Bài giảng Tuần 4 Bài 6: Đơn chất và hợp chất - Phân tử (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

 1.Kiến thức: HS cần

 - Hiểu được khái niệm đơn chất và hợp chất

 - Phân biệt được kim loại và phi kim

 - Biết được trong một mẫu chất ( cả đơn chất và hợp chất ) nguyên tử không tách rời nhau mà có thể liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền kề nhau.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 4 Bài 6: Đơn chất và hợp chất - Phân tử (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :4 Tiết :8 Ngày soạn:2/9/2009 Ngày dạy : 4/ 9/2009 Bài:6 I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: HS cần - Hiểu được khái niệm đơn chất và hợp chất - Phân biệt được kim loại và phi kim - Biết được trong một mẫu chất ( cả đơn chất và hợp chất ) nguyên tử không tách rời nhau mà có thể liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền kề nhau. 2. Kĩ Năng: - Rèn kĩ năng phân biệt được các loại chất. - Rèn luyện về cách viết cách kí hiệu của các nguyên tố hoá học. 3. Thái độ: kiên trì trong học tập và yêu thích bộ môn II CHUẨN BỊ: Đồ dùng dạy học : Giáo viên: Tranh vẽ hình 1.9; 1.10;1.11; 1.12; 1.13 Bảng phụ Học sinh: nghiên cứu bài trước ở nhà, ôn tập lại khái niệm đơn chất và hợp chất Phương pháp : trực quan , phân tích , nhóm, vấn đáp III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG. * ổn định lớp :8A : 8 B : 8C : 8D : Kiểm Tra 15 phút Bài giảng: Vào bài: Làm sao mà học hết được hàng chục triệu chất khác nhau? Không phải băng khoan về điều đó, các nhà hoá học đã tìm cách phân chia các chất thành từng loại, rất thuận tiện cho việc nghiên cứu. Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu cách phân loại chất. GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG GV: Hướng dẫn HS kẻ đôi tờ giấy ghi bằng bút chì để tiện so sánh. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm đơn chất và hợp chất. GV: Phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập GV: chốt lại kết quả ? Thế nào là đơn chất ? cho ví dụ ? ? Thế nào là hợp chất ? cho ví dụ ? GV: Treo bảng phụ có ghi bài tập sau “ Trong số các chất dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất , là hợp chất ? Khí amoniác tạo nên từ H và N Phốtpho đỏ tạo nên từ P Canxicacbonát được tạo nên từ Ca, C và O Axít clohiđríc tạo nên từ H và Cl. Glucôzơ tạo nên từ C,H và O Kim loại magiê tạo nên từ Mg. GV: Thu một số vở bài làm của HS chấm điểm. GV: kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phân loại. GV: Phát phiếu số 2 và yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu và đại diện nhóm trả lời GV: Bổ sung và kết luận ? Dựa vào tính chất gì của chất để phân loại đơn chất ? ? Dựa vào tính chất vật lí có phân loại đơn chất thành mấy loại ? Kể tên ? cho ví dụ ? ? Đơn chất kim loại khác với đơn chất phi kim ở điểm nào ? GV: Treo bảng 1 trang 42 sgk: Giới thiệu 1 số kim loại và một số phi kim thường gặp. Chú ý màu trong bảng để phân biệt kim loại và phi kim. GV: Thông báo về sự phân loại của hợp chất: Hợp chất vô cơ Hợp chất hữu cơ Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo. GV: Treo Hinh 1. 10 ? Em có nhận xét gì về sự sắp xếp các nguyên tử trong đơn chất kim loại đồng ? GV: Treo hình 1.11 ? Em có nhận xét như thế nào về sự sắp xếp các nguyên tử trong đơn chất khí hiđrô và oxi ? GV: Treo hình 1.12 và 1.13 ? Em có nhận xét như thế nào về sự sắp xếp các nguyên tử trong hợp chất ? GV: Kết luận -HS chi đôi phần tờ giấy HS ghi mục 1 - HS thảo luận phiếu học tập và đại diện nhóm trả lời. -HS trả lời và cho ví dụ cho từng trường hợp. -HS làm bài tập vào vớ nháp theo cá nhân HS sửa lại và ghi vào vở bài tập. HS ghi mục 2. HS thảo luận phiếu số 2. HS trả lời và cho ví dụ. KL có ánh kim, dẫn diện, dẫn nhiệt…còn phi kim thì không có HS quan sát và nghe GV giới thiệu. HS nghe và ghi vào vở. HS ghi mục III. HS quan sát và trả lời. HS quan sát hình, trả lời. HS quan sát và trả lời. I. Đơn chất - Hợp chất. 1. Định nghĩa. a. Đơn chất: là những chất được cấu tạo từ một nguyên tố hoá học. Ví dụ: khí hiđrô ( H), khí oxi(O), sắt (Fe), đồng (Cu) b. Hợp chất: là những chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hoá học. Ví dụ: nước ( H và O) ; amoniác ( N, H) ; muối ăn (Na, Cl, axít sunfuírc( H,S,O) 2. Phân loại: a. Đơn chất: có 2 loại - Kim loại: Sắt, đồng, nhôm, kẽm, bạc … - phi kim: oxi, lưu huỳnh, nitơ, phốt pho… b. Hợp chất: có 2 loại - Hợp chất vô cơ: axít clohiđríc , axít sunfutíc, muối ăn, bazơ … - Hợp chất hữu cơ: khí mêtan, axêtilen, đường ăn, dầu mỏ, khí đốt … 3. Đặc điểm cấu tạo: a. Đơn chất: - Kim loại: Các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định. - Phi kim: các nguyên tử thường liên kết theo một số nhất định là 2. b. Hợp chất:nguyên tử của các nguyên tố liên kết theo một tỉ lệ nhất định. IV: CỦNG CỐ –DẶN DÒ: Củng cố: Hoàn thành sơ đồ sau CHẤT - Kiểm tra –đánh giá : STT Tên chất Thành phần nguyên tố tạo chất. Phân loại. Nhóm 1 nguyên tố Nhóm nhìêu nguyên tố 1 2 3 4 5 Khí hiđrô Nước Khí oxi Đồng Muối ăn H H,O O Cu Na,Cl X X X X X Dặn dò: Học bài giảng và làm bài tập 1,2,3 sgk trang 26 và bài tập phần SBT Nghiên cứu trước phần còn lại. Ôn lại khái niệm nguyên tử khối và nhớ NTK của các nguyên tố hoá học trong bảng 1 trang 42 sgk. Đề kiểm tra 15 phút : I : Trắc nghiệm : (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái a,b,c,d … trong các phương án mà em cho là đúng nhất : Câu 1 / Nguyên tử là : Hạt vô cùng nhỏ Hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện Hạt trung hòa về điện Hạt lớn và trung hòa về điện Câu 2 / 1 kí hiệu hóa học biễu diễn …….. nguyên tố hóa học : a. 1 b.2 c.3 d.4 Câu 3 / Số lượng nguyên tố hóa học : a. 100 b.101 c.110 d.111 Câu 4 : Nguyên tử oxi năng hay nhẹ hơn nguyên tử hidro ?Biết nguyên tử khối của oxi là 8 , của hidro là 1 a. Nặng hơn b. Nhẹ hơn c. Bằng nhau d. Cả 3 câu trên đều đúng . II/ (1đ) Hãy điền những từ hay cụm từ thích hợp vào chổ trống trong các câu sau đây: -Nguyên tử gồm …hạt nhân……………………..mang điện tích dương và vỏ mang điện tích âm . Hạt nhân tạo bởi ………proton……………………… và ……notron……………………….. .Vỏ tạo bởi một hay nhiều ……eletron………………………… III / Tự luận : Câu 1 : Xác định số proton , số electron , số lớp , số echtron lớp ngoài cùng của nguyên tử sau : Số proton :………………13…………… Số electron :…………………13…………. Số lớp : ………3……………………….. Số electron lớp ngoài cùng : ……3………………………. Câu 2: Viết kí hiệu hóa học của các nguyên tố hóa học sau : Oxy : ………O……… b. Hidro : ……H………….. c. Nitơ : ………N…………. d. Natri : ………Na……………. e. Cacbon : ……C……………… f . Lưu huỳnh : ……S…………….. g. Liti : ………Li…………………… h. Phot pho : …………P……………. Câu 3: Viết 10 câu đầu của bài ca hóa trị : Đáp án : Đáp án là phần in nghiêng Kết quả Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 8A 8B 8C 8D V: NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • doctiet 8.doc
Giáo án liên quan