Bài giảng Tuần 30 tiết 57 axit- Bazơ - muối.(tiết 2)

MỤC TIÊU: Học sinh biết và hiểu.

 - Thành phần hoá học , CTHH; tên gọi và phân loại muối.

 - Củng cố kiến thức về gốc axit; hoá trị của kim loại; gốc axit.

 - Đọc tên của muối khi biết CTHH và ngược lại.

 - Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học có liên quan đến axit, bazơ và muối.

 

doc14 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 30 tiết 57 axit- Bazơ - muối.(tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Tiết 57 AXIT- BAZƠ - MuốI.(tiết 2) Ngày: A - Mục tiêu: Học sinh biết và hiểu. - Thành phần hoá học , CTHH; tên gọi và phân loại muối. - Củng cố kiến thức về gốc axit; hoá trị của kim loại; gốc axit. - Đọc tên của muối khi biết CTHH và ngược lại. - Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học có liên quan đến axit, bazơ và muối. B - Chuẩn bị: Bảng phụ.1. Ghi bảng thành phần của muối (bỏ trống). Bảng phụ 2. Bài 37.11. ( SBT) C- Tiến trình tiết dạy. I-Tổ chức. II- Kiểm tra bài cũ. Nội dung kiểm tra 1- Bài 2 trang 130 (.SGK) ? 2- Bài 4 trang 130 (.SGK) ? 3- Gọi tên các axit và bazơ ở bài 2 và bài 4 trang 130 ? GV: Nhận xét- đánh giá Yêu cầu cần đạt HS1: HCl; H2SO4; H2SO3; H3PO4 H2S;..... HS2: NaOH; Li2O; Fe(OH)2;Ba(OH)2;Cu(OH)2; Al(OH) HS: Nhận xét. III-Bài mới Hoạt động1:Tìm hiểu khái niệm về muối và công thức tổng quát của muối Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung. GV: Yêu cầu học sinh cho biết . ?. Một số muối thường gặp. GV: treo bảng phụ 1 thành phần của muối ...còn bỏ trống. Ghi thành phần của muối. ?. Phân tử muối gồm các thành phần nào. GV: Cho học sinh định nghĩa về muối. ?. Muối là gì. GV: Bổ sung nêu chính xác định nghĩa. GV: Từ Al2(SO4)3 ?. Nhận xét gì về mối quan hệ giữa hoá trị của nhôm và chỉ số gốc = SO4 và ngược lại. ? Công thức hoá học chung của muối là gì. GV: Gợi ý - Học sinh nêu ra công thức hoá học. ? Cách lập công thức hoá học của muối theo quy tắc nào. GV: Hướng dẫn lại cách viết công thức hoá học của muối theo tích chéo. HS: KClO3; ZnCl2; NaCl; CuSO4. 1-2 HS lên bảng ghi thành phần của muối. HS: + Nguyên tử kim loại. + Gốc axit. HS: 2-3 em nêu định nghĩa. HS: Hoá trị của Al bằng số nhóm SO4 và ngược lại. HS: AxBy III-Muối . 1. Định nghĩa. - Muối là hợp chất mà phân tử gồm 1 hoặc nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hoặc nhiều gốc axit. VD: ZnCl2; CuSO4; Al2(SO4)3. 2. Công thức hoá học. AxBy Kim loại Gốc axit. x.y là chỉ số. Hoạt động 2. Tìm hiẻu tên gọi và phân loại muối Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK mục III.3. ? Nêu cách gọi tên của muối. GV: Đưa công thức hoá học của 1 số muối và yêu cầu học sinh gọi tên. GV: Cho học sinh đọc III.4 . ?.Muối chia làm mấy loại. Đó là loại nào . ? Đặc điểm của mỗi loại GV: Treo bảng phụ 2 ( Bài 37.11 ) Phân loại các chất sau thành axit; bazơ; muối; oxit. HS: Đọc SGK mục III-3 . 2 Học sinh nêu cách gọi tên. HS: Gọi tên 1 số muối. HS: Đọc mục III-4 - 2 loại + Muối trung hoà... + Muối axit... HS: Oxit CaO; MnO2; SO2; Axit: H2SO4; HCl. Bazơ: Fe(OH)2; LiOH; 3. Tên gọi của muối. Tên muối: Tên kim loại (kèm hoá trị, nếu kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc axit. VD: K2SO4. Kali sunfat. ZnCl2 Kẽm Clorua Fe2(SO4)3 Sắt(III) sunfat. FeSO4 Sắt (II) sunfat. 4. Phân loại. + Muối trung hoà: NaCl; KNO3...... + Muối axit: NaHCO3 ; NaH2PO4......... IV- Kiểm tra đánh giá Nội dung kiểm tra Yêu cầu cần đạt 1- Viết công thức hoá học của Kaliclorua; Canxinitrat; Đồng sunfat; Natrisunfit; Natrisunfat ?. 2.- Nhận biết 3 lọ dung dịch sau: axit;bazơ tan; muối ăn (NaCl)? GV: Đánh giá- cho điểm --1 học sinh lên bảng làm bài 1. HS1: KCl; Ca(NO3)2; CuSO4; Na2SO3 Na2SO4 HS2: Quỳ tím. + Hoá đỏ đ axit + Hoá xanh đ bazơ tan + Không đổi màu đ muối ăn. V-Hướng dẫn học ở nhà. - Làm bài 6cTr.130 - Bài 37.3; 37.12; 37.14; 37.18;SBT tr.44-45. Gợi ý bài 37.12. a. S đ SO2 đ H2SO3 : 1. S +O2 đ SO2 2. SO2 + H2O đ H2SO4 b. c.d tương tự Bài 37.14. SO3 + H2O đ H2SO4 1 1 nSO3=240/ M SO3 = ? (mol) đ nH2SO4 = ? (mol) Bài 37. 18 Tên gọi ( xem thuộc hợp chất nào) đ CTHH. Natrihiđroxit đ NaOH - Ôn lại các kiến thức phần nước; Axit- Bazơ- Muối để tiết 58 Luyện tập. Tuần 30 Tiết 58 Bài luyện Tập 7 Ngày: A.Mục Tiêu: - Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về các khái niệm hoá học; về thành phần hoá học của nước; tính chất hoá học của nước. - Hiểu: định nghĩa; công thức; tên gọi và phân loại: axit, bazơ và muối. - Nhận biết và phân biệt được các loại axit; bazơ tan; bazơ không tan; muối trung hoà; muối axit. - Vận dụng kiến thức ở trên để làm bài tập tổng hợp có liên quan đến: axit - bazơ- muối. - Tiếp tục rèn luyện phương pháp học tập bộ môn; đặc biệt là cách lập luận dựa vào thực nghiệm hoá học và rèn luyện ngôn ngữ hoá học. B - Chuẩn bị. Bảng phụ ghi đề bài 38 .1 (Tr.45 - SBT ) C - Tiến trình tiết dạy. I - Tổ chức II - Kiểm tra bài cũ NộI DUNG KIểM TRA YÊU CầU CầN ĐạT 1- Hoàn thành sơ đồ phản ứng ? - Ca đ CaO đ Ca(OH )2 P đ P2O5 đ H3PO4 2- Viết công thức hoá học của ? Đồng (II )clorua; kẽm sunpat; Sắt (III) sunpat ; axitsunfuric. GV: Đánh giá - cho điểm HS1. 2Ca + O2 đ 2CaO CaO + H2O đ Ca (OH )2 HS2 4P + 5O2 -đ 2P2O5 P2O 5 + 3H2O đ 2H3PO4 HS3. CuCl2; ZnSO4 H2SO4 Fe2(SO4)3 HS nhận xét bài làm của bạn. III- Bài mới. Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung GV: Yêu cầu 1 nhóm học sinh báo cáo về thành phần hoá học; tính chất hoá học của nước GV: Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh ( II 1.2 ) GV: Cho học sinh tìm hiểu về axit; bazơ; muối. ? Thế nào là axit; bazơ; muối ? Công thức tổng quát của axit lấy ví dụ ? Công thức tổng quát của bazơ; ? Có mấy loại bazơ cho ví dụ GV: Yêu cầu học sinh về nhà gọi tên bazơ GV: Cho học sinh tự xem lại phần muối ? oxit là gì. có mấy loại -1 nhóm nêu các kiến thức về nước -Nhóm khác bổ sung -1 học sinh nêu định nghĩa -HS khác nhận xét bổ sung HS. HxA VD. HCl; H2SO4....... M(OH)x HS. - Bazơ tan: NaOH Bazơ không tan: Cu(OH)2 HS. Tự xem lại phần muối HS. - Oxit là hợp chât của oxi với 1 nguyên tố + 2 loại: Oxit axit Oxitbazơ I-Kiến thức cần nhớ. 1.Thành phần hoá học của nước 2.Tính chất hoá học (SGK .Tr.131) 3. Axit - Bazơ - Muối a- Axit HxA Ví dụ: HCl. Axitclohiđric H2SO4. Axitsunfuric b-Bazơ: M(OH)x Bazơ tan: Ca(OH)2; NaOH..... Bazơ không tan. Cu(OH)2; Fe(OH)3........ c- Muối: AxBy -Muối axit: NaHCO3,KH2PO4 -Muối trung hoà : Na2CO3, Al2(SO4)3... d-Oxit. Hoạt động 2: Bài tập vận dụng Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV. Gọi 1 học sinh làm bài 1 tr.131(SGK) GV. Cho điểm GV. Yêu cầu các nhóm làm bài 2 tr132(SGK) và bài 38.1 (SBT) ghi sẵn ở bảng phụ GV. Cho các nhóm báo cáo -nhận xét - bổ sung GV. Cho học sinh về nhà làm phần e ( gọi tên các sản phẩm) và các phương trình còn lại GV. Yêu cầu học sinh về nhà phân loại các phản ứng trên GV. Gọi 1 học sinh đọc đề bài 5 trang 132(SGK) ? Xác định hướng làm bài 5 trang 132 GV. Gợi ý - so sánh để tìm chất dư ? Viết phương trình hoá học ? so sánh xác định tỷ lệ chất dư GV. Sau khi tìm H2SO4 hết ?nH2SO4 đã phản ứng GV. Chỉnh sửa theo hướng phải quy về mol GV nhận xét bài làm của HS. 1 HS lên bảng làm bài 1Tr.131 HS. Nhận xét - Đại diện 2 nhóm lên bảng làm - Các nhóm khác tự làm dưới lớp -Nhận xét và bổ sung . Hoàn chỉnh phân loại phản ứng cho bài 38.1(SBT) 1 học sinh đọc đề bài 5 trang 132 -1HS khá - giỏi nêu cách làm và lên bảng giải nH2SO4 = 49/98= 0,5 (mol) - HS. Nhận xét II- Bài tập Bài 1Tr.131 2K + 2H2Ođ 2KOH + H2 Ca + 2H2O đCa(OH)2 + H2 - Phản ứng thế và phản ứng oxi hoá - khử Bài 2 trang 132. a- Na2O + H2O đ 2NaOH b- SO2 + H2O đ H2SO3 c- N2O5 + H2O đ 2HNO3 d.2Al(OH)3+3H2SO4đAl2(SO4)33 + 6H2O Sản phẩm a,b,c lần lượtlà axit- bazơ- muối - Sản phẩm ở a làbazơ vì Na2O là oxitbazơ; ở b,c là axit vì SO2; N2O5 là oxit axit Bài 38.1 Fe2O3 + 3H2 đ 2Fe + 3H2O Zn + H2SO4 đ ZnSO4 + H2 CaO + H2O đ Ca(OH)2 Zn + CuSO4 đ ZnSO4 + Cu -Phân loại phản ứng (Tự làm) Bài 5 trang132 PTHH Al2O3 + 3H2SO4 đAl2(SO4)3 + 3H2O Vì bài cho mAl2O3 = 60(g) > mH2SO4 =49(g) Mặt khác theo PTHH mAl2O3 < mH2SO4 Vậy nH2SO4 hết; Al2O3 dư Theo bài nH2SO4 = 49/98 =0,5(mol) TừPTHH nAl2O3=1/3.0,5 (mol) nAl2O3 (ban đầu )= 60/102 (mol) Số mol chất dư là nAl2O3(dư) = 60/102- 0,5/3 = 43/102(mol) Khối lượng Al2O3 còn dư là mAl2O3 = 43/102.102 =43(g) IV- Hướng dẫn học ở nhà Làm các bài tập vào vở bài tập cho hoàn chỉnh Đọc trước nội dung bài thực hành; chuẩn bị mỗi nhóm 1 mẩu vôi sống Làm sẵn phiếu thực hành ghi tên thí nghiệm- cách làm Gợi ý bài 4 trang132 MxOy đ M.x + 16.y = 160(g) M.x/ M.x+16y = 70/100 = 7/10 đ 10M.x= 7(Mx + 16y) đ M.x = 7.160/10 =112 x = 1 đ M = 112 (g) (loại) x = 2 đ M= 56(g) đ M là Fe đ y. đ kết luận x = 3 đ M = 112/3 (loại) Hết tuần 30: Tuần 31 Tiết 59. Bài Thực Hành 6 Ngày: a-Mục tiêu: Củng cố ; khắc sâu tính chất hoá học của nước: Tác dụng với 1 số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và hiđrô;Tác dụng với 1 số oxit axit.Với 1 số oxit bazơ tạo thành bazơ. Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm với natri; với CaO; với P2O5 đó là những thí nghiệm dễ gây cháy ; nổ ; bỏng. Củng cố các biện pháp đảm bảo an toàn khi học tập và nghiên cứu khoa học. B- Chuẩn bị : Cho 4 nhóm học sinh. Chén sứ nhỏ ( hoặc đế sứ):4 chiếc;đèn cồn : 4; diêm; giấy lọc Dao con (cắt Na) Lọ thuỷ tinh có nắp : 4 chiếc;kẹp gắp; Bình nước ; Thìa đốt: 4 chiếc Cốc thuỷ tinh: 5 chiếc; Nút cao su có lỗ (5 chiếc ); Nút cao su không có lỗ (5 chiếc) Hoá chất: Na; P đỏ ( chỉ để ở bàn giáo viên ) CaO vôi Giấy quỳ tím hoặc đung dịch phenolphtalein C- Tiến trình tiết dạy I-Tổ chức II- Kiểm tra bài cũ Câu hỏi kiểm tra yêu cầu cần đạt Hoàn thành phương trình phản ứng Na + ? -- NaOH + ? CaO + H2O -- ? P2O5 + ? -- H3PO4 GV: Đánh giá -- Lưu góc bảng HS: 1. 2Na + 2H2O --- 2NaOH + H2 2. CaO + H2O --- Ca(OH)2 3. P2O5 + 3H2O -- 2H3PO4 HS: Nhận xét: III- Bài mới Hoạt động 1: Tiến hành làm thí nghiệm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. Nội dung. GV: Cho học sinh đọc nội dung thí nghiệm 1. ? Mục đích của thí nghiệm giữa H2O và natri. GV: Phát dụng cụ và yêu cầu học sinh kiểm tra dụng cụ hoá chất ( trừ Na; P ). ? Nêu các bước làm thí nghiệm, nước tác dụng với Na. GV: Yêu cầu học sinh quan sát giải thích hiện tượng. ? Viết phương trình phản ứng . GV: Yêu cầu học sinh lên bàn giáo viên lấy Na đã cắt nhỏ. GV: Quan sát giúp đỡ các nhóm. Nếu thấy các em đã làm xong thì chuyển sang thí nghiệm 2. GV: Yêu cầu đại diện của 1 nhóm nêu cách làm thí nghiệm 2. GV: Dùng bộ dụng cụ mẫu để hưóng dẫn cách làm. - Cho các nhóm làm thí nghiệm. GV: Hướng dẫn các em dùng công tơ hút lấy phenolphtalein ( công tơ hút phải sạch lấy đủ lượng phenolphtalein ). GV: Yêu cầu đại diện các nhóm lên lấy P đỏ. ? Nêu cách tiến hành thí nghiệm 3. GV: Đưa sẵn cách tiến hành thí nghiệm ghi ở trên bảng -- học sinh làm thí nghiệm theo trình tự. GV: Hướng dẫn mẫu 1 vài thao tác thí nghiệm 3 Lưu ý: Không để P đỏ rơi vào lọ nước . Yêu cầu các nhóm ghi lại kết quả thí nghiệm - Các nhóm học sinh xem lại nội dung tiến hành thí nhgiệm. Chứng tỏ 1 số kim loại phản ứng với H2O HS: Nhận dụng cụ hoá chất. HS: Nêu rõ 2 bước. HS: Quan sát hiện tượng giải thích - Cử 1 bạn lấy Na ở bàn giáo viên. - Các nhóm làm thí nghiệm HS: Báo cáo thí nghiệm 1 ở cuối giờ thực hành. - 1HS nêu cách làm thí nghiệm 2. HS: Làm thí nghiệm; ghi chép lại hiện tượng và giải thích . Viết phương trình phản ứng. HS: Các nhóm cử đại diện lên lấy chất chỉ thị (phenolphtalein hoặc quỳ tím ) -Đại diện các nhóm lấy P đỏ. HS: 1-2 em nêu cách tiến hành thí nghiệm 3. Các nhóm làm thí nghiệm . + Kiểm tra đèn cồn. + Độ khít của nút cao su với lọ thuỷ tinh chứa nước. - Đại diện các nhóm ghi lại hiện tượng và giải thích vào bản tường trình. I-Tiến hành thí nghiệm. 1- Thí nghiệm 1. Nước tác dụng với Na Dùng tờ giấy lọc; uốn cong ở mép ngoài; tẩm ướt bằng nước. - Cho mẩu Na sạch ( lau hết dầu ) vào giấy lọc tẩm ướt. Quan sát nhận biết hiện tượng 2- Thí nghiệm 2. Nước tác dụng với vôi sống CaO. - Cho vào chén sứ 1 cục nhỏ vôi sống CaO; rót 1 ít nước vào Quan sát. Cho 2 giọt dung dịch phenolphtalein (hoặc mẩu quỳ tím ) vào nước vôi tạo thành. Quan sát - nhận xét. 3-Thí nghiệm 3 Nước tác dụng với điphotphopetaoxit. Lấy 1 ít P đỏ vào thìa đốt. Đốt cháy P trong không khí rồi đưa nhanh vào lọ thuỷ tinh có chứa nước ( 5 ml ) khi P ngừng cháy; đưa thìa ra, đậy nắp lọ. Lắc cho P2O5 tan hết trong H2O. - Cho 1 mẩu quỳ tím vào dd mới tạo thành. Nhận xét; giải thích hiện tượng ? Hoạt động 2 Tường trình thí nghiệm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. Nội dung. GV: Cho các nhóm tường trình kết quả từng thí nghiệm. GV: Cho 1 nhóm nêu kết quả của thí nghiệm 1. GV: Cho 1 nhóm nêu kết quả của thí nghiệm 2 GV: Lưu ý học sinh . ? Tại sao khi tôi vôi (thực tế ) người ta cho vào CaO vào H2O mà không làm như thí nghiệm. GV: Cho các nhóm báo các thí nghiệm 3. ? Đốt P trong không khí để làm gì. GV: Tiếp tục cho 1 nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm 3 GV: Nhận xét -- bổ sung Nếu cần - Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm 1. - Nhóm khác bổ sung (nếu cần ) - Đại diện 1 nhóm nêu kết quả thí nghiệm 2. -Vì phản ứng toả nhiều nhiệt; hạn chế sự tăng nhiệt độ đột ngột. HS: Tạo ra P2O5 . -1 nhóm học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm. - Nhóm khác bổ sung. II- Tường trình. 1- Nước tác dụng với Na. - Mẩu Na chạy trên tờ giấy lọc tẩm nước ; tan dần ra và giấy lọc tự bốc cháy. Vì Na tác dụng với H2O toả nhiều nhiệt . 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 2-Nước tác dụng với CaO. - Hơi nước bốc lên. - CaO (rắn ) chuyển thành chất nhão. Đó là Ca(OH )2 Phản ứng toả nhiều nhiệt CaO + H2O Ca(OH)2 + Q Khi nhỏ dung dịch phenolphtalein vào dung dịch Ca(OH)2 ; dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng (vì Ca(OH)2 là bazơ tan) 3-Nước tác dụng với P2O5. -Photpho cháy trong không khí tạo ra khói trắng ( P2O5). -P2O5 hoá hợp với H2O tạo ra axit photphoric. P2O5 + 3H2O 2H3PO4 - Quỳ tím hoá đỏ khi cho vào dd H3PO4. IV- Cuối giờ thực hành Các nhóm rửa dụng cụ; sắp xếp lại hoá cụ; hoá chất . GV: + Nhận xét , rút kinh nghiệm giờ thực hành. + Thu bản tường trình. - Đọc trước bài : Dung dịch Tr.135 -- 137 SGK. Tuần 31 Tiết 60 Chương 6 - Dung dịch Dung dịch Ngày: Mục tiêu. Học sinh hiểu được các khái niệm - Dung môi; chất tan; dung dịch , dung dịch chưa bão hoà; dung dịch bão hoà - Biện pháp thúc đẩy sự hoà tan của chất rắn trong nước nhanh hơn đó là sự: khuấy trộn; đun nóng; nghiền nhỏ . - Nâng cao kĩ năng pha chế dung dịch chưa bão hoà và dung dịch bão hoà. - Rèn tính cẩn thận; ý thức lao động tập thể trong nhóm học tập. B - Chuẩn bị. Cho 4 nhóm học sinh: - 4 cốc thuỷ tinh cỡ 100 ml - 4 công tơ hút - 4 đũa khuấy Bình nước cất - 4 thìa lấy hoá chất rắn GV: - Cối . chày sứ . đế đun., lưới; đèn cồn 4 cốc thuỷ tinh (100 ml ) ; bình nước Muối ăn ( dạng hạt to và hạt mịn ) Dầu thực vật; xăng C - Tiến trình tiết dạy. I. Tổ chức. II.Kiểm tra bài cũ. III.Bài mới. Hoạt động 1 Tìm hiểu khái niệm dung dịch, dung môi và chất tan Hoạt động của GV Hoạt động của hS Nội dung GV. Cho các nhóm kiểm tra lại dụng cụ; hoá chất GV Hướng dẫn các em làm thí nghiệm1(SGK. Tr.135) + Cho khoảng 10 ml H2O vào cốc thuỷ tinh + Cho 1 thìa đường vào và khuấy nhẹ . Quan sát GV. Cho các nhóm báo cáo ? Người ta thường gọi đường ăn là loại chất gì GV. Chất tan là đường ( chất rắn ) ? chất tan có luôn là chất rắn không. Vì sao Trong thí nghiệm trên ? Nước đóng vai trò gì GV.Nước hoà tan được đường ; muối ăn; cồn liệu có là dung môi cho tất cả các chất không đ thí nghiệm 2 GV. Tiếp tục hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2 SGK GV. Quan sát, giúp đỡ HS làm thí nghiệm 2 - Yêu cầu báo cáo kết quả Qua kết quả thí nghiệm cho biết. ? Chất nào bị tan ra trong xăng ? Tại sao dầu ăn không trộn đều với nước Qua đây Dung môi có nhất thiết chỉ là nước không GV. Yêu cầu học sinh chú ý vào kết luận SGK và kết quả thí nghiệm ? Muốn tạo ra dung dịch thì chất tan và dung môi có phân biệt được trong dung dịch không GV. Người ta gọi đó là tính đồng nhất ( Tại mọi vị trí trong dung dịch lượng chất tan là như nhau ) ? Chất tan là gì ? Dung môi là gì GV. Bổ sung nếu cần ? Dung dịch là gì Các nhóm kiểm tra khay dụng cụ - hoá chất - Các nhóm làm thí nghiệm 1 Quan sát hiện tượng xảy ra- ghi vào giấy nháp + Đường tan trong nước đ nước đường - 1 nhóm báo cáo - nhóm khác bổ sung + Đường ăn là chất tan hay là chất bị hoà tan trong nước HS. Thảo luận - Báo cáo: có cả chất lỏng: Rượu,khí O2, CO2 HS. Nước là dung môi của đường hay nước đã hoà tan đường HS. Làm việc theo nhóm + Lấy 2 cốc; 1 cốc cho 10ml H2O ; 1 cốc cho 10 ml xăng + Cho vào 2 cốc 1 thìa dầu ăn đ khuấy nhẹ và quan sát - 1 nhóm báo cáo kết quả - Nhóm khác đọc phần nhận xét. + Dầu ăn tan trong xăng + Dầu ăn không tan trong nước. HS. Ngoài nước còn chất khác HS.- Không phân biệt đâu là chất tan; đâu là dung môi HS. 2 -3 ý kiến HS. 1 - 2 ý kiến HS. + Là hỗn hợp ... + Tính đồng nhất.... I- Dung môi - chất tan và dung dịch. Thí nghiệm 1. Hoà đường vào nước tạo thành nước đường (dung dịch đường ) + Chất tan : đường + Dung môi : nước Thí nghiệm 2. - Cho dầu ăn vào xăng đ dung dịch dầu ăn - Cho dầu ăn vào nước đ không tạo ra dung dịch Kết luận 1. Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch VD. H2O; Cồn ; xăng... 2.Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi. muối đường; dầu ăn 3.Dung dịch. Là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan VD. Dung dịch muối ăn... Hoạt động 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung GV.Yêu cầu học sinh dùng cốc dd (TN0 1) Làm tiếp thí nghiệm 3 Cho thêm đường vào dung dịch đường ? Dung dịch đường có hoà tan thêm đường không GV. Những dung dịch có khả năng hoà tan thêm chất tan của nó gọi là dung dịch chưa bão hoà ? Thế nào là dung dịch chưa bão hoà GV. Nhận xét ghi bảng GV. Yêu cầu học sinh cho thêm đường và khuấy GV.Người ta gọi dung dịch ở trạng thái mà các em đang làm là dung dịch bão hoà ? Thế nào là dung dịch bão hoà GV. Nhận xét ghi bảng ? Làm thế nào chuyển từ dung dịch bão hoà về dung dịch chưa bão hoà GV: cho học sinh làm bài (3a. tr138 - SGK ) HS. Cho thêm đường vào dung dịch đường HS.Dung dịch đường vẫn hoà tan thêm đường HS: 2 -3 ý kiến HS. Cho thêm đường vào cho đến khi không tan nữa HS. 2 -3 ý kiến HS. Thảo luận. - Thêm dung môi vào để hoà tan hết chất tan II - Dung dịch chưa bão hoà. Dung dịch bão hoà 1`.Dung dịch chưa bão hoà Là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan ở nhiệt độ nhất định 2.Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất đó ở 1 nhiệt độ xác định. Hoạt động 3: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ? Muốn làm cho chất rắn hoà tan vào nước xảy ra nhanh; người ta thường dùng các biện pháp nào GV. Cho học sinh tự làm thí nghiệm khuấy nhẹ đường... GV. Làm thí nghiệm đối chứng cho biện pháp đun nóng ; nghiền chất rắn GV. Cho 1 học sinh đọc phần ghi nhớ HS. Thảo luận nhanh + Khuấy.... + Đun nóng.... + Nghiền nhỏ.... HS. Dùng 2 cốc + 1 cốc nước đường không khuấy + 1 cốc nước đường được khuấy HS. Quan sát nhận xét 1 học sinh đọc phần ghi nhớ III - Làm thế nào để quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn Khuấy dung dịch Đun nóng dung dịch Nghiền nhỏ chất rắn IV- Củng cố. Bài tập Yêu cầu cần đạt Làm bài 6T138 (SGK ) ? Làm bài 4 T138 (SGK) ? GV: Đánh giá - cho điểm HS: trả lời miệng Đáp án: D 2- HS1. Câu a mđường < 20g; m NaCl < 3,6g HS2.Trả lời câu b 25 gam đường hoà vào 10 g H2O đ - dung dịch bão hoà và 5gam đường không tan. - 3,5 gam muối ăn vào 10gam H2O - dung dịch chưa bão hoà. HS: Nhận xét - đánh giá V - Hướng dẫn học ở nhà. - Làm bài 3,4,5 Tr. 138 SGK. - Làm bài 40.1( SBT trang 49). - Đọc trước bài . Độ tan của một chất trong nước. Bài 3 tr.138 Dựa vào khái niệm dung dịch bão hoà và chưa bão hoà để làm bài Bài 40.1 Cân thêm một lượng nhỏ NaCl cho vào dung dịch NaCl Quan sát hiện tượng để xác định dung dịch bão hoà hay chưa bão hoà . Hết tuần 31:

File đính kèm:

  • dochoa tuan 30+31- sua.doc
Giáo án liên quan