Mục tiêu :
- Hs làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm
- Hs nắm được một số quy tắc trong phòng thí nghiệm
- Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất . Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất
- Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 2 -Tiết 4 : bài thực hành 1: tính chất nóng chảy của chất tách chất ra khỏi hỗn hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 -Tiết 4 : Bài thực hành 1:
Tính chất nóng chảy của chất
tách chất ra khỏi hỗn hợp.
I . Mục tiêu :
Hs làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm
Hs nắm được một số quy tắc trong phòng thí nghiệm
Thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất . Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất
Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp.
II Phương tiện:
Dụng cụ thí nghiệm :
ống nghiệm
Cốc thuỷ tinh
Kẹp ống nghiệm
Phễu thuỷ tinh
Nhiệt kế
Diêm
Đũa thuỷ tinh
Đèn cồn
Giấy lọc
Một số dụng cụ thuỷ tinh khác có giới thiệu cho Hs biết:
ống nghiệm có nhánh , các bình cầu , đũa thuỷ tinh , đĩa thuỷ tinh....
III . Phương pháp:
Thực hành minh hoạ
IV Tiến trình
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm
Mục tiêu : Hs làm quen với một số dụng cụ thí nghiệm biết một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm
Gv yêu cầu Hs đọc phần phụ lục tr SGK trang 154-155
Gv giới thiệu dụng cụ thí nghiệm , một số ký hiệu nhãn đặc biệt ghi trên các lọ hoá chất :độc , dễ nổ , dễ cháy
I . Quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm (sgk)
II. Tiến trình thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1:
Hoạt động 2. Tiến hành làm thí nghiệm
Mục tiêu: Hs làm quen với một số thao tác làm thí nghiệm.Cụ thể hoá được khái niệm về chất tinh khiết và hỗn hợp
Yêu cầu hs đề xuất các bước làm thí nghiệm
Hs nghiên cứu sgk, trả lời.
Gv thống nhất:
Lấy một ít lưu huỳnh , một ít parafin( bằng hạt lạc) cho vào từng ống nghiệm .
Cho cả 2 ống vào 1 cốc thuỷ tinh đựng nước ( chiều cao của nước trong ống khoảng 2 cm )
Cắm nhiệt kế vào cốc , để nhiệt kế đứng , quay mặt số ra cho dễ đọc .
Để cốc lên giá thí nghiệm , dùng đèn cồn đun nóng cốc
Yêu cầu Hs quan sát sự chuyển trạng thái (nóng chảy) của parafin . Ghi lại nhiệt độ của nhiệt kế khi parafin bắt đầu nóng chảy. Sau khi nước sôi , lu huỳnh có nóng chảy không?
Khi nước sôi , ngừng đun dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm và tiếp tục đun trên ngọn đèn cồn đến khi lu huỳnh nóng chảy.
Cho nhiệt kế vào lưu huỳnh nóng chảy , ghi lại nhiệt độ của nhiệt kế để xác định nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh
Cho vào ống nghiệm chừng 3 gam hỗn hợp muối ăn và rồi rót tiếp khoảng 5 ml nước sạch . Lắc nhẹ ống nghiệm cho muối tan ra trong nớc .
Lấy một ống nghiệm khác đặt lên giá ống nghiệm đơn giản hoặc cặp ống nghiệm bằng kẹp gỗ . Đặt phễu lọc lên miệng ống nghiệm.
Đổ nước từ từ theo đũa thuỷ tinh qua phễu có giấy lọc, thu lấy phần nớc lọc.
Dùng kẹp gỗ cặp ống nghiệm rồi đun nóng cho đến khi nước bay hơi hết.
Quan sát và so sánh với muối ăn lúc đầu, so sánh chất giữ lại trên giấy lọc với cát lúc đầu
2. Thí nghiệm 2:
Gv hướng dẫn hs viết bảng tường trình theo mẫu
File đính kèm:
- Tiet 4. bai thuc hanh so 1.doc