Bài giảng Tuần 34: ôn tập cuối năm

I. Mục tiêu

- Hs nắm được các kiến thức đã học về oxi- không khí, hidro- nước.

- Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học, kĩ năng tính toán hoá học.

- Giáo dục học sinh ý thức tích cực, tự giác trong học tập

II. Phương tiện dạy học.

- Bảng phụ

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 34: ôn tập cuối năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34: Ôn tập cuối năm Ngày soạn:1/5/2007 Tiết 68: Ngày dạy :8/5/2007 I. Mục tiêu - Hs nắm được các kiến thức đã học về oxi- không khí, hidro- nước. - Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học, kĩ năng tính toán hoá học. - Giáo dục học sinh ý thức tích cực, tự giác trong học tập II. Phương tiện dạy học. - Bảng phụ III. Các bước lên lớp 1. ổn định lớp (1’) 8C ……………… 8D ……………….. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Giáo viên đưa ra bảng phụ một số nội dung kiến thức cần nhớ, hướng dẫn Hs nắm kiến thức. Yêu cầu Hs viết các phương trình hoá học. Hs rthực hiện viết các phương trình hoá học. Hs khác nhận xét bổ sung. Yêu cầu hs nêu tên các loại phương trình hoá học Giáo viên đưa ra một số bài tập thuộc các dạng khác nhau để Hs nắm được các dạng và cách giải. Yêu cầu Hs thảo luận đưa ra đáp án đúng. Hs trả lời Hs khác bổ sung. Giáo viên chốt kiến thức. Yêu cầu hs viết các phản ứng the sơ đồ sau. Hs viết phản ứng, Hs khác nhận xét bổ sung. Giáo viên nhận xét , chốt kiến thức. I. Kiến thức cần nhớ. 1. Oxi- Không khí Hoàn thiện các phương trình hoá học sau: O2 + ….. --- > H2O. S + … --- > SO2. P + O2 --- > ….. Al + O2 --- > …. 2 Hidro- nước H2 + CuO --- > … + … Zn + HCl --- > ZnCl2 + … 3. Kể tên các loại phương trình phản ứng - Phản ứng hoá hợp, - Phản ứng phân huỷ. - Phản ứng oxi hoá khử. - Phản ứng thế. II. Bài tập. Bài 1: Chọn các phương án đúng. Nhóm các công thức của oxít là: MgO; H2O; Na2O; SO3 Na2O; MgO; H2S; CO2 K2O; HCl; NaOH; P2O5 Khí hiđrô là chất khí: Sạch nhất trong các chất khí. Nhẹ nhất trong các chất khí. Thơm nhất trong các chất khí. Cho quỳ tím vào dung dịch axit có hiện tượng: Quỳ bị mất màu. Quỳ tím chuyển sang màu xanh. Quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Dung dịch là: Tổ hợp của dung môi và chất tan. Hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. Hợp chất của dung môi và chất tan. Hoà tan 10g muối ăn vào 40 g nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là: A. 25% C. 2,5% B. 20% D. 2% 6 .Hoà tan 8 g NaOH vào nước để có được 50 ml dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch thu được là: A. 1,6 M C. 0,4 M B. 4 M D. 6,25 M Bài 2: Hoàn thành các PTHH theo các sơ đồ sau. 1. S + O2 ...................... 2. Fe +............Fe3O4 3. H2 + O2 .............. 4. H2 + CuO ..............+ Cu 5. Zn + ............. ZnCl2 + H2 6. KMnO4 K2MnO4 + MnO2 +... a. Phản ứng hoá hợp là các PƯ… b. Phản ứng phân huỷ là các PƯ… c. Phản ứng oxi hoá - khử là các PƯ.. d. Phản ứng thế là các phản ứng... 4. Củng cố bài(4’) - Nhắc lại các nội dung kiến thức đã ôn tập. - Nhắc học sinh ôn tập các câu hỏi lí thuyết theo các dạng đã học. 5. Hướng dẫn về nhà.(3’) - Hướng dẫn Hs chuẩn bị các nội dung đã học - Nhắc hs xem trước các nội dung bài tập . Nhắc Hs tích cực ôn tập để chuẩn bị thi học kì. Tuần 35: Ôn tập cuối năm (tiếp) Ngày soạn:3/5/2007 Tiết 69: Ngày dạy :10/5/2007 I. Mục tiêu - Hs nắm được các kiến thức đã học về oxi- không khí, hidro- nước, dung dịch. - Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học, kĩ năng tính toán hoá học. - Giáo dục học sinh ý thức tích cực, tự giác trong học tập II. Phương tiện dạy học. - Bảng phụ III. Các bước lên lớp 1. ổn định lớp (1’) 8C ……………… 8D ……………….. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài ôn tập. Giáo viên đưa ra một số bài tập , yêu cầu Hs thực hiện giải, Giáo viên nhận xét, điều chỉnh để đi đến kiến thức đúng. Bài 1:Hoà tan hoàn toàn 6,5 g Zn trong dung dịch axít HCl. Sau phản ứng thu được 200g dung dịch ZnCl2 và khí H2 Viết PTHH xảy ra. Tính thể tích khí H2 thu được (ở đktc) Tính nồng độ % của muối ZnCl2 trong dung dịch Cho thêm nước vào dung dịch để được 250ml dung dịch, tính CM. Chop ; Zn = 65, Cl = 35,5 ; H = 1. Bài 2: Cho 6,5 g kẽm tác dụng với 100 g dung dịch HCl 14,6% a, Viết phương trình hoá học xảy ra. b, Tính thể tích khí thoát ra (ở đktc) c, Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc. (Cho Zn = 65 ; H = 1 ; Cl = 35,5 ; K = 39 ; O = 16 ; Na = 23) Bài 3 800 ml một dung dịch có chứa 8 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch này. Phải thêm boa nhiêu ml nước vào dung dịch này để được dung dịch NaOH 0,1 M. Bài 4nồng độ % của dung dịch trong các trường hợp sau: Pha thêm 20 gam nước vào 80 gam dung dịc muối ăn có nồng độ 15%. Trộn 200 gam dung dịch muối ăn có nồng độ 20 % với 300 gam một dung dịch muối này nồng độ 5%. Trộn 100 gam dung dịch H2SO4 10% với 150 gam dung dịch H2SO4 25%. 4. Củng cố bài(4’) - Nhắc lại các nội dung kiến thức đã ôn tập. - Nhắc học sinh ôn tập các câu hỏi lí thuyết theo các dạng đã học. - Chốt lại các bước giải bài toán hoá học. 5. Hướng dẫn về nhà.(3’) - Hướng dẫn Hs chuẩn bị các nội dung đã học - Nhắc hs xem trước các nội dung bài tập . Nhắc Hs tích cực ôn tập để chuẩn bị thi học kì.

File đính kèm:

  • docHoa8 - 68.doc
Giáo án liên quan