Bài giảng Tuần 2 tiết 3 chất (tiếp )

Học sinh phân biệt được chất và hỗn hợp: Một chất chỉ khi không có lẫn chất nào khác (chất tinh khiết ) mới có tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không có tính chất như vậy.

 - Biết được nước tự nhiên là một hỗn hợp và nước cất là chất tinh khiết.

 - Dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 2 tiết 3 chất (tiếp ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Tiết 3 Chất (tiếp ) Ngày: A - Mục tiêu. 1- Kiến thức - Học sinh phân biệt được chất và hỗn hợp: Một chất chỉ khi không có lẫn chất nào khác (chất tinh khiết ) mới có tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không có tính chất như vậy. - Biết được nước tự nhiên là một hỗn hợp và nước cất là chất tinh khiết. - Dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp. 2- Kĩ năng: - Học sinh làm quen với 1 số thao tác thí nghiệm thực hành hoá học, rèn kỹ năng so sánh, khái quát hoá vấn đề. 3- Thái độ - Có thái độ say mê, yêu thích môn học. B - Đồ dùng dạy học. GV. - 1 chai nước khoáng , 10 ống nước cất. - Dụng cụ làm thí nghiệm đun nóng nước muối. - Tranh vẽ H 1.4.a Chưng cất nước tự nhiên. HS. - Nước muối , 1 vài mẫu nước tự nhiên. C - Tiến trình tiết dạy Tổ chức II. Kiểm tra bài cũ ?Lấy 4 ví dụ về vật thể tự nhiên,4 ví dụ về vật thể nhân tạo. Tại sao nói ở đâu có vật thể là ở đó có chất? ?Chất có những tính chất nào ?lấy ví dụ minh hoạ? III- Bài mới Hoạt động 1 Tìm hiểu về chất tinh khiết- hỗn hợp Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung - Đưa ra mẫu chai nước khoáng và nước cất ? Nêu thành phần các chất có trong chai nước khoáng - Nước khoáng là 1loại nước tự nhiên rất tốt cho cuộc sống... ? Hãy kể tên 1 số nguồn nước tự nhiên khác * Người ta gọi các nguồn nước tự nhiên là hỗn hợp chất -? Vì sao không dùng nước khoáng thay cho ống nước cất.khi tiêm cho bệnh nhân. ? Nước tự nhiên có phải là 1 chất không vì sao - Nước tự nhiên (... ) là 1 hỗn hợp ? Hỗn hợp là gì ? Các nguồn nước tự nhiên đều chung chất gì. . ? Hiện tượng thu được nước cất ở hình 1.4.a giống hiện tượng thực tế nào. ? Nước cất chỉ có mấy chất GV. Nước cất là chất tinh khiết ? Em hiểu thế nào là chất tinh khiết ? Làm thế nào khẳng định nước cất là chất tinh khiết. ? Chất như thế nào mới có những tính chất nhất định không đổi GV (Pha đường vào nước làm ví dụ ) -. Nhận mẫu hoá chất - Các nhóm học sinh quan sát mẫu từ đó phát biểu + Nước; các chất khoáng.... HS. Học sinh trao đổi. Nước biển , nước sông, nước suối , ao hồ, nước giếng,.... HS. Lẫn các chất khác + không phải vì + Gồm nhiều chất Học sinh đọc sách giáo khoa và dẫn dắt của GV tìm câu trả lời... + Chung 1 chất là nước ( quan sát thí nghiệm hoặc tranh vẽ H1.4.a) HS. Giống: Đun nóng nước đ bay hơi và ngưng tụ. - Nước cất chỉ có 1 chất là nước . + Chỉ gồm 1 chất Thảo luận ( Đ SGKTr. 10 ) + Đo t0s, t0 nc, D + Nước tự nhiên không có tính chất nhất định...) + Chất tinh khiết. III - Chất tinh khiết. 1. Hỗn hợp. - Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau; VD. Nước tự nhiên, vôi vữa, nước đường ... 2-.Chất tinh khiết Là chỉ gồm 1 chất VD. Nước cất Do đó: Chỉ có chất tinh khiết mới có tính chất nhất định không đổi. Hoạt động 2 : Tách chất ra khỏi hỗn hợp ? Muốn lấy muối ăn (NaCl) từ nước biển ta làm như thế nào . - Hướng dẫn thí nghiệm tách muối (h1.5) ? Vì sao ta tách được muối ra khỏi dung dịch muối. ? Nhiệt độ sôi thuộc nhóm tính chất nào. ? Làm thế nào để tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp -.Cho học sịnh liên hệ việc chưng cất rượu. ? Ngoài ra còn tách chất theo nhiều hướng khác (học sau ) + Ta phải đun nóng để tách,hoặc phơi - Các nhóm làm thí nghiệm + Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau. + Nước sôi ở 1000C + Muối ăn ở 14500C... - Thuộc tính chất vật lí + Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí. 3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp. * Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí như nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy. IV- Củng cố Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ? Lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi trường hợp Trong các tính chất sau: Tính chất nào biết được bằng quan sát trực tiếp; dùng dụng cụ đo ; phải làm thí nhgiệm ? Màu sắc; tính tan; tính cháy được ; tính dẫn điện; khối lượng riêng; trạng thái; nhiệt độ sôi; nhiệt độ nóng chảy. ( Bài 2.6 SBT ) . Thiếc nóng chảy ở 2320C Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 1800C Vậy thiếc hàn là chất tinh khiết hay hỗn hợp ? Đáp án : không là chất tinh khiết vì nhiệt độ nóng chảy thấp = 1800C < nhiệt độ nóng chảy = 2320C. V - Hướng dẫn học bài ở nhà. Làm bài 7,8 Tr.11 (SGK ) chuẩn bị muối ăn và cát. Làm thêm bài 2.5; 2.7; 2.8 ( SBT. T4 ) Hướng dẫn bài 7 Tr11 SGK + Tính chất giống nhau của nước khoáng; nước cất ( dùng quan sát ) đ + Tính chất khác nhau của nước khoáng ; nước cất (dùng dụng cụ đo ) nhiệt độ sôi ; khối lượng riêng.... Giờ sau “Bài thực hành số1 ” Mẫu phiếu thực hành. Họ và tên.............. Bản tường trình Ngày ..tháng..năm.... Lớp..... Bài thực hành số...... TênTN Mục đích TN Cách tiến hành Hiện tượng Kết quả Ghi chú 1- Theodõi nhiệt độ nóng chảy củalưuhuỳnh và parapin. ............ Tuần 2 Tiết 4 Bài thực hành 1 Ngày: A - Mục tiêu. Học sinh nắm được 1 số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. Làm quen và biết cách sử dụng 1 số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất . Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp. B - đồ dùng dạy học Dụng cụ thí nghiệm: giá đỡ; ống nghiệm; kẹp mống nghiệm; phễu thuỷ tinh; đũa thuỷ tinh; cốc thuỷ tinh; nhiệt kế ; đèn cồn; giấy lọc; kẹp lấy hoá chất; muôi thuỷ tinh; muôi sắt ( đủ cho 6 nhóm ) Hoá chất. Lưu huỳnh; parafin (có thể thay bằng nến thường ) muối ăn lẫn cát. C -Tiến hành tiết dạy I-Tổ chức II. Kiểm tra bài cũ Làm bài tập 8 Tr.11 SGK ? Muốn tách chất ra khỏi hỗn hợp ta dựa vào điều gì ? III - Bài mới. Hoạt động của g v Hoạt động của hs Nội dung -Yêu cầu học sinh đọc SGK trang 154 -GV chốt lại - Giới thiệu 1 số dụng cụ và hướng dẫn 1 số thao tác cơ bản khi thí nghiệm. *. Hướng dẫn thao tác của thí nghiệm.1 GV. Quan sát giúp đỡ, uốn nắn động viên các nhóm. GV. Nhắc các nhóm làm xong thí nghiệm thì nhớ tắt đèn cồn. GV.Yêu cầu học sinh trả lời về nhiệt độ nóng chảy của 2 chất. GV . Hướng dẫn thao tác thí nghiệm 2 GV. Quan sát các nhóm làm + Lấy ít nước để đun cho nhanh GV. Đặt câu hỏi. Nhận xét ? Dung dịch trước khi lọc , sau khi lọc ? Chất còn lại trên giấy lọc ? Chất còn lại ở đáy ống nghiệm sau khi đun. - Đọc nội dung SGK Tr.154. - Quan sát - ghi nhớ một số dụng cụ và kĩ năng thí nghiệm của giáo viên - Thực hiện theo thao tác - Các nhóm tự làm việc Yêu cầu + Xác định nhiệt độ nóng chảy của parapin và Lưu huỳnh + So sánh nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh và parapin. HS. Trả lời , ghi câu trả lời vào nháp (khi GV đã chỉnh sửa ). -Làm theo chỉ dẫn - Các nhóm tự làm việc ( phân công nhiệm vụ ) + Gấp giấy phễu + Đèn cồn; đũa, kẹp gỗ + Ghi kết quả ( ghi các hiện tượng sảy ra vào giấy nháp ) + Trước khi lọc : đục + Sau khi lọc: trong hơn + Cát ( không tan trong nước) + muối ăn. 1- Một số quy tắc an toàn - Cách sử dụng dụng cụ hoá chất trong phòng thí nghiệm (SGK Tr.154 ) 2. Tiến hành thí nghiệm. Thí nghiệm 1.Theo dõi nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh và parapin Bước 1. Dùng thìa lấy 1 ít lưu huỳnh và parapin ( bằng hạt lạc ) cho lần lượt vào 2 ống nghiệm Bước 2. cho nước vào cốc khoảng 2cm đốt đèn cồn Bước 3. cho nhiệt kế vào 2 ống nghiệm đặt vào cốc nước đun nóng - ghi lại nhiệt độ nóng chảy của 2 chất. * Kết luận. nhiệt độ nóng chảy (parapin ) là 420C nhiệt độ nóng chảy( lưu huỳnh ) là 1130C Thí nghiệm 2. Tách riêng chất từ hỗn hợp cát và muối ăn Bước 1. cho vào ống nghiệm 2 gam muối và cát rồi rót vào 5ml nước lắc nhẹ ống nghiệm. Bước 2.Lọc (dùng phễu , giấy lọc...) Bước 3. Làm bay hơi nước lọc và quan sát chất trên giấy lọc. Kết quả . Tách muối; , cát ra khỏi nhau. IV.Cuối buổi thực hành - Yêu cầu học sinh làm vệ sinh dụng cụ Làm vệ sinh bàn thực hành GV. Nhận xét giút kinh nghiệm buổi thực hành V.Hướng dẫn -Về nhà hoàn thành tường trình theo mẫu - Đọc trước bài

File đính kèm:

  • dochoa8tuan2.doc