I. MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
- Học sinh biết:
+ Định nghĩa axit, bazơ , hiđroxit lưỡng tính theo thuyết của A-rê-ni-uyt.
+ Axit một nấc, axit nhiều nấc.
2/ Kỹ năng:
- Phân tích một số ví dụ về axit bazơ cụ thể , rút ra định nghĩa.
- Nhận biết được một chất cụ thể là axit , bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo định nghĩa.
- Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính cụ thể
8 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5703 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tuần 2 tiết 4 bài 2 – axit, bazơ và muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
Lớp:
Tuần: 2
Tiết: 4
Bài 2 – AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI
&
I. MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
- Học sinh biết:
+ Định nghĩa axit, bazơ , hiđroxit lưỡng tính theo thuyết của A-rê-ni-uyt.
+ Axit một nấc, axit nhiều nấc.
2/ Kỹ năng:
- Phân tích một số ví dụ về axit bazơ cụ thể , rút ra định nghĩa.
- Nhận biết được một chất cụ thể là axit , bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo định nghĩa.
- Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.
- Tính nồng độ mol trong dung dịch chất điện li mạnh.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên:
Chuẩn bị nội dung kiến thức.
- Học sinh:
Cần chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà. Khái niệm axit và bazơ đã được học ở lớp 8.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại – nêu vấn đề.
IV. NỘI DUNG
Hoạt động 1 – ỔN ĐỊNH LỚP VÀ KIỂM TRA BÀI CŨ
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
5ph
- Sự điện li là gì ? Chất điện li là gì ?
- Thế nào là chất điện li yếu, điện li mạnh.
-Trong các chất sau chất nào là chất nào là chất điện li mạnh, chất nào là chất điện li yếu : HNO3, HCl, H2CO3, KOH, Fe(OH)2 ?
- Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước ra ion. Chất điện li là những chất khi tan trong nước phân li ra ion.
- Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các pâhn tử hòa tan đều phân li ra ion.
Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một số phân tử hòa tan phân li ra ion, phân còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
- Chất điện li mạnh : HNO3, HCl, KOH.
Phương trình điện li :
HNO3 → H+ + NO3-
HCl → H+ + Cl-
KOH → K+ + OH-
- Chất điện li yếu: H2CO3 Fe(OH)2
Phương trình điện li:
H2CO3 D 2H+ + CO32-
Fe(OH)2 D Fe2+ + 2OH-
Hoạt động 1 - AXIT
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
10ph
- Ở lớp 8 các em đã học khái niệm axit. Dựa vào kiến thức đã học các em hãy nhắc lại khái niệm axit ?
- Theo khái niệm vừa học ở bài trước axit thuộc loại gì ?
- Các em hãy cho một vài thí dụ về axit và viết phương trình điện li.
- Nhận xét gì về sự điện li của axit.
- Axit là gì ? Tính chất chung của axit do ion nào tạo nên ?
- Axit là những hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit.
- Axit là chất điện li.
* HCl, HNO3, H2SO4.
HCl → H+ + Cl-
HNO3 → H+ + NO3-
H2SO4 → H+ + HSO4-
- Sự điện li của axit tạo ra cation H+.
- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
- Tính chất chung của axit là tính chất của ion H+.
I. AXIT
1/ Định nghĩa
Ví dụ:
HCl → H+ + Cl-
HNO3 → H+ + NO3-
H2SO4 → H+ + HSO4-
CH3COOH D H+ + CH3COO-
- Theo thuyết Areniut axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
Hoạt động 3 – AXIT NHIỀU NẤC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
5ph
- Vậy những axit như H2SO4, H3PO4 điện li như thế nào ?
- Chúng được gọi là axit gì?
* Chú ý cho học sinh rõ axit sunfuric là điaxit, nấc thứ nhất điện li mạnh, nấc thứ hai điện li yếu.
H2SO4 → H+ + HSO4-
HSO4- D H+ + SO42-.
H3PO4 D H+ + H2PO4-
H2PO4- D H+ + HPO42-
H2PO4- D H+ + PO43-
- Những axit phân li nhiều nấc ra nhiều cation H+ gọi là đa axit.
I. AXIT
2. Axit nhiều nấc
Ví dụ:
H3PO4 D H+ + H2PO4-
H2PO4- D H+ + HPO42-
HPO4- D H+ + PO43-
- Những axit phân li nhiều nấc ra nhiều cation H+ gọi là axit nhiều nấc, những axit chỉ phân li một nấc gọi là axit một nấc.
Hoạt động 4 - BAZƠ
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
10ph
- Các em hãy nhắc lại khái niệm bazơ đã học ở lớp 8, cho vài thí dụ về bazơ và viết phương trình điện li.
- Nhận xét gì về sự điện li của bazơ có chứa ion nào ? Vậy tính chất chung của bazơ là tính chất của ion nào ?
- Cho học sinh cho một vài thí dụ khác và viết phương trinh điện li.
- Chú ý nhắc lại cách gọi tên các cation, anion và yêu cầu học sinh gọi tên các cation và anion.
- Tên gọi cation = “cation” + tên kim loại ( + điện tích của nguyên tố).
- Tên gọi anion = “anion” + tên gốc axit.
- Bazơ là những hợp chất mà trong phân tử gồm cation kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm OH.
- NaOH, Ca(OH)2, KOH.
NaOH → Na+ + OH-
KOH → K+ + OH-
Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH-
- Sự điện li của bazơ tạo ra anion OH-. Tính chất chung của bazơ là tính chất của anion OH-.
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-
LiOH → Li+ + OH-
Sr(OH)2 → Sr2+ + 2OH-
II. BAZƠ
Ví dụ:
NaOH → Na+ + OH-
KOH → K+ + OH-
Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH-
- Theo thuyết Areniut bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
Hoạt động 5 - HIĐROXIT LƯỠNG TÍNH
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
10ph
- Dựa vào sách giáo khoa các em hãy cho biết định nghĩa hiđroxit lưỡng tính ?
NX:Cung cấp cho HS một số hiđroxit lưỡng tính hay gặp như Al(OH)3, Cr(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2 và viết mẫu phương trình điện li của Zn(OH)2.
Phân li theo kiểu bazơ:
Zn(OH)2 D Zn2+ + 2OH-
Phân li theo kiểu axit:
Zn(OH)2 D ZnO22- + 2H+
- Yêu cầu học sinh viết phương trình điện li của:
Al(OH)3,Cr(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2
* Lưu ý : Tất cả các hiđroxit lưỡng tính đều là chất ít tan trong nước và điện li yếu
- Yêu cầu HS hoàn thành các ptpư sau:
Zn(OH)2 + HCl → ?
Zn(OH)2 + NaOH → ?
- Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
* Pb(OH)2 D Pb2+ + 2OH-
Pb(OH)2 D PbO22- + 2H+
Sn(OH)2 D Sn2+ + 2OH-
Sn(OH)2 D SnO22- + 2H+
Al(OH)3 D Al3+ + 3OH-
Al(OH)3 D AlO2- + H+ + H2O
Zn(OH)2 +2HCl → ZnCl2 + 2H2O
Hay:
Zn(OH)2 + 2H+ → Zn2+ + 2H2O
Zn(OH)2+NaOH→NaZnO2+ H2O
III. HIĐROXIT LƯỠNG TÍNH
- Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
Ví dụ:
Zn(OH)2 D Zn2+ + 2OH-
Zn(OH)2 D ZnO22- + 2H+
- Tất cả các hiđroxit lưỡng tính đều là chất ít tan trong nước và điện li yếu.
V. CỦNG CỐ (5ph)
Theo thuyết Areniut axit, bazơ là gì ? Hiđroxit lưỡng tính là gì ?
Tính nồng độ ion H+ của dung dịch HCl 0,1M, CH3COOH 0,1M.
Tính nồng độ ion OH- của dung dịch NaOH 0,1M.
VI. DẶN DÒ
Làm các bài tập 1; 2a,b,d; 3; 4; 5 trang 10 SGK.
Xem trước phần IV. Muối.
VII. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / /
Lớp:
Tuần: 2
Tiết: 5
Bài 2 – AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI
(tiếp theo)
&
I. MỤC TIÊU
1/ Kiến thức
- Học sinh biết:
+ Định nghĩa muối theo thuyết của A-rê-ni-uyt.
+ Muối trung hòa và muối axit.
2/ Kỹ năng:
- Phân tích một số ví dụ về muối cụ thể , rút ra định nghĩa.
- Nhận biết được một chất cụ thể là muối trung hòa và muối axit theo định nghĩa.
- Viết được phương trình điện li của các muối cụ thể.
- Tính nồng độ mol trong dung dịch chất điện li mạnh.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên:
Chuẩn bị nội dung kiến thức.
- Học sinh:
Cần chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà. Khái niệm muối đã được học ở lớp 8.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại – nêu vấn đề.
IV. NỘI DUNG
Hoạt động 1 – ỔN ĐỊNH LỚP VÀ KIỂM TRA BÀI CŨ
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
5ph
- Theo thuyết Areniut axit, bazơ là gì ? Hiđroxit lưỡng tính là gì ?
- Tính nồng độ các ion trong dung dịch HCl 1M, và Ba(OH)2 0,4M.
- Viết phương trình điện li của hiđroxit lưỡng tính Al(OH)3 , Sn(OH)2
- Theo thuyết Areniut axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+
- Theo thuyết Areniut bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
- Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
- [H+]=[Cl-]=1M
[Ba2+]=0,4Mvà
[OH-]=0,8M
* Sn(OH)2 D Sn2+ + 2OH-
Sn(OH)2 D SnO22- + 2H+
Al(OH)3 D Al3+ + 3OH-
Al(OH)3 D AlO2- + H+ + H2O
Hoạt động 2 – ĐỊNH NGHĨA MUỐI
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
20ph
-Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa muối ở lớp 8.
- Cho một vài thí dụ và viết phương trình điện li.
- Vậy muối là gì ? muối axit, muối trung hoà ?
* Chú ý nhắc lại cách gọi tên các muối: gọi tên kim loại trước, gốc axit sau.
- Đối với muối của các axit không có oxi, tên gốc axit được gọi là ua.
Ví dụ: KCN : kali xiannua
FeCl2: sắt (II) clorua
+ Đối với hợp chất của các phi kim:
PCl3 : photpho tri clorua
PCl5: photpho pentaclorua
NF3 : nitơ triflorua..
- Đối với muối của các oxit chứa oxi:
+ Tên gốc axit tận cùng bằng ơ được đổi thành it.
+ Tên gốc axit tận cùng bằng ic được đổi thành at.
Ví dụ: NaNO2 : natri nitrit
NaNO3: natri nitrat
- Đối với muối axit:
Gọi tên kim loại trước + “hiđro” ( tùy theo số nguyên tử hiđro) + tên gốc axit .
Ví dụ:
NaHSO4: natri hiđrosunfat
KH2PO4: kali đihiđrophotphat
- Muối là hợp chất gồm cation kim loại liên kết với anion gốc axit.
* NaCl, NaHSO4, KNO3, KMnO4, NaHCO3, Na2HPO4, KHSO4.......
NaCl → Na+ + Cl-
KNO3 → K+ + NO3-
KMnO4 → Na+ + MnO4-
NaHSO4 → Na+ + HSO4-
NaHCO3 → Na+ + HCO3-
Na2HPO4 → 2Na+ + HPO42-
KHSO4 → K+ + HSO4-
- Vậy muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
- Nếu anion gốc axit vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ thì gọi là muối axit ngược lại thì gọi là muối trung hoà.
IV. MUỐI
1. Định nghĩa
NaCl → Na+ + Cl-
KNO3 → K+ + NO3-
NaHSO4 → Na+ + HSO4-
KMnO4 → Na+ + MnO4-
- Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
- Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ ( hiđrocó tính axit) được gọi là muối trung hòa.
Ví dụ: NaCl , KNO3,
KMnO4.........
- Muối mà anion gốc axit của muối vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+ thì muối đó được gọi là muối axit.
Ví dụ: NaHCO3, Na2HPO4, KHSO4......
*Cách gọi tên các muối: gọi tên kim loại trước, gốc axit sau.
- Đối với muối của các axit không có oxi, tên gốc axit được gọi là ua.
Ví dụ: KCN : kali xiannua
FeCl2: sắt (II) clorua
+ Đối với hợp chất của các phi kim:
PCl3 : photpho tri clorua
PCl5: photpho pentaclorua
NF3 : nitơ triflorua..
- Đối với muối của các oxit chứa oxi:
+ Tên gốc axit tận cùng bằng ơ được đổi thành it.
+ Tên gốc axit tận cùng bằng ic được đổi thành at.
Ví dụ: NaNO2 : natri nitrit
NaNO3: natri nitrat
- Đối với muối axit:
Gọi tên kim loại trước + “hiđro” ( tùy theo số nguyên tử hiđro) + tên gốc axit .
Ví dụ:
NaHSO4: natri hiđrosunfat
KH2PO4: kali đihiđrophotpat
Hoạt động 3 - SỰ ĐIỆN LI CỦA MUỐI TRONG NƯỚC
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
10ph
- Hầu hết các muối khi tan trong nước đều phân li hoàn toàn trừ một số muối như HgCl2, Hg(CN)2....
- Hướng dẫn HS cách viết phương trình điện li.
NaHSO3 → Na+ + HSO3-
Nếu gốc axit còn hiđro có tính axit, thì gốc đó tiếp tục phân li yếu ra ion H+.
HSO3- → H+ + SO32-
- Viết phương trình điện li của các muối sau:
NaHCO3, NaHS, KNO3, K3PO4, Na2CO3, (NH4)2SO4
* KNO3 → K+ + NO3-
K3PO4 → 3K+ + PO43-
NaHCO3 → Na+ + HCO3-
HCO3- D H+ + CO32-
NaHS → Na+ + HS-
HS- D H+ + S2-
Na2CO3 → 2Na+ + CO32-
(NH4)2SO4 → 2NH4+ + SO42-
IV. MUỐI
2/ Sự điện li của muối trong nước
- Hầu hết các muối khi tan trong nước đều phân li hoàn toàn trừ một số muối như HgCl2, Hg(CN)2......
- Sự điện li của muối trung hoà.
KNO3 → K+ + NO3-
K3PO4 → 3K+ + PO43-
Na2CO3 → Na+ + CO32-
(NH4)2SO4 → 2NH4+ + SO42-
- Sự điện li của muối axit.
NaHCO3 → Na+ + HCO3-
HCO3- D H+ + CO32-
NaHS → Na+ + HS-
HS- D H+ + S2-
V. CỦNG CỐ (10ph)
Yêu cầu học sinh viết phương trình điện li của các muối sau: (NH4)2HPO4, KH2PO4, Na2HPO4.
Tính nồng độ các ion trong dung dịch Mg(NO3)2 1M.
Có V1 lít H2SO4 2M và V2 lít NaOH 1,2M. Tìm mối quan hệ giữa V1 và V2 để:
phản ứng giữa chúng chỉ tạo ra muối trung hoà.
phản ứng giữa chúng chỉ tạo ra muối axit.
phản ứng giữa chúng vừa tạo ra muối axit vừa tạo ra muối trung hoà.
VI. DẶN DÒ
- Làm bài tập trong SGK và SBT.
- Chuẩn bị nội dung bài 3- sự điện li của nước,pH. Chất chỉ thị axit bazơ.
VII. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Bai 2 Axit Bazo va Muoi.doc