Bài giảng Tuần: 11 tiết: 21 định luật bảo toàn về khối lượng

Kiến thức:

 HS hiểu được nội dung của định luật, biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn khối lượng của nguyên tử trong PƯHH .

 Biết vận dụng định luật để làm bài tập hoá học .

2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết PT chữ cho HS.

 

doc9 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần: 11 tiết: 21 định luật bảo toàn về khối lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Tiết: 21 ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG Ngày soạn: Ngày giảng: a. mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hiểu được nội dung của định luật, biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn khối lượng của nguyên tử trong PƯHH . Biết vận dụng định luật để làm bài tập hoá học . 2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết PT chữ cho HS. b. chuẩn bị của gv và hs : GV: 1. Dụng cụ: Cân ; 2 cốc thuỷ tinh.. 2. Hoá chất : dd BaCl2 ; dd NaSO4 3. Chuẩn bị tranh vẽ: Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí Oxi và hiđro ( Hình 2.5 / tr 48 ) 4. Bài phụ ( Bài tập vận dụng ) c. Tổ chức: Hoạt động của gv Hoạt động của hs HĐ1: Kiểm tra bài cũ + chữa bài tập về nhà (13/ ) -GV: Giới thiệu mục tiêu bài học -GV: Giới thiệu nhà bác học Lômônôxop và Lavoadie. HĐ2 I./Thí nghiệm(5/ ) -GV: Làm thí nghiệm (hình 2.7) Đặt 2 cốc chứa dd BaCl2 và Na2SO4 lên một bên của cân . Đặt các quả cân vào đĩa bên kia sao cho kim cân thăng bằng . -GV: Đổ cốc 1 vào cốc 2, yêu cầu HS quan sát hiện tượng và rút ra kết luận -GV: Em hãy quan sát vị trí của kim cân . -GV: Quan thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tổng khối lượng của các chất tham gia và tổng khối lượng của các sản phẩm . -GV: Giới thiệu bài mới: HĐ3: II./ Định luật bảo toàn khối lượng (10/ ) -GV: Em hãy nhắc lại ý cơ bản của định luật ? Gọi 1 HS đọc nội dung định luật trong SGK tr. 53. -GV: Em hãy viết phương trình chữ của phản ứng trong thí nghiệm biết rằng sản phẩm phản ứng đó là: natri clorua và bari sunfat. -GV: Nếu kí hiệu khối lượng của mỗi chất là m g thì nội dung của định luật bảo toàn khối lượng được thể hiện bằng biểu thức nào? -GV: Giả sử có phản ứng tổng quát giữa chất A và B tạo ra chất C và D thì biểu thức của định luật được viết như thế nào? -GV: Hướng dẫn để HS giải thích định luật: - Treo tranh vẽ. - Các em hãy quan sát hình vẽ 2.5 (SGK tr. 48) - Bản chất của PƯHH là gì? Số nguyên tử mỗi nguyên tố có thay đổi không? -GV: Khối lượng của mỗi nguyên tử trước, sau phản ứng có thay đổi không ? -GV: Kết luận: Vì vậy tổng khối lượng của các chất được bảo toàn. -GV Yêu cầu HS chốt lại vấn đề bằng câu hỏi sau: “Khi PƯHH xảy ra, có những chất mới được tạo thành, nhưng vì sao tổng khối lượng các chất không đổi?” 1. Phát biểu: Trong một PƯHH tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng. 2. Giải thích: ( SGK) HĐ3: 3/áp dụng (12/ ) GV: Giới thiệu: Dựa vào nội dung của định luật bảo toàn khối lượng, ta sẽ tính được khối lượng của 1 chất còn lại nếu biết khối lượng của những chất kia. Chúng ta sẽ áp dụng để làm BT sau: BT1: Đốt cháy hoàn toàn 3,1 gam phốt pho trong không khí, ta thu được 7,1 gam hợp chất điphốtpho pentaoxit (P2O5). a/ Viết phương trình chữ của phản ứng. b/ Tính khối lượng oxi đã phản ứng. -GV: Hướng dẫn HS làm bài: 1/ Gọi 1 HS viết phương trình chữ. 2/ Viết biểu thức của định luật bảo toàn khối lượng? (đối với phản ứng trên). 3/ Em hãy thay các giá trị đã biết vào biểu thức và tính khối lượng của oxi? -GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2 vào vở. BT2: Nung đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat) người ta thu được 112 Kg canxioxit (vôi sống) và 88 kg khí cacbonic. a/ Viết phương chữ của phản ứng. b/ Tính khối lượng của canxicacbonat đã phản ứng. -GV: Gọi 1 HS lên chữa BT. - Chấm vở của 1 vài HS III. Trong một phản ứng có n chất , nếu biết khối lượng của (n-1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại. HĐ4 : Củng cố (3/) -GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài: 1/ Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. 2/ Giải thích định luật. HĐ5: Bài tập về nhà (2/) - Bài 1, 2, 3 (SGK tr. 54) -HS: Kim cân ở vị trí cân bằng. -HS: Hiện tượng: Có chất rắn trắng xuất hiện g đã có phản ứng hoá học xãy ra. -HS: Kim cân vẫn ở vị trí thăng bằng. -HS: Tổng khối lượng của các chất tham gia bằng tổng khối lượng của sản phẩm. -HS: Nhắc lại nội dung định luật. -HS: Đọc: “Trong 1 phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng các chất tham gia phản ứng”. -HS: PT: Bari clorua + natri sunfat ® natri clorua + bari sunfat. m(Bari clorua) + m(Natri sunfat) = m(Natri clorua) + m(Bari sunfat). -HS:PT: A + B ® C + D. Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có biểu thức: mA + mB = mC + mD. -HS: Trong PƯHH, liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. -HS: Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau khi phản ứng không thay đổi (bảo toàn) -HS: Khối lượng của mỗi nguyên tử không đổi. -HS: Vì trong PƯHH, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi , còn số nguyên tử không thay đổi. -HS: PT chữ: a/ Phốt pho + oxi ® điphotphopentaoxit. b/ Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: m(photpho)+m(oxi) = m(điphotpho pentaoxit) = 3,1 + m(oxi) = 7,1 ® m(oxi) = 7,1 - 3,1 = 4 gam -HS: Làm bài tập vào vở (khoảng 5/) -HS: Chữa bài 2: a/ PT chữ: t0 Canxicacbonat ® canxioxit + khí cacbonic. b/ Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: m(canxi cacbonat)= m(canxioxit) + m(cacbonic) ® m(canxi cacbonat) = 112 + 88 = 200 kg -HS: Trả lời *Rút kinh nghiệm : Tuần: 11 Tiết: 22 Phửụng trỡnh hoaự hoùc ( PTHH) Ngày soạn: Ngày giảng: a/ :mục tiêu 1. Kiến thức: HS biết dược phương trình dùng để biễu diễn PƯHH, gồm CTHH của các chất tham gia và sản phẩm với các hệ số thích hợp. Biết cách lập PTHH khi biết các chất phản ứng và sản phẩm . 2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng lập CTHH. b/ Chuẩn bị của GV và HS: GV : Chuẩn bị: Tranh vẽ phóng to hình 2.5(Sgk tr 48 ).1 bảng phụ ghi nội dung đề các bài luyện tập . 4 bảng nhóm ghi nội dung đề bài của phần trò chơi . Các tấm bìa có băng dán c/ tổ chức Ho?t d?ng c?a GV Ho?t d?ng c?a HS HĐ1:Kiểm tra bài cũ + Chữa bài tập về nhà(15/ ) GV: Kiểm tra lý thuyết 1 HS : Phát biểu nội dung định luật bão toàn khối lượng và biểu thức của định luật . -GV: Gọi 2 HS chữa bài tập số 2,3 Sgk tr54 vào góc phải của bảng và lưu lại để dùng cho bài mới + Gọi HS nhận xét . HĐ2: 1. Lập phương trình hoá học (10/ ) -GV: Dựa vào phương trình chữ của bài tập số Sgk tr54 . Yêu cầu HS viết CTHH của các chất có trong PTPƯ(biết rằng Magiê oxit là hợp chất gồm Magiê và Oxi). -GV: Theo định luật bảo toàn khối lượng, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng không thay đổi. Vậy em hãy cho biết số nguyên tử O xi ở 2 vế trên ? Đặt hệ số 2 ở trước MgO như thế nào ? Số nguyên tử Mg ở mỗi bên như thế nào ? Ta thấy số nguyên tử Mg ở bên phải Nhiều hơn . Vậy bên trái ta chọn 2 nguyên tử Mg ( đặt trrước Mg) -GV: Số nguyên tử mỗi nguyên tố đều bằng nhau phương trình đã lập đúng . -GV: Gọi 1 HS phân biệt các số 2 trong phương trình hoá học ( chỉ số, hệ số ) -GV: Treo tranh vẽ hình 2.5 (Sgk tr48) yêu cầu HS lập PTHH giữa hiđrô và Oxi theo các bước: 1/.PTHH để biễu diễn ngắn gọn PƯHH. 2./ Ba bước lập PTHH : + Viết sơ đồ phản ứng . + Chọn hệ số ( Sao cho số nguyên tử mỗi nguyên tố ở 2 vế bằng nhau). +Thay thành dấu ® Vậy đã hoàn thành phương trình phản ứng HĐ3 : 2.Các bước lập phương trình hoá học (10/) -GV: Qua 2 ví dụ trên các nhóm hãy thảo luận và cho biết: Các bước lập PTHH ? -GV: Gọi đại điện nhóm trình bày ý kiến của mình -GV: Cho HS làm bài tập vào vở. -GV: Cho HS làm bài luyện tập 1 vào vở BT1 : Biết phốtpho khi bị đốt cháy trong oxi, thu được điphotpho pentaoxit ® Hãy lập PTHH của phản ứng -GV: Gọi HS đọc công thức của các chất tham gia và sản phẩm . -GV: Viết lên bảng , gọi 1 HS nêu các cân bằng : - Thêm hệ số 2 trước P2O5 - Thêm hệ số 5 trước oxi . Thêm hệ số 4 trước P . -GV: yêu cầu HS làm bài luyện tập 2 : Luyện tập 2 : Cho sơ đồ phản ứng sau : a./ Fe + Cl2 ® FeCl3 b./ SO2 + O2 ® SO3 c./ Na2SO4 + BaCl2 ® NaCl + BaSO4 d./ Al2O3 + H2SO4 ® Al2(SO4)3 + H2O . Lập sơ đồ phản ứng trên ? -GV: Hướng dẫn HS cân bằng với nhóm nguyên tử ( SO4), -GV: Gọi HS lên chữa BT+ HS khác nhận xét. HĐ4: Luyện tập - củng cố (8/) - GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi + chia 4 nhóm( mỗi nhóm một bảng treo lớp) nội dung : Al + 3Cl2 ® Al + ? ® Al2O3 2Al(OH)3 ® ? + H2O -GV: Phát mỗi nhóm một số miếng bìa ( có băng dính) nội dung miếng bìa sau : 5 miếng bìa có số 2 , 3 miếng bìa có số 3 , 2 miếng bìa có số 4 , 2 miếng bìa có số 5 2 miếng bìa có số 0 , 5 miếng bìa có ghi Al2O3 , Al2C3 , O2 Al2S3 Al2(SO4)3 -GV: Hãy ghép và dán các tấm bìa ( như hình ghép bên ) -GV: yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học? hãy nêu các bước lập PTHH HĐ5: Bài tập về nhà (2/) -BT về nhà 2,3,4,5,7 -GV: Dặn dò HS chỉ làm phần lập PTHH ( Phần cho biết tỉ lệ số nguyên tử , số nguyên tử ...... Tiết sau học ) -HS trả lời lý thuyết . -HS giải bài tập 2 và 3 (Sgk tr 54) -HS: Mg + O2® MgO -HS: Bên trái có 2 nguyên tử Oxi, bên phải có 1 nguyên tử Oxi. HS: Trình bày trên bảng . HS: Ghi bài. -HS: Thảo luận nhóm -HS:Các bước lập PTHH : - Viết sơ đồ phản ứng - Cân bằng số nguyên tử - Viết PTHH. -HS: Làm bài tập vào vở. -HS: Viết lên bảng: P + O2 ® P2O5 P + O2 ® 2 P2O5 P + 5O2 ® 2 P2O5 4P + 5O2 ® 2P2O5 -HS: Lên bảng trình bày -HS: Làm bài tập vào vở + trên bảng -HS:Thảo luận nhóm ? Dán miếng bìa vào vị trí nào ? vì sao ? -HS các miếng bìa được dán vào vị trí thích hợp: a./ Al + 3Cl2 è b./ Al + ® c./ 2Al(OH)2® + H2O -HS trả lời câu hỏi *Rút kinh nghiệm: Cho HS làm trên bảng phụ ( của nhóm ) BT chọn hệ số để kiểm tra từng nhóm . Tuần: 12 Tiết: 23 PHUONG TRèNH HOÁ H?C ( TT) Ngày soạn: Ngày giảng: a. mục tiêu: 1./ Kiến thức: HS nắm được ý nghĩa của PTHH . Biết xác định tỉ lệ về số ng/tử , số ph/tử giữa các chất trong phản ứng 2/. Kỹ năng : Tiếp tục rèn luyện kỹ năng lập PTHH b. chuẩn bị: GV chuẩn bị máy chiếu ( bút , giấy ......) c. Tố chức: Hoạt động của gv Hoạt động của hs HĐ1: Kiểm tra bài cũ + chữa bài tập (15 /) -GV: Hãy nêu các bước lập PTHH ? Gọi 2 HS lên chữa bài tập số 2 , số 3 (Sgk tr/ 78,79) vào góc bảng lưu lại dùng cho bài mới. HĐ2: II. ý nghĩa của PTHH (15/) -GV: Tiết trước đã học về cách lập PTHH . Vậy nhìn vào một PTHH ta biết được điều gì ? HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trên và lấy vi dụ minh hoạ -GV : phương trình sau : 2H2O + O2 ® 2H2O -GV: Ta có tỉ lệ số nguyên tử , số nguyên tử như thế nào ? -GV: Lưu ý kiến HS rồi tổng kết : III./ ý nghĩa của PTHH : Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng -GV: Hãy cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa cấc chất trong các phản ứng BT 2,3,Sgk tr57 (đã lưu góc bảng ) -GV: Gọi 2 HS lên giải BT 2,3, tr 57 Sgk -GV: Chấm vở số HS HĐ3: Luyện tập - củng cố (13/ ) -GV đưa đề BT số 1 lên đèn chiếu : Lập PTHH của các phản ứng sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa 2 cặp chất (tuỳ chọn ) trong mỗi phản ứng . a./ Đốt bột nhôm trong không khí, thu được nhôm Oxit . b./ Cho sắt tác dụng với clo, thu được sắt III clorua (FeCl3) c./ Đốt cháy khí metan (CH4) trong không khí, thu được khí cacbonic và nước . -GV: Định hướng các nhóm thảo luận bằng cách chiếu trên màn hình phần gợi ý sau : 1./ Các bước lập PTHH - Viết sơ đồ phản ứng . - Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố - Viết PTHH 2./ CTHH chung của các đơn chất như oxi , clo ? CTHH của hợp chất 2 nguyên tố ? -GV: Đưa bài các nhóm lên màn hình đèn chiếu + nhận xét + chấm điểm -GV: Đưa BT luyện tập 2 lên đèn chiếu + yêu cầu HS làm vào vở . BT: Điền các từ ( cụm từ ) thích hựp vào trống : “ Phản ứng hoá học được biễu diễn bằng ........ trong đó có ghi CTHH của các....... và ..... trước mỗi CTHH có thể có .....( trừ khi bằng 1 thì không ghi ) để cho số ..... của mỗi .... đều bằng nhau . - Từ ........ rút ra được tỉ lệ số .... .... số ........ của các chất trong phản ứng ..... này bằng đúng ..... trước CTHH của các ........ tương ứng .” -GV: yêu cầu HS nhắc lại nội dung của bài học : 1./ Các bước lập PTHH ? 2./ ý nghĩa của PTHH ? HĐ4: Dặn dò - Bài tập về nhà (2/ ) -GV về nhà ôn tập : -Hiện tượng hoá học và hiện tượng vật lý -Định luật bảo toàn khối lượng -Các bước lập PTHH -ý nghĩa của PTHH -BT 4(b) ; 5, 6 Sgk tr 58 -HS trả lời -HS chữa bài tập số 2 a./ 4Na + O2 ®2Na2O b./ P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4 -HS: chữa bài tập số 3 a./ 2HgO ® 2Hg + O2 b./ 2Fe(OH)3 ® Fe2O3 + 3H2O -HS: Thảo luận nhóm + nêu ý kiến -HS: PTHH cho biết số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. -HS: Ghi vào vở . -HS: Dựa vào phản ứng BT2,3 cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử . -HS: Làm BT vào vở + làm BT số 2 trang 57 a./ 4Na + O2 ® 2Na2O Tỉ lệ: Số ng/ tử Na: Số ph/ tử O2: Số ph/tử Na2O = 4 : 1 : 2 (Nghhĩa là: 4 ng/ tử Na tác dụng với 1 ph/tử O2 ? 2 ph/ tử Na2O b./ P2O5 + 3H2O ® 2H3PO4 . Tỉ lệ Số ph/tử P2O5: Sốph/tử H2O: Số ph/tử H3PO4 = 1: 3: 2 -HS làm tiếp BT số3 tr/ 58 Sgk 2HgO ® 2Hg + O2 Tỉ lệ : số ph/tử HgO: Số ng/tử Hg : Số ph/tử O2 = 2: 2: 1 2Fe(OH)2 ® Fe2O3 + 3H2O Tỉ lệ : Số ph/tử Fe(OH)2: Số ph/tử Fe2O3: Số ph/tử H2O = 2: 1: 3 -HS: Thảo luận nhóm -HS: Làm BTnhư sau: a./ 4Al + 3O2 ® 2Al2O3 b./ 2Fe + 3Cl2 ® 2FeCl3 c./ CH4 + 2O2 ® CO2 + 2H2O -HS: Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các cặp chất -HS làm bài vào vở BT: Những từ hoặc cụm từ điền ( PTHH ; chất tham gia và sản phẩm ; hệ số ; số nguyên tử ; mỗi nguyên tố ) - ( PTHH ; nguyên tử ; số phân tử ; tỉ lệ ; tỉ lệ của hệ số ) Rút kinh nghiệm : Kiểm tra vở BT số HS Tuần: 12 Tiết: 24 Baứi luyeọn taọp 3 Ngày soạn: Ngày giảng: a./ mục tiêu : 1./ Kiến thức: HS được củng cố các khái niệm về hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học, PTHH. 2./Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng lập CTHH, PTHH (làm quen với dạng PTHH tổng quát ) - Biết sử dụng định luật bão toàn khối lượng vào các bài toán (ở mức độ đơn giản ) . Tiếp tục được làm quen với một số bài tập xác định NTHH. b./ Chuẩn bị :GV: Chuẩn bị máy đèn chiếu ( bút ; giấy trong ) . HS : Ôn tập các khái niệm cơ bản có trong chương c./ tổ chức Hoạt động của GV- Ghi bảng Hoạt động của HS HĐ1 I./ Kiến thức cần nhớ (15/ ) -GV: Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức cơ bản 1) Hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học khác nhau như thế nào ? 2) Phản ứng hoá học là gì ? 3)Bản chất PƯHH ? 4) Nội dung của định luật bão toàn khối lượng 5) Các bước lập phương trình hoá học HĐ 2 II./ Luyện tập (28/) -GV: Đưa bài luyện tập 1 lên màn hình đèn chiếu (SGK tr 60) và goị HS trả lời từng phần Luyện tập 1 : Cho biết sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa khí N2 và khí H2 tạo ra amoniac NH3 - Hãy cho biết : a./ Tên và CTHH của chất tham gia và sản phẩm . b./ Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? Phân tử nào biến đổi, Phân tử nào được tạo ra? c./ Số ng/tử mỗi ng/tố trước và sau phản ứng bằng bao nhiêu, có giữ nguyên không? d./ Lập PTHH của phản ứng trên -GV: Đưa bài luyện tập 2 lên đèn chiếu + Yêu cầu HS thảo luận nhóm . Luyện tập 2 : 1./ Lập PTHH cho các quá trình biến đổi sau và cho biết tỉ lệ số ng/tử, số ph/tử của các cặp chất trong phản ứng (b) : a) Cho bột kẽm vào d d axit clohyđrit (HCl) thu được muối kẽm clorua ( ZnCl2 ) và khí hiđro bay ra . b) Nhúng lá nhôm vào dd đồng (II) clorua thu được đồng và nhôm clorua c) Đốt bột kẽm trong Oxi thu được kẽm oxit. -GV: Gợi ý : Gọi 1 HS nhắc qui tắc hoá trị , Lập CTHH của các hợp chất. -GV: Gọi HS thực hiện -GV: Đưa bài luỵện tập 3 lên đèn chiếu : Luỵện tập 3: Nung 84kg Magiê cacbonat thu được m (kg)Magie Oxit và 44 kg khí cacbonic . a) Lập PTHH b) Tính khối Lượng Magie oxit tạo thành . -GV: Gọi HS trình bày. -GV: đưa bài Luyện tập 4 lên đèn chiếu + yêu cầu HS thảo luận nhóm : Hoàn thành các PTPƯ sau: a) R + O2® R2O3 b) R + HCl ® RCl2 + H2 c) R + H2SO4 ® R2 (SO4)3 + H2 d) R + Cl2 ® RCl3 e) R + HCl ® RCln + H2 -GV: Yêu cầu HS làm bài tập số 4 + HS nhận xét HĐ 3 : Bài tập(2/) -GV: ra BT về nhà 2,3,4,5 Sgk tr/ 60,61 -HS: nêu sự khác nhau giữa 2 hiện tượng . -HS: trả lời phản ứng hoá học (qúa trình tr biến đổi chất này thành chất khác ) HS: nêu bản chất (Thay đổi sự liên kết ng/tử làm cho ph/tử biến đổi, số ng/tử vẫn bão toàn ) -HS: Nêu định luật . -HS: Nêu ba bước lập PTHH -HS : Các chất tham gia : H2 ; N2 . Sản phẩm NH3 -HS: Trước phản ứng : - 2 ng/tử hiđro l/k với nhau tạo thành 1 ph/tử hiđro - 2 ng/tử nitơ l/k với nhau tạo thành 1 ph/tử nitơ . Sau phản ứng: - 1ng/tử nitơ l/k với 3 ng/tử hiđro tạo thành 1 ph/tử Amoniac. -HS số ng/tử : Có 2 ng/tử Nitơ , 6 ng/tử hidro -HS : N2 + 3 H2 ® 2 NH3 -HS: Các nhóm thảo luận làm bài vào vở -HS: nêu qui tắc + lập CTHH -HS: Làm BT 2 : Zn + HCl ® ZnCl2 + H2 2Al + 3 CuCl2®2AlCl3 + 3Cu 2Zn + O2 ® 2ZnO Tỉ lệ trong (b): Số ng/tử nhôm : Số ph/tử CuCl2 ( 2:3) Số ng/tửAl: số p/tửAlCl3( 1:1) Số ng/tử Al: số ng/tử Cu (2:3) Số p/tử CuCl2: số n/tử Cu(1:1) -HS: Trình bày ; a) MgCO3 ® MgO + CO2 b)m(MgCO3)=m(MgO)+m(CO2) ® m(MgO) = m(MgCO3) - m (CO2) = 84 - 44 = 40 (kg) -HS: Thảo luận nhóm -HS: Trình bày: a) 4R + 3O2 ® 2R2O3 b) R + 2HCl ® RCl2 + H2 c) 2R + 3H2SO4®R2(SO4) + 3H2 d) 2R + 3Cl2 ®2RCl3 e) 2R + 2n HCl ® 2R Cln + nH2 * Rút kinh nghiệm: Cho HS số BT chuẩn bị trước ở nhà các dạng BT của giờ luyện tập

File đính kèm:

  • docHOA 8 2124.doc
Giáo án liên quan