I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh
1.Kiến thức: Biết được
- Thành phần không khí theo thể tích và khối lượng
- Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm
2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng quan sát , tìm hiểu các hiện tượng thực tế ,
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần : 23 tiết : 42 bài 28: không khí - Sự cháy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 23
Tiết : 42
Bài 28: KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY
Ngày soạn: 21/1/2013
Ngày dạy : 23/1/2013
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh
1.Kiến thức: Biết được
Thành phần không khí theo thể tích và khối lượng
Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm
2.Kĩ năng:Rèn kĩ năng quan sát , tìm hiểu các hiện tượng thực tế ,
3.Thái độ: Yêu thích bộ môn
II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Thành phần không khí
III. CHUẨN BỊ:
1.Đồ dùng dạy học :
Giáo viên:Bảng phụ ghi sẵn các bài tập
Hóa chất: P đỏ.
Dụng cụ:
+ Chậu nước pha màu đỏ, diêm, đèn cồn, que đóm.
+ Ống đong có chia vạch, thìa đốt hóa chất
Học sinh :Học bài và chuẩn bị bài mới . .
2.Phương pháp : :Thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, vấn đáp tái hiện , trực quan quan sát thí nghiệm
IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1.Oån định lớp :1’
2.Kiểm tra bài cũ 10’:?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế khí oxi bằng cách nào ? Viết phương trình hóa học minh họa ?
-Có mấy cách thu khí oxi ? giải thích ?
-Thế nào là phản ứng phân hủy ? chó ví dụ ?
-Yêu cầu HS làm bài tập 4 SGK/ 94
-Kiểm tra vở bài tập 3 HS.
à Nhận xét và chấm điểm.
-2 HS trình bày lí thuyết.
-Bài tập 4 SGK/ 94
2KClO3 à 2KCl + 3O2
a.
à
b.
à
3.Bài giảng :2’
Có cách nào để xác định thành phần của không khí? Không khí có kên quan d8ến sự cháy ? Tại sao gió to đám cháy càng dễ bốc cháy hơn ? Làm thế nào dập tắt được đám cháy ? Đó là nội dung bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Xác định thành phần của không khí (15’)
-Trong không khí có những chất khí nào ? à Theo em khí nào chiếm nhiều nhất? Các khí này có thành phần như thế nào ?
-Giới thiệu dụng cụ và hóa chất để tiến hành thí nghiệm.
- Quan sát ống đong à theo em ống đong có bao nhiêu vạch ?
-Đặt ống đong vào chậu nước, đến vạch thứ nhất (số 0), đậy nút kín à không khí trong ống đong lúc này chiếm bao nhiêu phần ?
-Biểu diễn thí nghiệm.
+Khi P cháy mực nước trong ống đong thay đổi như thế nào ?
+ Chất khí nào trong ống đong đã tác dụng với P đỏ để tạo thành khói trắng (P2O5) ?
à Từ sự thay đổi mực nước trong ống đong em có thể rút ra tỉ lệ về thể tích của khí oxi được không ?
-Bằng thực nghiệm ngưới ta xác định được khí O2 chiếm 21% thành phần của không khí. Vậy chất khí còn lại trong ống đong chiếm mấy phần ?
- Phần lớn khí còn lại trong ống đong không duy trì sự sống, sự cháy, không làm đục nước vôi trong à Đó là khí N2 chiếm khoảng 78% thành phần của không khí.
-Qua thí nghiệm vừa nghiên cứu, ta thấy không khí có thành phần như thế nào ?
-Ngoài 2 chất khí là O2 và N2, trong không khí còn chứa những chất gì khác ?
-Yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi mục 2.a SGK/ 96.
à Các khí còn lại chiếm khoảng 1% thành phần của không khí.
à Em có kết luận gì về thành phần của không khí ?
- trong không khí có những chất khí : O2 , N2 , …
- Ống đong có 6 vạch.
- Đặt ống đong vào chậu nước, đến vạch thứ nhất (số 0), đậy nút kín à không khí trong ống đong lúc này chiếm 5 phần hay
+Khi P cháy mực nước trong ống đong dâng lên đến vạch số 2 (số 1).
+ Khí O2 trong ống đong đã tác dụng với P đỏ để tạo thành khói trắng (P2O5).
à Từ sự thay đổi mực nước trong ống đong ta thấy thể tích của khí oxi trong không khí chiếm 1 phần.
Hay
- Chất khí còn lại trong ống đong chiếm 4 phần.
-Qua thí nghiệm vừa nghiên cứu, ta thấy không khí có thành phần :
+ 21% khí O2 .
+78% khí N2 .
- Ngoài 2 chất khí là O2 và N2, trong không khí còn chứa: hơi H2O, CO2, khí hiếm, …
Kết luận: Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, có thành phần:
+ 21% khí O2 .
+78% khí N2 .
+1% các khí khác.
I. THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ.
1. Thí nghiệm:
SGK/ 95
2. Kết luận:
- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí.
- Thành phần theo thể tích của không khí là:
+ 21% khí O2 .
+78% khí N2 .
+1% các khí khác.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm. (7’)
-Yêu cầu HS đôc SGK/ 96
-Theo em nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí à nêu tác hại ?
-Chúng ta phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm ?
-Đọc SGK/ 96 à nêu được 1 số biện pháp chính như:
+ Trồng rừng.
+ Xử lí rác thải của nhà máy, …
3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm.
SGK/ 96
V.CỦNG CỐ – DẶN DÒ
Củng cố 8’: Giáo viên yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi sau :
a. Nhắc lại thành phần của không khí ?Trong các câu sau câu nào đúng
A.21%oxi,78% nitơ B. 22%oxi, 78% nitơ
C. 21% nitơ, 78% oxi,1% các khí khác D. 21%oxi, 78%nitơ,1%các khí khác
b. Nêu các biện pháp bảo vệ bầu không khí trong lành ?
c. Giải bài tập 7 sgk tr 99
a. thể tích kk cần dùng trong 1 ngày là: 0,5m3. 24= 12m3
b. Thể tích khí oxi trung bình cho 1 người trong 1 ngày là: 12m3.1/3= 4m3
4m3.21/100= 0,84m3
Dặn dò:2’Học bài và làm bài tập 1,2 tranh 99
Chuẩn bị phần tiếp theo :
+ Sự cháy là gì? + Sự oxihóa chậm là gì? + Điều kiện phát sinh và duy trì sự cháy .
File đính kèm:
- tiet 42.doc