Bài giảng Tuần 22 tiết 43 : khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ

A . Mục tiêu

+ Học sinh nắm được thế nào là hợp chất hữu cơ và thế nào là hoá học hữu cơ , nắm được cách phân loại các hợp chất hữu cơ .

+ Rèn luyện kĩ năng phân biệt các hợp chất hữu cơ thông thường với các loại hợp chất vô cơ đã học .

+ Giáo dục cho các em tính cẩn thận và ý thức học tập bộ môn

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 22 tiết 43 : khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 22 tiết 43 : khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ Ngày soạn : Ngày dạy : A . Mục tiêu + Học sinh nắm được thế nào là hợp chất hữu cơ và thế nào là hoá học hữu cơ , nắm được cách phân loại các hợp chất hữu cơ . + Rèn luyện kĩ năng phân biệt các hợp chất hữu cơ thông thường với các loại hợp chất vô cơ đã học . + Giáo dục cho các em tính cẩn thận và ý thức học tập bộ môn B . Chuẩn bị Gv : Tranh , bảng phụ , bông , nến , nước vôi trong , cốc thuỷ tinh , ống nghiệm , đũa thuỷ tinh Hs : Đọc trước bài mới C . Các hoạt động trên lớp 1 . ổn định tổ chức ( 1 phút ) 2 . Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong giờ ) 3 . Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 I . Khái niệm về hợp chất hữu cơ 1 . Hợp chất hữu cơ có ở đâu ( 7 phút ) Gv : Giới thiệu chương 4 và ghi đề mục Gv : Để trả lời được hợp chất có ở đâu , các em hãy quan sát các loại hoa quả , thức ăn , đồ dùng quen thuộc chứa các loại hợp chất hữu cơ Gv ? Các em hãy cho biết các loại hợp chất hữu cơ có ở đâu ? Nó có tầm quan trọng gì đối với đời sống Hs : Nghe và ghi bài . Hs : Quan sát tranh vẽ trang 106 sgk Hs : Trả lời như sgk và ghi bài. Hoạt động 2 2 . Hợp chất hữu cơ là gì ? ( 10 phút ) Gv : Làm thí nghiệm như sách giáo khoa , yêu cầu học sinh quan sát nước vôi trong trước khi làm thí nghiệm và nhận xét các hiện tượng xảy ra . Gv : Tương tự như khi đốt cháy các loại hợp chấy hữu cơ khác : Cồn , nến , ... đều thấy tạo ra khí CO2 Gv : ? Vậy hợp chất hữu cơ là gì ? Gv: Đa số các hợp chất của cácbon là hợp chất hữu cơ . Chỉ có một số ít không là hợp chất hữu cơ như CO , CO2, H2CO3, các muối cacbonnat kim loại ) Hs : Quan sát thí nghiệm Hs : Nhận xét hiện tượng xảy ra : Khi bông cháy tạo thành khí CO2 Hs : Nêu như sách giáo khoa Hoạt động 3 3 . Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào ? ( 10 phút ) Gv : Treo bảng phụ với nội dung : Cho các hợp chất hữu cơ có công thức như sau : 1 . CH4 , C2H4 , C6H6 2 . C2H6O , C2H5O2N , CH3Cl Em có nhận xét gì về thành phần phân tử của các hợp chất hữu cơ trong mỗi dãy Gv : ? Từ đó em hãy cho biết hợp chất hữu cơ được chia thành mấy loại chính Gv : Hai loại đó có tên lần lượt là hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon Gv ? Vậy thế nào là hiđrocacbon và thế nào là dẫn xuất hiđrocacbon ? Hs : Suy nghĩ trả lời Phân tử của các hợp chất hữu cơ ở dãy 1 chỉ có hai nguyên tố là : C và H Phân tử của các hợp chất hữu cơ ở dãy 2 ngoài hai nguyên tố là C và H còn có thêm một số nguyên tố khác là Cl , O , N Hs : Được chia thành hai loại chính Hs : Trả lời như sách giáo khoa Hoạt động 4 II . Khái niệm về hoá học hữu cơ ( 10 phút ) Gv : Trong hoá học có nhiều ngành khác nhau như hoá vô cơ , hoá hữu cơ , hoá lí , hoá phân tích ... Mỗi chuyên ngành có một đối tượng và mục đích nghiên cứu khác nhau Gv ? Vậy em hãy cho biết hoá học hữu cơ là gì ? Gv : Thuyết trình : Đầu thế kỉ XIX , hoá học hữu cơ được tách ra từ hoá học nói chung . Thời kì đầu , hoá học hữu cơ phát triển chậm do chưa có một cơ sở lí thuyết vững chắc . Sau khi thuyết cấu tạo hoá học ra đời , nhất là khi xây dựng được cơ sở lí thuyết hoá hữu cơ hiện đại , hoá học hữu cơ đã phát triển một cách nhanh chóng . Ngày nay , hoá học hữu cơ đã phát triển có nhiều phân ngành khác nhau và đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển của một quốc gia . Hs : Nghe giảng Hs : Trả lời Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về hợp chất hữu cơ và những chuyển đổi của chúng . Hs : Nghe giảng 4 . Củng cố ( 6 phút ) Gv ? Nhắc lại các đơn vị kiến thức đã học trong giờ ? Hs : Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon trừ CO , CO2 , H2CO3 , các muối cacbonat kim loại ... Hợp chất hữu cơ gồm hai loại chính : Hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ . Gv : Cho học sinh đọc phần em có biết Hs : Đọc phần em có biết . Gv : Treo bảng phụ với nội dung bài tập 2 / 108 sgk và yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trả lời Đáp án : Câu đúng là câu c . 5 . Hướng dẫn về nhà ( 1 phút ) + Học thuộc phần củng cố + Làm bài tập : 3 , 4, 5 / 108 sgk + Đọc trước bài “ Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ ” D . Rút kinh nghiệm Tiết 44 : Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ Ngày soạn : Ngày dạy : A . Mục tiêu + Học sinh năm được trong hợp chất hữu cơ , các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị , cacbon hoá trị IV , oxi hoá trị II , hiđro hoá trị I . + Học sinh hiểu được mỗi hợp chất hữu cơ có một công thức cấu tạo tương ứng với một trật tự liên kết xác định , các nguyên tử cacbon có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon. + Rèn luyện kĩ năng viết công thức cấu tạo của một số chất đơn giản , phân biệt được các chất khác nhau qua công thức cấu tạo + Giáo dục cho các em tính yêu khoa học , nhất là bộ môn hoá học B . Chuẩn bị Gv : Quả cầu cacbon , hiđro , oxi , các thanh nối tượng trưng cho hoá trị của các nguyên tố , ống nhựa để nối các nguyên tử với nhau Hs : Đọc trước bài mới C . Các hoạt động trên lớp 1 . ổn định tổ chức ( 1 phút ) 2 . Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) Gv ? Thế nào là hợp chất hữu cơ ? Hợp chất hữu cơ gồm mấy loại ? Cho ví dụ ? Hoá học hữu cơ là gì ? Hs : Trả lời như sách giáo khoa Gv : Cho học sinh nhận xét sửa sai và ghi điểm . 3 . Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 I . Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hưũ cơ 1 . Hoá trị và liên kết giữa các các nguyên tử . ( 8 phút ) Gv ? Tính hoá trị của cacbon , hiđro , oxi trong các hợp chất CO2 , H2O Gv : Thông báo : Trong các hợp chất hữu cơ C luôn có hoá trị IV , H luôn có hoá trị I , O luôn có hoá trị II Gv : Nếu dùng nét gạch để biểu một đơn vị hoá trị của nguyên tố , ta có : Cacbon : C Hiđro : H Oxi : O Nối từng cặp các nét gạch hoá trị của hai nguyên tử liên kết với nhau để biểu diễn liên kết giữa chúng : Ví dụ : Với phân tử CH4 : H H C H H Gv : Dùng mô hình để minh hoạ cho học sinh thấy rõ hơn . Gv ? Bằng cách tương tự , hãy biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử trong những phân tử sau : CH3Cl , CH3OH Gv : Yêu cầu một học sinh lên bảng biểu diễn Gv : Cho học sinh nhận xét sửa sai . Gv : Qua các ví dụ trên em rút ra được kết luận gì về hoá trị và liên kết giữa các nguyên tử Hs : Trả lời C hoá trị IV , hiđro hoá trị I , oxi hoá trị II HS : Nghe và ghi bài . Hs : Nghe và ghi bài Hs Nghe và quan sát mô hình Hs : Suy nghĩ và viết liên kết giữa các nguyên tử của những phân tử đã cho : CH3Cl : H H C Cl H CH3OH: H H C O H H Hs : Trả lời và ghi bài : Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị của chúng . Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch nối giữa hai nguyên tử . Hoạt động 2 2 . Mạch cacbon ( 10 phút ) Gv : Những nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp được vơí nhau hay không ? Gv : Nêu tiếp như sách giáo khoa Gv : Như vậy trong phân tử C2H6 , nguyên tố cacbon vẫn có hoá trị IV Bằng cách tương tự các em hãy biểu diễn liên kết trong phân tử C3H8 . Gv : Cho học sinh lên bảng biểu diễn và nhận xét sửa sai . Gv : Qua các ví dụ trên ta thấy : Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon . Ta phân biệt ba loại mạch cacbon : mạch thẳng ( hay còn gọi là mạch không phân nhánh ) , mạch nhánh mạch vòng : Gv : Treo bảng phụ với ba loại mạch như sách giáo khoa . Hs : Nghe giảng Hs : Biểu diễn C3H8 như sách giáo khoa trang 110 . Hs : Nghe và biểu diễn ba ví dụ về ba loại mạch như trên bảng phụ Hoạt động 3 3 . Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử . ( 8 phút ) Gv : Treo bảng phụ với ví dụ trong sách giáo khoa : Gv : Thuyết trình : Hai hợp chất trên có sự khác nhau về trật tự liên kết giữa các nguyên tử . Đó là nguyên nhân làm cho rượu etylic có tính chất khác với đimetyl ete . Gv : Cho học sinh đọc kết luận sách giáo khoa /110 Hs : Nghe và ghi bài Hs : Đọc sách giáo khoa : Như vậy : Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử Hoạt động 4 II . Công thức cấu tạo ( 5 phút ) Gv : Gọi học sinh đọc sách giáo khoa Công thức cấu tạo của phân tử . Gv : Hướng dẫ học sinh nêu được ý nghĩa của công thức cấu tạo . Hs : Đọc : Công thức biểu diến đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ gọi là công thức cấu tạo Ví dụ : C2H4 : etilen Công thức cấu tạo của etilen C2H4 H H C C H H Viết gọn : H2C CH2 Rượu etilic Như sách giáo khoa đã viết Hs : Công thức cấu tạo cho biết thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử . 4 . Củng cố : ( 7 phút ) Gv : Nhắc lại nội dung chính của bài Hs : Nhắc lại các nội dung chính của bài Gv : Treo bảng phụ với nội dung bài tập : Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử như sau : C2H5Cl , C3H8 , CH4O Học sinh hoạt động theo nhóm để viết công thức cấu tạo của các chất Gv : Thu bảng nhóm của các nhóm , sau đó cho học sinh nhận xét sửa sai 5 . Hướng dẫn về nhà (1 phút ) Học thuộc các vấn đề đã nhắc ở phần củng cố Làm các bài tập 1 , 2 ,3 ,4,5 / 112 sách giáo khoa Đọc trước bài “ Mê tan ” D . Rút kinh nghiệm .

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA HOC 9 TUAN 22.doc