Bài giảng Tuần 24 tiết 45 bài thực hành số 4

– Học sinh nắm vững nguyên tắc diều chế oxi trong phòng thí nghiệm: tính chất vật lý và tính chất hóa học đặc trưng của oxi.

– Rèn kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế: Thu khí oxi vào ống nghiệm, nhận ra khí oxi và bước đầu biết tiến hành một vài thí nghiệm đơn giản để nhiên cứu tính chất các chất.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 24 tiết 45 bài thực hành số 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Tiết 45 Bài thực hành số 4 Ngày : A. Mục tiêu. – Học sinh nắm vững nguyên tắc diều chế oxi trong phòng thí nghiệm: tính chất vật lý và tính chất hóa học đặc trưng của oxi. – Rèn kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm điều chế: Thu khí oxi vào ống nghiệm, nhận ra khí oxi và bước đầu biết tiến hành một vài thí nghiệm đơn giản để nhiên cứu tính chất các chất. B. Chuẩn bị Hóa chất: KMnO4; lưu huỳnh. Hóa cụ: Cho mỗi nhóm HS: 2 ống nghiệm; giá sắt; giá đựng ống nghiệm; nút cao su có ống dẫn chữ L hình ư; đèn cồn, chậu thủy tinh chứa nước; diêm, thìa đốt hóa chất, 2 lọ miệng rộng có nắp, 2 thìa lấy hóa chất, bông. C. Tiến hành tiết dạy. I.Tổ chức. II. Kiểm tra bài cũ Nội dung kiểm tra Yêu cầu cần đạt 1. Nêu tính chất vật lý của O2? 2. Cách thhu khí O2 như thế nào. Giải thích cách làm. 3. Nêu tính chất hóa học của khí O2. Viết phương trình phản ứng minh họa? HS1: Nêu đủ ( như đã học) GV: Lưu lại: – Nặng hơn không khí, ít tan trong nước. HS2: + Đẩy nước... + Đẩy không khí... HS3: Nêu như bài học gợi ý để viết phương trình phản ứng. S + O2 -> SO2 ( Lưu góc bảng) III.Bài mới. Hoạt động 1: Tiến hành làm thí nghiệm Hoạt động giáo viên Họat động của học sinh Nội dung GV: Yêu cầu các nhóm tự xem xét lại nội dung thí nghiệm trong SGK tr 102. Cho biết ? Mục đích thực hiện thí nghiệm này để làm gì. GV: Hướng dẫn HS lắp thí nghiệm, cách đun hóa chát bằng đèn cồn. Cách thu khí bằng đẩy nước. GV: Nêu các bước làm thí nghiệm ghi lên bảng. GV: Quan sát học sinh làm thí nghiệm, cẩn thận và chú ý ghi lại các hiện tượng sảy ra để làm bản tường trình cho đầy đủ, chính xác. GV: Yêu cầu HS cho biết cách thực hiện thí nghiệm 2. GV: Chốt các bước làm. GV: Lưu ý học sinh khi đưa lưu hùnh đang cháy vào lọ oxi, phải đậy nắp lọ sau khi đốt xong, nhúng thìa đốt vào chậu nước. Các nhóm đọc để nắm rõ yêu cầu thí nghiệm 1. + Biết các điều chế O2. + Thu khí O2. HS: Quan sát cáhc lắp ghép thí nghiệm 1. + Cách đun ống nghiệm chứa hóa chất bằng đèn cồn . + Cách thu khí O2. HS: Làm thí nghiệm theo hướng dẫn. HS: Ghi lại chi tiết các hiện tượng sảy ra. HS: Nêu các bước làm thí nghiệm 2. HS: Làm thí nghiệm theo các bước trên bảng. HS: Ghi lại các hiện tượng vào vở. I.Tiến hành thí nghiệm 1. Thí nghiệm. Điều chế và thu khí oxi Bước 1. Cho KMnO4 vào ống nghiệm khô cho 1 ít bông vào ống nghiệm và đậy nút cao su có ống dân khí. Bước 2: Đổ nước vào đầy 2 lọ thu khí úp xuống chậu thủy tinh. Bước 3: Lắp hệ thống thu khí sao cho đáy ống nghiệm cao hơn miệng ống. Đun nóng toàn bộ ống nghiệm sau đó đun tập trung vào phần có KMnO4. Bước 4: Thu khí O2 bằng cách đẩy nước. + Lấy lọ đầy khí O2 đậy nắp. + Lấy ống dẫn khí ra. Bước 5: Lấy đèn cồn ra. 2. Thí nghiệm 2. Đốt lưu huỳnh trong không khí và khí O2. Bước 1: Cho một ít bột lưu huỳnh trong không khí vào thìa đốt và đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát. Bước 2: Đưa S đang cháy vào lọ khí O2 quan sát ngon lửa của lưu huỳnh cháy trong oxi. Bước 3. Tắt đèn cồn. Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thí nghiệm GV: Yêu cầu HS tường trình tại lớp các nội dung sau. ? Tại sao phải đặt bông ở gần miệng ống nghiệm lại thấp hơn đáy. ? Tại sao khi ngừng đun ta phải dùng ống dẫn khí ra trước rồi mới tắt đèn cồn . ? Viết phương trình hóa học nhiệt phân KMnO4. ? So sánh ngọn lửa khi đốt S trong oxi và không khí. ? Chất gì tạo ra ở thí nghiệm 2 viết phương trình hóa học. Đại diện 1 tổ nhóm tường trình theo câu hỏi của giáo viên. + Hạn chế bụi lẫn trong không khí. + Tạo áp lực đẩy khí O2. + Để áp suất trong thí nghiệm cao hơn bên ngoài thì nước không bị hút vào. 2KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2. Trong không khí ngọn lửa xanh mờ. + Trong oxi cháy rực hơn. + Khí SO2 sinh ra. S + O2 -> SO2. II. Tường trình. ( Ghi vào bản tường trình) IV. Cuối buổi thực hành. – Rửa dụng cụ. – Sắp xếp lại hóa chất, hóa cụ làm vệ sinh bàn thí nghiệm. – Các nhóm hoàn thành bản tường trình. – GV: Nhận xét rút kinh nghiệm. V. Hướng dẫn học ở nhà. Hoàn thiện bản tường trình, ngày hôm sau phải nộp đủ. Chuẩn bị chu đáo cho tiết kiểm tra 45p’ Tiết 46 Kiểm tra một tiết Ngày : Mục tiêu - Đánh giá việc nắm kiến thức cơ bản về tính chất vật lý, tính chất hoá học của oxi và một số khái niệm về phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ, sự oxi hoá. - Đánh giá kỹ năng làm bài tập liên quan. - Có ý thức tự giác làm bài. Chuẩn bị. * Giáo viên: Đề bài kiểm tra phù hợp. * Học sinh: Các kiến thức cần thiết. Tiến trình dạy học. * Tổ chức * Nội dung 1. Đề bài: Câu 1 (1đ): Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống. Khí oxi là một đơn chất ..................................,................................. oxi có thể phản ứng với nhiều............................, .........................., .......................... Câu 2 (1đ): Chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu. 1. Phản ứng hoá học có xảy ra sự oxi hoá là: a. 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O b. Na2O + H2O 2NaOH c. CaCO3 CaO + CO2 d. Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl 2. Chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là: a. Fe3O4 b. CaCO3 c. KClO3 d. H2O Câu 3 (2đ): Hãy chọn tên của chất và nối sao cho đúng với công thức hoá học của nó Canxi oxit P2O3 Fe3O4 Sắt(II) oxit FeO N2O Diphotpho trioxit CaO P2O5 Nitơ dioxit NO2 Fe2O3 Câu 4 (2đ): Trong các phản ứng dưới đây. Phản ứng nào là phản ứng hoá hợp, phản ứng nào là phản ứng phân huỷ? MgO + CO2 MgCO3 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O 4HNO3 4NO2 + O2 + 2H2O 2NO + O2 2NO2 2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2 Câu 5 (4đ): Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi để oxi hoá sắt ở nhiệt độ cao. Tính số gam sắt và số gam oxi cần dùng để điều chế được 2,32 gam Fe3O4. Tính số gam KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi cần dùng cho phản ứng trên. ( Cho biết: Fe = 56; O = 16; K = 39; Mn = 55 ) 2. Đáp án + Biểu điểm Câu1 (1đ): Mỗi ý đúng: 0,5 điểm Rất hoạt động, đặc biệt là ở nhiệt độ cao Phi kim, kim loại, hợp chất. Câu 2 (1đ): Mỗi ý xác định đúng: 0,5 điểm 1. a 2. c Câu 3 (2đ): Mỗi trường hợp nối đúng: 0,5 điểm Câu4 (1,5đ): Mỗi loại phản ứng xác định đúng: 0,5 điểm - Phản ứng hoá hợp: a, d - Phản ứng phân huỷ: b, c, e Câu 5 (4đ): - Phương trình hóa học: 3Fe + 2O2 Fe3O4 0,5điểm a) 0,5điểm - Theo PTHH: 1điểm 1điểm b) Phương trình hoá học điều chế O2 từ KMnO4 là: 1điểm 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 - Theo PTHH: * Kết thúc - Thu bài - Nhận xét ý thức làm bài của HS. * Hướng dẫn - Xem và làm lại bài kiểm tra.

File đính kèm:

  • dochoa8tuan 23.doc
Giáo án liên quan