Bài giảng tuần 28 Bài 36: nước (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Qua bài học HS biết được:

- Thành phần định tính và định lượng của nước

- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4721 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tuần 28 Bài 36: nước (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày soạn: 16/03/2013 Tiết 54 Ngày dạy: 19/03/2013 Bài 36: NƯỚC (tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài học HS biết được: - Thành phần định tính và định lượng của nước - Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước, rút ra được nhận xét về thành phần của nước. 3. Thái độ: Giúp HS có thái độ yêu thích hoc bộ môn hoá học. 4. Trọng tâm: - Thành phần khối lượng của các nguyên tố H, O trong nước. - Tính chất hóa học của nước - Sử dụng tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm. II. CHUẨN BỊ: 1.Đồ dùng dạy học: a.Giáo viên: Hình 5.10 và 5.11 SGK/121 – 122 và bài tập vận dụng. b.Học sinh: Tìm hiểu nội dung tiết học trước khi lên lớp. 2.Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại, trưc quan. III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC 1.Ổn định lớp học (1’): 8A2……/…… 8A4……/…… 8A5……/…… 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Chúng ta đã biết nước có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Vậy nước có những thành phần nguyên tố như thế nào? Chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ nào về thể tích và khối lượng. Để trả lời những câu hỏi này ta vào bài học hôm nay bài 36 “nước”. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Sự phân huỷ nước (15’). - GV: Cho HS quan sát tranh hình 5.10 SGK/121 và giới thiệu cách phân huỷ nước bằng dòng điện. - GV: Cho biết kết luận rút ra từ thí nghiệm điện phân nước bằng dòng điện. - GV: Cho HS nhận xét thể tích khí ở hai ống nghiệm. - GV: Đốt khí ở ống nghiệm A ( điện cực âm) sẽ có tiếng nổ nhẹ tạo ra nước. Đó là khí gì? - HS: Quan sát và nghe giảng. - HS: Khi cho dòng điện 1 chiều đi qua nước, trên bề mặt 2 điện cực sẽ sinh ra khí H2 và khí O2. - HS: Thể tích ở ống nghiệm A gấp đôi ống nghiệm B. - HS: Nghe giảng và trả lời: Khí hiđro. I. Thành phần hoá học của nước 1. Sự phân huỷ nước a. Thí nghiệm b. Nhận xét - Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước trên bề mặt 2 điện cực sẽ sinh ra khí hidro và khí oxi - Thể tích khí hidro bằng 2 lần khí oxi Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng - GV: Khí ở ống nghiệm B ( điện cực dương) làm que đóm bùng cháy. Đó là khí gì? - GV Vậy khi phân tích nước ta được khí gì? - GV: Cho biết tỉ lệ vê thể tích ở hai ống nghiệm? - GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng? - HS: Lắng nghe và trả lời: Khí oxi. - HS: Khí hidro và khí oxi. - HS: Khí hidro gần gấp đôi khí oxi. - HS: Viết PTHH xảy ra: 2H2O 2H2 + O2 c. Phương trình hoá học 2H2O 2H2 + O2 Hoạt động 2: Sự tổng hợp nước(20’). - GV: Cho HS quan sát tranh vẽ 5.11 SGK/122 mô tả thí nghiệm bằng thiết bị tổng hợp. - GV: Giới thiệu phương pháp tổng hợp nước. - GV: Vậy thể tích khí hidro và oxi cho vào ống thủy tinh hình trụ là bao nhiêu ? Hai thể tích trên khác nhau hay bằng nhau? - GV: Chất khí còn lại làm que đóm bùng cháy đó là khí gì? - GV: Tỉ lệ về thể tích khí hidro và oxi hóa hợp với nhau tạo thành nước là bao nhiêu? - GV: Cho HS viết PTHH. - GV: Có thể tính được thành phần khối lượng các nguyên tố hidro và oxi trong nước không? Nếu dùng 2. 22,4 l khí hidro (đktc) và 1 . 2,24 l khí oxi thì tỉ lệ khối lượng các nguyên tố hidro và oxi trong phòng thí nghiệm là bao nhiêu? - GV: Qua 2 thí nghiệm có thể rút ra kết luận gì về thành phần nguyên tố của nước? - HS: Các nhóm quan sát tranh. - HS: Nghe giảng và theo dõi hình 5.11. Nêu hiện tượng xảy ra. - HS: Thể tích khí hidro và khí oxi đều là 2. Hai thể tích khí này bằng nhau. - HS: Khí còn lại là khí oxi. - HS: 2 thể tích khí hidro và 1 thể tích oxi. - HS:Viết PTHH 2H2 + O2 2H2O - HS: Là 1 gam hidro và 8 gam oxi hay 2 gam hidro và 16 gam oxi. Công thức hoá học của nước là: H2O - %H = % %O = % -HS: Rút ra nhận xét và ghi vở. 2. Sự tổng hợp nước a. Mô tả thí nghiệm b. Nhận xét Sau khi đốt bằng tia lửa điện hỗn hợp 4 thể tích khí hidro và oxi sẽ còn 1 thể tích khí oxi. Vậy 1 thể tích khí oxi đã hoá hợp với 2 thể tích khí hidro để tạo ra nước 2H2 + O2 2H2O 3. Kết luận - Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hidro và oxi. - Hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích 2 phần khí hidro và 1 phần khí oxi. - Theo tỉ lệ khối lượng là 1 phần khí hidro và 8 phần khí oxi hay 2 phần khí hidro và 16 phần khí oxi suy ra ứng với 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxi. - Vậy bằng thực nghiệm người ta tìm ra công thức hoá học của nước là H2O. 4.Củng cố (5’): - HS nhắc lại nội dung chính của tiết học. - GV yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK/125. 5. Nhận xét và dặn dò: a. Nhận xét: Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS b. Dặn dò: - Bài tập về nhà: 2 SGK/ 125. - Chuẩn bị bài “ tiếp phần còn lại của bài 36”. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctuan 28 Hoa 8 tiet 54.doc
Giáo án liên quan