Bài giảng Tuần 1 / tiết 1+2 ôn tập đầu năm

1/Về kiến thức : ôn lại các khái niệm :

 -Nguyên tử

 -Nguyên tố hóa học (GV nhắc HS tự ôn tập)

 -Hóa trị của 1 nguyên tố

 -Định luật bảo toàn khối lượng

 -Mol, khối lượng mol, khối lượng, thể tích.

 -Tỉ khối của chất khí

 - Nồng độ dd (%, mol).( Dung dịch, độ tan, những ảnh hưởng đến độ tan:GV nhắc HS tự ôn tập)

 

doc14 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 1 / tiết 1+2 ôn tập đầu năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 / Tiết 1+2 ÔN TẬP ĐẦU NĂM I.Mục tiêu: 1/Về kiến thức : ôn lại các khái niệm : -Nguyên tử -Nguyên tố hóa học (GV nhắc HS tự ôn tập) -Hóa trị của 1 nguyên tố -Định luật bảo toàn khối lượng -Mol, khối lượng mol, khối lượng, thể tích. -Tỉ khối của chất khí - Nồng độ dd (%, mol).( Dung dịch, độ tan, những ảnh hưởng đến độ tan:GV nhắc HS tự ôn tập) -Sự phân loại các hợp chất vô cơ -Bảng TH các nguyên tố hóa học (GV nhắc HS tự ôn tập) 2/Về kĩ năng: có kĩ năng giải BT có liên quan đến các kiến thức trên 3/Về GD tình cảm thái độ : hiểu rõ về hóa học hơn, thích học hóa hơn II.Chuẩn bị: -HS: Học lại kiến thức lớp 8,9 -GV: +Hướng dẫn HS ôn tập trước những phần cần ôn tập +Chuẩn bị câu hỏi & BT có liên quan + Phương pháp : vấn đáp III.Họat động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Ôn tập về nguyên tử GV hỏi : Các em hãy nêu thành phần cấu tạo của nguyên tử ? GV nhận xét và kết luận. Lớp vỏ : các e (-) Nguyên tử Hạt nhân (+) Hay : e- GV hỏi : Hạt nhân nguyên tử được tạo nên từ những hạt nào? GV nhận xét và kết luận. Lớp vỏ : các e (-) Nguyên tử Các nơtron Hạt nhân Các proton GV hỏi :Tóm lại trong ngưyên tử có 3 loại hạt:e,p,n.Các em nghe cô hỏi tiếp:Trong 3 loại hạt trên có 2 loại số hạt nó luôn bằng nhau.Các em hãy cho biết đó là 2 loại hạt gì ? GV nhận xét và kết luận. VD : Nguyên tử hidro : Nhân có 1p thì vỏ có 1e. e- Hoạt động 2: Ôn tập về hóa trị của các nguyên tố GV hỏi :Hóa trị của H và O lần lượt bằng bao nhiêu ? GV nhận xét và kết luận. GV hỏi : Tính hóa trị của các nguyên tố: nitơ trong các hợp chất: NH3, NO, NO2 ,N2O. GV nhận xét và kết luận:Để tính được hóa trị trên là ta phải nhớ hóa trị của H là I của O là II và qui tắc về hóa trị là a.x=b.y với : a b AxBy GV hỏi :Hãy lập CTHH của : IV II IV III I CxHy CxOy CxOy NxOy ClxOy GV nhận xét và kết luận: Cách 1 :Ta làm tuần tự :áp dụng qui tắc về hóa trị là a.x=b.y à x : y à đơn giản ( nếu tỉ chưa là số nguyên nhỏ nhất ) Cách 2 : Ta làm vắn tắc là chéo 2 hóa trị làm 2 chỉ số à đơn giàn ( nếu số chưa là số nguyên nhỏ nhất ) Các em ghi nhớ 2 nguyên tố có hóa trị = nhau thì chỉ số là 1,1 ( khỏi ghi ) Hoạt động 3: Ôn tập về định luật bảo toàn khối lương GV hỏi :Khi nung m gam canxi cabonat (đá vôi) thì được 5.6g canxi oxit (vôi sống) và 4.4g cacbonic.Tính m ? GV nhận xét và kết luận:Ta có được kết quả trên là ta dựa vào ĐLBTKL “Trong 1 PƯHH,tổng khối lượng sản phẩm = tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng”. Hoạt động 4: Ôn tập về mối quan hệ giữa khối lượng, mol, khối lương mol, thể tích GV hỏi :1.Tính số mol của : a/ 3.2g khí oxi. b/ 2.24 lít khí oxi (đo ở đktc). 2. Tính khối lượng của 0.1 mol khí oxi. 3. Tính thể tích của 0.1 mol khí oxi (đo ở đktc). GV nhận xét và kết luận: n = n = Khối lượng Số mol Thể tích m = n.M v = n.22.4 Hoạt động 5: Ôn tập về tỉ khối của chất khí GV hỏi :1. Tính tỉ khối của khí : a/ nitơ so với hidro b/ nitơ so với không khí c/ cacbonic so với metan 2. Tính KLPT của khí A.Biết A có tỉ khối hơi so với hidro là 8.5 Hoạt động 6: Ôn tập về nồng độ chất trong dung dịch GV hỏi :1. Tính nồng độ % của dd thu được khi hòa tan 8g muối vào 42g nước. GV hỏi :2. Tính nồng độ mol/lít của dd thu được khi hòa tan 8g natri hidroxitvào nước được 800ml dd. Hoạt động 7: Ôn tập về sự phân loại hợp chất vô cơ: GV hỏi :hợp chất vô cơ được chia làm mấy loại hãy kể ra ? GV hỏi :oxit được chia làm mấy loại ,kể ra ? GV hỏi :Mỗi loại cho 2 ví dụ ? GV hỏi :Nêu tính chất HH của từng loại chất trên ? GV nhận xét và kết luận:Tính chất HH các chất được biếu diển bằng sơ đồ sau: Oxit axit Oxit bazơ Axit Bazơ Muối Muối Hoạt động 8: Ôn tập về PƯHH và tính theo PTHH GV hỏi :1.Sục 3.36l khí cabonic (đo ở đktc) vào nước vôi trong dư sinh ra chất kết tủa trắng, Tính khối lượng kết tủa đó ? 2. Trung hòa 100ml dd H2SO4 0.5M bằng dd NaOH 10%. Tính khối lượng dd NaOH đã dùng ? 3. 5,6g vôi sống tác dụng vừa đủ với 50g dd axit clohdric C%.Tính C% của dd axit ? 4. Cho 500ml dd AgNO3 1M vào 300ml dd axit clohdric (dư).Tính khối lượng kết tủa và nồng độ mol / lit của axit tạo thành ? Giả thiết chất rắn chiếm thể tích không đáng kể. GV nhận xét và kết luận GV DẶN DÒ : *Xem lại các BT đã giải . *Xem lại : Nguyên tố hóa học, dung dịch, độ tan là gì, những ảnh hưởng đến độ tan, bài bảng TH các nguyên tố hóa học và các BT đã học năm lớp 9. *Xem bài mới. BT CHO LỚP KHÁ : 1. Một hỗn hợp khí A gồm 0.8mol oxi, 0.2mol cacbonic và 2mol metan a/ Tính khối lượng mol trung bình của hỗn hợp A b/ Cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí ? bao nhiêu lần ? c/ Tính % thể tích và % khối lượng của mỗi khí trong A ? 2. Làm bay hơi 300g nước ra khỏi 700g dd muối 12% , thấy có 5g muối kết tinh tách ra kỏi dd. Hãy xác định nồng độ % của dd muối bảo hòa trong điều kiện nhiệt độ của thí nghiệm. 3. Hòa tan 15.5g natri oxit vào nước thu được 500ml ddA a/ Viết PTPƯ và tính CM của dd A? b/ Tính thể tích dd axit sunfuric 20% (d=1.14g/ml) cần dùng để trung hòa hết dd A ? c/ Tính CM chất trong dd sau phản ứng trung hòa ? HS trả lời: Nguyên tử của bất kì nguyên tố nào cũng gồm có hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ có một hay nhiều electron mang điện âm. HS trả lời: Hạt nhân nằm ở tâm của nguyên tử. Hạt nhân gồm có proton và nơtron. . HS trả lời: Đó là p và e HS trả lời và ghi: Hóa trị của H và O lần lượt bằng I và II III II IV I HS trả lời và ghi: NH3 , NO , NO2 , N2O (4 HS lên bảng 1 lượt ) HS trả lời và ghi: CH4 CO CO2 N2O3 Cl2O (5 HS lên bảng 1 lượt ) HS trả lời và ghi: Theo ĐLBTKL m = 5.6+4.4=10 gam. HS trả lời và ghi: 1. số mol của : a/ 3.2g khí oxi là n=m:M=0.1mol b/ 2.24 lít khí oxi là n=v:22.4= 0.1 mol 2.K lượng của 0.1 mol khí oxi là m=n.M= 3.2g. 3.Thể tích của 0.1 mol khí oxi (đo ở đktc) là v=n.22.4=2.24lít. (4 HS lên bảng 1 lượt ) HS trả lời và ghi: 1. Tỉ khối của khí : a/ nitơ so với hidro là d=MA / MB =14 b/ nitơ so với không khí là d=MA / MB =0.9655 c/ cacbonic so với metan là d=MA / MB = 2.75 2. KLPT của khí A là MA =d.MB =17 (4 HS lên bảng 1 lượt ) HS trả lời và ghi: nồng độ % của dd thu được khi hòa tan 8g muối vào 42g nước là 16%. HS trả lời và ghi: nồng độ mol/lít của dd thu được khi hòa tan 8g natri hidroxitvào nước được 800ml dd là 0.25M.(2 HS lên bảng 1 lượt ) HS trả lời và ghi: 4 loại :oxit, axit ,bazơ, muối. HS trả lời và ghi:2 loại :oxit axit và oxit bazơ HS trả lời và ghi: HS trả lời và ghi: (2 HS lên bảng 1 lượt x 2 lần ) HS trả lời và ghi : CO2 + Ca(OH)2 à CaCO3 + H2O 22.4l 100g 3.36l 15g HS trả lời và ghi H2SO4 + 2NaOH à Na2SO4 + 2H2O 0.5x0,1mol à 0.1mol mNaOH = 0.1x40 =4g mddNaOH = 40g HS trả lời và ghi CaO + 2HCl à CaCl2 + H2O 56g à 73g 5.6g à 7.3g C%= 14.6% HS trả lời và ghi AgNO3 + HCl à AgCl + HNO3 1x0.5mol 71.75g 0.5mol CM = 0.625M BÀI GIẢI : 1. a/ = =22.13 đvC b/ d = =0.7631 à nhẹ hơn không khí 0.7631 lần 2. mct = = = 84g C% = = = 20% 3. a/ Na2O + H2O à 2NaOH 62g 2mol 15.5g 0.5mol CM = = 1M b/ 2NaOH + H2SO4 à Na2SO4 + H2O 2mol 1mol 1mol 0.5mol 0.25mol 0.25mol maxit = 0.25x98 = 24.5g mdd = 122.5g vdd = 107.456ml c/ CM = = = 0.4M Tuần 2/ Tiết 3 Chương I: NGUYÊN TỬ Bài 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ (SGK : trang 4) I. Mục tiêu : 1. Về kiến thức : HS - Biết: thành phần cơ bản của nguyên tử gồm: vỏ nguyên tử và hạt nhân. Vỏ nguyên tử gồm các hạt e. Hạt nhân gồm hạt proton và hạt nơtron. Khối lượng và điện tích của e, p, n . Kích thước và khối lượng rất nhỏ của nguyên tử. - Hiểu: nguyên tử chưa phải là phần tử nhỏ nhất của vật chất. Ngtử còn được cấy tạo nên từ những hạt nhỏ hơn là e, n, p . Ngtử và các hạt đó đều có khối lượng, kthước v à đều mang điện trừ n không mang điện và ngtử trung hòa về điện 2. Về kĩ năng: - Có kĩ năng quan sát mô hình (thí nghiệm): nhận xét, phân tích và rút ra kết luận về cấu tạo ngtử. - Biết sử dụng các đơn vị đo luờng như: u, đvđt, mm, A0 và biết giải các bài tập qui định. 3. Về thái độ: phân biệt thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Để hiểu được thế giới vi mô phải tư duy trên cơ sở các kết quả thí nghiệm và kết quả tính tóan để rút ra kết luận đúng đắn. II. Chuẩn bị: Thầy - Phóng to hình 1.3 và 1.4 (hoặc sử dụng thí nghiệm mô phỏng) - PP, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề. - Có thể dùng phiếu học tập giúp HS đọc SGK, để GV hướng dẫn học sinh học tập một cách tích cực. Trò - Có sách - Đọc bài trước. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Vào chương , vào bài: Hôm nay ta vào chương 1 của chương trình là nguyên tử Và Bài 1 :Thành phần nguyên tử. GV chuyển ý đầu tiên ta xét thành phần cấu tạo của nguyên tử. Hoạt động 2: Tìm hiểu về “Thành phần cấu tạo của nguyên tử”. Gv hỏi : các em hãy cho biết thành phần cấu tạo của nguyên tử ? GV chuyển ý các em biết nguyên tử gồm lớp vỏ tạo bởi các e và hạt nhân tạo bởi p và e. Nhưng làm thế nào biết được cấu tạo nguyên tử như thế,hôm nay ta sẽ xét điều đó. 1.Electron: a.Sự tìm ra e : GV treo hình 1.3 trang 5 (hoặc chiếu lên màn hình). GV mô tả thí nghiệm : năm 1897 nhà bác học người Anh Tomxơn nghiên cứu sự phóng điện giữa hai điện cực có hiệu địên thế 15 kV ,đặt trong 1 ống gần như chân không( áp suất khoảng 0.001 mmHg ) và thấy màn huỳnh quang trong ống phát sáng. GV hỏi : Các em hãy suy nghĩ và trả lời vì sao màn huỳnh quang phát sáng ? Gv mô tả thí nghiệm tiếp nếu trên đường đi của tia âm cực ta đặt 1 chong chóng nhẹ thì chong chóng bị quay. Gv hỏi :Các em suy nghĩ và trả lời tiếp vì sao chong chóng bị quay ? Gv mô tả thí nghiệm tiếp:nếu khi không có tác dụng của điện trường và từ trường thì tia âm cực truyền thẳng còn nếu khi cho tia âm cực đi vào giữa hai bản điện cực mang điện tích trái dấu, tia âm cực lệch về phía cực dương. Gv hỏi: Các em hãy suy nghĩ và trả lời tiếp vì sao tia âm cực lệch về phía cực dương ? Gv nhận xét và kết luận : Gv chuyển ý tiếp ta sang phần khối lượng và điện tích của e. Gv hỏi: Bằng thực nghiệm người ta đã xác định được khối luợng và điện tích của e là bao nhiêu ? GV nhận xét, kết luận và bổ sung: Hay = 9.11x10-28g = 0.0005 u. (u còn được gọi là đvC. 1u = k lượng của 1 ng tử đồng vị cacbon – 12 = x 19.9265x10-27kg = 1.6605x10-27kg).Và Người ta chưa phát hiện đuợc điện tích nào nhỏ hơn 1.602x10-19C nên nó được làm điện tích đơn vị, ký hiệu là e0. Do đó, điện tích của e được kí hiệu là – e0 và quy ước bằng 1-. Gv chuyển ý tiếp ta xét sự tìm ra hạt nhân GV treo hình 1.4 trang 6 (hoặc chiếu lên màn hình). Gv mô tả thí nghiệm: năm 1911, nhà vật lý người Anh Rơdơpho và các cộng sự cho các hạt (hạt có điện tích 2 + và khối lượng gấp 4 lần nguyên tử hiđro) bắn phá một lá vàng mỏng và dùng màn huýnh quang đặt sau lá vàng để theo dõi đường đi của hạt .Kết quả thí nghiệm cho thấy hầu hết các hạt đều xuyên thẳng qua lá vàng, nhưng có một số ít hạt đi lệch hướng ban đầu và một số rất ít bị bật lại. Gv hỏi các em hãy trả lời vì sao các hạt hầu hết đều xuyên thẳng qua lá vàng nhưng có một số ít hạt đi lệch hướng ban đầu và một số rất ít bị bật lại ? GV nhận xét, kết luận và bổ sung: GV hỏi :Để nguyên tử trung hòa về điện, số đơn vị điện tích dương của hạt nhân phải như thế nào so với số e quay xung quanh hạt nhân? Gv nhận xét, kết luận và bổ sung: vì khối lượng của các e rất nhỏ nên khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân Gv chuyển ý đó là sự tìm ra hạt nhân tiếp theo hạt nhân cấu tạo ra sao và là hạt nhỏ nhất hay còn phân chia ta sẽ xét sang 3/cấu tạo của hạt nhân a.Sự tìm ra proton GV mô tả thí nghiệm : năm 1918 ,khi bắn phá hạt nhân nguyên tử Nitơ bằng hạt , Rơdơpho đã quan sát thấy sự xuất hiện hạt nhân nguyên tử oxi và một loại hạt có khối lượng 1.6726x10-27kg (tức 1u) và mang một đơn vị điện tích dương (tức = +1.602x10-19C = +e0 = 1+).Đó là hạt proton, được ký hiệu bằng chữ p Gv chuyển ý đó là sự tìm ra p tiếp theo ta xét phần b.Sự tìm ra nơtron GV mô tả thí nghiệm: năm 1932 Chát-uých( cộng tác viên của Rơdơpho) dùng hạt bắn phá hạt nhân nguyên tử bêri đã quan sát thấy sự xuất hiện của một loại hạt mới có khối lượng xấp xỉ của proton nhưng không mang điện ,được gọi là hạt nơtron ,ký hiệu :n GV hỏi từ các thí nghiệm trên các em cho biết người ta đã đi đến kết luận hạt nhân nguyên tử được tạo bởi những hạt gì,điện tích,khối lượng của chúng ra sao? Gv nhận xét, kết luận Hoạt động 3:Tìm hiểu kích thước, khối lượng của nguyên tử GV chuyển ý nguyên tử được tạo bởi các hạt có khối lượng,kích thước vậy nguyên tử cũng có khối lượng và kích thước ta sẽ xét sang II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử 1. Kích thước a. Kích thước của nguyên tử Gv hỏi nếu hình dung nguyên tử như một quả cầu thì đường kính nguyên tử khoảng bao nhiêu? GV bổ sung để thể hiện kích thước nguyên tử người ta dùng đơn vị nanômét (nm) hay angstron() Gv hỏi 1 nm=?m 1 = ?m à 1nm = ?. Vậy đường kính nguyên tử khoảng ? nm GVhỏi cho ví dụ kích thước của nguyên tử H ? GV chuyển ý ta sẽ xét sang b. Kích thước của hạt nhân GV hỏi đường kính hạt nhân khoảng bao nhiêu? GV hỏi vậy kích thước nguyên tử lớn hơn kích thước hạt nhân bao nhiêu lần ? GV bổ sung nếu ta hình dung hạt nhân là quả cầu có đường kính 10 cm thì nguyên tử là quả cầu có đường kính 1000m =1km GV chuyển ý ta sẽ xét sang c. Kích thước p,e : GV hỏi đường kính của e,p khoảng bao nhiêu? GV bổ sung e chuyển động xung quanh nhân trong không gian rỗng của nguyên tử GV chuyển ý ta sẽ xét sang 2. Khối lượng của nguyên tử : GV hỏi nguyên tử có khối lượng khoảng bao nhiêu kg? GV hỏi cho ví dụ Gv nhận xét, kết luận và bổ sung qua VD các em thấy nguyên tử của các nguyên tố khác có kích thước và khối lượng khác. GV hỏi Các em hãy tính 1g cacbon có bao nhiêu nguyên tử ? GV hỏi Cách tính ? Gv nhận xét, kết luận và bổ sung Khối lượng nguyên tử rất nhỏ vì vậy để biểu thị khối lượng của nguyên tử,phân tử và các hạt proton,nơtron,electron,người ta phải dùng đơn vị khối lượng nguyên tử,ký hiệu là u,u còn được gọi là đvC. Và: 1u = k lượng của 1 ng tử đồng vị cacbon – 12 = x 19.9265x10-27kg = 1.6605x10-27kg.Như cô đã nói ở trên. GV hỏi Dựa vào những điều trên hãy tính khối lượng của H và C = đơn vị là u ? GV hỏi các em đã những số 1 và 12 đó ở đâu ? Gv nhận xét, kết luận Hoạt động 4:Củng cố GV treo bảng 1 trang 8 (hoặc chiếu lên màn hình). DẶN DÒ: *Học bài *Làm BT *Đọc bài mới Chương I: NGUYÊN TỬ Bài 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ I.Thành phần cấu tạo của nguyên tử: HS trả lời : nguyên tử gồm lớp vỏ tạo bởi các e và hạt nhân tạo bởi p và e. 1.Electron: a.Sự tìm ra electron : HS: xem sách GK trang 4 HS trả lời:Do những tia phát ra từ cực âm gọi là tia âm cực HS trả lời :vì tia âm cực là chùm vật chất có khối lượng và chuyển động với vận tốc lớn HS trả lời: vì tia âm cực là chùm hạt mang điện tích âm HS ghi những hạt tạo thành tia âm cực là electron, ký hiệu là e b.khối lượng và điện tích của e HS trả lời và ghi: khối lượng của e : me = 9.1094x10-31 kg = 9.11x10-28g 0.0005 u Điện tích của e : qe = -1.602x10-19C = - e0 = 1- HS ghi : (u còn được gọi là đvC. 1u = k lượng của 1 ng tử đồng vị cacbon – 12 = x 19.9265x10-27kg = 1.6605x10-27kg) 2. sự tìm ra hạt nhân HS xem sách trang 5 HS trả lời nguyên tử phải chứa phần tử mang điện tích dương có khối lượng rất lớn để có thể làm các hạt bị lệch khi va chạm .Nhưng phần mang điện tích dương này lại phải có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử để phần lớn các hạt có thể xuyên qua khoảng cách giữa các phần mang điện tích dương mà không bị chệch hướng .Điều đó chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo rỗng phần mang điện dương là hạt nhân HS trả lời Để nguyên tử trung hòa về điện, số đơn vị điện tích dương của hạt nhân phải = số e quay xung quanh hạt nhân 3/cấu tạo của hạt nhân a.Sự tìm ra proton HS xem sách trang 6 và GHI : mp = 1.6726x10-27kg 1u qp = +1.602x10-19C = +e0 = 1+ b.Sự tìm ra nơtron HS xem sách trang 7 và GHI : mn = 1.6726x10-27kg 1u qn = 0 HS trả lời và ghi c/ Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử :Hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi các p và n vì n không mang điện,số p trong nhân phải bằng số đơn vị điện tích dương của hạt nhân và bằng số e quay quanh hạt nhân. II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử 1. Kích thước a. Kích thước của nguyên tử HS trả lời và ghi đường kính nguyên tử khoảng 10-10 m=10-1 nm HS trả lời và ghi 1nm =10-9 m 1=10-10m 1nm=10 HS trả lời và ghi nguyên tử nhỏ nhất H có bán kính khoảng 0.053 nm b. Kích thước của hạt nhân HS trả lời và ghi đường kính hạt nhân khoảng 10-5nm HS trả lời và ghi (đường kính của nguyên tử lớn hơn hạt nhân khoảng 10 nghìn lần) c. Kích thước p,e : HS trả lời và ghi đường kính của e,p khoảng 10-8nm 2. Khối lượng của nguyên tử : HS trả lời và ghi Khối lượng của nguyên tử khoảng 10-27kg HS trả lời và ghi mH=1.6738x10-27kg = 1.6738x10-24g1,008u 1u mC = 19.9265x10-27kg = 19.9265x10-24g 12u HS trả lời 1g cacbon có tới 5.1022 nguyên tử C (tức năm mươi nghìn tỉ tỉ) HS trả lời = 5.1022 HS trả lời và ghi (tiếp ở trên) HS trả lời ghi trong bảng TH Tuần 2 – 3 / Tiết 4 – 5 BÀI 2 : HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỒNG VỊ MỤC TIÊU : 1/ Về kiến thức : HS hiểu Điện tích của hạt nhân, số khối của hạt nhân là gì ? Thế nào là nguyên tử khối, cách tính NTK. Định nghĩa nguyên tố hóa học trên cơ sở điện tích hạt nhân. Thế nào là số hiệu nguyên tử, cho ta biết điều gì ? Định nghĩa đồng vị. Cách tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố hóa học . 2/ Về kĩ năng :HS được rèn luyện kĩ năng giải được các BT có liên quan đến các kiến thức sau: -Điện tích hạt nhân -Số khối -Kí hiệu nguyên tử -Đồng vị -Nguyên tử khối , nguyên tử khối TB của các nguyên tố. II. Chuẩn bị : -Thầy : P2 : Đặt vấn đề Trực quan Câu hỏi HS : Học bài cũ chủ yếu phần tổng kết Làm bài tập của bài cũ Đọc trước bài mới III.Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 : KT bài cũ Nêu thành phần cấu tạo của nguyên tử ? Nêu thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử ? Nêu khối lượng của các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt nhân nguyên tử (đơn vị là u) và điện tích theo qui ước. GV nhận xét, kết luận và cho điểm Hoạt động 2 Vào bài Bài rồi ta xét tổng quát về nguyên tử gồm nhân và vỏ hôm nay ta xét về phần thứ nhất của nguyên tử là nhân của nguyên tử Hoạt động 3 Tìm hiểu về hạt nhân nguyên tử GV hỏi: Nếu hạt nhân có Z hạt p thì điện tích của hạt nhân bằng bao nhiêu ? GV hỏi: Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng bao nhiêu ?(khi có Z hạt p) GV hỏi: Nguyên tử trung hòa về điện thì vỏ nguyên tử phải mang điện tích bằng bao nhiêu ?(khi có Z hạt p) GV hỏi: Để có được điện tích Z- thì phải có bao nhiêu hạt e ? Gv nhận xét và kết luận : Vậy trong nguyên tử : Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số p = số e GV hỏi: các em hãy cho VD ? GV chuyển ý Đó là điện tích hạt nhân tiếp ta xét sang số khối kí hiệu là A GV hỏi: Nếu nguyên tử có Zp và Nn thì hạt nhân gồm bao nhiêu hạt ? GV hỏi: Và khối lượng hạt nhân bằng bao nhiêu u ? Gv nhận xét và kết luận : Số khối = số p + số n HAY : A = Z + N GV hỏi: TD hạt nhân nguyên tử liti có 3p và 4n .Vậy số khối của liti bằng bao nhiêu ? GV hỏi: Số đơn vị điện tích hạt nhân Z và số khối A đặc trưng cho hạt nhân và cũng đặc trưng cho nguyên tử vì sao ? Gv nhận xét và kết luận : GV hỏi: Các em hãy cho VD ? Gv nhận xét và kết luận : Hoạt động 4 Tìm hiểu về nguyên tố hóa học : GV chuyển ý : Tiếp ta xét sang phần nguyên tố hóa học II. Nguyêntố hóa học : 1/ Định nghĩa : GV hỏi: Các em hãy định nghĩa thế nào là nguyên tố hóa học ? Gv nhận xét và kết luận : GV hỏi: Các em hãy cho VD ? GV hỏi: Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học thì tính chất hóa học nó như thế nào ? Gv nhận xét, kết luận và bổ sung : Cho đến nay, người ta đã biết 92 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên và khoảng 18 nguyên tố hóa học được tổng hợp trong phòng thí nghiệm hạt nhân (tổng số khoảng 110 nguyên tố). GV : Tiếp ta sang 2/ Số hiệu nguyên tử. GV hỏi: Số hiệu nguyên tử là gì ? Gv nhận xét và kết luận : GV Tiếp ta sang 3/ Kí hiệu nguyên tử GV hỏi: Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử. Để kí hiệu nguyên tử, người ta thường đặc kí hiệu các chỉ số đặc trưng ở bên trái kí hiệu nguyên tố X với số khối ở phía trên, số hiệu nguyên tử Z ở phía dưới. Các em hãy lên bảng ghi kí hiệu đó, kèm theo ghi chú những kí hiệu đó là gì (dạng tổng quát) ? Gv nhận xét và kết luận GV : VD Kí hiệu cho ta biết : Nguyên tử Na có : Số hiệu nguyên tử : + số đơn vị điện tích hạt nhân : + Điện tích hạt nhân : + Số p trong nhân : + Số e ngoài vỏ : Số khối : + Số n : +NTK : GV hỏi : Các em hãy lên điền vào con số cụ thể là bao nhiêu ? Gv nhận xét và kết luận Hoạt động 5 : Tìm hiểu về đồng vị : GV hỏi : Các em hãy cho biết đồng vị là gì ? Gv nhận xét và kết luận GV hỏi : Các em hãy cho VD ? Gv nhận xét, kết luận và bổ sung : Ngoài Khoảng 340 đồng vị tự nhiên, người ta đã tổng hợp được hơn 2400 đồng vị nhân tạo. Nhiều đồng vị nhân tạo được dùng trong y học, nông nghiệp, nghiên cứu khoa học … Hoạt động 6 : Tìm hiểu về nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tô hóa học : 1/ Nguyên tử khối : GV : Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử. GV hỏi : Vậy nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết điều gì ? Gv nhận xét và kết luận GV : Khối lượng của một nguyên tử bằng tổng khối lượng của p, n và e trong nguyên tử đó, nhưng do khối lượng của e quá nhỏ bé so với hạt nhân có thể bỏ qua nên khối lượng của nguyên tử coi như bằng tổng khối lượng của các p và n trong hạt nhân nguyên tử. Như vậy, Nguyên tử khối coi như bằng số khối (Khi không cần độ chính xác cao). Gv hỏi : Các em hãy cho VD ? Gv nhận xét, kết luận và chuyển ý : VD : NTK (Na) = A = 23 Hoặc NTK (Cl này) = A = 35 Hoặc NTK (Cl này) = A = 37. Từ 2 VD trên các em hãy cho cô biết NTK của nguyên tố clo bằng bao nhiêu ? Đó là nguyên tử khối TB mà ta sẽ xét sau đây 2/ Nguyên tử khối TB : GV : Nguyên tử khối TB của nguyên tố hóa học là nguyên tử khối TB của các đồng vị nguyên tố đó GV hỏi : Công thức tính như thế nào ? Gv nhận xét và kết luận GV hỏi : Hãy tính NTK TB của clo. Biết clo là hỗn hợp 2 đồng vị chiếm 75,77% và chiếm 24,23% Hoạt động củng cố : *Tiết đầu : BT 1 , 2 , 4 trang 13 – 14. *Tiết sau : BT 3 , 5 trang 14. DẶN DÒ : Học bài. Làm tiếp BT còn lại. Đọc và làm BT của bài luyện tập. HS trả lời :-Nguyên tử : lớp vỏ + hạt nhân. -Hạt nhân : hạt p + hạt n. e ( 0,00055 u, 1-) p (1 u, 1+) n (1 u, 0) BÀI 2 : HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỒNG VỊ. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ : 1/ Điện tích hạt nhân : HS trả lời : Z+ HS trả lời : Z HS trả lời : Z- HS trả lời : Z HS ghi : Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số p = số e HS trả lời : N có Z = 7 à N có 7p và 7e HS trả lời : Z + N HS trả lời : Z + N HS ghi : Số khối = số p + số n HAY : A = Z + N HS trả lời và ghi : 3+4=7 HS trả lời và ghi : Vì khi biết Z và A của một nguyên tử sẽ biết được số p, số e và cả số n trong nguyên tử đó HS trả lời và ghi : Na có A = 23 và Z = 11 à Na có 11p, 11e và 12n. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC : 1/ Định nghĩa : HS trả lời và ghi : Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân HS trả lời và ghi: Tất cả các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân là 11 đều thuộc nguyên tố Na. Chúng đều có 11p vá 11e. HS trả lời : giống nhau. 2/ Số hiệu nguyên tử : HS trả lời : Số hiệu nguyên tử của nguyên tố là số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó. 3/ Kí hiệu nguyên tử : HS trả lời và ghi : X : kí hiệu hóa học . A : Số khối Z : Số hiệu nguyên tử HS trả lời và ghi : VD Kí hiệu cho ta biết : Nguyên tử Na có : Số hiệu nguyên tử : 11 + số đơn vị điện tích hạt nhân : 11 + Điện tích hạt nhân : 11+ + Số p trong nhân : 11 + Số e ngoài vỏ : 11 Số khối : 23 + Số n : 12 +NTK : 23 ĐỒNG VỊ : HS trả lời và ghi : Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số p nhưng khác nhau vế số n, do đó số khối A của chúng khác nhau. HS trả lời và ghi : H có 3 đồng vị : và NGUYÊN TỬ KHỐI - NGUYÊN TỬ KHỐI TB CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC : 1/ Nguyên tử khối : HS ghi : Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử. HS trả lời : Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên

File đính kèm:

  • docGiao an 10 CB(2).doc
Giáo án liên quan