1. Kiến thức ( Sau tiết học học sinh)
- Được khắc sâu hơn kĩ năng làm bài tập tính theo phương trình phản ứng
- Nhận dạng được một số dạng bài tập tính theo phương trình phản ứng
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài tập tính theo phương trình phản ứng
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học
14 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 1 tiết 1 : ôn tập hóa học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
TIẾT 1 : ÔN TẬP HÓA HỌC 8
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp dạy
Tiết
Sĩ số
Ghi chú
09.08.2012
14.08.2012
9B
5
Mục tiêu
Kiến thức ( Sau tiết học học sinh)
Được khắc sâu hơn kĩ năng làm bài tập tính theo phương trình phản ứng
Nhận dạng được một số dạng bài tập tính theo phương trình phản ứng
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài tập tính theo phương trình phản ứng
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học
II Chuẩn bị
Gv: Giáo án, phiếu bài tập
Hs : Vở bài tập
III Tiến trình
Hoạt động 1 : Kiến thức cần nhớ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Gv đưa ra dạng bài tập 1: Biết khối lượng một chất tính khối lượng chất còn lại trong phương trình
? Để làm bài tập này các em cần phải thực hiện mấy bước
Hs nêu các bước làm bài tập
Gv yêu cầu học sinh làm ví dụ 1
Hs lần lượt thực hiệncác bước của bài toán tính theo ptpư
1 HS lên bảng làm ý a
1 HS lên bảng làm ý b
Hs dưới lớp làm vào vở theo dõi bài trên bảng và nhận xét
Gv đưa ra bài tập tỏng quát
? Trong bài tập này đã cho ta biết những đại lượng nào
HS cho biết số mol của 2 chất tham gia là kẽm và oxi
? Vậy số mol chất tạo thành tính theo chất nào
Nếu học sinh không trả lời được thì giáo viên giới thiệu đây là dạng bài tập chất dư và chất phản ứng hết.Trong dạng bài tập này các em phai đi tìm chất dư và chất phản ứng hêt. Chất cần tìm tính theo chất phản ứng hết
Gv : Yêu cầu học sinh làm ví dụ 2
Hs nghiên cứu đầu bài ví dụ 2 dựa vào bài tập tổng quát làm ví dụ 2
1 học sinh lên bảng
Hs dưới lớp làm bài vào vở theo dõi bài trên bảng
Gv quan sát học sinh làm, nhận xét và chữa hoàn chỉnh ví dụ
1. Các dạng bài tập tính theo phương trình phản ứng
* Biết khối lượng của 1 chất trong phương rình tính khối lượng cúa các chất còn lại
- Đổi dữ liệu đầu bài ra mol
- Viết phương trình phản ứng
- Dựa vào phương trình tính số mol chất cần tìm
Đổi số mol chất cần tìm ra đại lượng bài yêu cầu
Ví dụ 1: Khử 4,8g đồng II oxit bằng khí H2. Hãy :
Tính số gam đồng kim loại thu được
Tính thể tích khí H2 ( đktc) cần
dùng ( cho Cu = 64, O = 16 )
Bài làm
4,8
nCuO = = 0,2 mol
96
CuO + H2 Cu + H2O
1mol 1 mol 1 mol
0,2 mol xmol ymol
Theo phương trình
nCuO = nH2 = nCu = 0,2 mol
a) mCu = 0,2 x 64 =12,8 g
b) VH2 = 0,2 x 22,4 = 4,48
* Dạng dư và chất phản ứng hết bài tập chất
Tổng quát
- a mol chất A phản ứng với b mol chất B tạo ra chất C theo phương trình
nA + m B y C
Tính số mol chất C
nA + m B y C
Pt n mol m mol y mol
Gt a mol b mol x mol
a b
Nếu >
n m
Thì A dư B phản ứng hết. Chất C tính theo B
a b
Nếu <
n m
Thì A phản ứng hết, B dư. Chất C tính theo A
Ví dụ 2
Cho 6,5 g Kẽm phản ứng với 2,24 lít khí oxi (dktc) thu ược kẽm oxit
Tính khối lượng kẽm oxit tạo ra sau phản ứng
Bài làm
6,5
nZn = = 0,1 mol
65
2,24
nO2 = = 0,1 mol
22,4
2 Zn + O2 2ZnO
Pt 2 mol 1 mol 2mol
Gt 0,1mol 0,1mol a mol
0,1 0,1
=> <
2 1
=> Oxi dư
Kẽm oxit tính theo kẽm
2 2
=> =
0,1 a
=> nZnO = a = 0,1 mol
mZnO = 0,1 x 81 = 8,1 g
Hoạt động 2 : Bài tập
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Gv phát phiếu bài tập cho học sinh
Yêu cầu học sinh làm bài tập 1 trong phiếu bài tập
Gv : gọi học sinh tóm tắt đề bài
HS: Tóm tắt bài
GV : Hướng dẫn học sinh theo dạng sơ đồ
GV : gọi học sinh lên bảng
1 HS lên bảng làm bài dưới lớp làm bài vào vở theo dõi nhận xét
GV : Chữa bài
HS : Chữa bài vào vở
Gv : yêu cầu học sinh làm bài 2 tương ứng bài tập 3 trong phiếu bài tập
Gv : yêu cầu học sinh tóm tắt đề bài
Hs : tóm tắt bài
GV : yêu cầu 1 học sinh lên bảng viết phương trình
Hs lên bảng viết phương trình
GV : Gợi ý để học sinh nhớ lại định luật bảo toàn khối lượng từ đó học sinh tìm ra khối lượng của oxi
Gv : hướng dẫn học sinh cách làm ý b)
Muốn xác định được kim loại R các em phải biết được khối lượng mol của R < - xác định số mol R < - Tính số mol của oxi
1 HS lên bảng làm bài hs dưới lớp làm bài vào vở theo dõi nhận x ét bài trên bảng
Gv nhận xét bổ sung
Gv yêu cầu học sinh làm bài tập 3 tương ứng bài tập 7 trong phiếu bài tập
Bài tập 3 :
Cho 2,4 g Mg tác dụng với 18,25 g
dd HCl 20%.
Tính thể tích khí thu được
Tính nồng độ % dd sau phản ứng. (Cho Mg=24; H=1; Cl=35,5)
Gv yêu cầu học sinh lên bảng làm ý a
Gv gợi ý học sinh làm ý b
Muốn tính được nồng độ phần trăm ta phải có những đại lượng nào
Yêu cầu nêu được
Khối lượng dung dịch
Khối lượng chất tan MgCl2
Gv gợi ý khối lượng dung dịch bảng tổng khối lượng 2 chất tham gia phản ừng trừ khối lượng của các chất không tan hoặc chất
Yêu cầu học sinh làm ý b
G chưa bài
Bài 1
9,6
nO2 = = o,3 mol
32
2KClO3 2KCl + 3O2
Pt 2mol 2 mol 3 mol
Gt x mol y mol 0,3mol
2 2 3
=> = =
x y 0,3
=> x = y = 0,2
NKClO3 = nKCl = 0,2 mol
a) mKClO3 = 0,2 x 122,5 = 245g
b) mKCl = 0,2 x 74,5 = 14,9g
Bài 2 :
a)2R + O2 2RO
b) Theo định luật bảo toàn khối lượng
mR + mO2 = mRO2
4,8 + mO2 = 8
mO2 = 3,2g
c) 3,2
nO2 = = 0,1 mol
32
Theo phương trình
nR = 2 nO2 = 0,2 mol
4,8
MR = = 24 g = MMg
0,2
R là kim loại Magiê
Bài 3
2,4
nMg = = 0,1 mol
24
mHCl = 18,25 x 20 % = 3,65g
3,65
nHCl = = 0,1 mol
36,5
Mg + 2HCl MgCl2 +H2
Pt 1 mol 2 mol 2mol 1mol
Gt 0,1mol 0,1mol a mol bmol
0,1 0,1
=> >
1 2
=> Mg dư
a)
1 1
=> =
0,1 b
=> nH2 = b = 0,1 mol
VH2 = 0,1 x 22,4 = 2,24g
b) nMg pư = 0,5 mol
mMg dư = 1,2 g
mdd = 1,2 + 18,25 = 19,45
0,1 x 95
C% = x 100 = 50 %
19,45
Hoạt động 3 dặn dò
Về nhà làm bài tập3,5,6,7 trong phiếu bài tập
TUẦN 2
TIẾT 2 : BÀI TẬP HỖN HỢP
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp dạy
Tiết
Sĩ số
Ghi chú
09.08.2012
14.08.2012
9B
5
I Mục tiêu
Kiến thức ( Sau tiết học học sinh)
Được khắc sâu hơn kĩ năng làm bài tập tính theo phương trình phản ứng
Biết cách làm bài tập hỗn hợp chất
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài tập hỗn hợp
3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học
II. Chuẩn bị
GV : Giáo án
Hs : Vở học sinh
III. Tiến trình
Hoạt động 1: Phương pháp
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Gv : hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài tập tính các chất trog hỗn hợp
Hs : nghe và ghi nhớ kiến thức
Gv : Đưa ra ví dụ
Gv yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng xảy ra
Hs viết phương trình
Giáo viên giả sử số mol của Na2O là x thì theo phương trình em hãy tìm ra số mol của NaOH theo x
Hs theo tỉ lệ các chất trong phương trình tìm số mol của NaOH theo x
Giáo viên giả sử số mol BaO là y thì theo phương trình em hãy tính số mol Ba(OH)2 theo y
Hs dựa vào phương trình tính số mol Ba(OH)2
Gv : Hướng dẫn học sinh lập hệ phương trình và giải hệ phương trình
Phương pháp
Ví dụ : cho 13,85g hỗn hợp A gồm Na2O và BaO cùng phản ứng với nước thu được 16,55g bazơ
Tính khối lượng các chất có trong hỗn hợp ban đầu
Bài làm
Gọi số mol Na2O, BaO lần lượt là x mol, y mol.
Na2O + H2O 2NaOH
1mol 2mol
xmol 2xmol
BaO + H2O Ba(OH)2
1mol 1mol
ymol y mol
mNa2O = x . 62
mBaO = y . 158
mNaOH = 2x . 40
mBa(OH)2 = y . 171
mNa2O + mBaO = 62x + 158y
mNaOH + mBa(OH)2 = 80x + 171y
ta có hệ hai phương trình
62x + 158y = 13,85
80x + 171y = 16,55
Giải hệ phương trình ta được
x = 0,1 mol
y = 0,05 mol
mNa2O = 0,1 . 62 = 6,2g
mBaO = 0,05 . 158 = 7,65g
Hoạt động 2 : Bài tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Giáo viên yêu cầu học sinh làm
bài tập 1
Bài tập 1 : Cho 13,1g hỗn hợp gồm Na và Na2O tác dụng với H2O thu được 3,36l khí H2 ở đktc
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra
b) Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
- Gv yêu cầu học sinh tóm tắt đề bài
- Hs tóm tắt bài
-Gv: yêu cầu học sinh thực hiện ngay ý a
-Gv gợi ý phần b.
?:Trong bài tập này, Hiđro sinh ra ở mấy phản ứng?
+ Hiđrô sinh ra ở phản ứng (1)
?: Dựa vào thể tích hiđro các em có thể tính được khối lượng của chất nào?
+ Dựa vào khối lượng của hiđrô có thể tính được khối lượng của Na
?: Từ đó các em có tính được khối lượng của chất còn lại không?
+có
-Sau phần gợi ý giáo viên yêu cầu một học sinh lên bảng trình bày bài.
Gv: Nhận xét chữa bài, chốt KT.
GV : Yêu cầu học sinh làm bài tập 2
Bài tập 2
Cho hỗn hợp gồm 12,4g MgO và MgCO3 phản ứng với dung dịch axit HCl .1M theo phương trình phản ứng sau
Sau phản ứng thu được 2,24lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn
Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng
GV: yêu cầu học sinh tóm tắt đề bài
Hs tóm tắt
? Muốn tính được thể tích HCl khi có nồng độ mol em phải dựa vào công thức nào?
Hs trả lời yêu cầu nêu được công thức : V = n/CM
? Trong công thức này em còn đại lượng nào chưa biết
HS trả lời
? HCl tham gia ở mấy phản ứng
Hs trả lời
? Theo 2 phản ứng trên em hãy cho biết số mol HCl được tính như nào
Hs trả lời
Vậy số mol MgCO3 em có thể tính được theo CO2 từ đó em tính khối lượng MgCO3 Tính khối lương MgO Tính số mol MgO tính số mol HCl MgO và MgCO3
1HS lên bảng làm bài
Hs dưới lớp làm vào vở theo dõi nhận xét bài trên bảng
Gv nhận xét bổ sung
Gv yêu cầu học sinh làm bài tập 3
Hỗn hợp M gồm Fe2O3, và CuO nặng 8g cho phản ứng với axit sunfuric thu được 18g hỗn hợp muối
- Viết phương trình phản ứng xảy ra
- Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu
- Tính khối lượng muối trong hỗn hợp sau phản ứng
Gv yêu cầu học sinh tóm tắt đề bài
Gọi học sinh viết pt
1 Hs lên bảng viết phương trình GvDựa vào ví dụ cô hướng dẫn các em hãy lập hệ phương trình 2 ẩn
HS lập hệ phương trình
Gv hướng dẫn học sinh giải hệ phương trình
Gv hướng dẫn học sinh về nhà hoàn thiện bài tập
Bài tập 1
a) Phương trình phản ứng:
2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2(1)
Na2O + H2O -> 2 NaOH (2)
b) Tính khối lượng :
nH2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol
Theo phương trình (1)
nNa = 2nH2 = 0,15 x 2 = 0,3( mol)
-> Khối lượng của natri trong hỗn hợplà
mNa = 0,3 x 23 = 6,9 g
-> mNa2O = 13,1 - 6,9 = 6,2g
Bài tập 2
2,24
nCO2 = = 0,1mol
22,4
MgO + 2HCl MgCl2 + H2O
MgCO3+ 2HCl MgCl2 + H2O
+ CO2
Theo phương trình 2
nMgCO3 = nCO2 = 0,1 mol
mMgCO3 = 0,1 . 84 =8,4g
mMgO = 12,4 - 8,4 = 4g
4
nMgO = = 0,1 mol
40
Theo phương trình 1 và 2
nHCl = 2nMgO + 2nMgCO3 = 0,4 mol
0,4
VHCl = = 0,4lit
1
Bài tập 3
Fe2O3+3H2SO4 Fe2(SO4)3+3H2O
CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O
Gọi số mol Fe2O3, CuO trong hỗn hợp lần lượt là a,b mol( a,b > 0)a
Theo bài ra ta có
mFe2O3 + mCuO = 8
=> a.160 + b. 80 = 8
=> 2a + b = 0,1
Theo phương trình nFe2SO4 = nFeO = a
nCuSO4 = nCuO = b
=> 400a + 160b = 18
Ta có hệ
2a + b = 0,1
400a + 160b = 18
Giải hệ ta được
a = 0,025
b = 0,05
=> mFe2O3 = 0,025 .160 = 4g
mCuO = 0,05 . 80 = 4g
=> mFe2(SO)4 = 400 . 0,025 = 10g
= > mCuSO4 = 160 . 0,05 = 8 g
Dặn dò
Về nhà ôn tập và làm các bài tập trong phiếu bài tập
TUẦN 3
TIẾT 3 : TÌM CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA OXIT
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp dạy
Tiết
Sĩ số
Ghi chú
24.08.2012
28.08.2012
9B
3chiều
I.Mục tiêu
- Học sinh biết cách làm dạng bài tập tìm công thức hóa học.
- Rèn kĩ năng làm bài tập hóa học.
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
Gv : giáo án, sách tham khảo
Hs : Vở học sinh
III. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Phương pháp làm bài tập
Gv nêu phương pháp
Hoạt động 2 Bài tập
Gv yêu cầu học sinh làm bài tập 1
Biết khối lượng mol của 1 oxit là 80, thành phần phần trăm về khối lượng của oxi trong hợp chất là 60% . Xác định công thức hoá học của hợp chất.
- Gv gợi ý bằng phát vấn câu hỏi nhỏ:
?: Dựa vào đề bài em có tính được khối lượng của oxi trong 1 mol hợp chất không?
+ Ta tính được khối lượng của oxi trong 1 mol hợp chất dựa vào khối lượng mol của hợp chất và thành phần phần trăm về khối lượng của oxi trong hợp chất.
?: Từ khối lượng của oxi trong hợp chất em có thể tìm được số nguyên tử oxi trong hợp chất không
+ Ta có thể tính được số nguyên tử oxi trong hợp chất.
? Tính khối lượng của nguyên tố còn lại trong 1 mol hợp chất như thế nào?
+ Khối lượng của nguyên tố còn lại trong 1 mol hợp chất được tính bằng khối lượng mol của hợp chất trừ khối lượng của nguyên tố oxi
- Gv: Từ đó các em biện luận và tìm ra nguyên tố còn lại.
- Gv gọi 1 HS khá lên bảng làm bài.
GV chữa bài hoàn chỉnh
Gv yêu cầu học sinh làm bài tập 2
Gv gọi học sinh lên bảng viết phương trình
Gv hướng dẫn học sinh cách làm ý b
Gv gọi 1 Hs lên bảng làm bài
Gv quan sát học sinh làm bài
Gọi HS làm ý c
Gv chữa bài
Gv yêu cầu học sinh làm bài tập 3
Để hòa tan hoàn toàn 4g FexOy cần 52,14 ml dung dịch 10% (d = 1,05g/ml). Xác định công thức phân tử của sắt oxit.
Gv yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng
? Trong bài tập này đề bài cho ta biết những gì
? Em có tính được số mol của HCl không ?
? Hãy tính số mol của FexOy theo x và y
? Theo phương trình tỉ lệ số mol của HCl và FexOy như thế nào?
? dựa vào tỉ lệ số mol hãy lập tỉ số giữa x và y
Gv yêu cầu 1 học sinh lên bảng làm
Gv chữa bài
Hs lắng nghe
- 1 Hs trả lời.
- 1 Hs trả lời.
- 1 Hs trả lời.
- 1 Hs khá lên bảng làm.
-HS làm bài vào vở theo dõi nhận xét
Hs lên bảng
Hs nghe
1 HS lên bảng làm ý b
Hs dưới lớp làm bài theo dõi bài của bạn
HS chữa bài vào vở
HS viết phương trình
HS trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs Trả lời
1HS lên bảng
Hs dưới lớp làm bài vào vở
Hs nhận xét bài
Hs chữa bài vào vở
I. Phương pháp làm bài tập tìm công thức hóa học.
- Dựa vào phương trình tính số mol hợp chất cần tìm
- Từ số mol vừa tìm được và khối lượng chất mà đầu bài cho tìm được khối lượng mol của oxit
- Tính khối lượng mol của kim loại trong oxit tìm ra công thức hóa học của hợp chất
Bài tập 1
Giả sử công thức hóa học của oxit là AxOy
-> Khối lượng của nguyên tố oxi trong 1 mol oxit là
80 x 60% = 48g
-> y = 48/ 16 = 3
-> Công thức hóa học ủa oxit là AxO3
-> MA . x = 80 – 48 = 32
-Nếu x = 1 thì MA = 32 -> A là lưu huỳnh -> CT oxit SO3
-Nếu x =2 thì MA = 16 -> A là O -> không thỏa mãn
=>Vậy công thức hóa học của oxit là SO3
Bài tập 2
Cho 4 g một oxit kim loại hóa trị II phản ứng vừa đủ với 31,5g dung dịch HCl 20%.
a) Viết phương trình hóa học sảy ra
b) Tìm công thức hóa học của oxit kim loại trên
c) Tính khối lượng của chất tạo thành sau phản ứng
a) RO + 2HCl RCl2 + H2
b) 31,5 . 20
mHCl = = 6,3 g
100
6,3
nHCl = = 0,2mol
36,5
4
nRO =
MR + 16
Theo phương trình
2nRO = nHCl
4
=> 0,2 = . 2
MR + 16
=> MR = 24
R là Mg
Theo phương trình
nMgCl2 = 0,1mol
m = 0,1 . 85 = 8,5g
Bài tập 3
Phản ứng:
FexOy+2yHCl xFexCl2y/x + y H2O
Ta có 52,14 x 1,05 x 10
nHCl =
100 x 36,5
= 0,15 mol
Theo pt ta có
nHCl = 2y nFexOy
4
0,15 = 2y x
56x + 16y
x 2
=> =
y 3
Vậy công thức hóa học của oxit là Fe2O3
Về nhà làm bài tập tìm công thức hóa học trong sách bài tập
TUẦN 4
TIẾT 4: BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH VỀ OXIT
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp dạy
Tiết
Sĩ số
Ghi chú
24.08.2012
10.09.2012
9B
3chiều
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh khắc sâu thêm tính chất hóc học của oxit.
- Rèn kĩ năng viết phương trình phản ứng
- Tạo hứng thú cho học sinh khi học môn hóa học
II. Chuẩn bị
Gv giáo án, phiếu bài tập
Hs vở bài tập
III. Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Nội dung
File đính kèm:
- hoa 8.doc