Bài giảng Tuần 12 Bài 17: dãy hoạt động hóa học của kim loại

I. Mục tiêu:

Qua tiết học này, GV làm cho HS:

- Biết dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa của nó

- Biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đối chứng để rút ra kết luận, biết rút ra ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của một số kim loại từ các thí nghiệm và các phản ứng đã biết; viết được các phương trình hóa học chứng minh cho từng ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại; bước đầu vận dụng ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để xét phản ứng cụ thể của kim loại với chất khác có xảy ra hay không.

 

doc12 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 12 Bài 17: dãy hoạt động hóa học của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 - Tiết: 23 Ngày soạn: 28 - 10 - 2008 Ngày dạy: 5 - 11 - 2008 Bài 17: DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI Mục tiêu: Qua tiết học này, GV làm cho HS: Biết dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa của nó Biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đối chứng để rút ra kết luận, biết rút ra ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của một số kim loại từ các thí nghiệm và các phản ứng đã biết; viết được các phương trình hóa học chứng minh cho từng ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại; bước đầu vận dụng ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để xét phản ứng cụ thể của kim loại với chất khác có xảy ra hay không. Chuẩn bị: GV: Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc thủy tinh, kẹp gỗ, giá gỗ. Hóa chất: Đinh sắt, dây đồng, natri, dây bạc, dung dịch AgNO3, dung dịch CuSO4, dung dịch FeSO4, dung dịch HCl, dung dịch phenolphtalein, nước cất. HS: Xem bài mới: Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Hoạt động dạy- học Kiểm bài cũ: (7’) Gọi 1 HS trình bày những tính chất hóa học của kim loại, viết phương trình hóa học minh họa; HS khác sửa bài tập 1 trang 51 Giới thiệu bài: Mức độ hoạt động hóa học khác nhau của kim loại được thể hiện như thế nào? Có thể dự đoán được phản ứng của kim loại với chất khác hay không? ® bài mới. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Nội dung bài Hoạt động 1. Tìm hiểu dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào GV: Cho HS làm thí nghiệm 1: Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4, mẩu dây đồng vào dung dịch FeSO4. Yêu cầu HS nêu hiện tượng ở hai ống nghiệm. Gọi HS lên viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra ở ống nghiệm 1. Yêu cầu HS rút ra kết luận. GV: Tiến hành thí nghiệm 2: cho mẩu dây đồng vào ống nghiệm đựng dung dịch bạc nitrat và mẩu dây bạc vào ống nghiệm đựng dung dịch đồng sunfat. Yêu cầu HS nêu hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm, nhận xét. Gọi HS lên viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra ở ống nghiệm 1. Cho HS rút ra kết luận. Yêu cầu HS làm thí nghiệm 3. ?Hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm, nhận xét. Gọi HS lên viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra ở ống nghiệm 1. Yêu cầu HS rút ra kết luận. GV tiến hành thí nghiệm 4: Cho mẩu natri vào hai cốc 1 và 2 riêng biệt đựng nước cất có thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein. Gọi HS lên viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra ở ống nghiệm 1. Yêu cầu HS dựa vào kết quả 4 thí nghiệm trên để sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học. GV thông báo: bằng nhiều thí nghiệm khác nhau, người ta sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au I.Dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào? Thí nghiệm 1: Các nhóm tiến hành thí nghiệm 1. HS nêu hiện tượng ở hai ống nghiệm: ống 1: có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt, ở ống nghiệm 2 không có hiện tượng gì mới ® nhận xét: sắt đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối đồng. đồng không đẩy được sắt ra khỏi dd muối sắt. Fe (r) + CuSO4 (dd) ® FeSO4(dd) + Cu(r) HS rút ra kết luận: Sắt hoạt động hóa học mạnh hơn đồng ® xếp sắt đứng trước đồng: Fe, Cu. Thí nghiệm 2 HS quan sát thí nghiệm. HS nêu hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm: có chất rắn màu xám bám ngoài dây đồng ở ống nghiệm 1, ở ống nghiệm 2 không có hiện tượng gì mới ® nhận xét: đồng đẩy được bạc ra khỏi dung dịch muối bạc, bạc không đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối đồng. Cu (r) + 2AgNO3(dd) ® Cu(NO3 )2(dd) + 2Ag (r) HS rút ra kết luận: đồng hoạt động hóa học mạnh hơn bạc® xếp đồng đứng trước bạc: Cu, Ag. Thí nghiệm 3 HS làm thí nghiệm 3: Cho đinh sắt và lá đồng nhỏ vào hai ống nghiệm 1 và 2 riêng biệt đựng dung dịch HCl. HS nêu hiện tượng ở hai ống nghiệm: Ống nghiệm 1 có nhiều bọt khí thoát ra, ở ống nghiệm 2 không có hiện tượng gì mới ® nhận xét: sắt đẩy được hiđro ra khỏi dung dịch axit, đồng không đẩy được hiđro ra khỏi dung dịch axit. Fe(r) + 2HCl (dd) ® FeCl2 (dd)+ H2 (k) HS rút ra kết luận: Xếp sắt đứng trước hiđro, đồng đứng sau hiđro: Fe, H, Cu. Thí nghiệm 4 HS quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng xảy ra: ở cốc 1: mẩu natri nóng chảy thành giọt tròn chạy trên mặt nước và tan dần, dung dịch có màu đỏ, ở cốc 2 không có hiện tượng gì mới. Nhận xét: natri phản ứng ngay với nước sinh ra dung dịch bazơ nên làm dung dịch phenolphtalein không màu đổi thành màu đỏ. 2Na(r) + 2H2O (l) ® 2NaOH(dd) + H2 (k) HS rút ra kết luận: Natri hoạt động hóa học mạnh hơn sắt ® xếp natri đứng trước sắt: Na, Fe. HS dựa vào kết quả 4 thí nghiệm trên ® sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học: Na, Fe, H, Cu, Ag. Dãy hoạt động hóa học của kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au Hoạt động 2. Tìm hiểu ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại (10’) GV: nêu các câu hỏi cho HS thảo luận: ?Các kim loại được sắp xếp như thế nào trong dãy hoạt động hóa học? ?Kim loại ở vị trí nào phản ứng với nước ở nhiệt độ thường? ?Kim loại ở vị trí nào phản ứng với dung dịch axit giải phóng hiđro? ?Kim loại ở vị trí nào đẩy được kim loại đứng sau khỏi dung dịch muối? II. Ýù nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại Từ các thí nghiệm để xây dựng dãy hoạt động hóa học của kim loại, HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi, từ đó rút ra ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại. Mức độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần từ trái qua qua phải. Kim loại đứng trước magie phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành kiềm và giải phóng khí hiđro. Kim loại đứng trước hiđro phản ứng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng…) giải phóng hiđro. Kim loại đứng trước (trừ Na, K..) đẩy kim loại đứng sau khỏi dung dịch muối. Củng cố - Đánh giá: (5’) HS làm bài tập 1 tại lớp ® nắm vững dãy hoạt động hóa học của kim loại. GV cho HS làm bài 2 trang 54 ® củng cố về ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại. Dặn về nhà: Học bài, nắm vững dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại Giải lại bài tập 1 và 2. Làm bài tập 3, 4 trang 54 Xem bài mới: Nhôm. Ôn lại tính chất vật lý, hóa học của kim loại. Tuần: 13 - Tiết: 24 Ngày soạn: 3 - 11 - 2008 Ngày dạy: 10 - 11 - 2008 Bài 18: NHÔM Mục tiêu: Qua tiết học này, GV làm cho HS: Biết được những tính chất vật lý, hóa học của nhôm. Biết dự đoán tính chất hóa học của nhôm từ tính chất của kim loại nói chung và các kiến thức đã biết, vị trí của nhôm trong dãy hoạt động hóa học, làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán, viết được các phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của nhôm (trừ phản ứng với kiềm). Hiểu được những ứng dụng của nhôm, từ đó biết cách bảo quản những vật dụng bằng nhôm trong gia đình. Chuẩn bị: GV: Dụng cụ: đèn cồn, lon nước ngọt (cắt ra), ống nghiệm, ống nhỏ giọt, giá gỗ. Hóa chất: bột nhôm, dây nhôm, dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch CuSO4. HS: Xem bài mới. Ôn lại tính chất vật lý, hóa học của kim loại. Hoạt động dạy học: Kiểm bài cũ: (7’) Gọi 1 HS viết dãy hoạt động hóa học của kim loại và nêu ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại; HS khác sửa bài tập 4 trang 54. Giới thiệu bài: Nhôm là kim loại có nhiều ứng dụng trong thực tế, tính chất và ứng dụng của nhôm ra sao ® bài mới. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Nội dung bài Hoạt động 1. Tìm hiểu những tính chất vật lý của nhôm (6’) Cho HS trình bày những hiểu biết của mình về tính chất vật lý của nhôm. ? Khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt của nhôm như thế nào? Yêu cầu HS đọc mục I SGK ® bổ sung KT về tính chất vật lý của nhôm. I.Tính chất vật lý HS dựa vào hiểu biết vốn có kết hợp quan sát mảnh nhôm ® nêu tính chất vật lý: Là kim loại màu trắng bạc, nhẹ, có ánh kim. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. ® Kết luận: Là kim loại màu trắng bạc, nhẹ, dẻo, dẫn nhiệt dẫn điện tốt. Hoạt động 2. Tìm hiểu những tính chất hóa học của nhôm (8’) GV: Biểu diễn thí nghiệm: rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn, yêu cầu HS quan sát hiện tượng, nêu nhận xét. Thông báo: Ở điều kiện thường nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững (có màu hơi xám) ® bảo vệ , không cho nhôm tác dụng với oxi trong không khí và nước. Liên hệ thực tế: sử dụng đồø vật làm bằng nhôm nhiều do tính bền ® chùi ® lớp nhôm oxit mới tạo ra. GV giới thiệu: Nhôm phản ứng với phi kim khác như S, Cl2 …tạo thành muối. Cho HS viết phương trình hóa học của phản ứng giữa nhôm với khí clo. Yêu cầu HS rút ra kết luận về phản ứng của nhôm với phi kim. Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm về phản ứng của nhôm với dung dịch HCl. Yêu cầu HS viết phương trình hóa học về phản ứng giữa nhôm với axit. ? Nhôm còn phản ứng với axit nào? (có thể gọi HS yếu) Thông báo: nhôm không tác dụng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội. Yêu cầu HS làm thí nghiệm: phản ứng của nhôm với dung dịch muối. Gọi đại diện HS viết phương trình hóa học. Thông báo: nhôm còn phản ứng tương tự với dung dịch AgNO3. Cho HS trả lời câu hỏi ở mục 1. Yêu cầu HS làm thí nghiệm: cho dây nhôm vào dung dịch NaOH, nêu hiện tượng. GV thông báo: khí không màu thoát ra cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh, giới thiệu phương trình phản ứng: 2Al + 2H2O + 2NaOH® 2NaAlO2 +3H2 II. Tính chất hóa học 1. Nhôm có những tính chất hóa học của kim loại không? a.Phản ứng với phi kim: - Phản ứng của nhôm với oxi: HS quan sát, nêu hiện tượng: nhôm cháy sáng trong oxi tạo thành chất rắn màu trắng® nhận xét: Nhôm cháy trong oxi tạo thành Al2O3. 4Al + 3O2 2Al2O3 Ở điều kiện thường nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp Al2O3 mỏng bền vững. - Phản ứng của nhôm với phi kim khác Nhôm phản ứng với phi kim khác như S, Cl2…tạo thành muối. HS viết phương trình hóa học của phản ứng giữa nhôm với khí clo. 2Al (r) + 3Cl2 (k) ® 2AlCl3 (r) Kết luận chung: Nhôm phản ứng với oxi tạo thành oxit và phản ứng với nhiều phi kim khác như S, Cl2… tạo thành muối. b.Phản ứng của nhôm với dung dịch axit Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm về phản ứng của nhôm với dung dịch HCl ® nêu hiện tượng xảy ra: có bọt khí không màu thoát ra, nhôm tan dẫn ® nhận xét: nhôm phản ứng với dd HCl giải phóng khí hiđro. HS viết phương trình hóa học về phản ứng giữa nhôm với axit 2Al (r) + 6HCl (dd) ® 2AlCl3 (dd) + 3H2 (k) HS dựa vào ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại trả lời: H2SO4 loãng. HS kết luận: Nhôm phản ứng với một số dung dịch axit như HCl, H2SO4 loãng… (trừ HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội) giải phóng khí hiđro. b.Phản ứng của nhôm với dung dịch muối: HS tiến hành thí nghiệm: rửa sạch dây nhôm bằng cách nhúng vào dung dịch HCl, cho dây nhôm vào dung dịch CuSO4 , nêu hiện tượng xảy ra: có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây nhôm, nhôm tan dần, dung dịch ban đầu nhạt màu dần. HS viết phương trình hóa học: 4Al(r) + 3CuSO4 (dd) ® 2Al2(SO4)3 (dd) + 3Cu(r) ® Kết luận: Nhôm phản ứng với nhiều dung dịch muối của những kim loại hoạt động hóa học yếu hơn tạo ra muối nhôm và kim loại mới. HS: Nhôm có những TCHH của kim loại. 2.Nhôm còn tính chất hóa học nào khác? HS tiến hành thí nghiệm: phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH ® nêu hiện tượng xảy ra: có bọt khí không màu thoát ra, nhôm tan dần. ® Kết luận: Nhôm phản ứng với dung dịch kiềm. Hoạt động 3. Tìm hiểu những ứng dụng của nhôm (8’) Cho HS thảo luận về những ứng dụng của nhôm. Yêu cầu HS đọc SGK mục III ® kết luận về những ứng dụng của nhôm. Thông báo: nhôm dễ tạo thành hợp kim với các kim loại khác. III.Ứng dụng HS thảo luận về những ứng dụng của nhôm, lưu ý: dựa vào tính chất vật lý ® nêu những ứng dụng tương ứng. Hoạt động 4. Tìm hiểu về sản xuất nhôm Cho HS đọc mục IV trả lời câu hỏi: ?Nguyên liệu để sản xuất nhôm là gì? Giới thiệu: quặng bôxit có ở: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tây Nguyên. GV cho HS quan sát sơ đồ bể điện phân nhôm oxit nóng chảy, giới thiệu quy trình sản xuất nhôm. IV.Sản xuất nhôm HS đọc SGK, trả lời câu hỏi: Là quặng bôxit có thành phần là Al2O3. HS xem hình sơ đồ bể điện phân nhôm oxit nóng chảy. HS viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong quá trình điện phân. 2Al2O3 4Al + 3O2 Củng cố - Đánh giá: HS làm bài tập 1 trang 57 tại lớp để củng cố về những tính chất vật lý và ứng dụng của nhôm. HS nhắc lại những tính chất hóa học của nhôm. Dặn về nhà: Học bài. Giải lại bài 1. Làm bài 2, 3, 4, 5 trang 58. Hướng dẫn làm bài tập 5: Xác định hợp chất, từ đó xác định % của nguyên tố nhôm. Xem bài mới: Sắt. Ôn lại TCHH của oxi (lớp 8), của axit, muối. ²²² Tuần: 13 - Tiết: 25 Ngày soạn: 4 - 11 - 2008 Ngày dạy: 12 -11 - 2008 Bài 19: SẮT Mục tiêu: Qua tiết học này, GV làm cho HS: -Biết được những tính chất vật lý, hóa học của sắt, liên hệ tính chất của sắt với một số ứng dụng trong đời sống và sản xuất. - Biết dự đoán tính chất hóa học của sắt từ tính chất của kim loại nói chung và vị trí của sắt trong dãy hoạt động hóa học, dùng thí nghiệm kiểm tra dự đoán, viết được các phương trình hóa học biểu diễn tính chất hóa học của sắt. - Hiểu được những ứng dụng của sắt, từ đó biết cách bảo quản những vật dụng bằng sắt trong gia đình. Chuẩn bị: - GV: Vài đinh sắt. Tranh phóng to hình 2.15. - HS: Xem bài mới. Ôn lại TCHH của oxi (lớp 8), của axit, muối. Hoạt động dạy học: Kiểm bài cũ: (7’) Gọi 1 HS trình bày những tính chất hóa học của nhôm, viết các phương trình hóa học; HS khác sửa bài tập 5 trang 58. Giới thiệu bài: (1’) Sắt là kim loại có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và đời sống, tính chất và ứng dụng của sắt ra sao ® bài mới. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Nội dung bài Hoạt động 1. Tìm hiểu những tính chất vật lý của sắt (5’) GV: Cho HS quan sát đinh sắt, trình bày những tính chất vật lý của sắt. ? Khả năng dẫn nhiệt, dẫân điện của sắt như thế nào? So sánh với nhôm. ?Sắt có tính chất vật lý nào đặc biệt? Yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 59 để hoàn thiện kiến thức. I.Tính chất vật lý HS quan sát đinh sắt ® nêu những tính chất vật lý của sắt: Là kim loại màu trắng xám, dẻo, có ánh kim. Dẫn nhiệt dẫn điện tốt nhưng kém hơn nhôm. HS: Khả năng nhiễm từ. HS đọc mục I trang 59 ® hoàn thiện kiến thức. Là kim loại màu trắng xám, dẻo, dẫn nhiệt dẫn điện tốt nhưng kém hơn nhôm; có tính nhiễm từ. Hoạt động 2. Tìm hiểu những tính chất hóa học của sắt (21’) GV: Đặt vấn đề: từ tính chất hóa học của kim loại và vị trí của sắt trong dãy hoạt động hóa học, hãy suy đoán sắt có những tính chất hóa học nào? ® HS kiểm tra dự đoán qua việc tìm hiểu những tính chất cụ thể. ?Em đã học qua những phản ứng của sắt với phi kim nào? Cho HS nhắc lại phản ứng của sắt với oxi ở nhiệt độ cao, yêu cầu HS lên bảng viết phương trình hóa học. Trình bày thí nghiệm qua tranh vẽ: đốt nóng dây sắt đưa vào lọ khí clo, yêu cầu HS nêu hiện tượng. ? Sản phẩm là FeCl2 hay FeCl3? (lưu ý HS: khói màu nâu đỏ) Cho HS viết phương trình hóa học. ? Ở lớp 8, em đã học phản ứng của sắt với phi kim nào? Yêu cầu HS đọc thông tin: sắt phản ứng với nhiều phi kim ở nhiệt độ cao. Yêu cầu HS cho ví dụ về phản ứng của sắt với axit, nêu hiện tượng. Cho HS đọc phần chú ý. Cho HS tự xây dựng kiến thức: ? Sắt tác dụng được với những dung dịch muối nào? Yêu cầu HS nêu hiện tượng xảy ra của phản ứng giữa sắt với dung dịch CuSO4, viết phương trình hóa học. Lưu ý HS: thường tạo thành muối sắt (II). Yêu cầu HS trả lời vấn đề đặt ra ở đầu mục II. II. Tính chất hóa học 1. Tác dụng với phi kim HS nêu dự đoán. HS: Sắt tác dụng với oxi. ® Tạo thành oxit sắt từ. HS viết phương trình hóa học của phản ứng: sắt cháy trong oxi: 3Fe (r) + 2O2 (k) Fe3O4 (r) HS quan sát hiện tượng: sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ. ® FeCl3 HS ghi kết luận: Sắt phản ứng với clo tạo thành muối sắt (III) clorua. 2Fe (r) + 3Cl2 (k) 2FeCl3 (r) Sắt phản ứng với lưu huỳnh tạo muối FeS. HS đọc thông tin: Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng với nhiều phi kim khác như lưu huỳnh, brom…tạo thành muối FeS, FeBr3 … ® Kết luận: Sắt phản ứng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối. 2.Tác dụng với dung dịch axit HS dựa vào kiến thức đã học về tính chất hóa học của axit, của kim loại ® ví dụ về phản ứng của sắt với axit, nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học: Fe (r) + 2HCl (dd) ® FeCl2 (dd) + H2 (k) HS đọc phần chú ý trang 59. ® Kết luận: Sắt phản ứng với một số dung dịch axit như HCl, H2SO4 loãng… (trừ HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội) tạo thành muối sắt (II) và giải phóng khí hiđro. 3. Tác dụng với dung dịch muối: HS nêu ví dụ: CuSO4, AgNO3 … HS nêu hiện tượng xảy ra: có kim loại màu đỏ bám ngoài đinh sắt, dung dịch ban đầu nhạt màu dần. HS viết phương trình hóa học: Fe (r) + CuSO4 (dd) ® FeSO4 (dd) + Cu (r) ® Kết luận: Sắt phản ứng với nhiều dung dịch muối của những kim loại hoạt động hóa học yếu hơn tạo ra dung dịch muối sắt và giải phóng kim loại trong muối. HS: Sắt có những TCHH của kim loại. Củng cố - Đánh giá: (7’) - HS làm trả lời câu hỏi 1 trang 60 tại lớp để củng cố về những tính chất hóa học của sắt. - HS thảo luận làm bài tập 2 trang 60. Dặn về nhà: (4’) - Học bài. Giải lại bài 1, 4. Làm bài 2,3 và 5 trang 60. - Hướng dẫn làm bài tập 5: Tìm số mol CuSO4 , xác định chất rắn dư là gì, viết phương trình hóa học của chất đó với HCl ® chất rắn sau phản ứng chính là kim loại không tác dụng với HCl. - Đọc mục: Em có biết. - Xem bài mới: Hợp kim sắt: Gang, thép. - - -²²² - - - Tuần: 14 - Tiết: 26 Ngày soạn: 10 -11- 2008 Ngày dạy: 17 - 11 - 2008 Bài 20: HỢP KIM SẮT: GANG, THÉP Mục tiêu: Qua tiết học này, GV làm cho HS: Biết được: gang là gì, thép là gì; tính chất và một số ứng dụng của gang thép; nguyên tắc nguyên liệu và quá trình sản xuất gang trong lò cao; nguyên tắc nguyên liệu và quá trình sản xuất thép trong luyện thép. Biết sử dụng các kiến thức thực tế về gang thép để rút ra những ứng dụng của gang thép, biết khai thác thông tin từ sơ đồ lò luyện gang và lò luyện thép, viết được các phương trình hóa học hóa học chính xảy ra trong quá trình luyện gang thép. Chuẩn bị: GV: Một số mẩu gang, vật dụng bằng thép. Sơ đồ lò luyện gang. HS: Xem bài mới: Hợp kim sắt: Gang, thép. Hoạt động dạy học: Kiểm bài cũ: Một HS trình bày tính chất hóa học của sắt, HS khác sửa bài 5 trang 60 Mở bài: Gang và thép là những hợp kim của sắt được sử dụng rộng rãi trong đời sống và kỹ thuật ® bài mới. Phát triển bài Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Nội dung bài Hoạt động 1. Tìm hiểu về hợp kim của sắt GV giới thiệu một số vật dụng bằng hợp kim, cho biết thành phần trong đó có sắt, cacbon… và cho HS thảo luận thế nào là hợp kim. Yêu cầu HS đọc mục I.1 trả lời câu hỏi: Gang là gì? Cho HS trình bày những hiểu biết của mình về tính chất của gang. Cho HS quan sát mẩu gang, đối chiếu với câu trả lời. ?Gang có những ứng dụng gì trong đời sống? Yêu cầu HS đọc mục I.2 trả lời câu hỏi: Thép là gì? GV giới thiệu một số vật dụng bằng thép, yêu cầu HS nêu tính chất khác biệt của thép so với gang. I.Hợp kim của sắt Các nhóm thảo luận, trả lời, sau đó đọc SGK ® kết luận: Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc của kim loại và phi kim. 1.Gang là gì? Là hợp kim của sắt với cacbon, hàm lượng cacbon 2 ® 5%, ngoài ra còn lượng nhỏ nguyên tố Si, Mn, S… HS nêu những tính chất của gang. ® Kết luận về tính chất của gang. Các nhóm thảo luận về những ứng dụng của gang, sau đó đọc SGK ® kết luận. 2.Thép là gì? Là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, hàm lượng cacbon dưới 2% HS so sánh tính chất của gang và thép. HS kể thêm một số ứng dụng của thép. Hoạt động 2. Tìm hiểu về nguyên liệu, nguyên tắc và quá trình sản xuất gang thép GV nêu câu hỏi gợi ý: ?Dựa vào thành phần cấu tạo của gang ® nguyên liệu sản xuất ?Quá trình luyện ® cần nhiệt ® nguyên liệu gì? Gọi HS lên giới thiệu trên sơ đồ quá trình sản xuất gang trong lò cao. Cho HS viết các phương trình hóa học Yêu cầu HS dựa vào nội dung mục I.1 và II.1 thảo luận về nguyên liệu sản xuất thép. GV giới thiệu nguyên tắc sản xuất thép Cho HS tìm hiểu qua quá trình sản xuất thép nội dung SKG và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất. II. Sản xuất gang thép 1. Sản xuất gang như thế nào? a. Nguyên liệu: HS thảo luận: từ oxit sắt… Đại diện nhóm trả lời, sau đó đọc mục 1.a ® kết luận: Quặng sắt, than cốc, không khí giàu oxi và một số chất phụ gia khác như đá vôi b. Nguyên tắc sản xuất gang HS thảo luận nguyên tắc sản xuất gang: sắt oxit ® khử. Dùng CO khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò cao. c. Quá trình sản xuất gang trong lò cao HS thảo luận: những phản ứng xảy ra trong lò cao HS lưu ý: kích thước quặng sắt, than cốc, đá vôi vừa phải ® giải thích. HS viết phương trình hóa học: C(r) + O2 (k) CO2 (k) C(r) + CO2 (k) 2CO (k) 3CO (k) + Fe2O3(r) 3CO2 (k) + 2Fe (r) 1. Sản xuất thép như thế nào? a. Nguyên liệu Các nhóm thảo luận về nguyên liệu sản xuất thép, sau đó đọc mục 2.a ® Kết luận: Nguyên liệu chính là gang, sắt phế liệu. khí oxi. b.Nguyên tắc sản xuất thép HS nghe, ghi nhớ. Oxi hóa một số nguyên tố có trong gang như C, Si, Mn… c. Quá trình sản xuất thép: HS nghiên cứu SGK, viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong quá trình luyện thép FeO+ C Fe + CO Củng cố - Đánh giá: HS nhắc lại thế nào là hợp kim, thế nào là gang và thép, thành phần tính chất và ứng dụng của gang và thép HS trả lời câu hỏi 2 và 3 trang 63 Các nhóm thảo luận làm bài 4 Dặn về nhà: Học bài. Làm lại bài 1, 2, 3 và 4. Giải bài tập 5, 6 trang 63 Xem bài 22. Sưu tầm một số vật dụng bằng kim loại bị gỉ.

File đính kèm:

  • docHoa 9 Bai 17 20.doc
Giáo án liên quan