Bài giảng Tuần 3 bài 5. nguyên tố hoá học tiết 6

- “Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân”.

 - Kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố.

 - Biết cách ghi và nhớ được kí hiệu của những nguyên tố đã cho biết trong bài 4, bài 5 và phần bài tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 3 bài 5. nguyên tố hoá học tiết 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 BÀI 5. NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC Tiết 6 I/. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - “Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân”. - Kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố. - Biết cách ghi và nhớ được kí hiệu của những nguyên tố đã cho biết trong bài 4, bài 5 và phần bài tập. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết kí hiệu hoá học, biết sử dụng thông tin, tư liệu để phân tích, tổng hợp, giải thích vấn đề. 3. Thái độ: Vai trò của hoá học trong thực tiễn, hứng thú học tập bộ môn. II/. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận. III/. Phương tiện: - GV: Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV - HS: Đọc bài trước. IV/. Tiến trình bài giảng: TG Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: -Kiểm tra bài cũ: 2. Mở bài: (1/) Hoạt động 1: + Nêu cấu tạo nguyên tử? Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào? +Vì sao nói khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử ? - Trên nhãn hộp sữa có ghi hàm lượng canxi cao, thực ra phải nói trong thành phần sữa có nguyên tố hoá học canxi à tìm hiều về nguyên tố hoá học. Học sinh: Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Học sinh lên trả bài, học sinh khác nhận xét. Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên tố hóa học. Mục tiêu: -HS hiểu được nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại. -HS viết được kí hiệu hoá học của một số nguyên tố . 18/ 10/ I/. Nguyên tố hoá học là gì? 1. Định nghĩa: Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. 2. Kí hiệu hoá học: - Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố và biểu diễn 1 nguyên tử của của nguyên tố. - Thí dụ: Kí hiệu của nguyên tố Hydro: H + Kí hiệu của nguyên tố Canxi: Ca + Kí hiệu của nguyên tố Cacbon : C * Muốn chỉ 2 nguyên tử Hydro : 2H a). Tiến hành : - GV yêu cầu HS đọc 1 mục 1, trả lời câu hỏi: + Trong 1 g nước có những loại nguyên tử nào? + Số lượng từng loại nguyên tử là bao nhiêu? + Nếu lấy 1 lượng nước lớn hơn nữa thì số nguyên tử H và O như thế nào? Để chỉ những nguyên tử cùng loại ta dùng từ: “Nguyên tố hoá học” + Vậy nguyên tố hoá học là gì? - GV yêu cầu HS xem bảng 1 SGK trang 42: + Hãy đọc tên những nguyên tử có số proton là 8,13, 20? + Hãy nêu số proton có trong hạt nhân của nguyên tử Mg, P, Br? + Đối với một nguyên tố số proton có ý nghĩa như thế nào? - GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành BT 1 SGK trang 20, yêu cầu nêu được: + Nguyên tử + Nguyên tố + Nguyên tử + Nguyên tố - Gv yêu cầu HS đọc 1 mục 2, trả lời câu hỏi: + Làm thế nào để trao đổi với nhau về nguyên tố 1 cách ngắn gọn? + Vậy kí hiệu hoá học là gì? + Nhận xét gì về cách viết kí hiệu hoá học của nguyên tố H, Ca, C? - GV: Lưu ý cách viết kí hiệu của nguyên tử C, Ca để phân biệt. + Hãy đọc số nguyên tử khi nhìn vào các kí hiệu hoá học: H, Ca, C? + Làm thế nào để biểu diễn 3 nguyên tử oxi, 5 nguyên tử sắt? - GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành BT 3 SGK trang 20. - GV nhận xét, bổ sung. b) Tiểu kết: - Nguyên tố hoá học: tập hợp những nguyên tử cùang loại, cùng số proton trong hạt nhân. - Kí hiệu hoá học: biểu diễn nguyên tố chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó. - HS đọc 1 mục 1 - HS cá nhân trả lời: + 3 vạn tỉ tỉ nguyên tử O. + Nguyên tử H: gấp đôi. + Lớn hơn. + Tập hợp những nguyên tử cùng loại. + Nguyên tử: O, Al, Ca. + Mg=12, P=15, Br=35 + Đặc trưng của 1 nguyên tố hoá học. - HS thảo luận hoàn thành BT 1 SGK trang 20 - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc 1 mục 2. - HS cá nhân trả lời: + Đưa ra kí hiệu hoá học. + Kí hiệu hoá học: Biểu diễn nguyên tố, chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố. - HS: Lưu ý. + 1 nguyên tử H, 1 nguyên tử Ca, và 1 nguyên tử C . + 3O, 5Fe - HS thảo luận hoàn thành BT 3 SGk trang 20. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3: Có bao nhiêu nguyên tố hoá học: Mục tiêu: HS biết được có bao nhiêu nguyên tố hoá học, và nguyên tố hoá học có không đồng đều. 5/ II/. Có bao nhiêu nguyên tố hoá học: - Có trên 110 nguyên tố - Oxi là nguyên tố phổ biến nhất. a) Tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc 1 mục III, quan sát H1.7, H1.8 trả lời: + Hiện nay đã biết được bao nhiêu nguyên tố? + Sự phân bố nguyên tố trong lớp vỏ trái đất như thế nào? + Nhận xét thành phần % về khối lượng của nguyên tố oxi? + Kể tên những nguyên tố thiết yếu cho sinh vật? + GV yêu cầu HS rút ra kết luận. b) Tiểu kết: Oxi là nguyên tố chiếm gần nữa khối lượng vỏ trái đất. - HS đọc 1 mục III quan sát H 1.7,H1.8 trả lời: + 110 nguyên tố + Không đồng đều. + O chiếm 49,4% + C, H, O, N - HS tự rút ra kết luận. 5’ Củng cố – đánh giá: - Nguyên tố hoá học là gì? - Có bao nhiêu nguyên tố hoá học? -Viết kí hiệu của nguyên tố Oxi, Cacbon, Canxi? Học sinh trả lời câu hỏi Học sinh lên bảng giải bài tập, học sinh khác nhận xét và lằng nghe giáo viên sửa bài ( nếu sai) và ghi vào tập. 2’ Dặn dò: -Học bài, làm BT 2 SGK trang 20 -Xem bài mới: “Nguyên tố hoá học” (tt). Tìm hiểu nguyên tử khối là gì? -Đọc thêm bài đọc thêm SGK trang 21. Học sinh: Lắng nghe giáo viên yêu cầu công việc về nhà để thực hiện tốt cho giờ sau.

File đính kèm:

  • docTIET 6 HOA 8.doc
Giáo án liên quan