I. MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức:
• HS phân biệt được sự cháy và sự oxi hố chậm.
• Hiểu được điều kiện phát sinh sự cháy từ đó biết được các biện pháp để dập tắc sự cháy.
• Liên hệ được các hiện tượng trong thực tế.
2. Kỹ Năng:
• Rèn luyện kĩ năng lập phương trình hố học.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 22 tiết 43: không khí và Sự cháy (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:
ND:
Tuần 22 Tiết 43: KHÔNG KHÍ- SỰ CHÁY
(Tiếp)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức:
HS phân biệt được sự cháy và sự oxi hố chậm.
Hiểu được điều kiện phát sinh sự cháy từ đó biết được các biện pháp để dập tắc sự cháy.
Liên hệ được các hiện tượng trong thực tế.
2. Kỹ Năng:
Rèn luyện kĩ năng lập phương trình hố học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Dụng cụ: không
2. Hố chất: không
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định:
Kiểm tra bài cũ:
HS1: Thành phần của không khí? Biện pháp để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm?.
( là hỗn hợp khí , 21% là khí oxi, Còn lại hầu hết là khí nitơ, trồng cây xanh….)
Nội Dung Bài Mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt Động 1:
GV: Em nào có thể lấy một ví dụ về sự cháy và một ví dụ về sự oxi hố chậm.
HS: - sự cháy: gas cháy
- Sự oxi hố chậm: sắt để lâu trong không khí bị gỉ
GV: Sự cháy và sự oxi hố chậm giống và khác nhau như thế nào?
HS: - Giống nhau: Sự cháy và sự oxi hố chậm đều là sự oxi hố, có toả nhiệt.
- Khác nhau:
+ Sự cháy: có phát sáng
+ Sự oxi hố chậm: không phát sáng.
GV: Vậy sự oxi hố là gì? Sự oxi hố chậm là gì?
HS: Thảo luận, trả lời.
GV: Trong điều kiện nhất định, sự oxi hố chậm có thể chuyển thành sự cháy. Đó là sự tự bốc cháy Vì vậy trong nhà máy, người ta cấm không được chất giẻ có chất dầu mỡ thành đống để phòng sự tự bốc cháy
Hoạt Động 2:
GV: Ta để cồn, gỗ, than trong không khí, chúng không tự bốc cháy muốn cháy được phải có điều kiện gì?
HS: Muốn gỗ, than, cồn cháy được phài đốt cháy các vật đó.
GV: Đối với bếp than, nếu ta đóng cửa lò, có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?
HS: Nếu ta đóng cửa lò, than có thể cháy chậm lại và có thể tắt vì thiếu oxi.
GV: Vậy các điều kiện phát sinh và duy trì sự cháy là gì?
HS: Thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Vậy muốn dập tắt sự cháy, ta cần thực hiện những biện pháp nào?
HS: Thảo luận trả lời câu hỏi.
GV: Trong thực tế, để dập tắt đám cháy, người ta thường dùng những biện pháp nào?
HS: Thảo luận trả lời câu hỏi.
Hoạt Động 3:
CỦNG CỐ
GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài.
HS: Nêu lại nội dung chính của bài.
I. SỰ CHÁY VÀ SỰ OXI HỐ CHẬM
1. Sự cháy: Sự cháy là sự oxi hố có toả nhiệt và phát sáng.
Ví dụ: gas cháy, củi cháy……
2. Sự oxi hố chậm: Là sự oxi hố có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
Ví dụ: Sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ.
II. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ DẬP TẮT ĐÁM CHÁY
1. Các điều kiện phát sinh sự cháy là:
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
- Phải có đủ oxi cho sự cháy.
2. Muốn dập tắt sự cháy , ta cần thực hiện những biện pháp sau:
- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
- Cách li chất cháy với khí oxi
Hoạt Động 4. Dặn dò:
Về nhà ôn tập các kiến thứcchuẩn bị cho tiết luyện tập.
Về nhà làm các bài tập: 4, 5, 6 (SGK tr.99).
Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NS:
ND:
Tuần 22
Tiết 44: BÀI LUYỆN TẬP 5
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến Thức:
HS được ôn lại các kiến thức cơ bản như:
- Tính chất của oxi
- Ứng dụng và điều chế oxi
- Khái niệm về oxit và phân loại oxit
- Khái niệm về phản ứng hố hợp, phản ứng phân huỷ
- Thành phần của không khí
2. Kỹ Năng:
Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết phương trình hố học, kĩ năng phân biệt các loại phản ứng hố học.
Tiếp tục củng cố các bài tập tính theo phương trình hố học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập
2. Hố chất: Bảng nhóm
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Oàn định:
Kiểm tra bài cũ :Xen Kẻ
Bài mới:
:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt Động 1:
GV: Yêu cầu HS thảo luận ôn lại các kiến thức cần nhớ trong (SGK)
HS: Thảo luận ôn lại kiến thức cũ
Hoạt Động 2:
Bài tập 1: Viết phương trình phản ứng biểu diễn sự cháy trong oxi của các đơn chất: cacbon, photpho, hiđro, nhôm.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập.
HS: Lên bảng làm bài tập 1, HS khác nhận xét, sửa sai.
Bài tập 2: Hãy cho biết những phản ứng hố học sau đây thuộc loại phản ứng hố hợp hay phân huỷ? Vì sao?
Al(OH)3 Al2O3 + H2O
CaO + H2O Ca(OH)2
KClO3 KCl + O2
CO2 + CaO CaCO3
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập.
HS: Lên bảng làm bài tập 1, HS khác nhận xét, sửa sai.
Bài tập 3: Cho các hợp chất sau: Ca(OH)2, CaO, P2O5, Fe2O3, BaO, CuO, Na2CO3, CO2, SO2. Em hãy cho biết hợp chất nào thuộc loại oxit axit, hợp chất nào thuộc loại oxit bazơ.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập.
HS: Lên bảng làm bài tập 1, HS khác nhận xét, sửa sai.
Bài tập 4: Đốt cháy phốtpho trong không khí sau đó đưa nhanh vào ống nghiệm phản ứng thu được phốtphopentaoxit. Phốtphopentaoxit tan trong nước tạo thành 49g axit phốtphoric (H3PO4).
Viết các phương trình phản ứng xảy ra
Tính khối lượng P2O5 tạo thành
Tính thể tích khí oxi cần dùng (ở đktc)
Tính thể tích không khí có trong ống nghiệm (ở đktc)
GV: Gợi ý: Phốtpho cháy trong không khí tác dụng với chất nào?
Phốtpho tan trong nước tạo thành H3PO4
Em nào cho biết trong ống nghiệm xảy ra các phản ứng nào?
HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, lên bảng viết phương trình hố học.
GV: Tính khối lượng P2O5 dựa vào đại lượng nào?
HS: Đổi khối lượng ra số mol H3PO4. Từ số mol H3PO4 số mol P2O5 có số mol ta tính được khối lượng P2O5
GV: Để tính thể tích khí O2 ta dựa vào đại lượng nào?
HS: Dựa vào số mol P2O5
GV: Để tính được thể tích không khí có trong ống nghiệm ta dựa vào đâu?
HS: VO= Vkk Vkk = 5 VO
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 4
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
(SGK)
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Bài tập 1: Phương trình phản ứng:
C + O2 CO2
4P +5O2 P2O5
2H2 + O2 2H2O
4Al + 3O2 2Al2O3
Bài tập 2:
- Các phản ứng thuộc loại phản ứng hố hợp là:b, d vì từ nhiều chất ban đầu sau phản ứng thu được một chất mới.
- Các phản ứng thuộc loại phản ứng phân huỷ là: a, c vì từ một chất ban đầu sau phản ứng thu được nhiều chất mới.
Bài tập 3:
Các hợp chất oxit axit: P2O5, CO2, SO2
Các hợp chất oxit bazơ: CaO, Fe2O3, BaO, CuO
Bài tập 4:
Phương trình phản ứng:
4P + 5O2 2P2O5 (1)
P2O5 + 3H2O 2H3PO4 (2)
Số mol H3PO4 sinh ra ở phản ứng (2):
nHPO= m:M = 49:98 = 0,5 (mol)
Theo PT (2) nPO = nHPO= x 0,5 = 0,25 (mol)
Khối lượng P2O5 sinh ra: mPO = n xM = 0,25 x142 = 35,5g
c) Theo PỨ (1) cứ 5 mol O2 2mol P2O5
0,625 mol O2 0,25mol P2O5
VO(ở đktc) = n x 22,4 = 0,625 x 22,4 = 14 (lít)
d) VO= Vkk Vkk (ở đktc) = 5 VO= 5x14 = 70 (lit)
Hoạt Động 3. Dặn dò:
Bài tập về nhà: 2, 3, 4, 5, 7, 8 (SGK tr. 101)
Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- hoa 8(12).doc