Bài giảng Tuần 20 tiết 41: điều chế oxi- Phản ứng phân huỷ

1. Kiến Thức:

• HS biết phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất oxi trong công nghiệp.

• HS biết khái niệm phản ứng phân huỷ và dẫn ra được ví dụ minh hoạ.

 2. Kỹ Năng:

• Rèn luyện kĩ năng lập phương trình hố học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 20 tiết 41: điều chế oxi- Phản ứng phân huỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: ND: Tuân 20 Tiết 41: ĐIỀU CHẾ OXI- PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến Thức: HS biết phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất oxi trong công nghiệp. HS biết khái niệm phản ứng phân huỷ và dẫn ra được ví dụ minh hoạ. 2. Kỹ Năng: Rèn luyện kĩ năng lập phương trình hố học. II. CHUẨN BỊ: 1. Dụng cụ: Giá sắt, ống nghiệm, ống dẫn khí, đèn cồn, diêm, chậu thuỷ tinh, lọ thuỷ tinh có nút nhám, bông. 2. Hố chất: KMnO4. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định: Kiểm tra bài cũ: Cho các oxít sau hãy cho biết oxit nào là oxit bazơ, oxít nào là oxit axit Oxít bazơ: CaO, Na2O, Li2O, BaO.. Oxir axit :SO2, SO3, N2O5 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt Động 1: GV: Giới thiệu cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. HS: Nghe GV: Làm thí nghiệm điều chế khí O2 từ KMnO4. - Gọi 2 em thu khí O2 bằng 2 cách đẩy không khí và đẩy nước. HS: Lên bảng thu khí. GV: Khi thu khí O2 bằng cách đẩy không khí, ta phải để ống nghiệm như thế nào? HS: Khi thu khí O2 bằng cách đẩy không khí, ta phải để ống nghiệm ngửa vì O2 nặng hơn không khí. GV: Ta có thể thu khí O2 bằng cách đẩy nước vì sao?. HS: Vì O2 ít tan trong nước. GV: Gọi HS lên bảng viết phương trình điều chế khí O2. HS: Lên bảng viết phương trình. Hoạt Động 2: GV: Giới thiệu: Nguyên liệu để sản xuất oxi trong công nghiệp là không khí và nước HS: Nghe và ghi GV: Em nào có thể cho biết thành phần của không khí? HS: thành phần của không khí là khí N2, O2…… GV: Muốn thu oxi từ không khí, ta phải tách riêng oxi ra khỏi không khí GV nêu phương pháp sản xuất oxi từ không khí HS: Nge và ghi GV: Giới thiệu cách sản xuất khí O2 từ nước. HS: Nghe và ghi GV: Gọi HS viết phương trình phản ứng cho quá trình trên Hoạt Động 3: GV: Cho HS nhận xét các phương trình phản ứng về số chất tham gia và sản phẩm 2KClO3 2KCl + 3O2 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 CaCO3 CaO + CO2 HS: Chỉ có một chất tham gia sau phản ứng thu được nhiều chất. GV: Giới thiệu: Những phản ứng hoạc trên đây thuộc loại phản ứng phân huỷ Vậy em nào có thể rút ra được định nghĩa phản ứng phân huỷ. HS: Phản ứng phân huỷ là phản ứng hố học trong đó có một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. Hoạt Động 4: LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ Bài tập 1:Cân bằng các phương trình sau và cho biết phản ứng nào thuộc loại phản ứng hố hợp, phản ứng nào thuộc loại phản ứng phân huỷ: FeCl2 + Cl2 FeCl3 CuO + H2 Cu + H2O KNO3 KNO2 + O2 Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O CH4 + O2 CO2 + H2O GV: Gọi HS lên bảng chữa bài tập HS: Lên bảng làm bài tập 1, em khác nhận xét, sửa sai. Bài tập 2: Tính khối lượng KClO3 đã bị nhiệt phân, biết rằng thể tích khí oxi thu được sau phản ứng là 3,36 lít (ở đktc) GV: Yêu cầu HS thảo luận làm bài tập 1, 2 HS: Lên bảng làm bài tập, em khác nhận xét sửa sai. I. ĐIỀU CHẾ OXI TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Cách thu khí: - Đẩy không khí - Đẩy nước Phương trình hố học: 2KClO3 2KCl + 3O2 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 II. SẢN XUẤT KHÍ OXI TRONG CÔNG NGHIỆP: Sản xuất oxi từ không khí: - Hố lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp xuất cao. - Sau đó, cho không khí lỏng bay hơi, trước hết thu được khí nitơ (ở t = -1960C), sau đó thu được khí oxi ở (t = -1830C) 2. Sản xuất oxi từ nước: 2H2O 2H2 + O2 III. PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ: Phản ứng phân huỷ là phản ứng hố học trong đó có một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới. Ví dụ: 2KClO3 2KCl + 3O2 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 CaCO3 CaO + CO2 Bài tập 1: 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3 CuO + H2 Cu + H2O 2KNO3 2KNO2 + O2 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O Trong các phản ứng trên: - Phản ứng a: là phản ứng hố hợp - Phản ứng c, d: là phản ứng phân huỷ Bài tập 2: nO= V:22,4 = 3,36:22,4 = 0,15 (mol) PTHH: 2KClO3 2KCl + 3O2 Theo pt:2 mol ………………………… 3 mol Theo bài ra0,1 mol………………… 0,15 mol Khối lượng KClO3 đã phân huỷ là: mKClO= n x M = 12,25 (gam) Hoạt Động 5:. Dặn dò: Về nhà làm các bài tập: 1, 2, 3, 4, 5, 6 (SGK tr.94). Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… NS: ND: Tuần 21 Tiết 42: KHÔNG KHÍ- SỰ CHÁY I. MỤC TIÊU: 1. Kiến Thức: HS biết không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích gồm có 78% nitơ, 21%oxi, 1% các khí khác. HS biết sự cháy là sự oxi hố có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hố chậm cũng là sự oxi hố có toả nhiệt nhưng không phát sáng. HS hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy. 2. Kỹ Năng: Rèn luyện kĩ năng lập phương trình hố học. II. CHUẨN BỊ: 1. Dụng cụ: Chậu thuỷ tinh, ống thuỷ tinh có nút, muôi sắt, đèn cồn. 2. Hố chất: P, H2O III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định: Kiểm tra bài cũ : không Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt Động 1: GV: Làm thí nghiệm: Đốt photpho đỏ (dư) ngồi không khí rồi đưa nhanh vào ống hình trụ và đậy kín miệng ống bằng cao su (hình 4.7 c). GV: Em nào cho biết đã có quá trình biến đổi xảy ra trong thí nghiệm trên? HS: - Phốtpho đỏ tác dụng với oxi trong không khí tạo ra P2O5. - P2O5 tan trong nước GV: Trong khi cháy mực nước trong ống thuỷ tinh thay đổi như thế nào? HS: Mực nước trong cốc thủy tinh dâng lên đến vạch thứ hai GV: Tại sao nước lại dâng lên trong ống? Oxi trong không khí đã phản ứng hết chưa? Vì sao? HS: Thảo luận trả lời câu hỏi. GV: Nước dâng lên đến vạch thứ 2 chứng tỏ điều gì? HS: Lượng khí O2 đã phản ứng = 1/5 thể tích của không khí có trong ống. Hoạt Động 2: GV: Theo em trong không khí còn có những chất gì? Tìm các dẫn chứng để chứng minh. HS: Trong không khí , ngồi nitơ, oxi còn có: hơi nước, khí CO2 GV: Gọi HS nêu kết luận. HS: Nêu kết luận. Hoạt Động 3: GV: - Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại như thế nào? - Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bâu không khí trong lành, tránh ô nhiễm. HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. Hoạt Động 4: LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài: - Thành phần của không khí. - Các biện pháp để bảo vệ bầu khí quyển trong lành? I. THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ: 1. Thí nghiệm: a) Nhận xét: b) Kết luận: Không khí là một hỗn hợp khí trong đó khí oxi chiếm 1/5 thể tích (chính xác hơn là khí oxi chiếm khoảng 21% về thể tích không khí). Phần còn lại hầu hết là khí nitơ. Ngồi khí oxi và khí nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác? Trong không khí, ngồi khí N2 và khí O2 còn có hơi nước, khí CO2, một số khí hiếm như Ne, Ar, bụi……(tỉ lệ những chất khí này khỗng 1% trong không khí). 3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm: (SGK) Hoạt Động 5: Dặn dò: Về nhà làm các bài tập: 1, 2, 7 (SGK tr.99). Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • dochoa 8(10).doc
Giáo án liên quan