I-Mục tiêu: Giúp học sinh nắm :
• Tính chất của axit cacbonic và muối cacbonat
• Rèn luyện kĩ năng viết PTHH của các phản ứng
II-Chuẩn bị:
• Các dụng cụ và hóa chất để nhiệt phân NaHCO3
64 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần: 19 tiết : 37 về axit cacbonic và muối cacbonat, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH LỚP 9
MÔN HÓA HỌC
Cả năm : 35 tuần x 2 tiết = 70 tiết
Học kỳ 1: 18 tuần x 2 tiết = 36 tiết
Học kỳ 2 : 17 tuần x 2 tiết = 34 tiết
Tuần
Tiết
Nội dung bài giảng
1
1
2
Ôn tập đầu năm
Chương I: các loại hợp chất vô cơ
Tính chất hóa học của ôxit. Khái quát về sự phân loại oxit
2
3
4
Một số oxit quan trọng
Một số oxit quan trọng tiếp theo
3
5
6
Tính chất hóa học của axit
Một số axit quan trọng
4
7
8
Một số axit quan trọng tiếp theo
Luyện tập: tính chất hóa học của oxit và axit
5
9
10
Thực hành : tính chất hóa học của oxit và axit
Kiểm tra viết
6
11
12
Tính chất hóa học của Bazơ
Một số bazơ quan trọng
7
13
14
Một số bazơ quan trọng tiếp theo
Tính chất hóa học của muối
8
15
16
Một số muối quan trọng
Phân bón hóa học
9
17
18
Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
Luyện tập chương I
10
19
20
Thực hành : tính chất hóa học của bazơvà muối
Kiểm tra viết
11
21
22
Chương II: Kim loại
Tính chất vật lí chung của Kim loại
Tính chất hóa học của Kim loại
12
23
24
Dãy hoạt động hóa học của Kim loại
Nhôm
13
25
26
Sắt
Hợp kim sắt : gang – thép
14
27
28
Ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
Luyện tập chương II
15
29
30
Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt( Lấy điểm 1 tiết)
Chương III: Phi kim . Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Tính chất chung của phi kim
16
31
32
Clo
Clo tiếp theo
17
33
34
Cac bon
Các oxit của cacbon
18
35
36
Ôn tập HK I
Kiểm tra HK I
19
37
38
Axit cacbonic và muối cacbonat
Silic . Công nghiệp silicat
20
39
40
Sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học các nguyên tố hóa học
Sơ lược…..tiếp theo
21
41
42
Luyện tập chương III
Thực hành: tính chất hóa học của phi kim và các hợp chất của chúng
22
43
44
Chương IV: Hidrocacbon. Nhiên liệu
Khái niệm về HCHC và HHHC
Cấu tạo phân tử HCHC
23
45
46
Metan
Etilen
24
47
48
Axetilen
Benzen
25
49
50
Kiểm tra viết
Dầu mỏ và khí thiên nhiên
26
51
52
Nhiên liệu
Luyện tập chương IV
27
53
54
Thực hành : tính chất hóa học của Hidrocacbon
Chương V: Dẫn xuất của Hidrocacbon
Rượu Etilic
28
55
56
Axit axetic
Mối liên hệ giữa etilen,rượu etilic,axit axetic
29
57
58
Kiểm tra viết
Chất béo
30
59
60
Luyện tập:Rượu etilic, Axit axetic và chất béo
Thực hành : tính chất của rượu và axit
31
61
62
Glucozơ
Sacarozơ
32
63
64
Tinh bột và xenlulozơ
Protein
33
65
66
Polime
Polime tiếp theo
34
67
68
Thực hành : Tính chất củaGluxit (Lấy điểm 1 tiết)
Ôn tập cuối năm
35
69
70
Ôn tập tiếp theo
Kiểm tra học kỳ II
Tuần: 19
Tiết : 37
AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
Ngày soạn : 5/1/08
Ngày giảng: 14/1/08
I-Mục tiêu: Giúp học sinh nắm :
Tính chất của axit cacbonic và muối cacbonat
Rèn luyện kĩ năng viết PTHH của các phản ứng
II-Chuẩn bị:
Các dụng cụ và hóa chất để nhiệt phân NaHCO3
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1:
Giới thiệu : trong nước tự nhiên có sự hòa tan của CO2….
Cho hs đọc tính chất vật lí sgk
Hoạt động2:
GV làm thí nghiệm biểu diễn : cho khí CO2 vào cốc nước có sẳn giấy quì tím, sau đó đun nóng nhẹ hoặc để một lúc sau
Yêu cầu hs quan sát và nêu nhận xét,rút kết luận?
GV: H2CO3 được tạo thành thường viết: H2O + CO2
Hoạt động3:
Cho các em đọc tên các muối:
MgCO3 , Mg(HCO3)2 từ đó cho các em phân loại muối theo gốc axit
z*Muối cacbonat trung hòa gọi là muối cacbonat
Muối cacbonat axit gọi là hidro cabon nat
Hoạt động4:
Giới thiệu bảng tính tan và gọi hs nêu tính tan của các muối cacbonat
Hoạt động5:
Huớng dẫn hs làm thí nghiệm : cho ddNaHCO3 và Na2CO3 lần lược tác dụng với HCl
Gọi học nêu hiện tượng,nhận xét,viết PTHH?
Hoạt động6:
Hướng dẫn hs làm thí nghiệm: cho ddK2CO3 tác dụng với ddCa(OH)2
Gọi hs nêu hiện tượng,nhận xét?
Hướng dẫn hs viết PTHH giưa muối cacbonat axit với kiềm?
Hoạt động7:
Hướng dẫn hs làm thí nghiệm: cho ddNa2CO3 tác dụng với ddCaCl2
Gọi hs nêu hiện tượng,nhận xét,viết PTHH
Hoạt động8:
Gọi học sinh nhắc lại phản ứng nung vôi và lên bảng viết pthh?
Qua các thí nghiệm trên em hãy rút ra tính chất hóa học của muối các bonat?
Cho các em đọc sgk phần kết luận chung?
Hoạt động9:
Gọi hs nêu ứng dụng của muối cacbonat sau đó cho cacem đọc sgk
HS đọc sgk và rút ra ý chính và ghi vào vở:
-Ở đk bình thường nước có hòa tan CO2
-Khi đun nóng CO2 thoát ra khỏi dung dịch
-Trong nước mưa cũng có axit cacbonic
+Hiện tượng : lúc đầu quì tím chuyển màu đỏ nhạt sau đó thành tím như ban đầu
-+Nhận xét:
H2CO3 là axit yếu
H2CO3 không bền,dễ bị phân hủy thành CO2 + H2O
MgCO3: Magie cacbonat
Mg(HCO3)2: Magie hidrocacbnat
Có 2 loại muối:
Muối cacbonat trung hòa: không có H trong gốc axit
Muối cacbonat axit: có H trong gốc axit
HS quan sát bảng và nêu tính tan của các muối cacbonat
-Đa số không tan trừ Na2CO3 và K2CO3
-Đa số muối cacbonat axit tan
+Hiện tượng:có chất khí tạo thành
+Nhận xét: phản ứng tạo thành khí CO2 theo PTHH:
NaHCO3+HClàNaCl+H2O+CO2
(dd) (dd) (dd) (l) (k)
NaCl+2HClà2NaCl+H2O+CO2
(dd) (dd) (dd) (l) (k)
Hiện tượng: có kết tủa trắng xuất hiện
Nhận xét : phản ứng xảy ra tạo chất rắn CaCO3:
K2CO3+Ca(OH)2àCaCO3+2KOH
(dd) (dd) (r) (dd)
NaHCO3+NaOHàNa2CO3+H2O
Hiện tượng : có kết tủa tráng tạo thành
Nhận xét: PƯHH xảy ra:
Na2CO3+CaCl2àCaCO3+2NaCl
(dd) (dd) (r) (dd)
Phản ứng nung vôi:
CaCO3 à CaO + CO2
(r) (r) (k)
HS rút ra kết luận về tính chất hóa học của muối cacbonat
HS đọc kết luận sgk và ghi nhớ
HS nêu ứng dụng và đọc sgk phần này
I. AXIT CACBONIC (H2CO3)
1)Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí: (sgk)
2)Tính chất hóa học:
-H2CO3 là axit yếu: chỉ làm quì tím chuyển đỏ nhạt, có tính hóa học chung của axit
-Là axit không bền,dễ bị phân hủy thành CO2 + H2O
II. MUỐI CACBONAT:
1)Phân loại:
-Muối cacbonat trung hòa(Muối cacbonat)
-Muối cacbonat axit(Muối hidro cabonat)
2)Tính chất:
a-Tính tan:
Bảng tính tan sgk
b-Tính chất hóa học:
* Tác dụng với axit mạnhàmuối mới và giải phóng khí CO2
NaHCO3+HClàNaCl+H2O+CO2
(dd) (dd) (dd) (l) (k)
NaCl+2HClà2NaCl+H2O+CO2
(dd) (dd) (dd) (l) (k)
* DD muối cacbonat tác dụng với ddbazơàmuối mới không tan + bazơ mới
+Chú ý :Muối cacbonat axit tác dụng với ddbazơ tạo thành muối và nước
NaHCO3+NaOHàNa2CO3+H2O
*DD muối cacbnat tác dụng với ddmuoois khác à 2 muối mới
Na2CO3+CaCl2àCaCO3+2NaCl
(dd) (dd) (r) (dd)
*Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy:
CaCO3 à CaO + CO2
(r) (r) (k)
NaHCO3àNa2CO3 +H2O+CO2
(r) (r) (h) (k)
3)Ứng dụng: sgk
*Củng cố: Đọc bài đọc thêm sgk
Hoàn thành các PTHH: NaHCO3 + ? à Na2CO3 + ? + ?
BaCl2 + Na2CO3 à ? + ?
KHCO3 + ? à ? + BaCO3 + H2O
*Dặn dò : Làm bài tập sgk/108
Soạn bài Silic – CN silicat
Tuần : 19
Tiết : 38
SILIC-CÔNG NGHIỆP SILICAT
Ngày soạn : 10/1/08
Ngày giảng : 18/1/08
I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
Tính chất của silic và silic đioxit
Biết một số ngành silicat
Liên hệ thực tế về những cơ sở sản xuất của các ngành sản xuất đó
II-Chuẩn bị : Một số mẫu vật đồ gốm ,sành sứ, thủy tinh
Tư liệu về các vật liệu xây dựng và ứng dụng của chúng
III-Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :Kiểm tra bài cũ : Nêu tính chất hóa học của muối cacbonat ? viết PTHH minh họa ?
Hoạt động2 :
GV cho hs nghiên cứu sgk và kiến thức lớp 8 hãy nêu trạng thái tự nhiên của silic ?
Hoạt động3 :
Giới thiệu tính chất vật lí của silic ? gọi học đọc sgk
Trình bày tính chất hóa học của oxit axit ? viết PTHH Si tác dụng với oxi ?
Hoạt động4 :
Gọi học sinh viết PTHH giữa si lic với oxi
Si lic không tác dụng với hidro
Hoạt động5 :
Silic đi oxit là oxit axit nhưng không phản ứng với nước
Gọi hs viết PTHH giữa Si với NaOH , CaO ? đọc tên sản phẩm ?
Hoạt động 6:
Công nghiệp silicat là gì ? kể một số công nghiệp sili cat ?
-Cho biết nguyên liệu sản xuất đồ gốm,sứ ?
-Các công đoạn chính ntn ?
-Kể một số cơ sở s/xuất gạch ngói hay đồ sành ,đồ sứ ở địa phương em ?
Hoạt động7 :
-Ximăng có tính chất gì được áp dụng để dùng trong xây dựng ?
-Nguyên liệu sản xuất ximăng ?
-Tóm tắt quá trình s/xuất xi măng ?
Hướng dẫn thêm hoạt động của lò quay
-Kể tên một số nhà máy s/xuất xi măng ở tỉnh em ?
Hoạt động8 :
-Giới thiệu thành phần chính của thủy tinh : Hỗn hợp muối :Na2SiO3 và CaSiO3
-Nêu nguyên liệu sản xuất thủy tinh ?
-Các công đoạn chính ?goi hs lên viết PTHH xả ra trong lò nấu thủy tinh ?
-Các cơ sở sản xuất thủy tinh ở nước ta ? ở tỉnh nhà ?
HS trả lời
Và viết PTHH
H S khác nhận xét
Trạng thái tự nhiên của Si :
Si là nguyên tố phổ biến trong tự nhiên,chiếm ¼ khối lượng vỏ trái đất
-SiO2 có nhiều trong cát thạch anh,cát trắng , đất sét(cao lanh)
HS nêu tính chất vật lí :
Si là chất rắn, xám , khó nóng chảy,dẫn điện kém(là chất bán dẫn)
Viết PTHH và đọc tên sphẩm :
SiO2+2NaOHàNa2SSiO3+H2O
Natri silicat
SiO2 + CaO à CaSiO3
Canxi silicat
Trả lời :
Là ngành công nghiệp sử dụng các hợp chất thiên nhiên của silic
Kể tên các cN silicat như sgk
Sản xuất đồ gốm , sứ :
-Nguyên liệu : Đất sét,thạch anh...
-Các công đoạn : nguyên liệu nhào nhuyển với nước ,tạo thành khung,nung nóng
-Kể tên cơ sở làm gạch , ngói hoặc sành sứ nếu có ở địa phương hay nơi khác...
Tính chất : đông cứng khi gặp nước
-Nguyên liệu : đá vôi, đất sét
-Các công đoạn chính :
Nguyên liệu nghiền rồi trộn với cát ,nước thành dạng bùn, nung trong lò quay,sau đó thu chất rắn và nghiền với chất phụ gia thành ximăng
-Một số nhà máy SX XM : Hoàng thạch, Bỉm sơn....
-Nguyên liệu SX thủy tinh : Cát thạch anh,đá vôi, sôđa(Na2CO3)
PTHH : t0
CaCO3 à CaO + CO2
t0
CaO + SiO3 à CaSiO3
t0
Na2CO3+SiO2àNa2SiO3+CO2
-Kể tên nhà máy SX thủy tinh ở ĐN,Hà nội, Hải phòng....
SI LIC-CÔNG NGHIỆP SILICAT
A. Silic : Si = 28
I. Trạng thái thiên nhiên : sgk
II. Tính chất :
1)Tính chất vật lí : sgk
2)Tính chất hóa học :
Silic là phi kim yếu :
Tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao
Si + O2 à SiO2
Si không tác dung với H2
B. Silic đioxit : SiO2
+SiO2 là oxit axit :
-Tác dụng với kiềm, với oxit bazơ ở nhiệt độ cao :
SiO2+2NaOHàNa2SiO3+H2O
SiO2 + CaO à CaSiO3
-SiO2 không tác dụng với nước
B.Sơ lượcvề công nghiệpsilicat:
I-Sản xuất đồ gốm,sứ :
1)Nguyên liệu : Đất sét,thạch anh....
2)Các công đoạn chính : Đất
nhào
sét+thạch anh+nước à khối
nung
dẽo à gốm
II. Sản xuất ximăng :
1)Nguyên liệu : Đá vôi, đất sét
2)Các công đoạn chính :Đá vôi+
Nghiền
đất sét+ nước à dạng bùn à
Nghiền với CaCO3
clanke à bột ximăng
III. Sản xuất thủy tinh :
1)Nguyên liệu : cát thạch anh,dá vôi,sôđa (Na2CO3)
2)Các PƯ HH :
t0
CaCO3 à CaO + CO2
t0
CaO + SiO3 à CaSiO3
t0
Na2CO3+SiO2àNa2SiO3+CO2
Hoạt động9
-Củng cố : Cho hs đọc phần ghi nhớ sgk
Goi hs lần lược nêu các công đoạn chính sản xuất xi măng, thủy tinh....
Cho học sinh đọc phần đọc thêm sgk
-Dặn dò: Học bài. Trả lời câu hỏi sgk/95
Soạn bài Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Tuần : 20
Tiết : 39
SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Ngày soạn : 15/1/08
Ngày giảng :23/1/08
I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
Cơ sở sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn
Cấu tạo của hệ thống tuần hoàn và mói liên hệ giữa cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử
Rèn luyện kĩ năng suy đoán cấu tạo nguyên tử của nguyên tố và kĩ năng xác định vị trí của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn
II-Chuẩn bị :
Bảng hệ thống tuần hoàn
Sơ dồ cấu tạo nguyên tử một số nguyên tố
Học sinh ôn kiến thức cấu tạo nguyên tử ở lớp 8
III-Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :Kiểm tra bài cũ :
Nêu tính chất hóa học của SiO2,viết phương trình hóa học minh họa ?
Hoạt động2 :
GV giới thiệu bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố
Em hãy quan sát bảng và nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng ?
GV bổ sung cơ sở sắp xếp .
Hoạt động3 :
GV giới thiệu về ô nguyên tố
Ô nguyên tố cho em biết những gì ?
Nêu ví dụ về 1 ô nào đó ?
Số hiệu nguyên tử cho các em biết điều gì ?
Cho hs đọc sgk số hiệu nguyên tử ? cho ví dụ miinh họa ?
Hoạt động4 :
GV giới thiệu về chu kì :
-Chu kì 1
-Chu kì2,chu kì3
-Chu kì4,chu kì 5
Mỗi chu kì gồm bao nhiêu nguyên tố,có bao nhiêu lớp electron,điện tích hạt nhân tăng hay thế nào ?
Em hãy nhận xét về đặc điểm giống nhau về cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố trong cùng 1 chu kì ?
Nhìn bảng cho biết có bao nhiêu chu kì ?những chu kì nào được gọi là chu kì lớn , chu kì nhỏ ?
Hoạt động 5 :
GV giới thiệu 1 số nhóm nguyên tố : Nhóm I, nhóm VII
Yêu cầu hs nhận xét về đặc điểm giống nhau trong cấu nguyên tử của các nguyên tố trong cùng 1 nhóm(điện tích hạt nhân,số eclectoron,số electron ở lớp ngoài cùng) từ đó rút ra khái niệm về nhóm nguyên tố
HS trả lời
Quan sát bảng hệ thống .....và phát biểu nguyên tắc sắp xếp :
- các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
Quan sát ô nguyên tố và phát biểu :
Ô nguyên tố cho biết :
-Kí hiệu hóa học của nguyên tố
-Tên n/tố
-NTK của nguyên tố
-Số hiệu nguyên tử
Lấy ví dụ minh họa : Ô số 11
-KHHH : Na
-Tên nguyên tố : Natri
-NTK : 23
- Số hiệu nguyên tử : 11
Ví dụ : số hiệu nguyên tử natri :11 cho biết điện tích hạt nhân là 11+ và bằng số electron trong nguyên tử là 11-
Học sinh trao đổi và trả lời :
Ví dụ : chu kì3 :
Gồm 8 n/tố từ LiàNe
Có 2 lớp electron trong nguyên tử
Diện tích hạt nhân tăng từ : 3à10
Chu kỳ là dãy nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
-Số thứ tự của chu kỳ bằng số lớp electron
Có 7 chu kì :
-Chu kì lớn : 4,5,6,7
-Chu kì nhỏ : 1,2,3
Các nhóm trao đổi để nhận xét và trả lời :
Nhóm I : gồm các kim loại hoạt động mạnh . Nguyên tử của chúng đều có 1e ở lớp ngoài cùng
Điện tích hạt nhân tăng từ
Li (3+)àFr (87+)
Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được sắp xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn :
Các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
II. Cấu tạo của bảng tuần hoàn :
1)Ô nguyên tố : cho biết :
Kí hiệu hóa học của nguyên tố
-Tên nguyên tố
-NTK của nguyên tố
-Số hiệu nguyên tử (số thứ tự n/tố)
*Biết số hiệu nguyên tử sẽ biết số điện tích hạt nhân và số electron trong nguyên tử
Ví dụ : ô số 11
-KHHH : Na
-Tên nguyên tố : Natri
-NTK : 23
- Số hiệu nguyên tử : 11
* Số hiệu nguyên tử natri :11 cho biết điện tích hạt nhân là 11+ và bằng số electron trong nguyên tử là 11-
2)Chu kì :
Chu kỳ là dãy nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được sắp thành hàng ngang theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
*Biết số thứ tự chu kì sẽ biết được số lớp electron trong nguyên tử
3)Nhóm :
Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được sắp xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử
*Số thứ tự nhóm = số electron ở lớp ngoài cùng
Hoạt động6
-Củng cố : Em hãy xác đinh cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố ở ô số 12,13,15
Hướng dẫn làm các bài tập 1,2,7 sgk
-Dặn dò: Học bài , áp dụng làm bài tập vào vở
Chuẩn bị phần còn lại của bài học
Tuần :20
Tiết : 40
SƠ LƯỢC VỀ BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN (Tiếptheo)
Ngày soạn: 21/1/08
Ngày giảng:25/1/08
I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
Qui luật biến thiên tính chất các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm
Vận dụng để so sánh tính kim loại , tính phi kim của các nguyên tố với nhau
II-Chuẩn bị : Bảng hệ thống tuần hoàn . Hệ thống câu hỏi
III-Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :Kiểm tra bài cũ :
Nêu cấu tạo của bảng HTTH các nguyên tố ?hãy xác định số ĐTHN, sốe, số lớp e và số e lớp ngoài cùng của nguyên tử ở ô sô12 ?
Hoạt động2 :
GV giới thiệu quy luật trong một chu kỳ
Xét các nguyên tố trong chu kỳ2 :
Số e lớp ngoài cùng của các nguyên tố từ LiàNe thay đổi thế nào ?
Em hãy so sánh tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố từ Lià Ne
*Kết luận sự biến thiên tính chất các nguyên tố trong một chu kỳ ?
Hoạt động3 :
GV giới thiệu nhóm I hỏi :
Đi từ trên xuống dưới theo chiều ĐTHN tăng dần :
-Tính kim loại , tính phi kim thay đổi thế nào ? Ví dụ minh họa ?(So sánh tính kim loại của : Li,Na, K và tính phi kim của O , S , Cl, F)
-Số e lớp ngoài cùng của các nguyên tố trong nhóm I là bao nhiêu ?
-Em hãy quan sát từ nhóm I à VII có nhận xét gì về số lớp e của các nguyên tố trong cùng 1 nhóm?
*Vậy sự biến thiên tính chất các nguyên tố trong nhóm ntn ?
Hoạt động4
Phát phiếu học tập . Cho học sinh thảo luận theo nhóm rồi ghi vào bảng phụ trình bày lên bảng đen
Hướng dẫn hs nhận xét sửa sai
Treo bảng phụ đề bài tập 2.Cho hs trao đổi theo bàn rồi gọi hs trả lời nhanh
HS xác định ô 12 đó là Cacbon
-Có ĐTHN=số e = 6
-Có 2 lớp
-Có 4 e lớp ngoài cùng
HS nghe
Quan sát trả lời :
-Số e lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 (Li)à8 (Ne)
-Tính kim loại giảm dần từ Li là kim loại mạnh đến F là phi mạnh và cuối cùng là khí hiémNe
Nêu kết luận theo sgk
Quan sát trả lời :
-Tính kim loại tăng ,tính phi kim giảm
-Ví dụ :
Tính KL tăng theo thứ tự : Li<Na<K
Tính PK giảm theo thứ tự : O<S<Cl<F
-Số e lớp ngoài cùng là 1
-Từ nhóm IàVII số lớp e của các nguyên tố trong cùng 1 nhóm tăng dần
Nêu sự biến thiến tính theo sgk
Ghi vào bảng nhóm :
-A ở ô 17 là Cl
-Có ĐHN = số e = 17
-Các e được xếp thành 3 lớp : 2,8,7
-Ở chu kì 3, nhóm VII vì ở cuối chu kì nên là phi kim mạnh
Trả lời nhanh :
-Nguyên tử B có 3 lớp e : 2,8,6
-Suy ra B có 16e nên số hiệu= 16à B là Oxi
Vậy B hay O ở chu kỳ 3, nhóm VI=> nó là phi kim mạnh
III.Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn :
1)Trong một chu kì :
Đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân :
-Số electron ở lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8 (trừ chu kì 1)
-Tính kim loại giảm dần,đồng thời tính phi kim tăng dần
2)Trong một nhóm :
Đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân :
-Số lớp electron tăng dần
-Tính kim loại tăng dần , đồng thời tính phi kim giảm dần
IV.Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học :
1)Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy ra cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố
2)Biết cấu tạo nguyên tử,ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó
Phiếu học tập : Bài tập1 : Cho biết nguyên tố A ở ô số 17 của bảng HTTH các nguyên tố HH , em hãy xác địng :
Cấu tạo nguyên tử của A
Dự đoán tính chất của A
Bài tập2 : Nguyên tố B có 3 lớp eclectron, lớp ngoài cùng có 6 e, hãy cho biết vị trí của B trong bảng HTTH CNTHH và tính chất hóa học của nó ?
Hoạt động5
-Củng cố : Cho hs nhắc lại sự biến thiên tính chất các nguyên tố trong cùng một chu kỳ và trong cùng một nhóm
Xem lại các bài tập đã làm chú ý những chỗ sai để rút kinh nghiệm
-Dặn dò: Học bài . Làm bài tập 2,3,4,5,6,7 sgk/101
Chuẩn bị bài luyện tập : ôn lại lí thuyết và làm các bài tập trong chương
Tuần :21
Tiết : 41
Luyện tập chương III :PHI KIM –SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Ngày soạn : 26/1/08
Ngày giảng : 29/1/08
I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
Hệ thống lại các kiến thức cần nhớ trong chương một cách khoa học để học sinh dễ hiểu dẽ nhớ
Hình thành kĩ năng giải bài tập cơ bản trong chương
Rèn luyện kĩ năng so sánh tính chất hóa học của các nguyên tố hóa học-xác định cấu tạo của nguyên tử
II-Chuẩn bị :
Bảng phụ
Sơ đồ hóa một số mối quan hệ giữa các chất
III-Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động1 :Kiểm tra bài cũ :
-Trình bày sự biến thiên tính chất các nguyên tố hóa học trong cùng một chu kì, trong nhóm trong bảng tuần hoàn ?
-Nêu ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ?
Hoạt động2 :
Gọi hs nêu lại những tính chất hóa học của phi kim ?
Hướng dẫn hs sơ đồ 1 sgk
Hoạt động3 :tính chất hóa học của Clo :
Hướng dẫn học sinh sơ đồ 2 sgk
Gọi hs lần lượt lên bảng viết phương trình hóa học giữa clo với với số chất như : H2, NaOH, Cu
Hoạt động4 :Tính chất hóa học của cacbon và các hợp chất của cacbon :
Từ sơ đồ 3 sgk em hãy nêu lại tính chất hóa học của C , CO và CO2
Gọi hs lần lượt viết PTHH minh họa cho sơ đồ3
Hoạt động5 :
Cho hs nhắc lại cấu tạo, sự biến thiên tính chất các nguyên tố và ý nghĩa của bảng tuần hoàn ?
Yêu cầu làm bài tập 4 sgk/103(thực hiện theo nhóm)
2 hs trả lời
HS lần lượt nêu lại các tính chất hóa học của PK dựa theo sơ đồ 1
HS nêu tính chất hóa học của Cl2
Bài tập1 :
Viết PTHH theo sơ đồ 2 :
t0
Cl2+ H2 à 2 HCl
Cl2+2NaOHàNaCl+NaClO+H2O
t0
Cl2 + Cu à CuCl2
Học sinh nêu tính chất hóa học của C,CO,CO2
Bài tập2:
Viết pthh theo sơ đồ 3 :
t0
C + O2 à CO2
CO2 +Ca(OH)2àCaCO3+H2O
t0
CaCO3 à CaO +CO2
CO2+2NaOHàNa2CO3 +H2O
Na2CO3+2HClà2NaCl+H2O+CO2
t0
2C + O2 à 2CO
t0
2CO + O2 à 2CO2
t0
CO2 + C à 2CO
HS lần lượt nhắc lại cấu tạo,sự biến thiên tính chất các nguyên tố và ý nghĩa bảng tuần hoàn
Thảo luận nhóm để làm bài tập 4 trên bảng nhóm và trình kết quả bài làm của nhóm mình :
-Cấu tạo nguyên tố A :
+Số thứ tự 11
+Điên tích hạt nhân : 11
số e : 11
+Có 3 lớp electron
+Lớp ngoài cùng có 1e
+A (Na) là kim loại mạnh
Na hoạt động mạnh hơn Li,Mg nhưng yếu hơn K
I.Kiến thức cần nhớ :
1)Tính chất của phi kim :
Sơ đồ 1 trang102/sgk
2)Tính chất hóa học của một số phi kim cụ thể
a-Tính chất hóa học của clo :
Sơ đồ 2 sgk
b-Tính chất hóa học của cacbon và hợp chất của cacbon :
Sơ đồ 3 sgk
3)Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học :
a-Cấu tạo bảng :
+ Ô nguyên tố
+ Chu kỳ
+ Nhóm
b-Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
c-Ý nghĩa của bảng tuần hoàn :
II. Luyện tập :
Bài tập1
Bài tập2
Bài 4/103/sgk
Hoạt động6
-Củng cố : Hướng dẫn học sinh làm bài tập 5,cho hs nêu lại cách thực hiện
-Dặn dò: Ôn lại tính chất hóa học của phinkim, làm bài tập 5 và 6 vào vở bài tập
Chuẩn bị bài thực hành : Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng
Tuần :21
Tiết : 42
Thực hành: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
Ngày soạn : 29/1/08
Ngày giảng : 3/2/08
I -Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
Rèn luyện khả năng làm thí nghiệm , quan sát hiện tượng,nhận xét thí nghiệm của học sinh
Khả năng nhận biết các hóa chất trong phòng thí nghiệm
II-Chuẩn bị :
Dụng cụ :
Ống nghiệm , đèn cồn , chậu thủy tinh , kẹp gỗ, ống dẫn
Hóa chất :
CuO , C, ddCa(OH)2 , NaHCO3, CaCO3 ,Na2CO3, NaCl
III-Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1 :
GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh : Về dụng cụ hóa chất
Hoạt động2 :
Thí nghiệm 1 : Cacbon khử đồng(II) oxit ở nhiệt độ cao :
Cho hs trình bày cách tiến hành thí nghiệm1
GV hướng dẫn thao tác thí nghiệm
Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm, chú ý quan sát hiện tượng để mô tả ,giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng ?
Hoạt động3 :
Thí nghiệm 2 : Nhiệt phân muối NaHCO3
Gọi hs trình bày cách tiến hành thí nghiệm
GV hướng dẫn thao tác
Cho hs làm thí nghiệm
Yêu cầu quan sát hiện tượng nhận xét và viết PTHH
Hoạt động4:
Thí nghiệm3 : Nhận biết muối cacbonat và muối clorrua :
Gọi hs trình bày thí nghiệm 3 và nêu phương pháp thực hiện
Hướng dẫn hs lập bảng :
1
2
3
4
CaCO3
Na2CO3
NaCl
Nước
Dd HCl
Cho các chất ở cột1 lần lượt vào các chất ở cột 2,3,4
Cho hs làm thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng trên
Hoạt động5 :
-Yêu cầu hs hoàn thành tường trình thí nghiệm
-Cho hs làm vệ sinh , nhận xét giờ thực hành
-Học rửa dụng cụ thí nghiệm
Kiểm tra dụng cụ hóa chất trên bàn của mình có đầy đủ không
Trình bày cách tiến hành thí nghiệm1 như sgk
Theo dõi thao tác lắp ráp và đun nóng ống nghiệm
HS thực hành theo hướng dẫn và nêu :
-Hiện tượng :
+Trong ống nghiệm có màu đỏ xuất hiện
+ở cốc nước vôi vẫn đục
-Nhận xét :
Phản ứng đã xả ra có đồng và khí CO2 tạo thành
+Màu đỏàĐồng
+ Khí CO2 tác dụng với Ca(OH)2 làm đục nước vôi do CaCO2 tạo ra
t0
2CuO + C à 2Cu + CO2
HS trình bày thí nghiệm 2
Tiến hành thí nghiệm và nêu :
-Hiện tượng :
+Trên thành ống nghiệm có nước xuất hiện
+Ống nghiệm đựng Ca(OH)2 vẫn đục
-Nhận xét : phản ứng phân hủy NaHCO3 thành H2O , CO2 theo PTHH :
t0
2NaHCO3 à NaCl + H2O + CO2
HS theo dõi và tiến hà
File đính kèm:
- giao an hoa 9 ca nam(3).doc