Tính chất hoá học của nước : Tác dụng với một số oxit kim loại tạo thành bazơ; tác dụng với nhiều oxit phi kim tạo ra axit.
- Tác dụng với kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và khí H2 .
- Viết được phương trình hoá học của các tính chất trên; tiếp tục rèn luyện kỹ năng tính toán thể tích chất khí theo phương trình hoá học .
- Vai trò của nước, nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng chống ô nhiễm , có ý thức sử dụng nguồn nước ngọt.
8 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2302 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 29 tiết 55 nước (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Tiết 55
Nước (Tiết 2)
Ngày :
A- Mục tiêu: Học sinh biết và hiểu.
- Tính chất hoá học của nước : Tác dụng với một số oxit kim loại tạo thành bazơ; tác dụng với nhiều oxit phi kim tạo ra axit.
- Tác dụng với kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và khí H2 .
- Viết được phương trình hoá học của các tính chất trên; tiếp tục rèn luyện kỹ năng tính toán thể tích chất khí theo phương trình hoá học .
- Vai trò của nước, nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng chống ô nhiễm , có ý thức sử dụng nguồn nước ngọt.
B- Chuẩn bị :
Hoá chất:.Na, CaO, P2O5 ( đốt từ P trong O2 ) giấy quỳ tím, nước cất.
Hoá cụ : Cốc thuỷ tinh , phễu thuỷ tinh nhỏ , ống nghiệm, đèn cồn;
tấm kính, thìa đốt , ống nhỏ giọt , lọ thuỷ tinh ( chứa ít nước).
C-Tiến trình tiết dạy.
I- Tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ
Nội dung kiểm tra
1 . Làm bài 4 Trang 125 (SGK )?
2 . Thành phần hoá học của nước
Viết PTHH chứng minh được thành phần của nước ? .
GV: Đánh giá cho điểm.
Yêu cầu cần đạt
HS1 PTHH là:
2H2 + O2 đ 2H2O
2mol 2mol
nH2 = 5(mol) đ nH2O = 5(mol)
mH2O = 5.18 = 90(g)
HS2: Hợp chất.2 nguyên tố : H, O .
2H2O đ 2H2 + O2
2H2 + O2 đ 2H2O
2VH2 và 1VO2
8mO và 1mH
III-Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hoá học của nước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV:Yêu cầu học sinh đọc SGK mục II.2a
GV: làm thí nghiệm cho natri tác dụng với nước.
? Nhận xét hiện tượng xảy ra của thí nghiệm trên.
GV: Thử ống nghiệm úp ngược trên phễu và yêu cầu học sinh rút ra nhận xét.
GV: Đun nóng 1 vài giọt dd trong cốc thí nghiệm.
?. Viết phương trình hoá học xảy ra.
?. Tại sao phải dùng 1 lượng nhỏ kim loại Na.
?. Phản ứng đó; thuộc loại phản ứng nào .
GV: NaOH thuộc loại bazơ (quỳ tím hoá xanh) ta suy ra dd bazơ.
GV: Cho các nhóm làm thí nghiệm .
CaO tác dụng với H2O và thử dd bằng giấy quỳ tím.
?. Nêu hiện tượng xảy ra.
GV: Sản phẩm là Ca(OH)2.
?. Viết phương trình của phản ứng khi cho CaO vào H2O.
?. Phản ứng giữa CaO và H2O thuộc loại phản ứng nào.
?. Toả nhiệt hay thu nhiệt.
GV: Giáo dục an toàn khi tôi vôi.
? Thuốc thử để nhận ra dd bazơ là gì .
GV: Làm thí nghiệm đốt P (để thu P2O5) rồi đưa vào bình chứa H2O và lắc mạnh.
(chứa sẵn giấy quỳ tím)
?. Khi đốt P.chất nào được tạo thành.
?.Viết phương trình hoá học giữa P2O5 và H2O. ?Đây là loại phản ứng nào.
GV: H3PO4 (axit).
?. Thuốc thử nhận ra dd axit là gì
HS: Đọc SGK mục II.2a.
HS: Quan sát giáo viên làm thí nghiệm ghi lại hiện tượng và rút ra nhận xét.
HS: + Giọt tròn màu trắng chuyển động đều trên mặt nước.
+ Mảu Na tan dần cho đến hết.
+ Có khí H2 thoát ra; toả nhiều nhiệt.
HS: Quan sát chất còn lại sau khi đun nóng.
Chất rắn: NaOH
( natrihiđrôxit )
1 HS lên bảng viết phản ứng.
+ Phản ứng toả nhiệt mạnh.
+ Phản ứng thế
HS: Quan sát nắm rõ dd bazơ làm quỳ tím hoá xanh.
HS: Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
- 1 nhóm nêu hiện tượng.
- CaO + H2O đ Ca(OH)2.
+ Phản ứng hoá hợp.
+ Toả nhiệt.
+ Là quỳ tím.
HS. Quan sát hiện tượng xảy ra. Nhận xét.
HS. 4P + 5O2 đ 2P2O5
HS đọc SGK để viết phản ứng giữa P2O5 và H2O .
+ là quỳ tím (quỳ tím hoá đỏ)
2.Tính chất hoá học của nước.
a. Tác dụng với kim loại.
Nước tác dụng với 1 số kim loại ở nhiệt độ thường như Na; Ba; Ca... tạo thành bazơ và khí H2.
PTHH:
2Na + 2H2Ođ 2NaOH + H2 (natrihiđrôxit ).
b. Tác dụng với một số oxit bazơ.
-Nước tác dụng với một số oxit bazơ: Na2O; CaO; K2O..... tạo thành bazơ NaOH; Ca(OH)2....
PTHH.
CaO + H2Ođ Ca(OH)2 + Q.
(canxi hiđrôxit ).
*Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh.
c. Tác dụng với đa số oxit axit.
-Nước tác dụng với đa số oxit axit tao ra axit.
(CO2; SO3; P2O5... ) tạo ra axit (H2CO3; H2SO4; H3PO4...).
P2O5 + 3H2O đ 2H3PO4
Axitphotphoric
* Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của nước và bảo vệ nguồn nước tránh ô nhiễm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK + hiểu biết thực tế cho biết.
?. Nêu một số ví dụ về vai trò của nước trong đời sống và sản xuất.
Theo em
? Nguyên nhân của sự ô nhiễm nguồn nước là do đâu, cách khắc phục.
GV: Nhận xét-- yêu cầu học sinh xem SGK trang 124.
HS. Nghiên cứu thông tin ở SGK và hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi.
HS: nhóm thảo luận .
- 1 nhóm báo cáo
- Nhóm khác bổ sung (nếu cần ).
HS: Xem mục III. Tr.124.
.
III- Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất . chống ô nhiễm nguồn nước
.(SGK tr.124).
IV- Kiểm tra- đánh giá.
Câu hỏi
Yêu cầu cần đạt.
Làm bài 1Tr.125.
Viết phương trình phản ứng của K; K2O với nước.
Nhận biết 2 dd ; H3PO4 và Ca(OH)2
GV: Đánh giá - cho điểm.
1 HS lên bảng làm.
HS: Nhận xét - cho điểm.
HS: 2K + 2H2O đ 2KOH + H2
K2O + H2O đ 2KOH
HS: Dùng quỳ tím
+ quỳ tím hoá xanh đ Ca(OH)2
+ quỳ tím hoá đỏ đ H3PO4.
V- Hưóng dẫn học ở nhà.
Học và làm lại bài 1; 5;6 T125 (SGK).
Làm bài 36.1; 36.3; 36.6; 36.7 (SBT).
Hưóng dẫn bài 36.6.
a. Kđ K2O đ KOH (Dựa vào tính chất hoá học của O2; H2O....)
4K + O2 đ 2K2O
.............
Tuần 29
Tiết 56.
Axit - Bazơ - Muối.( tiết 1)
Ngày:
A-Mục tiêu: Học sinh biết và hiểu về axit bazơ phân loại axit, bazơ và cách gọi tên của mỗi loại chất .
Củng cố kiến thức đã học về cách phân loại các oxit ; mối quan hệ giữa các loại oxit với axit và bazơ.
Đọc được tên của một số hợp chất vô cơ khi biết cthh và ngược lại .
Tiếp tục rèn kĩ năng viết phương trình hoá học và tính theo PTHH có liên quan đến các loại hợp chất: oxit, axit bazơ.
B- Chuẩn bị.
Bảng phụ 1 và 2 : Về thành phần axit ,ba zơ (bỏ trống)
Bảng phụ 3 (ghi đề bài 1 trang 130).
C Tiến trình tiết dạy
I-Tổ chức
II-Kiểm tra bài cũ
Nội dung kiểm tra
Yêu cầu cần đạt
Làm bài 5 tr. 125 (SGK) ?
Viết PTHH phẩn ứng cho các biến hoá sau ?
Na NaOH
Na2O
GV: Đánh giá - cho điểm.
HS1 CaO + H2O đ Ca(OH)2
P2O5 + 3H2O đ 2H3PO4
Dùng quỳ tím nhận ra axít và bazơ trên.
HS2:1) 2Na + 2H2O đ 2NaOH + H2
2) 4Na +O2 đ 2Na2O
3) Na2O + H2O đ 2NaOH
HS: Nhận xét- bổ sung.
Bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa- phân loại- gọi tên axit
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV: Từ bảng đã điền .
?. Nhận xét gì về thành phần của axit. xit
?. Mối liên hệ giữa hoá trị của gốc axit và số nguyên tử H.
Qua đó cho biết.
?. Axit là gì.
GV: Cho học sinh đọc kết luận I.1.c.
GV: Đưa ra công thức hoá học dạng tổng quát của axit.
GV: Chia các axit ở bảng thành mấy nhóm theo thành phần phân tử.
?. Có mấy loại axit. Đó là những loại nào.
GV: Gọi tên axit không có oxi sau đó yêu cầu học sinh nêu cách gọi tên chung của axit không chứa oxi.
?. Cách gọi tên axit không có oxi.
GV: Cho học sinh tìm hiểu cách gọi tên của axit có chứa oxi.
? Nêu cách gọi tên axit chứa nhiều nguyên tử O và chứa ít nguyên tử O.
Lấy ví dụ:
Gốc axit chuyển từ đuôi it sang đuôi at.
GV: Cho học sinh gọi tên các axit ở bài 6a trang 130.
GV: Cho học sinh gọi tên các axit ở bài 6a trang 130.
HS: Nêu ra axí HCl; H3PO4.
- 1 đến 3 học sinh lên bảng điền vào bảng phụ.
- Các nhóm thảo luận
* Nêu định nghĩa về axit
HS: Đọc kết luận I.1.c.
HS: - 2 nhóm.
+ có oxi.
+ không có oxi.
HS: Có 2 loại axit .
+ Axit có oxi .
+ Axit không có oxi.
HS: Chú ý cách gọi tên của axít không có oxi mà giáo viên lấy ví dụ.
HS: Tên axit có chứa ít ; chứa nhiều nguyên tử O trong phân tử.
HS: 2 ý kiến.
4 học sinh gọi tên 4 axit ở bài 6a trang 130 SGK.
I- Axit .
1.Định nghĩa :
Axít là hợp chất mà phân tử gồm 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit.
H Cl; H2SO4; H3PO4.
2.Công thức hoá học
Công thức dạng tổng quát HxA
3.Phân loại
-Axit có oxi: H2SO4, H3PO4....
-Axit không có oxi
HCl; H2S........
4. Tên gọi.
a.Axit không có oxi.
Tên axit:
axit + tên phi kim + hiđric
Thí dụ
HCl: axit clo hiđric. Gốc axit - Cl (clo rua)
H2S . axit sunfu hiđric
Gốc axit = S (sunfua).
b. Axit có chứa oxi.
*Axit có nhiều nguyên tử oxi
Tên axit:
axit + tên phi kim + ic
HNO3. axit nitric.
Gốc axit:- NO3(nitrat).
* Axit chứa ít nguyên tử oxi.
Tên axit:
axit + tên phi kim + ơ.
H2SO3. axit sun pủơ
= SO3 (sunpit)
GV: Cho HS nêu ra 1 số bazơ đã gặp .
?. Hãy ghi nguyên tử kim loại ; số nhóm -OH vào chỗ trống.
?. Nhận xét gì về thành phần phân tử của bazơ
? Mối quan hệ giữa hoá trị của kim loại và sốnhóm- OH.
GV: Tổng hợp các ý kiến của học sinh và yêu cầu cho biết.
?. Bazơ là gì.
GV: Cho 1 học sinh đọc mục II.1c. Từ đó
? Nêu công thức hoá học dạng tổng quát của bazơ .
GV: Đọc tên của 1 số bazơ.
? Nêu cách gọi tên của bazơ.
?.Nêu ví dụ về tên gọi của Al(OH)3; Fe(OH)2....
GV: Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa mục II.4.
? Bazơ chia làm mấy loại .Là những loại nào.
GV: Trong các oxit bazơ sau
?. Oxit nào tác dụng với nước, Na2O, BaO, CuO, MgO.
HS nêu ra: NaOH, KOH,
Ca ( OH )2.
HS: Lên bảng hoàn thành yêu cầu cho bảng phụ 2
HS: 2 phần
+ nguyên tử kim loai ..
+ Nhóm OH
- Luôn bằng nhau.
HS: Nêu định nghĩa bazơ (dụa theo mục II.1c.)
HS: A(OH)x
HS: Lắng nghe tên gọi của 1 số bazơ.
Đọc thông tin mục II.4.
+ 2 loại bazơ .
- Bazơ tan trong nước.
- Bazơ không tan .
HS: Chỉ có Na2O, BaO
Vì có bazơ tan tương ứng.
.
BAZƠ
1.Định nghĩa .
Bazơ là hợp chất mà mà phân tử có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm - OH (hiđrôxit).
NaOH,KOH, Fe(OH)3.....
2. Công thúc hoá học.
A(OH)x . A : kim loại
x luôn bằng hoá trị A.
3.Tên gọi .
Tên baơ = tên kim loại
( kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđrôxit
Fe(OH)3.
sắt(III) hiđrôxit
NaOH. Natrihiđrôxit
4. Phân loại.
- Bazơ tan trong nước (kiềm )
NaOH, KOH ; Ca(OH)2; Ba (OH)2....
- Bazơ không tan trong nước.
Cu(OH)2; Mg(OH)2...
IV . Củng cố .
Câu hỏi
Yêu cầu
làm bài 6b trang 130 SGK
2.Làm bài ( 1 tr.130)
.Treo bảng phụ 3
GV: Nhận xét - đánh giá.
- 1 học sinh gọi tên bazơ 6b tr. 130.
- 1HS lên bảng làm bài 1 trang 130
- HS: Nhận xét -bổ sung và chấm điểm của bạn làm trên bảng phụ
V-Hướng dẫn học ở nhà .
- Học và làm bài 2,3,4,5 trang 130 (SGK)
- Bài 37.6; 37.7; 37.8 ; 37.10; (SBT/Tr. 44.). Gợi ý bài 2 trang 130 = SO3 liên kết với 2H sẽ là axit H2SO3
( axit sunfuzơ).
= SO4 đ.......... H2SO4 (axit sunpuric).
Bài 3 trang 130. Ngược với bài 2.
Axit : H2SO4 ; H2SO3 ..........
Oxit: SO3 ; SO2 ...............
Bài 4 trang 130. Oxit Na2O đ Na (I) đ Bazơ: NaOH
FeO đ Fe (II ) đ Fe(OH )2
Bài 37.8. a. nNa = 46/23 = 2(mol)
2Na + 2H2O đ 2NaOH + H2
2 2
nNaOH = nNa đ nNaOH = ? (mol)
m = n . M = ? gam.
MNaOH= 40 (g)
Hết tuần 29:
File đính kèm:
- hoa8tuan 29-sua.doc