Bài giảng Tuần 13 tiết 25 sắt

A/Mục tiêu:

*Kiến thức: HS nêu được tính chất vật lí và hóa học của sắt ; biết liên hệ t/chất của sắt với 1số ứng dụng trong đời sống, sản xuất.

*Kĩ năng: -Biết dự đoán t/chất hóa học của sắt tứ t/chất chung của kim loại và vị trí của sắt trong dãy HĐHH

-Biết dùng TN và sử dụng kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết luận về t/chất hóa học của sắt.

 

doc12 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 13 tiết 25 sắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Tiết 25 SẮT Soạn: Giảng: A/Mục tiêu: *Kiến thức: HS nêu được tính chất vật lí và hóa học của sắt ; biết liên hệ t/chất của sắt với 1số ứng dụng trong đời sống, sản xuất. *Kĩ năng: -Biết dự đoán t/chất hóa học của sắt tứ t/chất chung của kim loại và vị trí của sắt trong dãy HĐHH . -Biết dùng TN và sử dụng kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết luận về t/chất hóa học của sắt. -Viết được các PTHH minh họa t/chất hóa học của sắt : tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, dd muối của k.loại kém hoạt động hơn sắt. B/Chuẩn bị: Dây sắt , lọ đựng khí clo, đèn cồn, kẹp gỗ. C/Tiến trình giờ học: 1.Ổn định: 2.KTBC:-HS1: Nêu các t/chất hóa học của Al. Viết các pt p/ứ minh họa. -HS2: Nhôm được SX bằng ph.pháp nào? Viết PTHH SX nhôm.Làm bài tập 2/ 58 (sgk) 3.Bài mới: Từ xa xưa người ta đã biết sử dụng nhiều vật dụng bằng sắt hoặc hợp kim sắt . Ngày nay, trong số tất cả các kim loại ,sắt vẫn được sử dụng nhiều nhất .Hãy tìm hiểu những t/chất vật lí và hóa học của sắt. HĐ của thầy HĐ của trò Bài ghi *HĐ1: -GV yêu cầu hs liên hệ thực tế và tự nêu các tính chất vật lí của sắt, sau đó hs đọc sgk. *HĐ2: -GV đặt vấn đề: Từ t/chất hóa học của kl và vị trí của sắt trong dãy HĐHH , hãy suy đoán sắt có những t/chất hóa học nào? -GV: Em hãy mô tả TN đốt Fe trong oxi và viết PTHH. -GV làm TN: Nung dây Fe nóng đỏ đưa vào lọ đựng khí clo. -GV cho hs quan lọ đựng FeCl3 và yêu cầu hs so sánh màu của sản phẩm với FeCl3 và cho biết tên của sản phẩm? -GV yêu cầu hs viết PTHH. -GV bổ sung: ở nhiệt độ cao,sắt p/ứ với nhiều phi kim khác như: S, Br...tạo thành muối FeS, FeBr3 ... và yêu cầu hs viết PTHH. -GV yêu cầu hs k.luận. -GV yêu cầu hs cho thí dụ về p/ứng của sắt với dd axit, nêu hiện tượng và viết PTHH. -GV thông báo phần lưu ý -GV yêu cầu hs nêu những thí dụ đã biết về Fe tác dụng với dd muối, nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH. -GV yêu cầu hs k.luận. -GV lưu ý về h.trị của Fe. -HS trả lời và đọc sgk. -HS dự đoán t/chất hóa học của sắt. -HS mô tả và viết PTHH. -HS quan sát và nêu hiện tượng: Fe cháy sáng, tạo khói màu nâu đỏ. -Sản phẩm tạo thành là FeCl3. -HS viết PTHH. -HS nghe và viết PTHH. -HS kết luận. -HS cho ví dụ và nêu hiện tượng . -HS nghe và ghi bài. -HS cho ví dụ, nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH. -HS kl: Fe có những t/chất h h của k.loại. I.Tính chất vật lí: (sgk) II.Tính chất hóa học: 1.Tác dụng với phi kim: a/Tác dụng với oxi: 3Fe(r)+2O2(k)Fe3O4(r) b/Tác dụng với clo: 2Fe(r)+3Cl2(k)2FeCl3(r) (trắng xám) (vàng lục) (nâu đỏ) *Kết luận: Sắt t/d với nhiều p.kim tạo oxit và muối. 2.Tác dụng với dd axit: Fe(r)+2HCl(d d)®FeCl2(d d)+H2(k) (lục nhạt) *Lưu ý:Fe không t.dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4đặc, nguội. 3.Tác dụng với dd muối Fe(r)+ CuSO4(d d)®FeSO4(d d)+Cu(r) (trắng xám)(xanh lam)(lục nhạt) (đỏ) *KL: Sắt t/d với d/d muối của kim loại kém HĐ hơn tạo thành muối và k,loại mới. *Hoạt động 3: Luyện tập - củng cố. 1.Viết các PTHH biểu diễn các chuyển hóa sau: FeCl2 Fe(NO3)2 Fe Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe -GV yêu cầu hs làm vào vở và gọi 2hs lên bảng. 2.GV hướng dẫn hs làm bài tập 5/60 (sgk). -Số mol CuSO4 = 0,01.1 = 0,01(mol) Fe(r)+ CuSO4(d d)® FeSO4(d d)+ Cu(r) (1) 1mol 1mol 1mol 0,01mol 0,01mol 0,01mol Chất rắn A gồm Fe dư và Cu. Khi cho t/d với d/d HCl dư chỉ có Fe t/d với d/d HCl còn Cu không phản ứng, PTHH: Fe(r)+ 2HCl(d d)® FeCl2(d d)+ H2(k) (2) a/Lượng chất rắn còn lại sau p/ứ (2) là lượng Cu tạo thành trong p/ứ (1) mCu = 0,01 . 64 = 0,64(g) b.Dung dịch B chỉ chứa FeSO4. FeSO4(d d) + 2NaOH(d d) ® Fe(OH)2(r) + Na2SO4(d d) 1mol 2mol 0,01mol 0,02mol ® V = = = 0,02(l) *Hoạt động 4: Dặn dò HS học bài và BTVN: 1,2,3,4/ 60 (sgk) -Xem nội dung bài 20 ************************** Tuần 13 Tiết 26 HỢP KIM SẮT: GANG - THÉP Soạn: Giảng: A/Mục tiêu: *Kiến thức: HS biết được -Gang là gì? thép là gì? Tính chất và một số ứng dụng của gang, thép. -Nguyên tắc, nguyên liệu và quá trình sản xuất gang trong lò cao; thép trong lò luyện thép. *Kĩ năng: - Biết đọc và tóm tắc các kiến thức từ sgk. -Biết sử dụng các kiến thức thực tế về gang , thép...để rút ra ứng dụng về gang, thép. -Biết khai thác thông tin về sản xuất gang, thép từ sơ đồ lò luyện gang và lò luyện thép. -Viết các PTHH chính xảy ra trong quá trình sản xuất gang và thép. B/Chuẩn bị: - Một số mẫu gang , thép. -Sơ đồ lò cao và lò luyện thép phóng to. C/Tiến trình giờ học: 1.Ổn định: 2.KTBC: -HS1: Nêu tính chất hóa học của sắt và viết pt p/ứ minh họa. -HS2: Làm bài 4/ 60 (sgk). 3.Bài mới: Trong đời sống và trong kĩ thuật , hợp kim của sắt là gang , thép được sử dụng rất rộng rãi. Thế nào là gang, thép? Gang , thép được sản xuất như thế nào? HĐ của thầy HĐ của trò Bài ghi *Hoạt động 1: I.Hợp kim của sắt: -GV giới thiệu: Hợp kim là gì? Hợp kim của sắt có nhiều ứng dụng là gang và thép. -GV yêu cầu hs đọc nội dung mục I.1,2 (sgk) và thảo luận theo câu hỏi sau: Em hãy so sánh để nêu những điểm giống và khác nhau về thành phần, đặc điểm và ứng dụng của gang, thép ( Nội dung ghi theo bảng sau). -HS nghe. -HS hoạt động theo nhóm. -Đại diện nhóm trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình. Hợp kim Thành phần Đặc điểm ứng dụng sắt Giống nhau Khác nhau Gang Thép -GV gọi đại diện nhóm khác nhận xét và bổ sung( nếu có) -GV trình bày nội dung hoàn chỉnh (đã chuẩn bị sẵn trên bảng phụ) cho hs quan sát. -Đại diện các nhóm nhận xét. -HS quan sát và bổ sung nội dung còn thiếu vào vở Hợp kim sắt Thành phần Đặc điểm Ứng dụng Giống nhau Khác nhau Gang Là hợp kim Của sắt với C và 1số ngtố ¹ : Si,Mn,S... Hàm lượng C (2- 5%) -Cứng và giòn hơn sắt -Gang trắng luyện thép. -Gang xám: đúc bệ máy,ống dẫn nước Thép Hàm lượng C (dưới 2%) -Cứng, đàn hồi, ít bị ăn mòn. -Chế tạo nhiều chi tiết máy,vật dụng, dụng cụ lao động, làm vật liệu XD, chế tạo p.tiện GTVT(tàu hỏa, tàu thủy, ôtô, xe gắn máy...) *Hoạt động 2: II.Sản xuất gang , thép: -GV yêu cầu các nhóm hs đọc mục II.1(sgk) và trả lời các câu hỏi sau: 1.Nguyên liệu để sx gang. 2.Nguyên tắc để sx gang. 3.Quá trình sx gang trong lò cao ( Viết các pt p/ứ chính xảy ra trong quá trình sx gang). -GV trình bày nội dung thảo luận của các nhóm: +Khi nhận xét phần nguyên liệu,gv hỏi hs : quặng sắt thường có ở đâu? -Giảng phần c ,gv dùng sơ đồ lò cao để giới thiệu thêm: +CO khử oxit sắt +Một số oxít khác có trong quặng như: MnO2, SiO2 ... cũng bị khử thành Mn, Si... +Sắt nóng chảy hòa tan một lượng nhỏ C và 1số ngtố khác tạo thành gang lỏng. +Đá vôi bị phân hủy thành CaO ,kết hợp với SiO2...có trong quặng tạo thành xỉ. CaO(r) +SiO2(r) CaSiO3(r) +Khí tạo thành trong lò được thoát ra ở phía tfên gần miệng lò. -GV lưu ý hs về biện pháp kỹ thuật: Kích thước của quặng, thancốc, đá vôi; cách đưa ngliệu rắn và khí theo 2 chiều ngược nhau...lò hoạt động liên tục, nhiệt độ cao thích hợp. -GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận để trả lời các câu hỏi sau: 1.Ngliệu sx thép. 2.Ngtắc sx thép. 3.Quá trình sx thép (viết các pt p/ứ xảy ra trong quá trình sx thép. -GV gọi đại diện 1nhóm lên trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình và yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung(nếu có)(Nhìn vào tranh vẽ sơ đồ lò luyện thép).Sau đó gv dung nội dung đã chuẩn bị sẵn trên bảng phụ để chốt lại những ý chính và hs ghi bài. -Các nhóm hs đọc sgk và thảo luận theo nội dung câu hỏi. -Quặng hêmatit có ở Thái nguyên, Yên Bái, Hà Tỉnh. -HS nghe và ghi bài -Các nhóm hs đọc sgk và thảo luận theo câu hỏi.(ghi vào bảng phụ) -Đại diện nhóm trả lời và các nhóm khác nhận xét bổ sung. -HS nghe và ghi bài. 1.Sản xuất gang như thế nào? a,Nguyên liệu: -Quặng sắt: manhetic (chứa Fe3O4 màu đen); hêmatic (chứa Fe2O3) -Than cốc, kkhí giàu oxi và 1số chất phụ gia khác như đá vôi CaCO3 b,Nguyên tắc sx gang: Dùng CO khử sắt oxit ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim.(lò cao) C,Quá trình sx gang trong lò cao: Các pt p/ứ chính xảy ra trong lò cao C(r) + O2(k) CO2(k) C(r) + CO2(k)2CO(k) Khí CO khử oxit sắt trong quặng thành sắt. 3CO(k)+Fe2O3(r)2Fe(r)+3CO2(k) 2.Sản xuất thép như thế nào: a/Ngliệu: gang, sắt phế liệu và oxi. b/Ngtắc sx thép:oxi hóa 1số kloại, phi kim để loại ra khỏi gang phần lớn các ngtố C, Si, Mn... c/Quá trình sx thép: Khí oxi, oxi hóa sắt tạo thành FeO, sau đó FeO sẽ oxi hóa 1số ngtốtronggang như:C,Si,S,P... Ví dụ: FeO+CFe+CO ®Sản phẩm thu được là thép. *Hoạt động 3: Luyên tập - Củng cố. 1/ HS trả lời câu 4/ 63 (sgk). *Trả lời: -Khí thải CO2 , SO2 ảnh hưởng đến môi trường xung quanh: +Gây ô nhiễm kkhí , độc hại cho con người và động thực vật. +Làm cho nồng độ axit trong nước mưa cao hơn mức bình thường. CO2 + H2O ® H2CO3 SO2 + H2O ® H2SO3 -Biện pháp chống ô nhiễm môi trường : +Xây dựng hệ thống liên hoàn xử lý khí thải độc hại trước khi đưa khí thải ra ngoài kkhí. +Trồng vành đai cây xanh để hấp thụ khí CO2 . 2/ Tính khối lượng gang có chứa 95% Fe sản xuất được từ 1,2tấn quặng hêmatic (có chứa 85% Fe2O3) . Biết rằng hiệu suất của quá trình là 80%. GV hướng dẫn : -Viết PTHH. -Tính khối lượng Fe2O3 có trong 1,2tấn quặng hêmatit. -Tính khối lượng sắt thu được theo PTHH(theo lí thuyết). -Tính khối lượng sắt thu được thực tế: mSP(TT) = mSP(LT) x H -Tính khối lượng gang thực tế thu được. -PTHH: Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 -Khối lượng Fe2O3 có trong 1,2 tấn quặng. mFeO== 1,02 (tấn) -Theo PTHH: Khối lượng Fe thu được theo lí thuyết là: = 0,714(tấn) -Hiệu suất là 80% nên khối lượng sắt thực tế thu được: = 0,5712(tấn) -Khối lượng gang thu được: = 0,6(tấn) *Hoạt động 4: Dặn dò -Học bài - BTVN: 1,2,3,4,5,6/63 (sgk) -Xem trước nội dung bài 27 và tự làm trước các thí nghiệm của bài: “ Sự ăn mòn kim loại” ************************* Tuần 14 Tiết 27 SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN Soạn: Giảng: A/Mục tiêu: *Kiến thức: HS biết:-Khái niệm về sự ăn mòn. -Nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn , từ đó biết cách bảo vệ các đồ vật bằng kim loại. *Kỹ năng:-Biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại , những yếu tố ảnh hưởng và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn . -Biết thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại ,từ đó đề xuất biện pháp bảo vệ kim loại. B/Chuẩn bị: -Một số đồ dùng đã bị gỉ -GV hướng dẫn hs tự làm trước 1tuần các thí nghiệm “ảnh hưởng thành phần các chất trong môi trường đến sự ăn mòn kim loại” . C/Tiến trình bài giảng: 1.Ổn định: 2.KTBC: -HS1: So sánh thành phần, đặc điểm và ứng dụng của gang, thép. -HS2:Nêu nguyên liệu, nguyên tắc sản xuất gang.Viết pt p/ứ của qúa trình sản xuất gang. 3.Bài mới: Hàng năm, thế giới mất đi khoảng 15% lượng gang, thép luyện được do kim loại bị ăn mòn.Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại? Tại sao kim loại bị ăn mòn và có những biện pháp nào để bảo vệ k.loại không bị ăn mòn. HĐ của thầy HĐ của trò Bài ghi *HĐ1:-GV cho hs quan sát 1số đồ dùng bị gỉ và yêu cầu hs nhận xét(chú ý màu của gỉ sắt, sự thay đổi về ánh kim, tính dẻo...) -H: vì sao có hiện tượng này? -H: Kim loại bị gỉ dẫn đến điều gì? -Kim loại bị hủy(hay bị phá hủy)được gọi là sự ăn mòn kim loại .GV yêu cầu hs đưa ra khái niệm về sự ăn mòn kim loại và đọc sgk. *HĐ2: -GV yêu cầu hs quan sát TN (đã được hướng dẫn chuẩn bị từ trước) và nêu nhận xét. -GV trình bày nội dung thảo luận của 2nhóm và yêu cầu hs các nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu có). -Từ các hiện tượng trên,các em hãy rút ra kết luận? -GV bổ sung thêm 1số VD: +Phụ thuộc môi trường:Vỏ tàu thủy, xe đạp, xe hon đa ở vùng biển dễ bị gỉ hơn vùng ở sâu trong đất liền +Phụ thuộc thành phần kim loại: đồ dùng bằng hợp kim sắt lẫn kim loại khác bị ăn mòn nhanh hơn so với đồ dùng bằng sắt. -GV thuyết trình: thực nghiệm cho thấy, ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.Ví dụ: thanh sắt trong bếp than bị ăn mòn nhanh hơn thanh sắt để ở nơi khô ráo, thoáng mát. *HĐ3: -GV yêu cầu hs thảo luận theo câu hỏi sau: Từ nội dung 1và 2; trong thực tế đời sống, hãy thử nêu các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn (cho ví dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình) và giải thích. -GV nhận xét,bổ sung và kết luận. -GV gọi hs đọc phần “em có biết”: Quy trình bảo vệ một số máy móc. -HS quan sát và nhận xét: gỉ sắt màu nâu, giòn, xốp, dễ bị bẻ gãy, không còn t/chất của kim loại. -Do kim loại tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc trong m.trường: H2O, kk,đất -Kim loại bị hủy và đồ dùng bị hỏng. -HS trả lời và đọc sgk. -HS ghi bài. -Các nhóm hs quan sát và thảo luận( nội dung ghi trên bảng phụ): +ống nghiệm1:(đinh sắt trong kkhí khô) không bị ăn mòn. +ống nghiệm2: đinh sắt trong nước có hòa tan oxi (kk) bị ăn mòn chậm. +ống nghiêm3: (đinh sắt trong dd muối ăn) bị ăn mòn nhanh. +ống nghiệm4: đinh sắt (trong nước cất) không bị ăn mòn. -HS kết luận: Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc. -HS nghe. -HS thảo luận nhóm và báo cáo kết quả. +Sơn, mạ, bôi dầu mỡ... trên bề mặt kim loại ( ví dụ: sơn cửa sắt, bôi mỡ lên ổ khóa; để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng ...)® ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường. +Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn: thép không gỉ ( inox) -Các nhóm nhận xét và bổ sung I.Thế nào là sự ăn mòn kim loại: Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại. II.Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kloại: 1/ảnh hưởng của các chất trong môi trường. 2/ảnh hưởng của nhiệt độ. III.Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn: 1/Ngăn không cho kloại tiếp xúc với môi trường vì ăn mòn kloại xảy ra do t/dụng của kl với các chất trong môi trường (Sơn, mạ, bôi dầu mỡ... lên bề mặt kim loại) 2/Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn: chế tạo thép không gỉ (i nox) *Hoạt động 4: Củng cố -Thế nào là sự ăn mòn? Cho ví dụ về đồ vật bằng kim loại xung quanh ta bị ăn mòn. -Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. -Hãy chọn câu đúng trong các câu sau: Con dao làm bằng thép không bị gỉ nếu. a/Sau khi dùng, rửa sạch, lau khô b/Cắt chanh rồi không rửa. c/Ngâm trong nước tự nhiên hoặc nước máy lâu ngày d/Ngâm trong nước muối một thời gian. *Hoạt động 5: Dặn dò -Học bài - ôn nội dung chương 2 và chuẩn bị trước bài “ luyện tập chương 2” ************************ Tuần 14 Tiết 28 LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2: KIM LOẠI Soạn: Giảng: A/Mục tiêu:*Kiến thức: HS ôn tập hệ thống lại: -Dãy HĐHH của kim loại. -Tính chất hóa học của k.loại nói chung. -Tính chất giống và khác nhau giữa kim loại nhôm và sắt. -Thành phần, tính chất và sx gang , thép. -Sự ăn mòn kl là gì? Biện pháp bảo vệ kl khỏi bị ăn mòn. *Kỹ năng: -Biết hệ thống hóa , rút ra những kiến thức cơ bản của chương. -Biết so sánh để rút ra tính chất giống nhau và khác nhau của nhôm và sắt. -Biết vận dụng ý nghĩa dãy HĐHH của kl để viết các PTHH và xét các p/ứ có xảy ra hay không. Giải thích hiện tượng xảy ra trong thực tế. -Vận dụng để giải các bài tập có liên quan. B/Chuẩn bị:- Bảng phụ C/Tiến trình bài giảng: 1.Ổn định: 2.Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò *HĐ1: Kiến thức cần nhớ -GV yêu cầu hs nhắc lại tính chất hóa học của k.loại. -GV yêu cầu hs viết dãy HĐHH của kloại và nêu ý nghĩa của dãy HĐHH của kloại.(gv trình bày nội dung đã chuẩn bị sẵn trên bảng phụ cho hs quan sát) và gọi 3 hs lên bảng viết pt p/ứ minh họa) . Các hs khác quan sát, nhận xét bài làm trên bảng. -GV nghe, nhận xét và đánh giá -GV yêu cầu hs thảo luận nhóm và gọi đại diện nhóm trả lời -GV yêu cầu hs cho biết về thành phần, tính chất và sx gang, thép. 1.Tính chất hóa học của k.loại: -Tác dụng với phi kim -Tác dụng với dd axit -Tác dụng với dd muối 2.Dãy HĐHH của kloại: K,Na,Mg,Al,Zn,Fe,Pb,H,Cu,Ag,Au. 3.ý nghĩa của dãy HĐHH của kloại: -Mức độ HĐHH của các kim loại giảm từ trái sang phải. -Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở đk thường -Kloại đứng trước H phản ứng với 1số dd axit (HCl, H2SO4loãng...) giải phóng H2. -Kloại đứng trước( trừ K,Na...)đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dd muối. 4.So sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt : +Giống nhau: -Al và Fe đều có những tính chất hóa học của kim loại. -Al, Fe không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội. +Khác nhau:-Al có p/ứ với kiềm còn Fe thì không -Trong các hợp chất , Al chỉ có hóa trị III, còn Fe có cả 2 hóa trị II và III. 5.Hợp kim của sắt: thành phần, tính chất và sx gang, thép: Bảng sau khi hs đã được trả lời đầy đủ: Gang Thép Thành phần Là hợp kim của Fe và C với 1số ngtố khác.Trong đó hàm lượng C từ 2-5% Là hợp kim của Fe và C với 1số ngtố khác.Trong đó hàm lượng C <2% Tính chất Giòn, không rèn, không dát mỏng được Đàn hồi, dẻo(có thể rèn, dát mỏng,kéo sợi được), Cứng Sản xuất Trong lò cao Nguyên tắc: dùng CO để khử các oxit sắt ở nhiệt độ cao. Fe2O3+3CO2Fe+3CO2 Trong lò luyện thép Nguyên tắc:oxi hóa các ngtố C,Mn,Si,P...có trong gang FeO+CFe+CO 5.Sự ăn mòn kloại và bảo vệ kl không bị ăn mòn: -GV yêu cầu hs trả lời lần lượt theo các câu hỏi sau: +Thế nào là sự ăn mòn kloại. +Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kloại. +Tại sao phải bảo vệ kloại không bị ăn mòn +Những biện pháp bảo vệ kloại không bị ăn mòn. Hãy lấy ví dụ minh họa. (GV chuẩn bị trước phần nội dung trả lời trên bảng phụ cho hs quan sát sau khi hs đã trả lời và bổ sung) *HĐ2: Bài tập -GV gọi 2hs lên bảng làm bài 1,2/69(sgk). -GV nhận xét và hoàn chỉnh(nếu cần) -GV gọi 1 HS trả lời bài 3 -GV hướng dẫn HS chọn phương án đúng (nếu cần) -GV yêu cầu hs thảo luận nhóm để hoàn thành bài 4 -GV chọn bài 2nhóm làm nhanh nhất nhận xét và cho điểm -GV hướng dẫn HS làm bài tập 5/69(sgk) -GV hướng dẫn HS làm bài 6/69 (sgk), theo các bước sau: +Gọi x là số mol Fe bị hòa tan -GV nhận xét và chấm điểm. -HS lên bảng -HS trả lời -HS thảo luận nhóm -Các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có) -HS làm vào vở -HS làm từng bước Bài 1/69(sgk) -3Fe+2O2Fe3O4 -2Al+3Cl2®2AlCl3 -Fe+2HCl®FeCl2+H2 -Zn+CuSO4®ZnSO4+Cu Bài 2/69(sgk) *Cặp chất không p/ứ: b,c *Cặp chất có p/ứ: a,2Al+3Cl2®2AlCl3 d,Fe+Cu(NO3)2®Fe(NO3)2+Cu Bài 3/69(sgk)- Chọn câu c Bài 4a/69(sgk) (1)4Al+3O2®2Al2O3 (2)Al2O3+6HCl®2AlCl3+3H2O (3)AlCl3+3NaOH®Al(OH)3+3NaCl (4)2Al(OH)3Al2O3+3H2O (5) 2Al2O34Al+3O2 (6) 2Al+3Cl2 2AlCl3 Bài 5/69 (sgk): Gọi A là NTK của A PTHH: 2A + 2Cl2 ® 2ACl Theo PTHH, ta có: = A = 23 Vậy kim loại A là Na Bài 6: 7/51(sgk) a/PTHH: Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag x(mol) 2x(mol) x(mol) 2x(mol) Gọi x là số mol Cu bị hòa tan Khối lượng Cu bị hòa tan: 64x(g) Khối lượng Ag sinh ra: 2.108x(g) Vì khối lượng lá Cu tăng 1,52g Nên theo đề ta có pt đại số: 2.108x - 64x = 1,52 x = 0,01 mol b/Nồng độ mol của d/d AgNO3 đã dùng: Số mol AgNO3: 2.0,01 = 0,02mol CM = = = 1( M) *Hoạt động 3: Dặn dò -xem nội dung bài thực hành “Tính chất hóa học của Al và Fe” và kẻ bảng tường trình. -BTVN: 3; 4b,c ; 5,6,7/ 69 (sgk). ************************ Tuần 15 Tiết 29 Thực hành: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT Soạn: Giảng: A/Mục tiêu: -Khắc sâu kiến thức hóa học của nhôm và sắt. -Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học, khả năng làm bài tập thực hành hóa học. -Rèn luyện ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành hóa học. B/Chuẩn bị: *6nhóm- Mỗi nhóm gồm: +Dụng cụ: Đèn cồn, giá sắt, kẹp sắt,ống nghiệm (2), đế sứ, giá ống nghiệm, nam châm. +Hóa chất: Bột Al, bột sắt, bột lưu huỳnh, dung dịch NaOH. C/Tiến trình bài giảng: 1.Ổn định - phân công vị trí 2.Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ - hóa chất của phòng thí nghiệm. 3.Nêu mục tiêu bài thực hành. 4.Lưu ý về an toàn trong khi làm thí nghiệm: -Làm các thí nghiệm ( đốt cháy Al trong kkhí , đốt hỗn hợp bột sắt với S) phải cẩn thận và khéo để không bị bỏng, bị hư áo quần, đồ vật. -Phản ứng của bột Fe và S tạo ra nhiệt lượng lớn nên phải làm với hàm lượng hóa chất nhỏ, đun cẩn thận. 5.Giới thiệu bài thực hành. D/Phần thực hành: -GV yêu cầu hs nhắc lại tính chất hóa học của Al và sắt(nêu điểm giống và khác nhau giữa Al và Fe). HĐ của thầy HĐ của trò *HĐ1: -GV yêu cầu hs nêu cách tiến hành: Lấy 1ít bột Al rất mịn vào 1tờ giấy. Khum tờ giấy chứa bột Al, rắc nhẹ bột Al trên ngọn lửa đèn cồn. -GV thao tác mẫu và hướng dẫn hs làm TN. -GV: các em hãy nhận xét hiện tượng và giải thích, viết PTHH(quan sát kĩ màu sắc, tr.thái của chất tạo thành). -GV lưu ý hs:Điều chỉnh k/cách từ tờ giấy đến ngọn lửa đèn cồn để bột nhôm rơi gần ngọn lửa, nhưng không để bột Al rơi vào bấc đèn. *HĐ2: -GVyêu cầu hs đọc cách tiến hànhTN -GV hướng dẫn hs làm TN: +Lấy 1thìa nhỏ hỗn hợp bột Fe và S (Theo tỉ lệ 7:4 về khối lượng) cho vào ống nghiệm (hoặc đế sứ). +Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn(hoặc đốt nóng đỏ đầu đũa tt rồi cho tiếp xúc với hỗn hợp). -GV yêu cầu hs quan sát hiện tượng. Cho biết màu sắc của Fe,S.Hỗn hợp bột Fe và S và của chất tạo thành sau p/ứng. -GV hướng dẫn hs dùng nam châm hút hỗn hợp trước và sau p/ứ để thấy rõ sự khác nhau về tính chất của các chất tham gia p/ứ và sản phẩm. -GV lưu ý hs: phải làm với lượng nhỏ và cẩn thận. *HĐ3: -GV nêu vấn đề:Có 2 lọ không dán nhãn đựng 2 kim loại (riêng biệt): Al và Fe. Em hãy nêu cách nhận biết?(hs nhớ lại p/ứ đặc trưng của 2 kim loại) -GV gọi hs nêu cách làm. -GV yêu cầu hs làm TN và đại diện nhóm báo cáo kết quả,giải thích và viết PTHH. *TN1: Tác dụng của Al với oxi. -HS đọc sgk. -HS làm TN theo sự hướng dẫn của gv, nhận xét hiện tượng, giải thích và viết PTHH: +Có những hạt lóe sáng do bột Al tác dụng với oxi kkhí tạo thành chất rắn màu trắng là Al2O3 , p/ứ tỏa nhiều nhiệt +PTHH: 4Al+3O2 ® 2Al2O3 *TN2: Tác dụng của Fe với S. -HS đọc sgk -HS làm TN theo sự hướng dẫn của gv, nhận xét, giải thíchvà viết PTHH 1.Trước TN: +Bột Fe có màu trắng xám, bị nam châm hút. +Bột S có màu vàng nhạt. 2.Khi đun hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn: hỗn hợp cháy nóng đỏ, p/ứ tỏa nhiều nhiệt. 3.Sản phẩm tạo thành khi để nguội là chất rắn màu đen,không có tính nhiểm từ. 4.PTHH: Fe + S FeS *TN3:Nhận biết mỗi kl Al, Fe được đựng trong 2lọ không dán nhãn. -HS nghe và nêu cách nhận biết: dùng dd NaOH để ph.biệt Al và Fe. -HS nêu cách làm: Nhỏ lần lượt dd NaOH vào 2ống nghiệm.Nếu có hiện tượng sủi bọt khí là kim loại: Al ; còn không có h.tượng gì xảy ra là kim loại : Fe -Đại diện nhóm trả lời. *HĐ4: -HS thu dọn dụng cụ và vệ sinh phòng thí nghiệm. -Nhận xét, đánh giá buổi thực hành. -GV hướng dẫn hs làm tường trình theo mẫu. *HĐ5: Xem nội dung bài “ Tính chất của phi kim”.

File đính kèm:

  • docGAhoa9tuan25.doc
Giáo án liên quan