 3 Al; 4 Ca; 5O; P; S lần lượt chỉ ý gì?
3. Bài mới:
- GV:Khối lượng thực của 1 nguyên tử rất nhỏ.
- Yêu cầu HS đọc 3 dòng đầu SGK ( tr/ 18)
- GV: Viết theo dạng luỹ thừa thì khối lượng 1 nguyên tử C là 1,9926. 10-23 g. Số trị này quá nhỏ, không tiện dụng để cho các trị số khối lượng này là những số đơn giản rễ sử dụng trong khoa học dùng một cách riêng để biểu thị khối lượng của nguyên tử. Đó là nội dung bài học hôn nay.
IV. Nguyên tử khối: HĐ2
1. Một đơn vị Cacbon
(đv C)bằng khối lượng của 1/12 nguyên tử C
2. Nguyên tử khối là:
Khối lượng 1 nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon.
Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt.
- GV: Yêu cầu HS đọc SGK tiếp từ dòng (tr/ 18) đến Ca= 40 đvC.
* Đặt câu hỏi:
+ Đơn vị C có khối lượng bằng bao nhiêu khối lượng của nguyên tử C.
+ Khi viết C = 12 đvC; Ca= 40 đvC...nghĩa là gì?
- GV: Các giá trị khối
Khối lượng này chỉ cho biết sự nặng nhẹ của các nguyên tử.(đưaVD- SGK).
* Hỏi: Cho Mg = 24 đvC; Cu=64 đvC. Hãy so sánh xem nguyên tử Mg nhẹ hơn bao nhiêu lần so với nguyên tử đồng?
- GV: Kiểm tra kết quả của HS- Kết luận?
- GV: Khối lượng tính bằng đvC chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử -> người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối.
+ Vậy nguyên tử khối là gì?
+ Cách ghi: Ca = 40 đvC; H= 1 đv C đẻ biểu đạt NTK của nguyên tố có đúng không?
( đúng vì mỗi KH còn chỉ 1 nguyên tử)
+ Hãy cho biết NTK và KH của nguyên tố Sắt, lưu huỳnh? Ntử Sắt nặng hơn bao nhiêu lần Ntử lưu huỳnh?( SD bảng1- tr/ 12)
- GV lưu ý: Có thể bỏ bớt các chữ đv C sau các số trị NTK.
( Ghi Fe = 56; S= 32)
+ xác định nguyên tố có NTK = 27, 14, 39, 35, 5...
- HS đọc SGK. tr/ 18
“ người ta quy ước... đơn vị C”
- HS thảo luận trong nhóm và phát biểu.( KL của 1 nguyên tử C là 12 đv C; 1 nguyên tử Ca= 40 đv C)
- HS nhóm trao đổi tính toán và ghi kết quả len bảng con. sau đó phát biểu:
- Nguyên tử Mg nhẹ hơn nguyên tử Cu: 24/64= 3/8 lần.
- HS đại diện nhóm phát biểu- đọc lại khái niệm SGK và ghi voà vở.
+ HS sử dụng bảng1 tr/ 43 ghi kết quả vào bảng con sau đó phát biểu?
Fe= 56 đv C
S= 32 đv C.
NgtửFe nặng hơn guyên tử S: 56/ 32 = 7/ 4 lần.
- HS sử dụng bảng 1.-> các nguyên tố: Al; N; K và CL.
4. Củng cố: BT6 - Tr/ 20.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Cả lớp làm vào PHT.
- GV yêu cầu HS đổi bài chéo cho nhau- GV đưa đáp án.
N= 14 ->NTK của X= 14.2 = 28.
Vậy nguyên tố có NTK = 28 chính là Silic.
KHHH: Si
- GV yêu cầu HS chấm chéo bài cho nhau.
5. Dặn d
File đính kèm:
- Giao an Hoa hoc 8(10).doc