Bài giảng Tuần :1 tiết: 1 ôn tập môn học hóa học khối 9

Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp Hs nhớ lại những kiến thức đã học ở chương trình Hóa học 8: 4 loại hợp chất hữu cơ, các công thức tính.

2. Kỹ năng:

- Giúp Hs nhớ lại những kỹ năng giải các dạng bài tập thường gặp.

II. Chuẩn bị:

- Phiếu học tập.

- Một số bài tập ôn tập.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần :1 tiết: 1 ôn tập môn học hóa học khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 1/8 Tuần :1 Tiết: 1 Ôn tập I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp Hs nhớ lại những kiến thức đã học ở chương trình Hóa học 8: 4 loại hợp chất hữu cơ, các công thức tính. 2. Kỹ năng: - Giúp Hs nhớ lại những kỹ năng giải các dạng bài tập thường gặp. II. Chuẩn bị: - Phiếu học tập. - Một số bài tập ôn tập. III. Tiến trình dạy học: Ôn tập các khái niệm về 4 loại hợp chất vô cơ Giáo viên phát phiếu ôn tập, và đàm thoại với Hs để giúp Hs nhớ lại các kiến thức về cách lập công thức, cách gọi tên của 4 loại hợp chất hữu cơ, tính tan của một số chất. A. OXIT: Các oxit bazơ tác dụng được với nước: Na2O; K2O; BaO; CaO. Các oxit axit và các axit tương ứng: CO2 - H2CO3 SO2 - H2SO3 SO3 - H2SO4 N2O5 - HNO3 P2O5 - H3PO4 B. AXIT: Công thức Tên gọi Gốc axit Tên gốc axit HCl Clohidric –Cl Clorua HNO3 Nitric –NO3 Nitrat H2SO3 Sunfurơ =SO3 Sunfit H2SO4 Sunfuric =SO4 Sunfat H2CO3 Cacbonic =CO3 Cacbonat H3PO4 Photphoric ºPO4 Photphat C.BAZƠ: Các Bazơ tan được trong nước: NaOH; KOH; Ba(OH)2; Ca(OH)2 Cách gọi tên Bazơ: Tên kim loại + hiđroxit D. MUỐI: Cách gọi tên Muối: Tên kim loại + tên gốc axit Loại muối Tan Không tan Nitrat (–NO3) Tất cả Clorua (–Cl) Hầu hết AgCl; PbCl2 Sunfat (=SO4) Hầu hết BaSO4; PbSO4 Sunfit (=SO3) Na2SO3; K2SO3 Hầu hết Cacbonat (=CO3) Na2CO3; K2CO3 Hầu hết Photphat (ºPO4) Na3PO4; K3PO3 Hầu hết Một số bài tập ôn tập Bài 1: Cho 13,6g ZnCl2 hòa tan vào 186,4g nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được. Bài 2: Hòa tan 7,3g HCl vào nước, tạo thành 500ml dung dịch. Tính nồng độ mol/l của dung dịch thu được. Bài 3: Trộn 150g dung dịch KCl 15% với 200g dung dịch KCl 5%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được. Bài 4: Trộn 300ml dung dịch K2SO4 2M với 100ml dung dịch K2SO4 2M. Tính nồng độ mol/l của dung dịch thu được. Bài 5: Rót 20g dung dịch axit H2SO4 20% vào nước, tạo thành 50g dung dịch H2SO4. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng. Bài 6: Cho thêm nước vào 2 lit dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch có nồng độ 0,1M. Tính lượng nước đã thêm vào. IV. Củng cố – Dặn dò: - Gv yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất hóc học của từng loại Oxit và cho ví dụ minh họa. - Làm bài tập 1 SGK tr.6 - Bài tập về nhà: 3, 5 SGK tr.6 V. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docT1.doc